Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Hình thành các đảng chính trị chuyên nghiệp: một đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện nay

* Ts. NGUYỄN THỊ TỪ HUY
Cuộc đấu tranh ở Việt Nam, cho đến lúc này, thiên về hướng chống lại những bất cập và yếu kém của hệ thống điều hành đất nước và xã hội; một số cá nhân và tổ chức nói rõ là chống lại chế độ độc đảng, nguyên nhân của các bất cập. Như đã có lần nói, điều này là hết sức cần thiết, và luôn luôn cần thiết.
Giờ đây, có lẽ đã đến lúc cần có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong tư duy của những người tranh đấu ở Việt Nam. Bên cạnh việc « chống » những sai lầm trong đường lối và chính sách lãnh đạo và những hậu quả của các sai lầm đó, cần đặt lên hàng đầu mục tiêu « xây dựng » một hệ thống chính trị có khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước.
Gần đây, nhiều người, thậm chí có cả những đảng viên đảng cộng sản vốn từng giữ những chức vụ cao cấp trong đảng như ông Vũ Ngọc Hoàng, đã nói đến khả năng sụp đổ của chế độ. Mặc dù cá nhân tôi, dựa trên các phân tích của mình, không có sự lạc quan về viễn cảnh thay đổi chế độ trong tương lai gần, nhưng tôi thấy các lý lẽ và bằng chứng (của những người đưa ra dự báo về khả năng sụp đổ của chế độ độc đảng) là đúng và có sức thuyết phục. Sức thuyết phục của các lý lẽ đó càng được củng cố khi mà người dân (định nghĩa về « người dân » của tôi là : những người không đứng trong hàng ngũ lãnh đạo thì đều được gọi là « dân », dù đó là trí thức, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, thương gia, tiểu thương,hay các tầng lớp khác trong xã hội) càng ngày càng cung cấp nhiều bằng chứng về ý thức đạo lý của họ, về khát vọng sống và khả năng vượt qua nỗi sợ của họ.
Cũng vì thế mà chúng ta phải đối diện với câu hỏi này : nếu, vào một ngày nào đó, những cảnh báo về sự sụp đổ của chế độ trở thành hiện thực, thì lúc đó chúng ta sẽ phải làm như thế nào, chúng ta sẽ làm gì để có thể thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ dân chủ, chứ không lặp lại bi kịch lịch sử mà hiện nay chúng ta đang nếm trải : thay thế độc tài phong kiến bằng độc tài cộng sản ?
Hoặc đặt câu hỏi theo một cách khác : nếu giả sử chế độ này sụp đổ, chúng ta sẽ phải làm những gì cụ thể để khắc phục các hậu quả của nó ? Và kiến tạo một xã hội tương lai như thế nào ?
Câu hỏi này, các cá nhân không trả lời được. Các tổ chức xã hội dân sự cũng không trả lời được.
Vậy ai có thể trả lời câu hỏi ấy ? Đó chỉ có thể là các đảng chính trị chuyên nghiệp. Chỉ có các đảng chính trị chuyên nghiệp, với các chương trình hành động, ngắn hạn cũng như dài hạn, mới có thể đưa ra các đáp án cho việc giải quyết các hậu quả hiện nay và  kiến tạo một Việt Nam dân chủ.
Từ lâu nhiều người đã nhìn thấy vai trò của các đảng phái chính trị ngoài cộng sản đối với vận mệnh quốc gia. Trong đó có ông Lê Trung Tĩnh, người đã viết một bài để nêu lên sự cần thiết của các tổ chức lãnh đạo và chính trị mới ở Việt Nam, đăng trên trang BBC Việt ngữ, ngày 10/1/2016. Tôi rất đồng ý với cách đặt vấn đề của Lê Trung Tĩnh, mà tôi trích lại nguyên văn ở đây : « Những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam nên nhận lấy trách nhiệm cũng như tên gọi của những nhà hoạt