Sinh viên của với Đại sứ Ted Osius. Ảnh Bùi Văn Phú |
* BÙI VĂN PHÚ
Chiều hôm 1/10 tại Đại học Berkeley , Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã
nói chuyện và thảo luận về chủ đề “Vietnam-USA : A New Journey” (Việt Nam-Hoa
Kỳ : Một hành trình mới). Berkeley Forum, một hội sinh viên của trường, đứng ra
tổ chức và đã thu hút hơn 100 khách, đa số là sinh viên.
Trong phần mở đầu, Đại sứ Osius trình bày những bước
phát triển chính trong quan hệ giữa hai nước trong 21 năm qua, mà ông gọi là
“Một hành trình mới”, như ghi trong huy hiệu ông cài trên áo.
Đại sứ Osius từng đảm nhận những chức vụ ngoại giao
tại Việt Nam
từ khi hai nước nối lại quan hệ vào năm 1995. Ông hiểu tiếng Việt, thường đạp
xe qua nhiều tỉnh thành theo phong cách “ngoại giao xe đạp”, nên ông đã chính
mắt nhìn thấy sự phát triển kinh tế cùng mong ước của đại đa số dân Việt là bỏ
qua quá khứ đau thương, muốn nước Mỹ là bạn của Việt Nam. Con số giao thương
giữa hai nước tăng vọt trong hai thập niên qua chứng minh quan hệ kinh tế song
phương đã phát triển nhanh, từ 500 triệu đôla lên đến 45 tỉ đôla.
Ông nói kinh tế Việt Nam là một trong vài nước có mức
tăng trưởng nhanh nhất khu vực và chỉ trong một thời gian ngắn đã đưa Việt Nam
vào số những nước có thu nhập trung bình. Vài thập niên trước số người dân sống
dưới mức nghèo là 50%, nay còn chưa đến 3%.
Hiện nay, cơ sở cho việc gia tăng hợp tác thương mại
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như với các nước ven Thái Bình Dương là Hiệp định
Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam, Hoa Kỳ và 10 quốc gia
khác ký kết và đang chờ Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên Đại sứ Osius thừa nhận
rằng hiệp định này không được sự ủng hộ của đa số sinh viên tại đây và đang vấp
phải những phản ứng bất lợi từ nhiều vị dân cử trong Quốc hội, kể cả hai ứng cử
viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhắc đến lịch sử phát triển của Việt Nam, đại sứ dẫn
lời của nhà bác học Lê Quý Đôn để nói lên những đóng góp quan trọng của các
giới sĩ, nông, công, thương vào việc phát triển đất nước: “Phi nông bất ổn, phi
công bất phú, phi thương bất hoạch, phi trí bất hưng”. Ông cho rằng chủ trương
đó ngày nay vẫn đúng, nếu Việt Nam
biết tận dụng tiềm năng để phát triển.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng gia tăng hợp tác qua
Quan hệ Đối tác Toàn diện đã được lãnh đạo hai nước đặt ra, ngoài trao đổi
thương mại còn phát triển hợp tác trong các vấn đề an ninh, giáo dục, biến đổi
khí hậu, bài trừ nạn buôn người và gia tăng giao tiếp giữa nhân dân hai nước.
Trong lãnh vực giáo dục, thành quả là con số sinh viên
Việt Nam tại các đại học Mỹ hiện nay gần 20.000 và nhiều sinh viên Mỹ du học Việt
Nam.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai
bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack
Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến
Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận
được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án
giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa
tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình
nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn
càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà
giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai
chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp
sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình
giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là
chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội
đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và
Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã
đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí
hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ
luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay
giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như
Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ
chức ra toà.
Đại sứ Osius nhắc đến hợp tác giáo dục mới nhất hai
bên vừa đạt được trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua của Tổng thống Barack
Obama, là Hoa Kỳ sẽ gửi tình nguyện viên Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) đến
Việt Nam và việc khai sinh Đại học Fulbright, là một đại học tư, phi lợi nhuận
được điều hành như các trường đại học Mỹ.
