Lực lượng CSCĐ ngăn cản ngư dân biểu tình tại |
Phần đông các nhà nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng Sản
đồng ý chế độ CS tồn tại nhờ vào cơ chế toàn trị trong đó hai phương pháp được
áp dụng song song gồm bạo lực làm cho con người sợ hãi và tẩy não làm cho nhận
thức con người trở thành phụ thuộc.
Tuy
nhiên, “bạo lực cách mạng” dù sắt máu đến đâu và “giáo dục trồng người” dù tinh
vi đến đâu cũng không thể được thực hiện một cách dễ dàng, bởi lẽ con người
không thể bị thuần hóa hay bị chế ngự một cách tuyệt đối.
Khác với loài động vật, con người có khả năng nhận
thức và có đời sống tâm linh. Sức phản kháng trong con người chống lại bất cứ
chế độ độc tài nào là một phản ứng tự nhiên được diễn ra dưới nhiều hình thức
và hoàn cảnh dù khắt khe và bất hạnh đến bao nhiêu.
Lãnh đạo CS thường gọi cuộc tranh đấu giữa “chuyên
chính vô sản” và “tàn dư tư bản” là cuôc đấu tranh “ai thắng ai”. Thật ra, để
gọi cho đúng phải gọi đó là cuộc đấu tranh “ai sợ ai”, bởi vì ngày nào người
dân không còn sợ đảng CS, đó cũng là ngày cáo chung của chế độ độc tài CS. Cuộc
chiến “ai sợ ai” đã diễn ra ngay khi chế độ CS được thiết lập lên các quốc gia
bị CS chiếm.
Tại Liên Xô
Trong suốt 74 năm tại Liên Xô, “ai sợ ai” diễn ra một
cách khủng khiếp theo từng giai đoạn, từng thời điểm với số người chết dưới chế
độ CS được ước tính từ 20 triệu người đến 61 triệu người. Dù sắt máu bao nhiêu,
Lenin và Stalin cũng không dập tắt được tiếng nói bất khuất của người dân tại
các nước cộng hòa bị trị như trường hợp cuộc nổi dậy giành độc lập của Georgia
năm 1924 hay cuộc đình công của công nhân nhà máy tơ Teikovo năm 1932 chẳng
hạn. Đương nhiên, các phong trào này bị đàn áp không thương tiếc.
Sau thời kỳ Leonid Brezhnev và Yuri Andropov, người
dân bớt sợ dần. Âm nhạc jazz và rock tây phương xâm nhập vào Liên Xô và có ảnh
hưởng mạnh mẽ trong giới trẻ. Trong lãnh vực văn học, các tác giả tại Liên Xô
trong đó có Yurii Trifonov, nhà văn từng đoạt giải thưởng thưởng Stalin, cũng
bắt đầu chuyển hướng sáng tác và đưa các quan tâm xã hội vào tác phẩm. Thập
niên 1970 đánh dấu sự phục hưng của tôn giáo tai Liên Xô khi người dân bày tỏ
sự quan tâm nhiều hơn vào các giá trị văn hóa và truyền thống của các dân tộc
trong khối Liên Xô. Tất cả dọn đường cho cách mạng dân chủ đang cháy ngầm tại
Liên Xô.
Tháng Giêng 1987, Gorbachev nhận thức con đường duy
nhất để duy trì chế độ là phải thực hiện cấp bách các cải tổ kinh tế
(Perestroika) và cởi mở văn hóa chính trị (Glasnost). Tuy nhiên vào thời điểm
đó, phần thắng trong cuộc chiến “ai sợ ai” đã nghiêng hẳn về phía người dân.
Người dân ngày càng ít sợ đảng CS Liên Xô trong lúc lãnh đạo Liên Xô ngày càng
sợ người dân.
Trận chiến “ai sợ ai” cuối cùng diễn ra vào sáng ngày
19 tháng 8, 1991 khi Boris Yelstin, khoa học gia Mikhail Arutyunov và nhiều
người khác hiên ngang trực diện với chế độ CS và cũng là khi chỉ huy trưởng
đoàn tăng Sergey Yevdokimov quyết định không bắn vào dân. Mặc dù còn hơn ba
tháng Mikhail Gorbachev mới chính thức từ chức nhưng hôm đó đã là ngày quyết
định số phận của cơ chế độc tài.
Tại Trung
Cộng
Mao là một trong số ít đồ tể hàng đầu của nhân loại
nhưng chính y đã nhận ra sự phản kháng của xã hội không thể nào ngăn chặn được
và gọi đó là “Diễn biến hòa bình”. Thật ra nếu gọi cho đúng đó là chuyển hóa xã
hội dân chủ. Tháng Giêng 1964, Mao thừa nhận “Chính sách xâm lược và chiến
tranh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đe dọa một cách trầm trọng đến Liên bang Xô
Viết, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hơn nữa, nó đang mãnh liệt
tìm cách đẩy mạnh chính sách “diễn biến hòa bình” tại các nước xã hội chủ nghĩa
nhằm mục đích tái lập chủ nghĩa tư bản và làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa”.