động chính trị, và tiến đến thành lập những đảng phái chính trị cho Việt Nam. Bằng cách đó, họ một mặt đấu tranh cho dân chủ, một mặt tập hợp được sự ủng hộ của người dân vì đã cho người dân cơ hội thấy rõ những lựa chọn chính trị trong tương lai. Ngoài ra việc tự tin nhận trách nhiệm như những người lãnh đạo hay hoạt động chính trị cho họ một tiếng nói đối lập rõ ràng, những kinh nghiệm tổ chức quý giá, và giúp họ phê phán hay tìm cách giải quyết vấn đề của Việt Nam khi được bầu chọn thành những lãnh đạo trong tương lai. »
Vấn đề là ở Việt Nam hiện nay không có một đảng chính trị chuyên nghiệp nào ngoài đảng cộng sản, mặc dầu Hiến pháp là luật pháp không hề (và không thể) cấm việc thành lập đảng. Có tồn tại một số đảng, nhưng hoàn toàn không chuyên nghiệp, và người ta cũng không biết mục tiêu chính trị và chương trình chính trị của các đảng ấy là gì.
Nhiều người lo lắng rằng khi chế độ này sụp đổ Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Những người này không phải là không có lý của họ, bởi vì họ không hình dung được xã hội sẽ như thế nào, và liệu có xuất hiện một hình thái độc tài khác hay không.
Những lo lắng này sẽ được giải toả khi ở Việt Nam hình thành được một số đảng, hoặc ít nhất là một đảng chính trị chuyên nghiệp đối lập với đảng cộng sản ; những đảng có khả năng đưa ra một mô hình xã hội ổn định hơn, phát triển hơn, và các quyền con người được đảm bảo hơn xã hội hiện nay. Thực ra chỉ số tối thiểu để đo một chế độ xem nó có dân chủ hay không chính là ở chỗ trong chế độ ấy phải có sự hiện diện của các đảng chính trị đối lập. Như truyền thống phương Tây là các đảng cánh tả và các đảng cánh hữu. Thậm chí ở Việt Nam thời thuộc địa cũng đã có vô số đảng, mặc dù lúc đó không thể nói là Việt Nam có chế độ dân chủ.
Khi có các đảng chính trị mới ra đời ở Việt Nam, thiết tưởng tất cả chúng ta đã hiểu rằng chúng ta cần tham gia và ủng hộ các đảng đó, dĩ nhiên, với điều kiện là các đảng ấy phải thuyết phục được chúng ta bằng mục đích chính trị và chương trình chính trị của họ.
Mục đích chính trị và chương trình hành động là những gì làm nên định nghĩa về một đảng chính trị.
Dĩ nhiên, nếu một đảng chính trị mới mà lấy việc chống đảng cộng sản làm mục đích chính trị của mình thì đảng ấy khó lòng thu phục người dân, bởi vì người dân sẽ e sợ rằng đảng ấy chống cộng sản để rồi lại lập ra một chính thể khác mà về mức độ độc tài vẫn có thể y chang như chính thể cộng sản.
Việc đưa ra một mô hình xã hội và những chương trình hành động cụ thể để xây dựng nên mô hình xã hội ấy là một điều không đơn giản, đòi hỏi phải có những chính trị gia chuyên nghiệp được đào tạo (hoặc tự đào tạo) để có khả năng làm chính trị một cách chuyên nghiệp trong bối cảnh của thế giới đương đại.
Sự tồn tại và phát triển của Việt Nam đòi hỏi hai điều: thứ nhất, phải hình thành được một tầng lớp chính trị gia chuyên nghiệp như đã nói trên đây ; và thứ hai, người dân phải ủng hộ những người ấy khi họ xuất hiện, hoặc là chọn lấy một trong số các gương mặt đã xuất hiện và ủng hộ họ để đưa họ vào vị thế của một chính trị gia chuyên nghiệp (điều mà người Miến điện đã làm khi tạo ra chính trị gia Aung San Suu Kyi). Cả hai điều kiện ấy đều thiết yếu như nhau.
Nguyễn Thị Từ Huy/Blog RFA
------------

