Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Biểu tình Formosa: 'Bước tiến' của xã hội dân sự?

Cuộc biểu tình diễn ra tại cửa công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh
Nhà thờ là “một phần của xã hội dân sự”, và ông nói: “Suốt 6 - 7 tháng vừa qua họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cứu trợ, trợ giúp, cứu nạn cho người dân. Mà họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, huy động người dân trong các hoạt động tranh đấu ôn hòa, văn minh. Để có thể đạt được kết quả cuối cùng là bảo tồn không gian sinh sống của cả vùng".
Một nhà hoạt động nói cuộc biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh hôm 2/10 thể hiện “bước tiến” trong nhận thức của người dân muốn đấu tranh pháp lý.
Hàng ngàn người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.
Trong các clip quay từ hiện trường, ban đầu có xảy ra hiện tượng một số người ném đá, và cảnh sát cơ động có dùng dùi cui đánh vào đám đông. Tuy nhiên cuối cùng cuộc biểu tình diễn ra không có xô xát lớn.
Người dân trèo lên cổng công ty Formosa, căng băng-rôn viết những dòng chữ thể hiện sự phản đối và ra về.
Cuộc xuống đường xảy ra bốn tháng sau thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, được xác định nguyên nhân là do công ty Formosa gây ra.

"Bước tiến"
Nói với BBC Tiếng Việt từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người quan tâm diễn biến, nói ông “xúc động” khi quan sát cuộc biểu tình.
“Cuối cùng, sự việc diễn ra ôn hòa, người dân giữ được thái độ phi bạo lực và tránh xô xát với các lực lượng trị an ở đó. Nếu so với những năm trước đấy, đây là một bước tiến của việc tổ chức biểu tình tại địa phương. Đó cũng là sự trưởng thành trong nhận thức của người dân. Cũng chính người dân ở Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Anh cũng xúc tiến các hoạt động đấu tranh pháp lý. ”
“Người dân có xu hướng sử dụng phương pháp đấu tranh văn minh, ôn hòa. Năm 2014, tại địa phương này cũng đã diễn ra một cuộc bạo loạn đập phá máy móc gây thiệt hại cả người và của ở Formosa."
Nhiều người dân viết lên cổng công ty Formosa và cầm theo khẩu hiệu trong ngày Chủ Nhật 2/10
Trong một bài viết chia sẻ trên mạng xã hội, nhà hoạt động này viết về một “sai lầm của chính quyền” là “ngăn cản các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình giải quyết hậu quả thảm hoạ".
“Không một chính quyền nào đủ sức phát hiện và giải quyết tất cả các vấn đề của người dân trong cuộc thảm hoạ. Chỉ có hàng ngàn nhóm dân sự khác nhau, len lỏi vào từng cộng đồng nhỏ trong vùng thảm hoạ, đáp ứng những nhu cầu thiết thân của từng nhóm dân: ngư dân, phụ nữ, học sinh, tiểu thương, thanh niên...mới có thể giúp xả hơi các bức xúc xã hội."
“Đằng này, với các NGOs [tổ chức phi chính phủ] đăng kí chính thức được tham gia cứu nạn thì chính quyền ngăn cản, với các nhóm dân sự tự phát tiếp cận vùng thảm hoạ thì chính quyền dùng an ninh bắt bớ, đánh đập, doạ khởi tố. Chính quyền muốn ôm hết phần giải quyết thảm hoạ thì cuộc biểu tình này chính là cái điều mà chính quyển phải chịu, không thể khác,” bài viết nhận được hơn 30.000 chia sẻ chỉ sau gần một ngày đăng tải.
Ông Tuấn nói với BBC: “Với mỗi vấn đề thì sẽ có một nhóm liên quan biết cách tiếp cận vấn đề thế nào tốt nhất để giúp xoa dịu bớt phẫn nộ của từng nhóm dân cư. Và nếu như đa số người dân thấy phần nào bức xúc, phẫn nộ của họ được giải tỏa phần nào, thì họ cũng không chọn tới giải pháp cuối cùng giống hôm qua, hoặc còn nhiều sự kiện tương tự nữa.”