Cuộc chiến “ai sợ ai” tại Trung Công đã diễn ra khốc
liệt. Theo sử gia Frank Dikötter ước tính khoảng 45 triệu người đã chết dưới
chế độ CS.
Sau
trận chiến “ai sợ ai” đẫm máu tại Thiên An Môn vào tháng Sáu năm 1989, lãnh đạo
Trung Cộng càng sợ dân hơn và áp dụng một chính sách trấn áp song song với hệ
thống tuyên truyền tẩy não vô cùng chi tiết, tinh vi.
Sau Mao, Đặng Tiểu Bình cũng biết “diễn biến hòa bình”
là điều không tránh khỏi và chủ trương chống lại bằng cách “chủ động tự diễn
biến” qua các chính sách đổi mới kinh tế. Ngoài ra, các lãnh đạo Trung Cộng
dành một ngân sách khổng lồ để đánh bóng hình ảnh “Đại Hán” thâm độc trong nhận
thức của người dân Trung Quốc.
Tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam, theo tổng kết của sử gia Steven
Rosefielde khoảng 200 ngàn đến 900 ngàn người Việt bị CS giết trong thời kỳ
thiết lập chế độ CS tại miền Bắc năm 1954. Tuy nhiên không phải vì thế mà cuộc
chiến “ai sợ ai” tại Việt Nam
dừng lại.
Điển
hình nhất là cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu.
Theo nhiều tài liệu, đầu tháng 11, 1956 nhân dân Huyện
Quỳnh Lưu và nhiều nơi khác thuộc tỉnh Nghệ An lên đến vài chục ngàn, đã họp
nhau tố giác các điểm sai lầm trong cải cách ruộng đất, đòi lại tài sản bị
cưỡng đoạt và đòi quyền được di cư vào miền Nam theo tinh thần của Hiệp định
Genève. Các đại hội nông dân đã bị lãnh đạo CS huy động quân chủ lực đến đàn áp
và cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị dập tắt trong máu.
Nhà báo Bùi Tín nhận xét về biến cố Quỳnh Lưu trên
RFA: “Bi kịch Quỳnh Lưu ở Nghệ An có liên quan đến một số đồng bào Công giáo.
Nhiều đồng bào, sau khi có thắng lợi Điện Biên Phủ, sau khi Hiệp định Genève
được ký kết, thì đã tìm cách vào Nam. Lúc bấy giờ CS huy động quân đội, công an
ngăn chận, không cho bà con kéo vào Nam, gây chết chóc nhiều quá sau khi xảy ra
cảnh đẫm máu cải cách ruộng đất. Việc người dân chống đối chính quyền là do
người ta chết nhiều quá, bị tù nhiều quá sau sự sai lầm cải cách ruộng đất.
Tình trạng đàn áp chồng chất như vậy khiến nhân dân đồng loạt nổi dậy.”
Từ
1975 trên phạm vi cả nước, sức đề kháng của người dân bị trị vẫn tiếp tục dưới
nhiều hình thức và trong mọi lãnh vực.
Sau khi hệ thống CS Châu Âu sụp đổ đầu thập niên 1990,
để tồn tại, về mặt kinh tế, hàng loạt các biện pháp “đổi mới” đã được lãnh đạo
đảng thực thi bên cạnh những “cởi trói” trong văn hóa, văn nghệ. Nhà tù luôn có
thêm tù nhân mới nhưng ánh sáng văn minh thời đại cũng đã tràn vào qua những
khe hở nhỏ. Nhiều tiếng nói khác đã bắt đầu được gióng lên, các mạng lưới dân
chủ được nối kết, các phong trào xã hội được hình thành.
Hiện nay, lãnh đạo CSVN chỉ còn biết dựa vào tầng lớp
bồi bút để bênh vực phần lý luận, dựa bộ máy quân đội, công an để trấn áp đồng
bào. Thế nhưng đừng quên, đảng Cộng sản Liên Xô từng có cả một viện hàn lâm
chuyên tập trung nghiên cứu lý luận Cộng Sản, Đông Đức có những binh đoàn được
trang bị vũ khí hiện đại và kỹ thuật của cơ quan Bảo vệ Nhà nước trực thuộc
Trung ương đảng Cộng sản Hungary chắc tinh vi hơn các cơ quan an ninh Việt Nam,
nhưng tất cả đều không cứu được đảng CS.
Việc Thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng xin lỗi
vì đã chạy xe vào Phố Cổ Hội An cấm chạy xe mới đây là một bằng chứng. Lãnh đạo
CS thành thật với dân hơn? Không phải, nhưng rõ ràng họ biết sợ sức phản kháng
của người dân hơn. Vai trò quyết định trong trận chiến “ai sợ ai” ngày nay
không chỉ tùy thuộc vào giới lãnh đạo CS mà thôi như 41 năm trước.
