Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Việt Nam tiếp tục điệp khúc ‘tham nhũng diễn biến phức tạp’

Tranh biếm họa về tham nhũng tại Việt Nam của báo Giáo Dục Việt Nam. (Hình: GDVN)
Chống tham nhũng tại Việt Nam có đủ mọi thứ ban bệ ở mọi cấp nhưng người ta vẫn thấy điệp khúc “Tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp” năm này qua năm khác.
Hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Mười, 2016, ông Tổng Thanh Tra Chính Phủ Phan Văn Sáu đọc bản báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 kêu tại phiên họp như thế.
Ông Phan Văn Sáu khoe: “Công tác phòng, chống tham nhũng đã thúc đẩy sự chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân.”
Nhưng ở phần sau của bản báo cáo, ông Sáu lại kêu rằng: “Tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi. Công tác phòng, chống tham nhũng tại các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng đều. Không ít địa phương thực hiện chưa tốt công tác phòng chống tham nhũng.”
Nguyên nhân tình trạng tham nhũng vẫn đầy ngập khắp nơi, ông Sáu kêu rằng: “Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế – xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; công khai, minh bạch còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế ‘xin – cho,’ là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước, tổ chức – cán bộ, tín dụng, ngân hàng…”
Không thấy tham nhũng vì chính những kẻ cầm quyền ăn hối lộ hay tham nhũng, đồng thời cấu kết với nhau, chia chác mà ông Sáu kêu “bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Tuy có “Luật phòng chống tham nhũng” và có cả quy định các viên chức chỉ huy các cấp phải kê khai tài sản hàng năm nhưng những gì được kê khai lại không cho công chúng kiểm soát để người ta tố cáo sự gian dối của các ông bà cán bộ đảng viên. Rất nhiều lời đả kích việc kê khai tài sản chỉ là “hình thức,” tốn thời giờ vô ích chỉ nhằm mục đích bịp dân.
Ông Phan Văn Sáu làm người ta ngạc nhiên khi ông báo cáo rằng “đã có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực.” Vậy một triệu tờ khai chưa xác minh thì đến bao giờ sẽ làm? Sẽ không bao giờ làm?
Điệp khúc “Tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp” người ta đã nghe thấy ông Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng, ủy viên Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng CSVN phát biểu ngày 12 Tháng Bảy, 2016, tại “hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng Chống Tham Nhũng.”
Trong hội nghị này, ông Trương Hòa Bình kêu rằng: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ.”
Mới tháng trước, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN họp phiên toàn thể lần thứ 2 “thẩm tra báo cáo của chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016,” trong đó “chính phủ nhận định, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi…”
Ngày 2 Tháng Hai, 2016, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân nhiệm kỳ 2011-2016, ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình, việc tự kiểm tra, phát hiện hành vi tham nhũng ngay tại cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế…
Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2015, khi còn là phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc kêu ca tại “hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng Chống Tham Nhũng” là “Tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tự kiểm tra phát hiện xử lý còn hạn chế, phát hiện tham nhũng qua thanh tra cũng còn hạn chế, chưa tương ứng với vi phạm.”
Ngày 28 Tháng Mười, 2015, khi thảo luận về “Báo cáo của chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015” gửi cho quốc hội của chế độ, nhiều ông bà “đại biểu” cũng kêu “tham nhũng vẫn đang tồn tại, ở các cấp, các ngành, trên nhiều lĩnh vực, với diễn biến hết sức phức tạp và ngày một tinh vi.”
Ngày 22 Tháng Bảy, 2015, ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng CSVN Ngô Văn Dụ kêu “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác giám sát, kỷ luật đảng.”
Ngày 8 Tháng Bảy, 2014, khi còn là chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang họp với “tập thể lãnh đạo chủ chốt Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và công tác 6 tháng cuối năm, ông phát biểu “Tội phạm tham nhũng đang diễn biến phức tạp.”
Cái “tham nhũng diễn biến phức tạp” nếu đi tiếp về quá khứ qua báo lề đảng, người ta vẫn thấy chúng được nêu ra trong các cáo cáo, phiên họp về chống tham nhũng tại Việt Nam.
 (Wb.Người Việt)
-----------

9 nhận xét:

  1. Tham nhũng phức tạp quá thì loại bỏ thằng chủ của nó - đcsVN!

    Trả lờiXóa
  2. THAM NHŨNG LÀ CON CƯNG CỦA ĐẢNG -CHỐNG THAM NHŨNG LÀ CHỐNG ĐẢNG -CHỨ CÒN GÌ NỮA .CÓ MÀ CHỒNG CON KEK .