"Xã hội dân sự" làm tốt vai trò
Nhà hoạt động này gọi nhà thờ là “một phần của xã hội dân sự”, và ông nói: “Suốt 6 - 7 tháng vừa qua họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cứu trợ, trợ giúp, cứu nạn cho người dân. Mà họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, huy động người dân trong các hoạt động tranh đấu ôn hòa, văn minh. Để có thể đạt được kết quả cuối cùng là bảo tồn không gian sinh sống của cả vùng.”
“Xã hội dân sự địa phương đã làm tốt vai trò của họ. Tôi tin đó là sự kiện đầu tiên, phản ứng đầu tiên tương xứng với mức độ thảm họa gây ra.”
“Khi có sự kiện bùng phát như hôm qua, chắc chính phủ cũng phải dành nhiều quan tâm hơn đến sự kiện này, phải dành mối quan tâm lớn hơn trong việc xoa dịu bớt sự phẫn nộ của dân cư trong vùng thảm họa.”
Ông Tuấn là người đã ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh trong một tháng để tường thuật qua mạng xã hội về ảnh hưởng của thảm họa môi trường đến ngư dân trong khu vực.
Tuy nhiên, ông nói vẫn “đang quan sát” phản ứng của chính quyền về vụ việc:
“Trong một tuần tới họ sẽ trả lời về 600 đơn kiện của ngư dân thế nào, thì sau đó tôi mới có thể tiếp tục đánh giá sự việc này.
“Tôi chưa có cảm giác họ sẽ thay đổi cách tiếp cận như xuống nước, thương lượng hay đã có sai lầm trong ứng phó thảm họa, mà họ vẫn sẽ sử dụng sức mạnh cứng để nắm tình hình. Đó là dự đoán cá nhân của tôi.”

"Kê khai thiệt hại"
Cùng với sự việc xảy ra tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sáng 3/10, linh mục quản xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An), ông Nguyễn Đình Thục cũng nói với BBC ông “đã cùng một số người đại diện từ giáo xứ và những người lương dân kề cận. Họ đã nhờ mình giúp đỡ và mình đã gửi đơn ra chính phủ và quốc hội. Chúng tôi gửi hai nơi, qua đường bưu điện, qua đường chuyển phát nhanh của bưu điện Quỳnh Lưu.”
Số người dân nộp đơn yêu cầu bồi thường tại khu vực này là 619 hộ dân, theo ông Nguyễn Đình Thục.
“Giáo xứ Song Ngọc làm nghề biển khoảng 85%, có chừng 70% là hộ gia đình có nghề đi biển. Còn lại họ làm nghề liên quan đến biển. Khi thảm họa xảy ra thì họ chịu thiệt hại nặng nề với người dân,” ông Nguyễn Đình Thục mô tả thiệt hại.
Ộng cũng nói đã cùng người dân thực hiện “bản kê khai thiệt hại từng hộ gia đình”: “Chúng tôi căn cứ vào bản kê khai thiệt hại đó, và người dân nhờ tôi làm đại diện làm một lá đơn yêu cầu chính phủ đền bù thiệt hại cho người dân ở đây.”
“Quá trình kê khai thiệt hại của người dân kéo dài khoảng một tháng.”
“Khi gửi đơn đi mình vẫn trông chờ chính phủ nhận đơn của mình và sẽ có việc làm nào nhưng để họ đáp ứng được nguyện vọng của mình chắc là hơi khó. Mình phải làm chứ, mình bảo họ không làm mà mình không làm cũng đâu có được,” ông Nguyễn Đình Thục trả lời khi được BBC hỏi ông trông đợi việc đền bù cho người đi biển sẽ diễn ra thế nào. (BBC)
---------------

17 nhận xét:

