Tượng đài Lý Thái Tổ tại Hà Nội. |
Không hiểu sao, cứ đến tháng 10, tháng Hà Nội kỷ niệm
ngày giải phóng thủ đô, tôi lại nghĩ đến kinh thành Thăng Long ngàn năm, nghĩ
đến “ Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn. Và mỗi lần đọc “Chiếu dời
đô”, tôi lại nghĩ đến triết lý cái sâu xa của bậc tiền nhân.
“Trên
cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì
thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Hơn mười thế
kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng, câu nói
trên của Lý Công Uẩn trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá
trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta.
Chẳng phải những năm kháng chiến chống thực
dân, đế quốc, giành độc lập cho tổ quốc, chúng ta đã vâng mệnh trời
và theo ý dân nên được trời đất và nhân dân ủng hộ, kháng chiến đã
thành công đó sao!
Thế nhưng, sau đó có những thời điểm chúng ta
đã coi thường mệnh trời và ý dân, kết quả ra sao thì ai cũng rõ.
Mệnh trời phải chăng là quy luật tự nhiên? trời
sinh ra muôn loài, không có loài nào đáng phải tuyệt diệt. Trời sinh
ra sông biển, sông phải chảy, biển phải có lúc vơi, lúc đầy. Có
nắng, có mưa, đêm ngày tuần hoàn, thay đổi.
Không làm theo mệnh trời là không làm theo quy
luật tự nhiên, là phá vỡ thế cân bằng của trời đất, phá vỡ hệ sinh
thái tự nhiên ,dẫn đến việc phá vỡ tầng ô dôn mà ta vẫn thường nói…
Có một thời, ta làm theo ý chí, bất chấp quy
luật tự nhiên, cái mà ta thường gọi là ý chí luận. Ta phá rừng, ta
phá chùa, ta săn bắt thú rừng, làm phá vỡ sinh thái, kết quả là lũ
lụt tàn hại, rồi hạn hán, mất mùa, nhiều nơi điêu đứng.
Có một thời ta bất chấp các quy luật xã hội,
muốn triệt tiêu cái tôi bản thế, dẫn đến triệt tiêu động lực
làm giàu chân chính của người dân, muốn tất cả đều cào bằng, tất
cả đều là “Của chung”, là cái thời ta vẫn gọi là “Bình quân, bao cấp.”
Kết quả là đói ăn, thiếu mặc, nước nghèo, dân
khổ!
Công cuộc đổi mới thực ra là chúng ta đã nhận
thức được phần nào cái giá phải trả cho sự ấu trĩ, coi thường quy
luật tự nhiên, quy luật xã hội. Thực ra là chúng ta đã biết sợ mệnh
trời, biết được không làm theo ý dân là thế nào?! Cái giá phải trả
cho sự chủ quan, tùy tiện, cho tư duy bao cấp, ý chí luận!
Bây giờ, sau 30 năm đổi mới, đất nước có nhiều
thay đổi, nhưng không phải là chúng ta đã tuân thủ các quy luật tự
nhiên, quy luật xã hội một cách khoa học, một cách triệt để. Nhiều
việc chúng ta làm cũng chưa “Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo
ý dân” như đức Thái Tổ đã viết trong “Chiếu dời đô”.
Việc phát triển kinh tế theo chiều rộng,
dàn trải, để cho các nhà đầu tư vào nước ta với bất cứ giá nào… như nhiều nhà
khoa học đã lên tiếng trên nhiều diễn đàn đã tàn phá môi trường, làm tài
nguyên cạn kiệt. Một vụ VEDAN, một vụ Fomosa… Việc làm theo ý chí, mong
muốn chủ quan đã nảy sinh không chỉ một VINASHIN?!
Có thể kể ra nhiều việc khác nữa, về tàn phá
môi trường, về việc chưa làm theo ý nguyện chính đáng của người dân,
còn thiếu minh bạch, công khai từ đó nẩy sinh nạn tham nhũng, cửa
quyền dẫn đến kiện cáo, tranh chấp, làm xói mòn niềm tin trong dân
chúng…
Bởi vậy, người viết bài này thiển nghĩ, tất cả
chúng ta, nhất là những người lãnh đạo, quản lý cần đọc kỹ từng câu,
từng chữ “Chiếu dời đô”? để khi làm bất cứ việc gì có liên quan đến
nhân dân, đất nước, cũng nhất thiết “Trên cung kính mệnh trời, đưới
dựa theo ý dân”, cũng luôn tuân theo các quy luật của tự nhiên và xã hội, để
rồi “Nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”, chứ quyết không khư khư
cho rằng mình đúng. Có như vậy mới làm cho “Phúc nước lâu dài, phong
tục phồn thịnh”.
Mới thực sự thấm nhuần tư tưởng cao đẹp, luôn
luôn mới mẻ của các bậc tiền nhân.
Dương Kỳ Anh/VnN -TVN
------------
Trả lờiXóaGiã từ Quá khứ Chiến tranh : Từ Diều hâu thành Bồ câu Hòa bình
http://www.ouest-france.fr/sites/default/files/styles/image-640x360/public/2016/10/07/prix-nobel-juan-manuel-santos-irreductible-artisan-de-la-paix.jpg?itok=tal3_K8c
Giã từ vũ khí từ biệt Chiến tranh
Xung đột 52 năm Colombia tan tành !