Sự kiện nhiều chục ngàn dân liên tục xuống đường của
đồng bào Hà Tỉnh và nhiều nơi ở miền Trung chống công ty Formosa gây ô nhiễm
đang làm đầy ly nước bất bình công phẫn của các tầng lớp nhân dân đối với chế
độ.
Lãnh đạo CSVN, thay vì đàn áp đẫm máu như họ đã làm để
dập tắt cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An tháng 11 năm 1956, họ chọn
lui vào thế thủ bằng cách im lặng và ra lệnh cho mấy trăm tờ báo, các hệ thống
truyền thanh, truyền hình im lặng.
Nhưng lãnh
đạo đảng im lặng được bao lâu và nếu không im lặng họ sẽ làm gì?
Chắc chắn lãnh đạo đảng không muốn tự đào huyệt chôn
mình bằng một Quỳnh Lưu đẫm máu khác nhưng cũng không có nhiều chọn lựa dành
cho đảng ngoài việc chờ cơn phẫn nộ của nhân dân lắng xuống và tìm cách thỏa
hiệp riêng với các thành phần trong phong trào.
Đây là thời điểm thách thức của lòng yêu nước và thái
độ dứt khoát không phải chỉ nơi các lãnh đạo phong trào mà cả các tầng lớp nhân
dân muốn đi cùng dân tộc và thời đại. Yêu nước không bao giờ quá trễ.
Không thể biết trước là đặc tính huyền bí của cách
mạng dân chủ. Mohamed Bouazizi ở phố Sidi Bouzid của Tunisia không phải là người đầu
tiên bị công an đánh đập và cũng không phải người duy nhất bị tịch thu chiếc xe
bán rau cải nhưng anh là giọt nước đã làm tràn ly cách mạng Hoa Lài. Giọt nước
nào sẽ tràn ly cho cách mạng dân chủ tại Việt Nam không ai có thể nói trước nhưng
chắc chắn giọt nước đang được rót xuống ở một nơi nào đó trên quê hương đã quá
nhiều đau khổ.
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu và phong trào chống Formosa tại Kỳ
Anh cách nhau tròn 60 năm. Đó một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, xương máu
nhưng chỉ vì một mục đích tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam .
Hôm nay, tự do, dân chủ không còn là một ước mơ mà là
một hiện thực trong tầm tay với. Mỗi người Việt Nam, bên cạnh những khó khăn
phải chịu đựng, thử thách đang phải đương đầu, sẽ cảm thấy vinh dự vì được sinh
ra và lớn lên trong một thời đại mà những đóng góp, những hy sinh của mỗi người
sẽ góp phần làm thay đổi một cách căn bản hướng đi đích thực của dân tộc hôm
nay và mai sau.
(From FB Trần Trung Đạo)
------------
Nuoc vo bo:
Trả lờiXóacanh sat co dong thao chay (tu phut thu 0:51)
https://www.youtube.com/watch?v=cEi7WVgFZhY
Hỡi bè lũ Nguyễn Phú Trọng cam tâm bán nước cho Tàu, hãy mở mắt ra
Trả lờiXóaHồi chuông cảnh báo cho chính quyền cộng sản
Trả lờiXóaQuảng Tín (Danlambao) - Chưa đầy một tuần sau sự kiện hơn 500 lá đơn khởi kiện “nhà máy tội ác” Formosa gửi lên Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh của bà con ngư dân. Đơn kiện vẫn còn chưa ráo mực, Tòa án vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho các nguyên đơn về việc có thụ lý vụ án hay không. Chính quyền Hà Tĩnh hình như vẫn còn chưa tỉnh đòn thì phải hứng chịu tiếp một cú đấm bồi có sức nặng và độ sát thương có lẽ là lớn hơn gấp nhiều lần cú ra đòn trước đó.
Sáng ngày 2 tháng 10, một đám đông được cho là khoản hơn 10 ngàn người đã tuần hành vào Công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh với các khẩu hiệu có nội dung yêu cầu công ty này đóng cửa và kêu gọi chính quyền cộng sản đừng vì Formosa mà phản bội người dân Việt Nam.
Cũng như những lần tuần hành ôn hòa kể từ ngày thảm họa môi trường biển Việt Nam từ đầu tháng 4 đến nay trên khắp dải đất hình chữ S. Chính quyền cộng sản với bản chất dung túng và tiếp tay cho nhà máy Formosa đã bố ráp một lực lượng hùng hậu gồm quân đội, an ninh chìm, nổi đủ thành phần với ý đồ đàn áp không nương tay những người dân dám đứng lên đấu tranh để yêu cầu “nhà máy tội ác” cút khỏi Việt Nam. Nhưng có điều, lần này họ đã không thể lườn trước được sự phản kháng quá mạnh mẽ của hàng vạn người dân. Lực lượng trấn áp tuần hành đã tháo chạy trước sự phản kháng dữ dội của người dân. Hình ảnh lực lượng an ninh tháo bỏ quân phục để bỏ chạy trước sự phản kháng của người dân, có lẽ là ngay cả những người có trí tưởng tượng đến mức hoang tưởng cũng không dám nghĩ đến trong cái thời đại được gọi là “công an trị” này.
