Cá chết trắng một góc hồ Tây sáng 2-10. Ảnh: Báo NLĐ |
* TS Nguyễn Đức Thắng
Hồ Tây là hồ rộng lớn nhất ở Hà Nội, có
tác dụng điều hòa khí hậu cho cả một vùng phía Tây của Thủ đô.
Khi thấy cá chết
cấp tính hàng loạt, rất nhiều, chỉ sau một đêm, để truy tìm nguyên nhân thì cần
ưu tiên hàng đầu cho nguyên nhân cá chết vì thiếu oxy hòa tan trong nước (DO,
disolved oxygen). Đó là hướng đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất mà
thế giới thường làm. Nếu yếu tố này bị loại trừ, tiếp đến mới xem xét đến cá
chết cấp tính vì độc tố (chết hàng loạt) hay là chết vì dịch bệnh (rải rác, kéo
dài). Vì những qui luật, nguyên lý và định nghĩa cơ bản dưới đây:
1). Oxy hòa tan trong nước (DO) là
yếu tố sinh thái, giới hạn sự sống và phát triển (ecological limiting factor), của
tất cả các loài tôm cá, là “khắc tinh” đối với chúng, nhất là về ban đêm. Trong
không khí, oxy có dư thừa cho mọi loài sinh vật trên cạn, khoảng 21% (tức
210.000 ppm). Nhưng oxy khí quyển hòa tan trong nước lại vô cùng ít, vô cùng
nhỏ.
Vào ban ngày thường nồng độ oxy
trong nước khoảng 0,0003% – 0,0007% từ nước tầng đáy lên bề mặt (tương đương
với 3 – 7mg/L). Để đạt được nồng độ này còn do có sự trợ giúp của các loài thực
vật thủy sinh sống trong nước (ví dụ các loài tảo, cây cỏ thủy sinh khác) ban
ngày quang hợp đã nhả thêm oxy nhiều hơn lượng oxy mà chính thực vật cần tiêu thụ
cho quá trình hô hấp của chúng. Ngược lại vào ban đêm, thực vật chỉ có tiêu thụ
oxy cho hô hấp. Nồng độ oxy hòa tan do vậy luôn thấp hơn rất nhiều so với ban
ngày (chu kỳ ngày đêm – diurnal cycle của DO).
Từ tối cho đến sáng, tất tật các loài
động vật và thực vật, vi sinh, vi khuẩn đều hô hấp và cạnh tranh “khốc
liệt” với nhau về oxy vốn đã cực kỳ khan hiếm trong nước để sinh tồn.
DO về mùa hè lại thấp hơn mùa đông, do nước ấm hơn nên oxy tan trong nước cũng
có xu hướng thoát hơi, giải phóng ngược lại vào không khí. Ở những vùng nước
sâu còn có hiện tượng phân tầng cột nước (stratification), có các tính chất lý,
hóa khác nhau. Nhiệt độ và DO ở tầng mặt là cao nhất và nồng độ các chất ô
nhiễm khác (pollutants) là thấp nhất; tiếp đến tầng giữa có các giá trị là
trung bình. Ở tầng đáy thì nhiệt độ và DO thấp nhất, nhưng nồng độ các muối,
kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác là cao nhất. Do vậy, sự thiếu hụt
oxy luôn là yếu tô đe dọa sống còn đối với tôm cá hơn là các độc tố khác như
phenol, xianua hay amoni. Oxy nước Hồ Tây chắc chắn đã cạn kiệt xuống dưới mức
2mg/L, thậm chí cả ở tầng nước mặt và cá đã chết hàng loạt chỉ sau một đêm.
2). Đối với các vùng nước rộng lớn,
ngoài biển mênh mông thì không nên nói đến nồng độ các độc tố làm chết tôm cá.
Nếu đặt vấn đề do các độc tố phenol, xianua hay amoni làm tôm cá
chết, bắt buộc ta phải xác định, chứng minh được nồng độ của độc tố đó trong
nước phải lớn hơn hoặc bằng giá trị LC50 (Lethal Concentration). LC50 là khái
niệm trụ cột của độc tố học trong sự cố môi trường, là nồng độ của độc tố trong
nước mà 50% quần thể cá tiếp xúc sau một thời gian nhất định, sẽ chết. Ví dụ
trung bình 48h-LC50 của amoni (NH4+) là 200mg/L, của xianua
là 100mg/L và phenol là 50mg/L.