  1. Tôi không tìm ra tên tác giả nhưng cho rằng tác giả bài này đã có phát hiện lớn.Đúng là cuộc đấu tranh của cả dân tộc ta với ác quỷ cs đã bắt đầu mang tính tự giác cao, khởi nguồn của một xã hội dân sự trong tương lai gần. Và trong xã hội dân sự ấy thì công giáo đã ddongs vai trò quan trọng. Dân tộc phải cúi mihf cám ơn họ nhiều. Giá mà Phật giáo được một phần nhỏ của họ nữa thì hay biết mấy. Nhưng khó thay, vì nghe nói hầu hết nhà sư giờ đều là đảng viên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "dân đã chịu lớn"? đó là câu hỏi của một độc giả

      Xóa
  2. Dân lương thiệnlúc 23:37 3 tháng 10, 2016

    Chúng ta không mong phiên toa được xử công khai minh bạch.
    Chúng ta không mong Formosa đền bù cho bà con thỏa đáng.
    Nhưng chúng ta tin Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn vì sẽ không kẻ nào dám cho phép Formosa được chính thức hoạt động.
    Cuộc chiến này sẽ kéo dài hết năm nay, qua năm sau.

    Trả lờiXóa
  3. NSUT Nguyễn Thị Kim Chilúc 00:06 4 tháng 10, 2016

    Sự kiện ngày 2.10.2016 xảy ra ở Kì Anh - Hà Tĩnh khiến bao người sống xa Tổ Quốc mừng vui đến không dễ ngủ vì quá hưng phấn.Trong những ngày này tôi đang ở Mỹ, nhưng lòng tôi luôn hướng về Hà Tĩnh...Sung sướng, tự hào và cả biết ơn Người Hà Tĩnh, biết ơn những Người đang sát cánh cùng nhân dân Hà Tĩnh làm nên sự kiện vĩ đại này.
    Người Hà Tĩnh ở đầu thế kỉ 20 đã làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh( 1930) Giờ đây đầu thế hỉ 21 lại làm thêm một kì tích xuống đường bảo vệ môi trường. Rồi đây chắc chắn Hà Nội, Sài Gòn cũng sẽ noi gương người Hà Tĩnh. Vài chục ngàn rồi sẽ nhiều triệu... LIệu lũ bán nước có dám dùng xe tăng của tàu để cán đồng bào mình như ở Thiên An Môn Trung Quốc không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người giác ngộlúc 10:28 4 tháng 10, 2016

      Xin phép Nghệ sĩ Kim Chi, cải chính một chút: Sự kiện lịch sử mang tên XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH xẩy năm 1930 là do ĐCS "lấy C người ta bôi vào mũi mình" thôi, chứ dạo đó ĐCS mới thành lập ở TQ, thông tin không có, đã ai biết "xô viết" là cái quái gì đâu, chẳng qua cũng là phong trào của nhân dân địa phương Nghệ Tĩnh biểu tình tại Bến Thủy thuộc địa phận thành phố Vinh, chống lại người Pháp áp bức bóc lột công nhân ghê quá và có lẽ dạo đó có cuộc biểu tình cũng do các cha cô do người Pháp dựng lên, chống lại chính sach thực dân hà khắc của chính phủ họ.... ĐCS lúc đó chưa có hoạt động và càng không có chút ảnh gì tại Nghệ Tĩnh, nhưng họ cố tình vơ vào, lờ đi vai trò tích cực của các cha cô, coi như ĐCS lãnh đạo tại QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG.
      Trò xuyên tạc lịch sử đó đã trắng trợn không khác gì trò CƯỚP CHÍNH QUYỀN CỦA VIỆT MINH TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
      Đúng là ngày 19/8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập, có nội các gồm 12 trí thức, đã tổ chức mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội với thiện chí hợp tác với Việt Minh để cùng xây dựng đất nước.... Nhưng Việt Minh đã CƯỚP CHÍNH QUYỀN từ chính phủ Trần Trọng Kim và đặt chuyện bơm hoa... với những từ ngữ văn vẻ chối tai.
      Lịch sử sẽ đến lúc được viết lại.