41 năm sau ngày tàn lửa khói, cái ngày mà Đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị lên mảnh đất hình chữ S này. Với tất cả các chiêu trò học được từ cộng sản Liên Xô: một lực lượng quân đội và công an hùng hậu như những thanh gươm dùng để bảo vệ cho chế độ độc tài, một bộ máy tuyên truyền khổng lồ sẵn sàng dối trá và bẻ cong mọi sự thật. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi lên người dân bằng tất cả những công cụ mà họ có trong tay. Người dân sống trong nỗi sợ hãi và mọi tiếng nói bất đồng đều bị đàn áp không thương tiếc. Gần một thế kỷ ở miền Bắc và gần nữa thế kỷ trên toàn Việt Nam, người dân ngoan ngoãn tuân theo những luật lệ hà khắc mà họ đặt ra giống như những con cừu và mọi phản kháng yếu ớt đều bị đàn áp một cách triệt để và tàn bạo nhất.
Nhắc lại những điều trên để thấy rằng, những gì diễn ra sáng ngày 2 tháng 10 tại Hà Tĩnh như một hồi chuông báo động cho chính quyền cộng sản. Những việc làm đi ngược lại lợi ích của dân tộc, cho dù trong tay cộng sản có đầy đủ những phương tiện hùng hậu và tàn bạo nhất để trấn áp đi nữa thì cũng không thể nào thắng được sự đoàn kết của người dân, một khi sự phẫn nộ đã lên tới đỉnh điểm.
Có lẽ là quá sớm để nhận định được ai sẽ thắng trong cuộc chiến này: cuộc chiến giữa “ý đảng” và “lòng dân”. “Ý đảng” là bảo vệ bằng được sự tồn tại của “nhà máy tội ác” Formosa bằng tất cả các công cụ trấn áp hùng hậu và tất cả các chiêu trò bẩn thỉu nhất mà họ có trong tay. Và “lòng dân” là muốn đóng cửa “nhà máy tội ác” Formosa vĩnh viễn tại Việt Nam.
Cuộc chiến của bà con ngư dân miền Trung và chính quyền cộng sản sẽ còn nhiều cam go và thử thách, vì lịch sử đã cho thấy: những người cộng sản chưa bao giờ đặt lợi ích của quốc gia và người dân lên trên lợi ích giai cấp của họ.
Nhưng có lẽ sự phản kháng của người dân sáng ngày 2 tháng 10 tại Hà Tĩnh như một hồi chuông cảnh báo thực sự đối với chính quyền cộng sản. Và họ phải nhìn nhận lại cục diện của trận chiến giữa “lợi ích giai cấp” và “lợi ích dân tộc” một cách nghiêm túc nhất. Hơi thở nóng bỏng của người dân đang phả gấp gáp sau gáy những người cộng sản.
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu và phong trào chống Formosa tại Kỳ Anh cách nhau tròn 60 năm. Đó một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, xương máu nhưng chỉ vì một mục đích tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaHôm nay, tự do, dân chủ không còn là một ước mơ mà là một hiện thực trong tầm tay với. Mỗi người Việt Nam, bên cạnh những khó khăn phải chịu đựng, thử thách đang phải đương đầu, sẽ cảm thấy vinh dự vì được sinh ra và lớn lên trong một thời đại mà những đóng góp, những hy sinh của mỗi người sẽ góp phần làm thay đổi một cách căn bản hướng đi đích thực của dân tộc hôm nay và mai sau.
Nhà báo Bùi Tín nhận xét về biến cố Quỳnh Lưu trên RFA: “Bi kịch Quỳnh Lưu ở Nghệ An có liên quan đến một số đồng bào Công giáo. Nhiều đồng bào, sau khi có thắng lợi Điện Biên Phủ, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, thì đã tìm cách vào Nam. Lúc bấy giờ CS huy động quân đội, công an ngăn chận, không cho bà con kéo vào Nam, gây chết chóc nhiều quá sau khi xảy ra cảnh đẫm máu cải cách ruộng đất. Việc người dân chống đối chính quyền là do người ta chết nhiều quá, bị tù nhiều quá sau sự sai lầm cải cách ruộng đất. Tình trạng đàn áp chồng chất như vậy khiến nhân dân đồng loạt nổi dậy.”
Trả lờiXóaTừ 1975 trên phạm vi cả nước, sức đề kháng của người dân bị trị vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức và trong mọi lãnh vực.