    Trả lờiXóa
  3. Chúng mày ăn thế thì sẽ đến ngày dân chẳng còn phân cho chúng mày ăn đâu nhé

    Trả lờiXóa
  4. Theo thú nhận của lão lú thì tham nhũng,kẻ thù của nhân dân,chính là...ta.
    Bởi rứa,nhiều vị khi viết bài hoặc com thì hãy cẩn thận khi dùng đại từ "ta" hoặc "chúng ta",nếu không muốn trở thành...kẻ thù của nhân dân.
    Đó là chiêu đánh lận con đen của đảng suốt mấy mươi năm qua.

    Trả lờiXóa
  5. Nợ nần quá nhiều, nhưng dân chúng bị bưng bít đến phút cuối, nhằm để "giữ ổn định" cho kẻ cầm quyền tiếp tục vơ vét, thực tế hiện nay đã nợ 350 tỷ đô la, chắc chắn phải sụp đổ sớm (xem phút thứ 5:18)
    http://danlambaovn.blogspot.com/2016/10/cung-lien-minh-cung-hop-tac-e-xoa-bo.html
    CB BTTM

    Trả lờiXóa
  6. Dân lương thiệnlúc 06:25 31 tháng 10, 2016

    Tổng Trọng biết lòng dân muốn gì nhưng Tổng Trọng không bao giờ đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân.
    Là một tên tham nhũng số một, gian ác số một, làm sao lại dám tự "đanh mình" ?
    Chỉ có giải tán ĐCS, thay đổi chế đọ, mới diệt được tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  7. Phải quán triệt tinh thần tư duy biện chứng XHCN của đồng chí Huỳnh Phong Tranh :"Thamh nhũng vẫn ổng định"
    Trong không ít các văn kiện của mình đảng bảo :
    - Tham nhũng là tàn dư của chế độ cũ (???!!!)
    - Tham nhũng VẪN CÒN phức tạp (nghĩa là công cuộc chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả, trong tiếng Việt VẪN CÒN tức là nói về số ít còn sót lại)
    - Công tác chống tham nhũng CÒN CÓ MẶT HẠN CHẾ (lãnh đạo đảnh ta rất thích uốn éo cấu chữ : yếu kém, chẳng có kết quả gì thì bảo CÒN HẠN CHẾ, 90% thì bảo là BỘ PHẬN NHỎ, 99% - BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ. Với kiểu dùng tiếng Việt như vậy, bây giờ các đồng chí ấy ngồi vào ghế lớp 4 nhất định sẽ được cô giáo dạy văn cho ăn 0 điểm dài dài).
    MỘT SỰ NHẠT NHẼO, TRƠ TRẼN VĨ ĐẠI.

    Trả lờiXóa
  8. thế ra 'nó' không chịu ổn định à. Thôi thì cứ để 'nó' diễn biến tích cực, năm sau mạnh hơn năm trước để xuống hố cả nút cho nhanh

    Trả lờiXóa
  9. Báo VNNet trích lời đc Phan Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) :"Chúng ta phải chấp nhận sự hi sinh một quyền lợi nào đó, một lợi ích nhỏ nào đó, một người nào đó cũng phải làm vì lợi ích của quốc gia, sự tồn vong của Đảng"
    Ô hay có tội thì phải xử, sao lại nói "hi sinh" ở đây nhỉ? Phải hiểu thế nào về câu nói hung hồn này?
    Lại nữa, trả lời câu hỏi :"UB Tư pháp nhận định: “Có tham nhũng ngay trong chính cơ quan phòng chống tham nhũng”. Là người trực tiếp tham gia công tác PCTN, ông suy nghĩ gì về điều này?" Đc Đạt đáp :"ĐÓ LÀ MỘT THỰ TẾ TẤT YẾU. Có rất nhiều cơ quan liên quan đến công tác PCTN chứ không riêng cơ quan thanh tra. PCTN là sự nghiệp của toàn dân, các cơ quan tổ chức đều tham gia vào. Trong những lực lượng nòng cốt thì có thể có những cá nhân vi phạm này khác, vì lợi ích cá nhân mà bao che hoặc trực tiếp có vi phạm. Trong cả một hệ thống thế này, cơ chế thế này, con người thế này thì vi phạm xảy ra là tất yếu thôi"
    Sao tiếng Việt ngày càng khó hiểu vậy ta?
    Hay là các đc có "lý luận cấp cao" hay vòng vo uốn éo vậy? (Lại nhớ đc Phạm Vũ Luận - nguyên BT giáo dục hiểu từ "khớp" theo một cách rất buồn cười).
    Ngộ quá há?

    Trả lờiXóa