Tôi hỏi Đại sứ Osius về tiến độ thực hiện hai dự án
giáo dục nói trên như đang bị chậm lại, ông cho biết khi ký kết văn bản để đưa
tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam, ông dự định là năm 2018 sẽ có tình
nguyện viên đầu tiên đến dạy Anh ngữ, nhưng phía nhà nước Việt Nam nói họ muốn
càng sớm càng tốt. Theo lời ông, Peace Corps đang tiến hành như dự định và bà
giám đốc cơ quan này sẽ đến Việt Nam vào tháng 10 này để triển khai
chương trình.
Còn Đại học Fulbright bao giờ sẽ chính thức tuyển lớp
sinh viên đầu tiên? Đại sứ Osius hy vọng là niên học 2017. Ông nói chương trình
giảng dạy kinh tế ban cao học của đại học này không có vấn đề gì, khó khăn là
chương trình cử nhân. Thừa nhận đã có những tranh cãi về thành viên trong hội
đồng quản trị đại học, tuy nhiên ông hy vọng cả hai chương trình Peace Corps và
Đại học Fulbright sẽ bước vào hoạt động trong thời gian ông làm đại sứ ở đây.
Sinh viên điều hợp chương trình và nhiều bạn khác đã
đặt câu hỏi, đa số xoay quanh Hiệp định TPP, tệ nạn buôn người, biến đổi khí
hậu và việc nước mặn xâm thực vào vùng đồng bằng sông Mekong.
Qua các câu trả lời của ông đại sứ, nói chung Hoa Kỳ
luôn hỗ trợ Việt Nam gia nhập cộng đồng thế giới để phát triển, qua TPP, hay
giúp bài trừ tệ nạn buôn người mà cơ quan USAID đã hỗ trợ những tổ chức như
Blue Dragon, Pacific Links để giúp đỡ nạn nhân cũng như truy tố những kẻ tổ
chức ra toà.
Về xung đột Biển Đông với Trung Quốc, Đại sứ Mỹ nhắc
lại chính sách của Hoa Kỳ đã có từ hàng trăm năm trước là sẽ bảo vệ quyền tự do
hàng hải, tự do không lưu trên không phận và trong hải phận quốc tế ở bất cứ
đâu trên toàn cầu. Nếu Trung Quốc lấn tới, muốn biến biển Đông thành ao nhà của
họ thì sẽ phải tốn kém trả giả cho hành động đó. Đại sứ Osius nói Hoa Kỳ không
đứng về phía nào trong các tranh chấp ai làm chủ những hòn đảo hay bãi đá trong
Biển Đông và mong muốn những tranh chấp đó được giải quyết theo luật pháp và
các thông lệ quốc tế.
Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, qua bài nói
chuyện, Đại sứ Ted Osius nhắc đến tiến trình hoà giải với chính quyền cộng sản
Việt Nam
còn khó khăn vì quá khứ đau buồn giữa người Việt ở hai bên chiến tuyến. Điều
này làm cho quan hệ hai nước có những hạn chế. Ông nói phái bộ ngoại giao Mỹ
muốn làm cầu nối để có những cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa người Mỹ gốc Việt và
nhà nước Việt Nam, nhưng để đạt được điều này, hai bên phải tôn trọng quá khứ
của nhau và có tinh thần hoà giải. Trong thời gian ở Hoa Kỳ ông sẽ đi đến những
nơi có đông người Mỹ gốc Việt để thúc đẩy tiến trình này.
Trong buổi nói chuyện ở Đại học Stanford, vào trưa
ngày 30/6, cũng về quan hệ Việt-Mỹ, sau khi nghe Đại sứ Osius nói về khó khăn
trong việc hoà giải giữa người Việt ở Mỹ với người trong nước và với nhà nước
Việt Nam, một người Việt đã phát biểu rằng vấn đề hoà giải không là phải là
giữa người Việt trong và ngoài nước, mà là giữa người Việt trong ngoài nước với
chính quyền Việt Nam. Người Mỹ cũng như người Mỹ gốc Việt không có vấn đề gì
với người Việt ở Việt Nam .