Chỉ khi phân tích thấy nồng độ của amoni
trong Hồ Tây cao hơn hoặc bằng 200mg/L mới có thể kết luận là cá chết vì độc tố
amoni. Đây là một qui định, định nghĩa khoa học, không thể làm khác được. Vì
nồng độ là một đại lượng bằng khối lượng chia cho thể tích. Thể tích càng lớn
thì nồng độ càng nhỏ. Đối với vùng nước rộng lớn, biển mênh mông thì nồng độ
của cả tấn các độc tố đổ vào sẽ là vô cùng nhỏ, hàng ngàn, hàng vạn lần dưới
giá trị LC50. Do vậy, không nên đặt vấn đề nguyên nhân cá chết là do độc tố.
Cụ thể, từ tháng 12/2015 đến đầu tháng
4/2016 Formosa Hà Tĩnh đã đi vào sản xuất than cốc và đã liên tục 4 tháng liền,
hàng ngày xả nước thải có chứa cả tấn các hợp chất phenol, xianua, amoni v.v..
nhưng không một con cá nào chết (xem bài viết “cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết”).
Hàng trăm mẫu nước lấy phân tích ở cả 4 tỉnh miền Trung đều cho các nồng độ của
các độc tố này là vô cùng nhỏ, dưới 0,005mg/L đối với phenol và xianua; và
khoảng 0,2mg/L đối với amoni. Các nồng độ này nhỏ hơn LC50 là 10.000 lần đối
với phenol, 20.000 lần đối với xianua và 1.000 lần đối với amoni.
3). Không một QCVN nào và của thế giới,
ban hành mới mục đích là căn cứ để xác định nguyên nhân cá chết. Tất cả các mức
nồng độ ban hành trong các qui chuẩn này đều có giá trị nhỏ hàng ngàn, hàng vạn
lần dưới giá trị LC50. Do vậy, không được sử dụng các QCVN để thay thế LC50.
QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt, nồng độ đối với amoni NH4+ là 0,1mg/L,
(có thể áp dụng đối với nước Hồ Tây). Nếu lấy mẫu nước Hồ Tây đem phân tích cho
nồng độ amoni, ví dụ 2mg/L, 20 lần cao hơn QCVN, nhưng 100 lần nhỏ hơn LC50, do
vậy vẫn không được phép kết luận cá chết vì amoni. Thêm vào đó NH4+ hầu
như không độc đối với cá, với nồng độ ấy cá vẫn sống khỏe, vẫn ăn và tích tụ
nhiều độc tố khác nữa, cả kim loại nặng nữa vào cơ thể chúng theo qui luật của
tự nhiên là tích tụ sinh học và khuyếch đại các chất ô nhiễm trong chuỗi
thức ăn (biological accumulation and magnification of pollutants in food
chain). Việc kết luận cá chết ở miền Trung do các độc tố không những sai về
khoa học, đối kháng với thực tiễn mà còn tạo nên bầu không khí căng thẳng, làm
cho cả nước cũng hiểu sai theo.
4). Cá ở 4 tỉnh miền Trung đã chết vì
nước tầng đáy biển bị cạn kiệt oxy do sự cố Formosa Hà Tĩnh đã xả 2500m3
nước thải của khâu xúc, rửa, tẩy gỉ các hệ thống đường ống kim loại, có chứa
khoảng 5 tấn kation sắt hai (Fe(II) hay Fe2+) “tham ăn” oxy làm cạn
kiệt oxy vốn đã rất khan hiếm ở tầng đáy về ban đêm. Kết quả là đã tạo ra 9,6
tấn hydroxit sắt Fe(OH)3 không độc, mầu vàng nâu, còn tươi mới
lắng đọng dưới đáy biển, thành màng rất mỏng, rải đều từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên
– Huế.
5). Vậy oxy trong nước Hồ Tây bị cạn
kiệt vì đâu? Nguyên nhân và cơ chế nào làm cho oxy cạn kiệt?