Hàng trăm người chết hàng triệu ly tán
Từng Bộ trưởng Quốc phòng tay máu tanh
Nhưng lạc quan cổ vũ Hòa hợp Hòa giải
Uy tín cao được Dân ngợi ca chân thành
s2.lemde.fr/image2x/2016/10/09/534x0/5010739_6_27ff_le-president-juan-manuel-santos-le-7-octobre_2f3fb45d09bf1da0824391a25c319bcb.jpg
Từ chức Bộ trưởng lên nắm quyền Tổng thống
Diều hâu hóa thân Bồ câu trắng trời xanh
Giải Nobel Hòa bình 2016 về tay Tổng thống
Colombia giã từ vũ khí thôi đấu tranh
Tặng Giải Nobel tám triệu tiền Thụy Điển
Cho nạn nhân cuộc tương tàn ngập máu tanh
TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện
nhân nghe tin Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos
cho biết ông sẽ dành tặng toàn bộ số tiền thưởng giải
Nobel Hòa bình - tám triệu krona Thụy Điển (925.000
đôla) - cho các nạn nhân của xung đột 52 năm tại
Colombia
Đám hậu sinh khả ố giờ có "Chiếu mở rộng đô"
Trả lờiXóaNếu tác giả DKA thay những đại từ "ta","chúng ta" bằng chủ thể đích thực : "đcs" thì mới đúng bản chất của vấn đề.
Trả lờiXóaNếu tác giả nói như rứa giữa những buổi "tụ tập đông người" của đảng thì rất hợp.
Còn nếu nói với toàn dân Việt thì hơi bị lố bịch.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật,Dương Kỳ Anh cho răng thời gian gần đây đảng lãnh đạo còn nhiêu thiếu sot,mất lòng dân mà cứ quanh co không chịu nhận về mình,không công khai,minh bạch và phần nào mất dân chủ để dân phàn nàn kêu ca.Người lãnh đạo hãy nhìn vào lich sử,soi mình vào đó để học tiền nhân những thời kỳ đất nước thịnh vượng.
Trả lờiXóaMỗi khi IS đánh chiếm được vùng đất nào,chúng củng tuyên bố với dân vùng đó là đã...giải phóng vùng đó khỏi tay "đế quốc sài lang",giành "độc lập dân tộc" và mục tiêu hiện nay của chúng vẫn luôn là "thống nhất đất nước".
Trả lờiXóaHọc học nữa học mãi.... (lê văn lin)
Trả lờiXóaChén chén nữa chén mãi chén hết chén sạch...(rồng văn tiên)
Hà Nội "được" làm Thủ đô hơn một năm ( 2/9/1945-19/12/1946 ) bị Pháp chiếm 9 năm ( 19/12/1946- 10/10/1954 ) để rồi bị ĐCS chiếm từ nó đến nay. ( không khéo sắp thành Tỉnh lỵ của TQ ? )
Trả lờiXóaHà Nội trong sông là thành phố thuộc địa.
Trở về tên Thăng Long thì mới là Thủ đô độc lập
Hơn 10 thế kỷ nhưng tinh thần hồn cốt bản "chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ vẫn còn nguyên giá trị.Đó là "Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân.." . VN qua 30 năm đổi mới là đã biết tuân theo mệnh trời . Đó là quy luật kinh tế và XH không cho phép tư duy bảo thủ áp đặt ý chí máy móc" kế hoạch hóa nền kinh tế " mà phải là tuân theo " quy luật kinh tế thị trường" . Đó là thuận theo "ý dân" : Dân đói không thể sống bằng khẩu hiệu và quá khứ chiến thắng Mỹ. Phải bỏ cách điều hành cũ thay cách điều hành mới cho phù hợp với quy luật tự nhiện và XH mới có thể thành công. Nhưng trước sự tích lũy về lượng sau 30 năm nếu Đảng , Nhà nước không chuyển biến thay đổi về chính trị thì tiếp tục bị quy luật tự nhiên và XH đào thải . Hãy tiếp tục đổi mới toàn diện và đây là cuộc đổi mới lần thứ 2 ,mà VN cần phải xảy ra.
Trả lờiXóaMục tiêu hàng đầu của đảng và chính phủ ta là :LIẾM-LIẾM NỮA -LIẾM MÃI CÒN CÁI LAI QUẦN CŨNG LIÊM.;BÁN -BÁN NỮA -BAN MÃI -CÒN 1 ĐOẠN XƯƠNG KHÔ CŨNG BÁN ./
Trả lờiXóaTheo tôi dùng từ "Giải phóng Thủ đô" là không phù hợp. Muốn nói đến giải phóng thì phải có đánh nhau, bom rơi đạn nổ như Sài Gòn cuối tháng 4/1975 mới đúng. Còn Hà Nội thì do Pháp bàn giao cho Chính phủ Việt Nam theo quy định trong Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954. Tôi vẫn còn nhớ là trong lễ đón mừng Bác Hồ và Chính phủ về Thủ đô ngày 01/01/1955 dùng từ "tiếp quản Thủ đô Hà Nội" chứ không nói là giải phóng. Theo tôi lịch sử cần được tôn trọng, không nế sửa đổi tùy ý.
Trả lờiXóaMặc dù bác Dương kỳ Anh chỉ bóng gió chứ không dám nói thẳng thì đây là bài thứ 3 sau cám nhận Vũng Áng của bác Hải và Hà không còn Tĩnh của bác Hảo, là quá ít trong các văn nghệ sỹ lên tiếng thảm họa môi trường. Chẳng lẽ các bác đảng nuôi để đánh hù với đảng chứ không phải cho dân sao. Đảng khôn nuôi được các bác dù chỉ một ngày đâu nhé
Trả lờiXóa