Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng
GDP chín tháng đầu năm 2016 ước đạt 5,93%. Với kết quả này, mục tiêu tăng
trưởng kinh tế cả năm 2016 đạt 6,7% gần như chắc chắn là không đạt.
Có lẽ Chính phủ đã nhận thức được điều này nên chỉ đưa
ra quyết tâm phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,3-6,5%. Như Thủ tướng phát biểu,
ngay cả mục tiêu này cũng vẫn là cao và khó bởi để đạt được mục tiêu này thì
tăng trưởng quí 4 phải ở mức 7,1-7,3%, tức cao hơn hơn cả mức tăng 7,01% trong
quí 4 năm ngoái.
Giống như các năm trước, việc điều chỉnh mục tiêu tăng
trưởng GDP lần này một lần nữa cho thấy, mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm mà
Quốc hội đặt ra cho Chính phủ chỉ nên coi là một dự báo tham khảo để xây dựng
một số kế hoạch về ngân sách và đầu tư hơn là một mục tiêu pháp lệnh phải phấn
đấu để đạt được.
Việc coi tăng trưởng GDP như là một mục tiêu pháp lệnh
là di sản của thời kế hoạch hóa tập trung cũng như não trạng kiểm soát tổng
cầu. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như mong muốn thì Chính phủ
phải có khả năng kiểm soát được các cấu phần của tổng cầu như đầu tư của khu
vực nhà nước và tư nhân, chi tiêu của khu vực nhà nước và tư nhân, giá trị xuất
nhập khẩu. Khi khu vực kinh tế nhà nước ngày càng thu hẹp thì rõ ràng khả năng
Chính phủ kiểm soát các cấu phần này của tổng cầu càng giảm. Đó là lý do vì sao
mục tiêu tăng trưởng GDP và kết quả thực tế đạt được luôn khác nhau đáng kể
trong những năm gần đây.
Trong nền kinh tế thị trường, các chỉ số như tăng
trưởng GDP, tăng trưởng sản lượng của các ngành, mức đầu tư ngoài ngân sách, tỷ
giá… là các chỉ số được hình thành bởi quyết định của hàng chục triệu người.
Chính phủ không có đủ quyền lực, năng lực, và phương tiện để kiểm soát các
quyết định của người dân nên việc đặt ra một con số nào đó làm mục tiêu cho
Chính phủ phấn đấu hoàn thành là một hành động duy ý chí chứ không phải duy lý.
Vì lẽ đó, Chính phủ nên tập trung đưa ra các mục tiêu
phấn đấu mà mình có khả năng kiểm soát, chẳng hạn các chỉ tiêu tài khóa như chi
thường xuyên, thâm hụt ngân sách, nợ công và các chỉ tiêu tiền tệ như các chỉ
tiêu về lạm phát mục tiêu, dự trữ ngoại hối. Việc xây dựng quy tắc cũng như
thiết lập ngưỡng đạt được cho các chỉ tiêu này sẽ góp phần giúp cho môi trường
vĩ mô của nền kinh tế được ổn định, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế xây
dựng các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh các mục tiêu tài khóa và tiền tệ, Chính phủ
có thể xây dựng các mục tiêu liên quan đến cải cách năng lực điều hành của
Chính phủ như cắt giảm biên chế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ các
thủ tục và quy định hành chính cản trở doanh nghiệp và người dân để cải thiện
môi trường kinh doanh…
Nếu những mục tiêu tài khóa, tiền tệ, và cải cách thể
chế này được Chính phủ đặt ra, theo đuổi và hoàn thành thì đầu tư và tiêu dùng
tư nhân sẽ tăng, giá trị xuất khẩu cũng sẽ được cải thiện và tổng hợp lại sẽ
thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Đấy chính là những ảnh hưởng tích cực
nhưng gián tiếp của Chính phủ vào hành vi của các chủ thể kinh tế, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng nói chung.
(Theo
Đinh Tuấn Minh/TBKTSG)
-------------
Bán đất cho Tàu theo phuhwowng châm: Bán, Bán nữa và bán mãi" kiểu Học, học nữa và học mãi
Trả lờiXóaChào Chú Phỉnh đỉnh cao muôn chượng!
Trả lờiXóaVẫn những con người ấy, vẫn bộ máy ấy, không ảo tưởng hy vọng gì tốt đẹp hơn, chỉ ngày một tồi tệ hơn
Trả lờiXóaThôi thì thông cảm cho ông Thủ tướng, hâm mộ hình ảnh Obama ăn bún chae, ông cũng đi ăn phở bình dân và uống bia 8000. Thôi không có miếng thì cũng cố có cái tiếng????
Trả lờiXóaTăng trưởng bao nhiêu thì cũng âm thôi.
Đọc hay quá... nhưng hình như giọng văn này có từ thời 3X mần tưởng thú
Trả lờiXóaLàm thì láo, báo cáo thì hay
Trả lờiXóa