Sau khi hệ thống CS Châu Âu sụp đổ đầu thập niên 1990, để tồn tại, về mặt kinh tế, hàng loạt các biện pháp “đổi mới” đã được lãnh đạo đảng thực thi bên cạnh những “cởi trói” trong văn hóa, văn nghệ. Nhà tù luôn có thêm tù nhân mới nhưng ánh sáng văn minh thời đại cũng đã tràn vào qua những khe hở nhỏ. Nhiều tiếng nói khác đã bắt đầu được gióng lên, các mạng lưới dân chủ được nối kết, các phong trào xã hội được hình thành.
Hiện nay, lãnh đạo CSVN chỉ còn biết dựa vào tầng lớp bồi bút để bênh vực phần lý luận, dựa bộ máy quân đội, công an để trấn áp đồng bào. Thế nhưng đừng quên, đảng Cộng sản Liên Xô từng có cả một viện hàn lâm chuyên tập trung nghiên cứu lý luận Cộng Sản, Đông Đức có những binh đoàn được trang bị vũ khí hiện đại và kỹ thuật của cơ quan Bảo vệ Nhà nước trực thuộc Trung ương đảng Cộng sản Hungary chắc tinh vi hơn các cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng tất cả đều không cứu được đảng CS.
Việc Thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng xin lỗi vì đã chạy xe vào Phố Cổ Hội An cấm chạy xe mới đây là một bằng chứng. Lãnh đạo CS thành thật với dân hơn? Không phải, nhưng rõ ràng họ biết sợ sức phản kháng của người dân hơn. Vai trò quyết định trong trận chiến “ai sợ ai” ngày nay không chỉ tùy thuộc vào giới lãnh đạo CS mà thôi như 41 năm trước.
Sự kiện nhiều chục ngàn dân liên tục xuống đường của đồng bào Hà Tỉnh và nhiều nơi ở miền Trung chống công ty Formosa gây ô nhiễm đang làm đầy ly nước bất bình công phẫn của các tầng lớp nhân dân đối với chế độ.
Lãnh đạo CSVN, thay vì đàn áp đẫm máu như họ đã làm để dập tắt cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An tháng 11 năm 1956, họ chọn lui vào thế thủ bằng cách im lặng và ra lệnh cho mấy trăm tờ báo, các hệ thống truyền thanh, truyền hình im lặng.
Nhưng lãnh đạo đảng im lặng được bao lâu và nếu không im lặng họ sẽ làm gì?
Chắc chắn lãnh đạo đảng không muốn tự đào huyệt chôn mình bằng một Quỳnh Lưu đẫm máu khác nhưng cũng không có nhiều chọn lựa dành cho đảng ngoài việc chờ cơn phẫn nộ của nhân dân lắng xuống và tìm cách thỏa hiệp riêng với các thành phần trong phong trào. Đây là thời điểm thách thức của lòng yêu nước và thái độ dứt khoát không phải chỉ nơi các lãnh đạo phong trào mà cả các tầng lớp nhân dân muốn đi cùng dân tộc và thời đại. Yêu nước không bao giờ quá trễ.
Không thể biết trước là đặc tính huyền bí của cách mạng dân chủ. Mohamed Bouazizi ở phố Sidi Bouzid của Tunisia không phải là người đầu tiên bị công an đánh đập và cũng không phải người duy nhất bị tịch thu chiếc xe bán rau cải nhưng anh là giọt nước đã làm tràn ly cách mạng Hoa Lài. Giọt nước nào sẽ tràn ly cho cách mạng dân chủ tại Việt Nam không ai có thể nói trước nhưng chắc chắn giọt nước đang được rót xuống ở một nơi nào đó trên quê hương đã quá nhiều đau khổ.
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu và phong trào chống Formosa tại Kỳ Anh cách nhau tròn 60 năm. Đó một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, xương máu nhưng chỉ vì một mục đích tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Hôm nay, tự do, dân chủ không còn là một ước mơ mà là một hiện thực trong tầm tay với. Mỗi người Việt Nam, bên cạnh những khó khăn phải chịu đựng, thử thách đang phải đương đầu, sẽ cảm thấy vinh dự vì được sinh ra và lớn lên trong một thời đại mà những đóng góp, những hy sinh của mỗi người sẽ góp phần làm thay đổi một cách căn bản hướng đi đích thực của dân tộc hôm nay và mai sau.
cố câu giờ chơi cờ bạc bịp :
Trả lờiXóaNhững kẻ cầm đầu đảng csVN đang bàn mưu tính kế câu giờ được ngày nào thì tranh thủ vơ vét ngày ấy. Chứ họ cũng biết là đã lấy việc "mất nước còn hơn mất đảng" thì chẳng trước thì sau rồi cũng sẽ bị nhân dân tru di tam tộc bọn cầm đầu đảng csVN thôi. Đã lòi cái bản chất lưu manh cướp quyền bất chính, cai trị tàn bạo, bán nước buôn dân ra rồi thì còn cãi gì được nữa, lừa bịp được mấy người nữa?. giờ chỉ hô "giữ ổn định"(câu giờ) để "phát triển?"(vơ vét cho đầy túi) trước khi ván cờ bạc bịp XHCN phải giải tán.