20 nhận xét:

  1. đcsVN cứ sụp đi đã. Rồi tính sau. Sẽ không có đảng nào xấu hơn đcsVN đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kể cả' "Việt Tân"(nếu có) thì chắc chắn cũng không thể lưu manh đồi bại và đểu cáng như đảng csVN.
      Tôi sẽ tham gia một đảng nào đó (nhưng chác chắn không phải là cs) nhưng đảng đó phải là đảng ghét trung quốc, tôn trọng nhân quyền, đặt dân tộc và quốc gia VN lên trên quyền lợi ích kỷ của đảng và đảng đó phải lấy tiêu chí cạnh tranh bằng bầu chọn của người dân, chứ không lừa bịp bằng những khẩu hiệu"giải phóng dân tộc";"chống xâm lược";"xóa bất công" bằng súng ống và bắn giết, thủ tiêu...để cướp quyền cai trị cho đảng.
      Cựu binh Diệt Tàu cộng 1979, dân Phú Thọ

      Xóa
  2. Khi đcsV biến đi, theo tôi, ít nhất nên có 2 đảng Dân Chủ vả Xã Hội hình thành, tạo nên không khí đa nguyên.

    Trả lờiXóa
  3. HIỆN NAY NÓ ĐÃ THỐI NÁT, HƯ HỎNG THÌ PHẢI THAY ĐỔI, MẶC DÙ CHƯA BIẾT RA SAO NHƯNG PHẢI THAY ĐỔI.

    Trả lờiXóa
  4. Thời Bác Trần Độ , Trần Xuân Bách và nhiều Người Tiến bộ khác vì Dân vì Nước đã thấy Ưu Việt của đa Đảng rồi . Song chỉ những Người ngu dốt muốn ngồi mát ăn đểu mới không thích , làm cho Đất nước trở thành toàn nhiễu nhương . cha truyền con nối gia đình trị theo hệ thống Đảng trị Nhân Dân không trọn đươc Người có Đức có Tài như mong muốn .
    Cứ nhìn các nước Tiến Bộ Văn Minh Bầu cử mà thèm .còn bầu cử ở nước mình là trò hề bởi những Người được Đảng cử không biết mắc cỡ .

    Trả lờiXóa
  5. Các bác cư nằm mơ giữa ban ngày!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế sao mấy bạn Vẹm cứ gào thét: "Đêm qua em mơ gặp bác Hù"?
      Có ước mơ để thực hiện chứ?
      Thằng 1626 cứ nói làm xàm, ngu vãi!

      Xóa
  6. Kịch bản gần gũi dễ làm nhất là tái hôi 3 đảng thời cụ Hồ : CS, Dân chủ và xã hội-Thưa TS Từ Huy !? Dân VN sẽ dễ dàng chấp nhận và cũng sẽ là lối thoát cho đảng cầm quyền, nhưng kì này sẽ là các đảng đối lập thật sự. Đó là cái khó và cũng là cơ hội tồn tại cho đảng CS ???

    Trả lờiXóa
  7. Có cạnh tranh có phát triển, đảng chính trị là tổ chức đại diện cho quyền lợi của công dân ủng hộ nó. Khi đó công dân có quyền tham gia ủng hộ đảng nào đem lại nhiều quyền lợi cho họ nhất. Đảng nào nói dc làm dc sẽ dc dân ủng hộ. Quyền dân chủ từ đó mới có cơ sở để hình thành và phát triển. Chúng ta đang cần một Nguyễn huệ khi mà Lê chiêu thống đang....

    Trả lờiXóa
  8. Đa nguyên đa đảng là ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC PHẢI LÀM,PHẢI THEO TRIỆT ĐỂ - NẾU KHÔNG SẼ BỊ TIÊU DIỆT,SẼ BỊ BÁNH XE LỊCH SỬ NGHIỀN NÁT !

    Trả lờiXóa
  9. Đảng súc vật việt cộng từ ngày được thằng rửa chén lay nhà xí cho tây nhập về đã gây ra bao bất hạnh cho dân tộc làm băng hoại đạo đức nhân tâm,làm đảo điên xã hội,tàn phá nghiêm trọng đất nước,môi trường Việt nam ngày nay nguy hiểm nhất thế giới khắp cả nước đâu đâu cũng ô nhiễm nghiêm trọng cá tôm chết trắng sông hồ trắng biển,động thực vật bị huỷ diệt đến tuyệt chủng.con người đối xử với nhau như cầm thú bọn quan chức thú vật không còn chút tính người tham lam vơ vét: ăn không từ cái gì của dân" lời thị doan.nạn buôn quan bán chức hối lộ tràn lan,nạn bảo kê tội phạm làm luật ăn chặn của dân .... Những tội ác của cộng sản thật không giấy mực nào tả xiết. Và để có một xã hội dân sự tốt chúng ta phải có một chuẩn bị từ hôm nay mọi người, tổ chức đảng phái hãy hoc tập tấm gương đạo đức của Đức cha Đặng Hữu Nam Ngài đấu tranh bất bạo động dù bị bọn khuyển công an theo lệnh tên bộ trưởng tô lâm tức lâm điện hèn hạ hành hung nhưng Đức cha vẫn xử sự rất tình người vẫn cầu cho chúng và vợ con chúng được sống trong tình yêu của Thiên Chúa...có thế ta mới ngăn được một cuộc tắm máu không cần thiết ngày chế độ quái thai này sụp đổ!!!