Giáo sư Peter Zinoman thuộc khoa sử của Đại học
Berkeley đã đặt câu hỏi về sự kiện một số người hoạt động xã hội dân sự bị ngăn
cản không cho đến gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 5 vừa qua, và giáo sư
muốn biết về hiện tình nhân quyền tại Việt Nam. Đại sứ Osius nói rằng trước khi
những nhà hoạt động xã hội dân sự đến gặp Tổng thống Obama, ông được giới chức
Việt Nam bảo đảm rằng những người được mời sẽ không có ai bị cấm cản đến gặp
tổng thống, nhưng giờ chót đã có 3 trong số 9 người được mời không thể đến.
Nói chung tình hình nhân quyền tại Việt Nam không sáng
sủa lắm, theo lời đại sứ, đặc biệt là trong lãnh vực tự do biểu đạt vì có những
người bị giam tù vì họ chỉ nói lên suy nghĩ của mình và tự do tôn giáo không
được phát triển đồng bộ tại các địa phương khác nhau.
Trong phần kết bài nói chuyện, Đại sứ Osius nhắc rằng
để đạt được những tiến bộ hơn nữa trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần cải
cách doanh nghiệp nhà nước, cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa của tư nhân được
cạnh tranh công bằng. Với TPP, Việt Nam phải bảo vệ tài sản trí tuệ của
công ty nước ngoài vào đầu tư, cho phép thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ
quyền lợi công nhân.
Ông nhấn mạnh, để Việt Nam có thể phát triển tiềm năng
tối đa, người dân cần có tự do thành lập những tổ chức xã hội dân sự, được tự
do trao đổi thông tin và tham gia vào việc hoạch định các chính sách quốc gia.
Nói về nhân quyền, Đại sứ Osius nhận xét Hiến pháp
2013 có nhiều tiến bộ khi đề cập đến dân chủ, nhân quyền và Hoa Kỳ đang làm
việc với Việt Nam trong những cải cách pháp luật để bảo đảm cho người dân những
quyền căn bản như ghi trong Hiến pháp.
Ông
nói Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và sẽ không có âm mưu lật đổ
chính phủ, vì trong quá khứ việc làm như thế đã đưa đến thất bại cho người Mỹ.
Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam phát triển
và thịnh vượng, vì đó là điều đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, Đại sứ Ted Osius phát
biểu.
BVP/BĐLB VOA
------------
Thế giới đi qua từng giây,nhưng Hoa Kỳ lại cứ buồn dĩ vảng.
Trả lờiXóaTập đoàn Bắc KInh xử sự với Việt Nam không khác đám xã hội ĐEN .
Vậy Việt Nam phải đối phó và phòng ngừa là lẽ đương nhiên,sao mà cho lập cái tổ chức xã hội dân sự rối kia.
Tiếc thay,ngày nay Hoa KỲ vẫn chưa có chính sách đúng đối với Việt Nam.
Để ngăn ngừa chiến tranh với Trung quốc,đem lại hòa bình chung trong khu vực và có lợi cho Hoa Kỳ,Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ cho oai,nhưng có chịu bán đâu,chỉ bán nông phẩm phụ phế thải như khô dầu...
Buồn thay một Hoa Kỳ tự do và vĩ đại của riêng các đại gia.
CÔNG SƠN.
Không muốn bốp chát Công Sơn nhưng đọc mấy câu trên không ghìm được câu chửi thề, mắc ói.
XóaMình phải như nào người ta mới đối xử như thế chứ
Xóa(Trích lời cha zà thứ 2)
CS nói nói đúng đó , Mỹ vẫn ôm nỗi buồn dĩ vãng , đau thương âm ỉ vì bị VN đánh cho cút . VN la lớn , om sòm cho mọi người dân và cả thế giới biết là muốn mua vũ khí Mỹ , mà cái quân xâm lược này cứ làm như mình không có tiền để mua , hay là mua xong lại đưa sợ lại cho cho ông chủ mình nghiên cứa , bán hàng loạt rẽ cho thế giới .