Lù A Sếnh- cựu binh QK2
Năm xưa,nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho Triều Tiên và Trung cộng không thể "giải phóng" Nam Hàn là do người dân nước họ không bao giờ thoả hiệp với cộng sản.
Trả lờiXóaNếu sống trong 1 chế độ CS như LX, TQ thì có lẽ nhiều người dân VN cũng rán nhẩn nhịn cúi đầu tìm sự bình an cho cuộc sống .
Trả lờiXóaTuy nhiên chế độ CS tại VN thì đặc biệt kinh hoàng . Quá rõ ràng , dứt khoát đưa đến kết quả mất nước , đồng hoá , diệt tộc , không còn nghi ngờ gì nữa , bao nhiêu chứng cớ rõ ràng Tàu đang nuốt dần đất nước VN với sự tiếp tay của cơ chế này .
Cho dù biết chính quyền đã đồng ý nhờ quân đội TQ sẳn sàng đem quân tràn vào VN đàn áp dân phản kháng , họ sẳn sàng giết hàng triệu dân VN . Dầu rằng biết quân đội nhân dân VN anh hùng được chỉ huy bởi những người tuân lệnh TQ , cũng sẳng sàng ra lệnh bắn dân yêu nước .
Nhưng , tuyệt đối ! ! ! cho dù có chết 1000 lần , vẫn có vô số người dân VN sẳn sàng chấp nhận .
Dân tộc VN đã có truyền thống chống ngoại xâm từ ngàn năm . Tổ tiên đã đổ biết bao nhiêu xương máu . Tiền nhân đã răn dạy con cháu phải gìn giử nước hằng bao thế hệ . Chỉ có những người là công cụ vô tri vô giác bảo vệ lý thuyết vô thần mới không biết tổ tiên , ông bà , họ sẳn sàng bắn dân , họ tưởng như Mao : súng là quyền lực tuyệt đối . Họ không nghĩ cha mẹ đẻ ra họ là dân , súng họ cầm là do tiền dân , cơm áo cuộc sống của họ là từ tiền dân , rốt cùng khi đất nước bị Tàu đồng hoá , dân học tiếng Tàu quên đi chử Việt thì sinh mạng của họ , con cái , dòng họ của những người vô tri này sẽ trở thành cát bụi vì Tàu không bao giờ đối xử tốt với những người phản bội lại tổ quốc của chính họ , cho dù họ thề tuyệt đối trung thành với ông chủ Tàu .
Vấn đề cốt lõi cộng sản là tiền tiền tiền...tiêu tiền người khác
Trả lờiXóaNgoài thủ đoạn dùng "bạo lực" nhằm gieo rắc nỗi sợ, "tẩy não" nhằm làm cho nhận thức con người bị phụ thuộc,các chính quyền CS còn rất coi trọng tuyên truyền dối trá, lừa phỉnh,xuyên tạc sự thật nhằm tự ca ngợi và bôi nhọ mọi sự chống đối của nhân dân.
Trả lờiXóaLần này ,nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa vượt qua nỗi sợ; chọn đúng mục tiêu và hình thức đấu tranh khiến cho cả bộ máy chuyên chính vô sản VN từ Tỉnh đến TW lúng túng,khó xử.Các cơ quan truyền thông không dám đưa tin; QĐ, CA phải rút lui...đó là điều chưa từng xảy ra. Bài học ở đây là : nếu ít người tham gia xuống đường hoặc manh động bạo lực thì sẽ bị đàn áp dã man; nhưng nếu hàng ngàn, vạn, thậm chí hàng triệu người xuống đường bất bạo động đòi quyền sống trong môi trường trong sạch,xã hội dân chủ, công bằng v.v thì cái gọi là Đảng CS VN sẽ sụp đổ ,mở ra một kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Bản chất của bọn Việt gian bán nước không bao giờ thay đổi, dù chúng ở thời đại nào. Từ Trần Ích Tắc đến Le Chiêu Thống cho đến Nguyễn Văn Thiệu và sau đó...Tất cả chúng nó đều có chung một đặc tính: Phản Dân, Phản Quốc tới cùng, không bao giờ biết ăn năn hối cải!
Trả lờiXóaCòm này hình như của Công sơn trốn trại Trâu quì thì phải.
XóaKhông. Còm này chửi bọn tham nhũng mà!
XóaĐừng nói "Cảnh sát cơ động bỏ chạy". Đừng nói "quân đội cởi quân phục bỏ chạy".Nói như thế là không đúng bản chất vấn đề. Các anh ấy ủng hộ nhân dân đấy. Ủng hộ bằng cách không đàn áp người biểu tình.