      Xóa
  4. "... Tức nước em ơi phải vỡ bờ
    Em biết không em trời hửng sáng
    Đêm dài nô lệ sẽ đi qua
    Em ơi! anh gửi niềm tin tưởng
    Có toàn dân tộc đứng bên ta.'

    Trả lờiXóa
  5. Nếu bạn là xấu - như Năm Cam - thì dù có tô son trét phấn cỡ nào cũng bị "Bùm!" thôi. Bất cứ ai cũng muốn "xử đẹp" bạn!

    Trả lờiXóa
  6. Dân lương thiệnlúc 06:45 4 tháng 10, 2016

    Thật đáng buồn, một đất nước mà Phật giáo được coi là đạo chính thống thì đã bị cộng sản hóa trầm trọng, chùa nào cũng có một đại tá công an khoác áo sư ông trong nom cai quản và kiểm soát mọi hoạt động theo đường lối của đảng.
    Bởi vậy khi cần biểu lộ thái độ thực của người dân với những sai trái như thảm họa Formosa vừa qua, chỉ có thể dựa vào giáo dân và sự chỉ đạo của các cha xứ.
    Được biết hoạt động biểu tình của 10.000 người phản đối Formosa vừa qua không có gì đáng phải phàn nàn, tính tổ chức kỷ luật rất cao, nghe nói anh em thanh niên còn vừa đi vừa hát; "Như có bác hồ...." tất cả đều ngăn nắp, trật tự, khảu hiệu cũng chỉ là "Formosa cút đi!" để không một ai có thể lấy cớ đàn áp. Ngay cả công an bộ đội, đều là dân tại địa phương, họ quá biết thảm họa Formosa nguy hại và đe dọa họ thế nào chứ?
    Cho nên, sẽ còn nhiều cuộc biểu tình khác, không chỉ 10.000 người. Có thể gấp nhiều lần hơn thế nữa.
    Một cuộc chiến lâu dài còn tiếp tục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác hồ đem lại cái đảng lừa này về hại dân hại nước- chính bác là nguồi phải chịu trách nhiệm về nhiều triệu cái chết của người Việt chỉ vì những câu "giải phóng dân tộc";"chống xâm lược"... mà mục đích cuối cùng là cướp "chính quyền sinh ra từ nòng súng" được đảng ngụy trang bằng những mỹ từ "giải phóng dân tộc";"chống xâm lược". để mê hoặc và lôi kéo người dân giúp đảng cướp quyền cai trị, hợp thức quyền cai trị bất chính thành chính danh mà thôi.
      Cựu binh Bộ Tổng tham mưu

      Xóa
  7. Hà tĩnh, xem cộng sản chèo chống kiểu gì?

    Trả lờiXóa
  8. Toàn dân cần phát hiện nhà chùa nào có sư cộng sản thì khử nó đi cho dân nhờ. Hầu hết là đảng viên cs cả. Những sư rượu chè, gái gú, thịt chó Iphon toàn là cs đấy. Chúng vô hần mà, theo chủ nghĩa tam vô: 1/ Vô Gia Đình 2/ Vô Tổ Quốc 3/ Vô Tôn Giáo