Xung quanh Hồ Tây có 24 cửa xả thải đã
thu gom nước thải của toàn bộ khu dân cư sinh sống, nhà hàng, khách sạn kinh
doanh ven hồ, không xử lý mà đổ thẳng vào Hồ Tây. Nước thải này có tên gọi là
nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) có Đặc trưng cơ bản là chứa rất
cao các hợp chât hữu cơ Nitơ (N) và Phôtpho (P), là những dinh dưỡng cơ bản cho
loài thực vật tảo trong nước. Khoảng 10 ngày trước ngày cá chết hàng loạt, Hà
Nội có đến cả tuần nắng suốt ngày, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, bầu trời trong
xanh rất đẹp, không mưa. Yếu tố dinh dưỡng và ánh sáng là
hai yếu tố lý tưởng để các loài thực vật tảo trong hồ bùng nổ, phát
triển (algal bloom) và lan rộng. Rất tiếc là ở Hồ Tây không có loại tảo đỏ nên
chúng ta không nhìn thấy nước màu đỏ (thủy triều đỏ red tide). Qua giai đoạn
cực đại của bùng nổ phát triển là giai đoạn chết (thoái trào), chúng tạo nên
lượng sinh khối khổng lồ (biomass, cũng là các hợp chất hữu cơ). Lượng sinh
khối khổng lồ các chất hưu cơ này (xác chết của tảo) lại là nguồn dinh dưỡng “ngon”
lý tưởng đối với các quần thể vi sinh hiếu khí (aerobic
microorganisms/bacteria) trong hồ, lao vào ăn, phân hủy. Trong đêm tối, oxy hòa
tan dù còn rất ít, các vi khuẩn hiếu khí này sử dụng hết sạch, làm cạn kiệt hết
oxy, thậm chí đối với cả chiều cao cột nước và cá đã chết.
Tại sao các hồ khác ở Hà Nội lại không xuất hiện cá chết vào dịp
này?
Các hồ còn lại ở Hà Nội (như Trúc Bạch,
Bẩy Mẫu – công viên Thống Nhất, Thiền Quang v.v…) không xẩy ra cá chết do xung
quanh ít có nhà hàng khách sạn, và nước thải chủ yếu được thu gom và chuyển vào
cống thải chung của thành phố, lượng xả thải trực tiếp vào hồ là ít. Ngoài ra,
độ đục (turbidity) của các hồ khác là cao hơn Hồ Tây nên đã phần nào ngăn cản
ánh sáng mặt trời xuyên sâu xuống nước, do vậy các loài tảo thiếu ánh sáng, ít
quang hợp (photosynthesis) không phát triển bùng nổ được ở như Hồ Tây.
Hiện tượng cá chết ở Hồ Tây sẽ được lặp
lại trong tương lai nếu như việc xả thải như vậy tiếp tục gia tăng, gặp thời
tiết thuận lợi cho thực vật tảo phát triển bùng nổ. Để ngăn ngừa, không cho
hiện tượng cá chết lặp lại, cách tốt nhất là Hà Nội nên đầu tư kinh phí xây
dựng hệ thống cống thu gom dẫn về 1 trạm xử lý nước thải của toàn bộ khu này
trước khi xả thải vào Hồ Tây. Không nên thu gom nước thải này rồi không xử lý
và đổ thẳng vào sông Hồng liền kề. Vi theo tư duy cùa các nước phát triển, nước
thải cần được xử lý tại nguồn thải, không nên đẩy ô nhiễm đến nơi khác, cho
người khác, hệ sinh thái khác gánh chịu.
T.s NĐT
------------
TS Nguyễn Đức Thắng phân tích nguyên nhân cá chết ở cả 2 nơi (Hà Tĩnh và Hồ Tây - cùng HT cả) rất thuyết phục; nhưng riêng ở Hồ Tây thì mình còn théc méc: Hồ Tây đã bị ô nhiễm như rứa cả mấy chục năm rùi, sao chỉ tới năm nay bọn cá mới ...chán đời đồng loạt chết một cách dị thường? Nếu được TS giải thích cho tỏ tường thì chã cần lăn tăn gì; còn không thì tốt nhất cứ cho là lũ Formosa nó ...nắn gân Thủ Đô ta xem thử phản ứng ra răng!