Trả lờiXóaTôi cam đoan rằng Công an, Quân đội, Cảnh sát, Dư luận viên, kể cả bọn xã hội đen, lưu manh...sống trên đất nước Việt Nam này ai cũng căm ghét formosa cả.
Formosa phải cút khỏi Việt Nam.
QUYỀN BẤT TUÂN THƯỢNG LỆNH CỦA NGƯỜI CHIẾN SỸ:
XóaKhi học Sỹ quan, chúng tôi thường thảo luận về HIỆU LỰC ĐỐI VỚI MỆNH LỆNH CỦA NGƯỜI CHỈ HUY.
Và thống nhất kết luận là MỆNH LỆNH CỦA NGƯỜI CHỈ HUY QUÂN ĐỘI CHỈ CÓ HIỆU LỰC KHI VÀ CHỈ KHI NÓ XUẤT PHÁT TỪ MỤC ĐÍCH BẢO VỆ TỔ QUỐC, BẢO VỆ DÂN TỘC, BẢO VỆ NHÂN DÂN, CHỨ KHÔNG THỂ BUỘC NGƯỜI CHIẾN SỸ PHẢI PHỤC TÙNG ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO MỘT CÁ NHÂN NÀO, MỘT TỔ CHỨC PHE NHÓM (ĐẢNG PHÁI) NÀO.- Người chiến sỹ hãy nhìn vào mục đích hành động của cái mệnh lệnh đó mà có quyền chấp hành phục tùng hay không phải chấp hành phục tùng đối với mệnh lệnh của người chỉ huy phát ra.
Việc bỏ chạy của chiến sỹ cảnh sát cơ động là hoàn toàn đúng đắn, bởi họ đã nhận thức đúng đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa; họ không thể biến mình thành công cụ để đàn áp chống lại quyền con người đấu tranh ôn hòa mà bảo vệ cho một thiểu số cầm đầu đảng tham nhũng làm tay sai cho Tàu cộng cướp nước chống lại dân tộc, chống lại người dân đã đóng thuế nuôi mình- vì làm như vậy là tội ác.
CB-BTTM
bọn xanh từ đít đến mặt ngõ mỏng manh thảm hại quá, co cụm một động như vậy chắc chết quá, không vì hỏa công thì cũng bộc phát. hãy quay về với bà con, ko fo mang xã vẫn sống khỏe, có fo mãng xà chắc chết ba đời, diệt vong luôn các con heo ăn cám dạng hi.
Trả lờiXóaCộng sản càng đàn áp người dân chúng càng tự bước tới mấm mồ đợi chúng nhanh hơn!!! Thời kỳ sợ hãi đã qua,gông cùm và lũ chó săn công an của đảng đã mất thiêng.giờ là thời cơ của toàn thể dân tộc Việt nam vùng đứng lên để tự giải phóng mình thoát khỏi vũng bùn tanh hôi xã hội chủ nghĩa dưới sựcai tri tàn bạo của đảng súc vật cộng sản việt nam mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ đa nguyên xây dựng xã hội dựa trên những giá trị nhân bản,pháp trị,bảo vệ mọi quyền lợi và giá trị nhân phẩm của con người.xoá bỏ tận gốc độc tài công an trị!!!
Trả lờiXóaĐến Hít Le chẳng sống nổi thì cs Việt Nam nho nhe làm gì hả chúng mày. Không gifcanr được sức mạnh dân toocj mtj khi biết đoàn kết lại. Dậy mà đi đồng bào ơi!
Trả lờiXóaKhi tà quyền đã lòi bộ mặt xấu xa thì ai còn sợ bọn chúng nữa?
Trả lờiXóaHàng ngàn đồng bào Quỳnh Lưu, Kỳ Anh biểu tình và kiện Formosa là bước tiếp truyền thống chống Pháp của phong trào "xô viết Nghệ Tĩnh" năm 1930 1931. Hình ảnh các chiến sỹ công an, quân đội cởi bỏ quân phục không đàn áp nhân dân là tín hiệu đáng mừng. Bởi cuộc biểu tình có tính chính nghĩa , đáp ứng đúng ý chí nguyện vọng của nhân dân đã thức tỉnh lương tri và bổn phận của người lính . Người lính là con em của nhân dân và chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Mong rằng các anh em binh lính trong lực lượng vũ trang ( quân đội và cảnh sát)hãy tỉnh táo, sáng suốt trước sự tuyên truyền giả dối và đe dọa của cấp trên. Hãy đứng về phía chính nghĩa, về phía Nhân dân bảo vệ biển, trời và lãnh thổ Tổ quốc và cuộc sống bình yên của hơn 90 triệu đồng bào VN. Bè lũ Formosa cút khỏi VN!