XóaXí , cái đồ quân xâm lược này , mình đánh dùm cho LX , TQ , đã đánh cho nó chạy có cờ rồi , mình đâu cần nó , chỉ vì mình rập khuôn theo ân nhân nên chuyện giao thương , buôn bán để lấy đô la xài đở như đàn anh của mình đang làm thì cũng không có gì quan trọng . Mỹ cần mình cứ đi theo ve vãn , mình đâu cần nó , nhưng giao thương là do lệnh trên mà thôi , mai mốt nếu có vô TPP , mình dán nhản dùm cho chủ xuất khẩu cũng hưởng được tí tiền còm mà khõi phải làm chi cho cực .
Nay có ông tướng Mỹ khẳng định đại chiến thứ 3 chắn chắn tới gần , VN vì vẫn theo CNCS , dĩ nhiên phải bảo vệ thành trì CNCS chứ , lại đi tuyến đầu chống Mỹ , nhân dân ta lại vác vũ khí của ân nhân đánh cho Mỹ cút 1 lần nữa , cũng thề đánh cho tới người Việt cuối cùng , chả sợ đất đai bỏ trống không còn người ở , đã có dân nước bạn bảo đảm lo lấp đầy , xây dựng dùm rồi , khỏi lo .
Nghĩ chuyện vớ vẫn cho cho mệt óc , mọi chuyện đã có Đảng lo , nhất định đi cho đúng quỹ đạo Thành đô rồi , dân cỏ rác mình không được phép đụng vào Chủ trương lớn , đại cuộc của 2 Đảng .
CS đi Đà Lạt hưởng nhàn đi , cao nguyên mưa mà ngập lụt , tha hồ vọc nước khi đi trên phố , thú vị lắm , cã thế giới trong lịch sử chưa bao giờ có , chuyện lạ ngàn năm có 1 , thật là chuyện thần tiên thú vị :
http://vietnamdanden.blogspot.com/2016/10/lich-su-4000-ngan-nam-moi-co-mot-lan-tp.html
Côg Sơn, một tiếng nói lạc lõng trong diễn đàn BuiVanBong.
XóaMỹ không bán vũ khí sát thương cho VN vì HK thừa biết VN dùng vũ khí không phải chống ngoại xâm mà thực chất dùng vk để tàn sát dân Việt quyết giữ chế độ ăn hại đái nát này.
XóaCs phải chết đi thì cơ may dân tộc VN này mới tồn tại.
Rõ chưa trại viên Trâu quỳ.
Có lẽ không nước nào không muốn Việt Nam tiến bộ, ngoài Việt Nam
Trả lờiXóaTóm lại ổng đại sứ kệ mệ nội bộ chúng mày, vì ổng thừa biết bản chất cộng sản nói một đàng làm một nẻo
Trả lờiXóaAnh đại sứ Ted Osius cực kỳ khôn ngoan. Ở Hà Nội, anh ta thường xuyên đi ăn cơm bụi, nói chuyện tiếng Việt rất vui với nhiều người Việt Nam.
Trả lờiXóaSau khi Obama đếm VN rồi, anh Ted xuất hiện càng nhiều hơn.
Dù người ta cố tình nói xấu, dèm pha, chia rẽ .... thì đại sứ Ted Osius vẫn được người VN thân thiện
Tôi tin người Mỹ luôn muốn các dân tộc và thế giới được sống trong hoà bình thịnh vượng!!! Nhưng cộng sản,phát xít, is và hồi giáo cực đoan đâu muốn thế chúng là một liên minh ma quỷ khát máu.người Mỹ đàm phán với đảng súc vật việt cộng là vì dân tộc Việt nam chứ đâu phải vì bọn điên như Quang ngang như Lú,ngu như Ngân đần như Phúc và cái đảng súc vật của bọn chúng chừ khi bọn này thay máu để làm người và vì dân thì người Mỹ mới có thái độ với bọn chúng!!!
Trả lờiXóaPhải yêu cầu ông Đại sứ Mỹ liên hệ với Bộ Ngoại Giao Mỹ ra khuyến cáo , báo động Việt Kiều khắp các nơi trên thế giới nên tránh về VN trừ trường hợp tối cần thiết bất chấp sống chết .
