Tàu sân bay USS John C. Stennis của Hải quân Mỹ. |
Để ứng phó với tình hình tàu sân bay khó có thể tiến
hành tác chiến ở cự ly gần trong tương lai, Lầu Năm Góc có kế hoạch thông qua
đồng thời triển khai các trang bị không người lái ở trên không, trên biển và
dưới mặt biển, tăng cường hoàn thiện sức chiến đấu.
Tờ JoongAng Ilbo Hàn Quốc gần đây có báo cáo cho biết
đối với chiến lược với ý đồ biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, Mỹ có
kế hoạch huy động "quân đoàn không người lái" để tiến hành phá vỡ.
Trong kế hoạch này không chỉ gồm có máy bay không
người lái bay lượn trên không, mà sẽ còn phát triển các vũ khí như xuồng không
người lái và tàu ngầm không người lái để chọc thủng hệ thống phòng thủ của
Trung Quốc, đã đưa ra ý tưởng "đàn ong người máy" không người lái
được đồng thời triển khai ở trên không, trên biển và dưới mặt biển.
Đặc biệt, Mỹ còn có kế hoạch triển khai máy bay không
người lái thông minh nhân tạo (AI), dự tính Biển Đông trong tương lai có thể sẽ
trở thành chiến trường đối đầu giữa những người máy, chứ không phải con người.
Theo JoongAng Ilbo, tháng 4/2016, trên tàu sân bay USS
John C. Stennis ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã công
khai chiến lược tàu ngầm không người lái.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giới thiệu cho biết: "Tàu
ngầm không người lái có nhiều loại kích cỡ và tải trọng, có thể tự hoạt động ở
khu vực biển nông mà tàu ngầm có người lái không thể tiếp cận".
The Financial Times Anh cho rằng: "Tàu ngầm không
người lái không chỉ có thể dùng để trinh sát, mà còn có thể dễ dàng xâm nhập
cảng biển của địch, thậm chí có thể chở theo các loại vũ khí như tên lửa".
Mỹ có ý đồ sử dụng tàu ngầm không người lái để chọc
thủng mạng lưới theo dõi, tiếp cận các cơ sở như căn cứ quân sự của đối phương
tiến hành do thám, đồng thời đảm nhiệm tấn công địch trong chiến tranh, trở
thành "sát thủ" vô hình đối với quân địch.
Đặc biệt là, Lầu Năm Góc còn đang xem xét điều tàu
ngầm không người lái làm "tàu sân bay", trên đó chở theo tàu ngầm
không người lái cỡ nhỏ hơn. Khi xảy ra chiến tranh, tàu ngầm không người lái cỡ
nhỏ sẽ trở thành "thủy lôi", có trách nhiệm ngăn chặn tàu địch ra vào
bến cảng.
Loại vũ khí này một khi được phát triển, công dụng của
nó sẽ không thể hạn chế. Tháng 1/2016, Hải quân Mỹ cho biết: "Chúng tôi có
kế hoạch trước năm 2020 tiến hành triển khai tàu ngầm không người lái lượng
giãn nước lớn (LDUUV)". LDUUV là một trong những chương trình phát triển
tàu ngầm không người lái.
Ngoài ra, còn có máy bay không người lái phóng ra từ
tàu ngầm. Hải quân Mỹ đã đề nghị ngân sách với Bộ Quốc phòng mua 150 máy bay
không người lái Blackwing, loại máy bay này sau khi được phóng ra từ tàu ngầm
hoặc tàu ngầm không người lái, sẽ tung mình lên trên mặt biển và bay lên bầu
trời.
Blackwing là một loại máy bay không người lái cỡ nhỏ
dài 50 cm, nặng 1,8 kg, có thể mang theo máy quay điện tử và bộ cảm biến hồng
ngoại, tiến hành hoạt động trinh sát.
Công ty Aero Vironment chế tạo ra máy bay này cho
biết, nếu mang theo đầu đạn cỡ nhỏ, Blackwing còn có thể được dùng cho mục đích
tấn công. Báo chí quốc phòng phổ biến dự đoán, Mỹ sẽ triển khai Blackwing ở các
khu vực như Biển Đông trong năm nay.
Cơ quan phụ trách nghiên cứu các dự án tương lai
(DARPA) Mỹ đã đầu tư 20 triệu USD nghiên cứu phát triển xuồng không người lái,
hiện nay đang liên tục tiến hành chạy thử.
Xuồng săn ngầm không người lái này được gọi là thợ săn
trên biển, có chức năng thông minh nhân tạo, chỉ cần đưa vào khu vực tác chiến
sẽ có thể tự động triển khai hành động, không cần tiến hành điều khiển tầm xa
đối với nó.
Mỹ có kế hoạch triển khai xuồng săn ngầm không người ở
khu vực Tây Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Trong tương lai sẽ còn bố trí các
vũ khí như ngư lôi và tên lửa để chúng có chức năng tấn công.
Xuồng không người lái và tàu ngầm không người lái một
khi triển khai ở Biển Đông, sẽ cùng với các máy bay không người lái trên không
như Global Hawk tiến hành do thám, những lực lượng này sẽ được đồng thời triển
khai tác chiến.
Mỹ sở dĩ coi trang bị không người lái là khâu đột phá
là do Trung Quốc đang thông qua chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực
(A2/AD) để phong tỏa Biển Đông.
Nói một cách đơn giản, chiến lược A2/AD chính là chiến
lược bố trí lá chắn quân sự ở Biển Đông, làm cho tàu chiến và máy bay Mỹ không
thể tiếp cận.
Báo cáo "Cảnh giới đỏ" của Trung tâm An ninh
Mỹ mới (CNAS) tháng 2/2016 cảnh báo, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu
tạo ra mối đe dọa đối với cụm tấn công tàu sân bay Mỹ.
Vì vậy, để ứng phó với tình hình tàu sân bay khó có
thể tiến hành tác chiến ở cự ly gần trong tương lai, Lầu Năm Góc có kế hoạch
thông qua đồng thời triển khai các trang bị không người lái ở trên không, trên
biển và dưới mặt biển, tăng cường hoàn thiện sức chiến đấu.
Lê Việt Dũng/(VietTimes)
-----------
Mỹ hòa hoãn với Nga, tập chung đối phó với Trung Cộng!
Trả lờiXóaVậy là trung quốc chờ án tử rồi còn gì,sdung toàn là công nghệ cao hơn trung quốc.
Trả lờiXóaLúc nào Mỹ đập chết đảng CSTQ ,CSVN Thì ngày đó nhân dân Trung Quốc ,nhân dân Việt Nam mới có HẠNH PHÚC được .Mong lắm thay
Trả lờiXóaTừ những hành động ngang ngược của Trung Cộng, cùng với sự nửa vời nhằm duy trì chủ thuyết chính trị quái gở Mác-Lê-Mao kết hợp trò đu dây của Việt Nam trong quan hệ Quốc tế thì hành động tích cực của Hoa Kỳ trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông sẽ đảm bảo an ninh và tự do hàng hải cho các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Quốc tế !
Trả lờiXóaMay thật. Ngày trước giá mà diệt được Mỹ chết thật thì bay giờ ai bảo vệ ta đây?
Trả lờiXóaNgày trước chỉ đánh cho Mỹ cút thôi.Cút rồi quay trở lại có mấy hồi.Tốn bao nhiêu xương máu!
Xóa