Trả lờiXóaOBAMA đột xuất đến VN- tự đi bằng thuyền mủng trên đường Sài gòn ngập nước:
Trả lờiXóahttps://xuandienhannom.blogspo...
Quá kính nể "bọn giặc Mỹ"- hay đó mới là đảng cs Thực?
Đầu hàng dân đi bọn độc tài bán nước ! hãy láy gương Gaddafi,Hussein,Hitler ... mà học tập !
Trả lờiXóaTôi là thằng DLV lâu năm. nhưng hiện giờ tôi trở về với vợ con- Vì tôi thấy rõ bản chất của CS- Cuối cùng thì tôi phản bội dân tộc. Tôi đem cái thân này phục vụ cho bọn nó thì giờ mới hiểu là mình bị lừa!Nó dụ dỗ tôi. cái tôi làm con tốt con thì chúng nó hướng- Này vô tội chết. con tôi hư hỏng con tôi thì thân tàn ma dại .chứng chỉ cho tôi hướng 1.260.000đ/tháng- Đất nước mặt dân .tôi hối hận quá
Trả lờiXóaChính nghĩa và công lý cho"phản động"sức mạnh mà không sợ tù đày, hy sinh:
Trả lờiXóaĐÃ KHI NÀO BAN TỰ HỎI: TẠI SAO TRƯỚC TRONG VÀ SAU SỰ ĐÀN ÁP MAN RỢ, SỰ GIAM CẦM TRA TẤN TÀN BẠO,NHỮNG THỦ ĐOẠN MƯU HÈN KẾ BẨN TRIỆT ĐƯỜNG SỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẤU TRANH VÌ QUYỀN CON NGƯỜI, VÌ TỰ DO DÂN CHỦ, VÌ CHỐNG ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ BÁN NƯỚC TAY SAI TÀU, VÌ CHỐNG TÀU CƯỚP NƯỚC MÀ BỌN CẦM QUYỀN CSVN KHÔNG THỂ ĐÁNH GỤC ĐƯỢC Ý CHÍ CỦA HỌ: VỪA RA TÙ LẠI ĐẤU TRANH NGAY VÀ MẠNH MẼ HƠN (Ví dụ Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Cấn Thị Thêu, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Viết Dũng....)?
VÌ TẤT CẢ HỌ ĐÃ DẤN THÂN, XẢ THÂN VÌ MỤC ĐÍCH HẾT SỨC CAO ĐẸP: VÌ DÂN TỘC.
Chống đối đảng và nhà nước csvn Một kẻ cướp quyền và giữ quyền bất chính- một nhà nước độc tài do đảng csvn toàn trị làm tay sai cho TQ, một chế độ bán nước hại dân như csVN thì Đó là một việc làm cao đẹp vì nó chính nghĩa, nó vì dân tộc, vì tương lai của giống nòi VN.
Hạnh phúc thay và vinh quang thay cho những người đã mạnh dạn dấn thân và xả thân đi đầu trong cuộc đấu tranh cho việc lật đổ ách thống trị bất nhân tàn bạo độc ác của đảng và nhà nước csVN đối với dân tộc này..
Điều này lý giải: tại sao tất cả những nhà đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ, chống độc tài đảng cs toàn trị, chống csVN bán nước và Tàu cộng cướp nước dù bị đánh đập, bị khủng bố, bị giam cầm, bị thủ tiêu.... nhưng không đe dọa được những người dấu tranh còn lại, còn đối với bản thân những người bị hành hung đe dọa, bị thủ tiêu, bị giam cầm, bị triệt đường sống... thì họ cũng không phải vì thế mà bỏ cuộc, không thể đánh gục được ý chí của họ vì họ có chính nghĩa, có công lý, có sự ủng hộ của dân tộc và loài người tiến bộ trên khắp thế giới- vì thế, những hành động đàn áp bắt bớ giam cầm của nhà cầm quyền cs đối với họ đã không những không thể dập tắt được ý chí đấu tranh của họ, mà sau khi ra tù họ lại tiếp tục vững vàng hơn, đấu tranh mạnh mẽ hơn.,
Khi nào bọn csVN theo tàu sẽ sụp đổ? Tôi nghĩ rằng đó là khi những người tham gia bình luận ở đây viết rõ tên họ của mình mà không là nặc danh.Ban tuyên giáo của đảng cs VN đã ra lệnh cho HNSSK khai trừ tôi ra khỏi hội. Đó là vì tôi dám nhận lời mời của các vị dân biểu Hoa Kì sang điều trần ở quốc hội Mỹ. Họ không chịu được khi tôi nói họ vi phạm nhân quyền. Các anh chị lên án chế độ độc tài thì nên ghi rõ tên họ mình. Còn giấu tên có khác gì chửi lén? Tính tôi hay nói thẳng. Thủ tướng tôi cũng chả sợ. Mong các vị không nổi giận.
Trả lờiXóa