    Trả lờiXóa
  10. Nội dung bài viết đề cập đến rất nghiêm túc.Thà rằng đa đảng nhưng cạnh tranh dân chủ lành mạnh còn hơn là độc đảng nhưng chia bè,kéo cánh lo đấu đá nhau để tranh giành quyền lưc,lo giữ ghế,lo thu vén tham nhũng chứ không lo cho đời sống của nhân dân.Cách mạng là thay cái cũ băng cai mới tiến bộ hơn.chứ thay chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài tinh vi hiện đại nham hiểm hơn thì dân chỉ càng đau khổ hơn mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Rất đồng ý với nhận định của TS Nguyễn Thị Từ Huy: „Chỉ có các đảng chính trị chuyên nghiệp, với các chương trình hành động, ngắn hạn cũng như dài hạn, mới có thể đưa ra các đáp án cho việc giải quyết các hậu quả hiện nay và kiến tạo một Việt Nam dân chủ”. Đây cũng là nhận thức của nhiều người quan tâm tới tương lai của nước nhà. Tuy nhiên, câu hỏi bây giờ là làm thế nào để các đảng chính trị chuyên nghiệp có thể xuất hiên và hoạt động trong môi trường hiện tại ở Việt Nam khi mà đảng cộng sản và nhà nước của nó đàn áp khốc liệt tẫt cả các mầm mống đối lập.

    Trả lờiXóa
  12. Các bác nên hình thành dần đi cho chúng em đăng ký với

    Trả lờiXóa
  13. Gì thì gì, tôi không thể chấp nhận Việt Tân. Nhóm này ở nước ngoài, không hiểu biết gì về dân tộc và đất nước, lại tranh ăn nhau trong các vụ gây quý. Tôi xem một số bài báo "lề trái" nói rất rõ tổ chức này: Mới hình thành mà đã thối nát lắm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác 118:30 này dễ mắc lừa cs lắm:
      Việt Tân từ sau khi những người sáng lập bị bắt và bị giêt, thì bị các tổ chức tình báo ngoại vi của csVN mua chuộc biến thành chim mồi để nhử những người đấu tranh trong nước tham gia vào đó mà chỉ điểm, bắt giam.
      Điều này lý giải tại sao L/s Lê Thị Công Nhân và một vài người mới tham gia Việt Tân đã bị csVN bắt ngay. và nếu là Việt Tân theo nghĩa của cs, thì Việt Tân phải khủng bố cs trước tiên. Nhưng thực tế suốt hàng gần 2 chục năm nay, Việt Tân chưa gây ra được một vụ "khủng bố" diệt được một tên cs nào?
      Vì vậy, Việt Tân hiện nay chính là csVN trá hình.
      (Cựu nhân viên Cục 2-BQP)

      Xóa
    2. Nên chấp nhận nó là một trong các đảng cạnh tranh với đcsV đi. Và hãy tìm cách để nó không thể là bọn xấu mới.
      Hãy tỉnh táo, đừng né tránh vấn đề.

      Xóa
    3. Bác có quyền chọn cho mình nhóm này nhóm nọ, đảng nào thối nát thì đừng theo(đa dạng hóa mà). Mình cho đúng chưa chắc người khác thấy đúng.

      Xóa
  14. ba loại hình chuyển thể như Cồng xã Pa ri + Cách mạng Đông âu + CM Myanma sẽ = kịch bản VN xoá bỏ nhất nguyên, dân chủ hoá thể chế . Phẫu thuật ung bướu khó tránh khỏi đau đớn nếu không gây mê !?

    Trả lờiXóa
  15. ba loại hình chuyển thể như Cồng xã Pa ri + Cách mạng Đông âu + CM Myanma sẽ Chia cho 3 sẽ là = kịch bản VN xoá bỏ nhất nguyên, dân chủ hoá thể chế . Phẫu thuật ung bướu khó tránh khỏi đau đớn nếu không gây mê !?

    Trả lờiXóa