    Trả lờiXóa
  9. Biểu tình ôn hòa ngày 2/10/2016 phản đối chính quyền và kiện Fomosa của người dân Quỳnh Lưu Nghệ An và Kỳ Anh Hà Tĩnh là dấu hiệu đáng mừng cho phong trào đấu tranh đòi dân quyền dân sinh . Cuộc biểu tình này có tính tự giác và có tổ chức hơn hẳn các cuộc biểu tình tự phát và có manh động năm 2014 ( chống dàn khoan HD 981 của T.Q vào Vịnh Bắc Bộ). Đúng với tinh thần của HP 2013 : Dân có quyền tự do biểu tình, hội họp...Một dấu hiệu tốt đó là đã có một số sĩ quan, binh lính Cảnh sát và Quân đội bỏ quân phục và hàng ngũ đàn áp Nhân dân.Tính chính nghĩa của cuộc biểu tình gần 10 ngàn người dân đã thức tỉnh lương tri con người trong cả nước và thế giới. Đây là tiếng Trống nối tiếp của truyền thống đấu tranh chống Pháp 1930 -1931 của nhân dân Nghệ -Tĩnh.Đã đến lúc chính phủ phải cùng với nhân dân Nghệ -Tĩnh giải quyết bức xúc do thảm họa đầu độc biển miền Trung Formos sa gây ra. Đó là trả lời đòi hỏi của nhân dân : Đóng cửa Formosa và khắc phục biển bị nhiễm độc. Trả lại môi trường sinh thái và ngư trường làm ăn sinh sống của nhân dân miền Trung. Ngăn chặn dự án Thép Cà Ná Ninh Thuận. Hy vọng bà con tín đồ đạo Phật đồng hành xuống đường biểu tình đấu tranh với giáo dân Quỳnh Lưu và Kỳ Anh . Có vậy mới tạo được sức ép cần thiết lên Chính phủ phải đáp ứng đòi hỏi của nhân dân , cứu được biển toàn miền Trung từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận.

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện lạ khó tin: Ngày nay ở VN Giáo hội lại làm cái việc mà lẽ ra "đảng và nhà nước của dân" PHẢI LÀM: Bảo vệ quyền sống của người dân, bảo vệ đất nước!
    Dân Nghẹ Tĩnh đang làm theo "lời dạy" của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hồi nào: "Hãy tự cứu mình trước khi Trời cứu!"
    Còn gì để nói nữa không nhi???

    Trả lờiXóa
  11. Ngày trước ,để chiếm được VNCH ,ông Họ có nói ;dù phải đốt cả dãy Trường sơn cũng phải đốt .mà VNCH là đồng bào ta,là nhân dân ta ,là máu thịt ta .Giờ đây đang CSVN- Formosa HT càng ngày càng đứng về phía kẻ thù để đàn áp,tiêu diệt dân ta thì có gi ma chúng ta không tiêu diệt chúng để bảo vệ non sông ?Vay du phai tat can Bien Dong nhan dan ta cung quyet tam tong co Formosa va dang CSVN ra khoi dat nuoc nay./DO LA LOI NGUYEN DANH DU CUA DAN TOC VIET NAM ///

    Trả lờiXóa
  12. Đảng CSVN và chính quyền bạo ngược này sụp đổ là lẽ đương nhiên -Đó là ý trời;lòng dân không có gì ngăn cản được .Lòng tin của dân đã cạn kiệt -Lòng căm thù cái đảng bán nước hại dân đang ngút trời sẵn sàng cuốn phăng cái đảng bán nước tệ hại này ra biển ,xóa sạch tàn tích của nó trên mảnh đất này cùng bọn cướp nước Tàu+.Vĩnh viễn sạch bóng cs bất lương tàn bạo .///

    Trả lờiXóa
  13. Miềng thực sự phấn khởi ở cuộc biểu dương lực lượng dân sự ở Hà Tĩnh,hôm 2/10 bởi không có bạo lực xảy ra.
    Nếu có bạo lực, tức là phía Dân " chống" còn phí Công an thì " Đàn áp". Chẳng may chết người thì, Trời ơi, các màu sắc Đông Âu ập đến, thảm họa xảy ra lớn gấp triệu lần thảm họa cá chết...Lượm ơi! Miềng không dám nói nữa à?

    Trả lờiXóa
  14. Lên chùa định bụng gặp sư
    Nào hay chỉ thấy ông từ bước ra
    Bảo rằng sư bận đường xa
    Xuống làng họp đảng đêm qua chưa về

    Trả lờiXóa