Trả lờiXóaCá chết do nó chán sống, đơn giản thế thôi
Trả lờiXóaCũng là khoe mẽ chuyên môn thôi. Có giỏi thì điều tra khảo sát hiện trường đi rồi phán. Còn nhớ thằng cha giáo sư Mai Trọng Nhuận (Đại học Quốc gia Hà Nội)làm đề tài cấp nhà nước về điều tra ô nhiễm biển miền trung, khi được hỏi bao giờ biển miền trung hết ô nhiễm, hắn nói: chưa biết! Chấm hết!
Trả lờiXóaBài viết của ông Tiến sĩ nghe quá chí lý , thật là 1 bài tham luận rất hay trong buổi hội thảo khoa hoc của Việt Nam về nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây ̣
Trả lờiXóaNhưng với những người không có trình độ , dốt nát ít học như tui và tầng lớp nông dân thì , chỉ với lý luận sơ đẳng thì thấy giãi thích trên là không ổn .
Nếu là ô nhiểm do cống thải thì phải ô nhiểm từ từ , nồng độ ngày càng cao , do đó cá phải chết dài dài , cá nhỏ yếu chết trước , cá lớn mạnh chết sau . Đàng này cá chết đồng loạt , mà chắc chắn cá Hồ Tây chết sạch , không còn 1 con nào cã . Đó là hiện tượng bị đầu độc .
Trong bối cảnh người Tàu đang có mặt khắp VN không kiểm soát được , khắp VN cá bị chết khắp mọi nơi , biển cũng bị đầu độc , hiện tượng bất thường phải được lý giãi kiểu bất thường thì mới may ra hiểu được . TQ phá nát kinh tế , môi trường , đạo đức , văn hoá , hệ thống chính quyền , sức mạnh đoàn kết dân tộc làm suy yếu cã đất nước để mà nuốt trọn .
Khoa học kỹ thuật TQ ngày càng cao , mà họ luôn lấy VN để mà thử nghiệm đầu tiên , Ví như có ông bạn láng giềng nào lén quăng cở nữa gói thuốc lá có chứa bột Cafentanil thì hậu quả xãy ra đúng như hiện tượng cá chết ở hồ Tây :
Chấn động: TQ tuồn ra thế giới chất độc giết người không dấu vết
Một hóa chất có độc tính gấp 10.000 lần morphine đang được bí mật tuồn đi khắp thế giới, gây lo ngại cho các nhà chức trách phương Tây trước thái độ bàng quan của Trung Quốc.
Theo điều tra mới từ AP, có 12 công ty hóa chất Trung Quốc đang sản xuất và xuất khẩu một hóa chất có độc tính rất cao, đã khiến nhiều người sử dụng thuốc tử vong và có khả năng được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh hóa học.
Chất độc này là một dạng ma túy tổng hợp có tên carfentanil, do các công ty Trung Quốc sản xuất và vận chuyển đi Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Úc với giá chỉ 2.750 USD một kilogram.
http://soha.vn/chan-dong-tq-tuon-ra-the-gioi-chat-doc-giet-nguoi-khong-dau-vet-20161007151153864.htm
Đọc bài lý giãi khoa học về nạn ô nhiểm gây ra cái chết đồng loạt của cá hồ Tây này mà thấy kinh hải .
Trả lờiXóaÀ , thì ra ra nạn ô nhiểm không phải làm sinh vật chết lai rai , con số ngày càng tăng , mà có thể chết đồng loạt trong cùng 1 ngày .
Như vậy với môi trường ô nhiểm không khí , thức ăn ở VN , không chừng có 1 ngày dân VN lăn đùng ra chết hàng loạt vài chục ngàn , vài trăm ngàn , thậm chí vài triệu người chết cùng lúc như bị bom nguyên tử , chứ không phải chỉ bị chết sớm vì ung thư ngày càng trẽ , càng tăng như VN hiện tại .
Do bọn xấu - dĩ nhiên không là dân - thả chất độc!
Trả lờiXóa