Trả lờiXóaNay Bộ Côn An đã thông báo Việt Tân là tổ chức khủng bố , VT xúi dục đồng bào biểu tình . Mà cứ thấy biểu tình hoài tại VN , như thế tổ chức khủng bố này luôn có mặt và đang hoạt động khủng bố , vậy là VN là 1 nước đang có tổ chức khủng bố hoạt động .
Việt Kiều nên tránh đi du lịch trong 1 đất nước đang có khủng bố hoạt động , rất nguy hiểm , mặc dù đây là đất nước hạnh phúc đứng hàng thứ 7 của thế giới ( không nhớ rõ ) trên hẳn Mỹ chỉ đứng hàng 29 .
Lợi dụng tinh thần dân tộc để tạo nên sức mạnh của mình . Tiếp theo đảng tước đoạt quyền lợi của dân tộc bằng nhiều thủ đoạn chính trị do Lenin và Mao dày công nghiên cứu thí nghiệm trên chính thân xác người dân Nga và Trung Quốc . Việc làm của Lenin cũng như Mao với danh nghĩa giải phóng tầng lớp vô sản bị bóc lột . Kết quả gần một thế kỷ phát triển xã hội cộng sản chống tư bản , chủ nghĩa cộng sản biến thể lộ rõ nét đảng là tầng lớp bóc lột , một tập thể công thần đảng bóc lột tàn độc gấp bội lần thời kỳ quân chủ phong kiến .
Trả lờiXóaBởi thế đảng cọng sản chủ trương chính trị một chiều , đàn áp khống chế tinh thần mọi người kể cả đảng viên cộng sản bằng nhiều nghị quyết thay vì pháp luật với những tu chính án .
Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội với hình thức cướp chính quyền của xã hội quân chủ phong kiến , thực dân , thành công nhờ chiến tranh và nghèo đói . Nhưng thất bại không thể xây dựng được một xã hội dan chủ tư bản để bước qua thời kỳ quá độ tiến len chủ nghĩa xã hội .
Một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đảng trực tiếp lãnh đạo bằng cướp giật tóm thâu phản đạo Đức , phản truyền thống mọi dân tộc là quả bom định giờ tiêu diệt đảng khi chạm đến .
Không riêng gì Nga , các nước cọng sản Đông Âu , Trung quốc , Việt Nam đã chạm đến quả bom Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã phát nổ và đang phát nổ khiến các đảng cọng sản tiêu tán , tan nát . Nếu Triều Tiên mó tay đến quả bom kinh tế thị trường định hướng XHCN , Triều tiên cũng sẽ cùng chung số phận .
Nền dân chủ tư bản Mỹ vì tham lam chạm đến XHCN để trục lợi ắt sẽ bị thương tích liên lụy . Đúng ra chính quyền Mỹ chỉ nên bỏ mặc và khoanh tay đứng nhìn là khôn nhất . Hãy để cho chế độ Cộng sản tự phát và tự diệt . Điều này rất thuận với ý trời .
Ông đại sứ Mỹ quá hiểu điều này , do mắt thấy tai nghe . Ông trả lời trong tư cách ngoại giao vô thưởng vô phạt , ba phải , chẳng qua vì kết quả xã hội chủ nghĩa VN đang ở thời điểm kết thúc .
Rất tự nhiên, đảng Việt Tân đang được đẩy lên làm đối trọng với đcsVN. Và rõ ràng đảng Việt Tân sẽ tiếp tục có vai trò ngày càng quan trọng.
Trả lờiXóaCái số nó vậy!
Dù Mỹ có chính sách như thế nào mà người Việt Nam không nỗ lực thay đổi thể chế ở đất nước mình thì chẳng nước nào làm được việc đó. Nhận xét rằng „vấn đề hoà giải không là phải là giữa người Việt trong và ngoài nước, mà là giữa người Việt trong ngoài nước với chính quyền Việt Nam“ không sai nhưng chưa đủ. Chúng ta phải thừa nhận rằng giữa người Việt với nhau chưa có được sự nhất trí thực sự để đối đầu với chính quyền. Chính quyền còn tồn tại được chính vì sự bất đồng đó của chúng ta.
Trả lờiXóaNhững ai muốn chống NN Việt Nam thì nên fối hợf với TQ để cùng chống sẽ tốt hơn đấy !
Trả lờiXóa