Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội. Ảnh: AFP |
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại,
cũng như các quốc gia cộng sản trong quá khứ, các ông bí thư đảng giữ vai trò
rất quan trọng. Ở mọi cấp độ của hệ thống quyền lực đều có những ông bí thư, từ
bí thư khu phố, rồi phường xã, quận huyện, tỉnh thành, rồi cuối cùng lớn nhất
là ông Tổng bí thư. Đương nhiên những ông bí thư ở các thành phố quan trọng thì
cũng rất quan trọng trong bộ máy quyền lực đó.
Một ông bí thư đang được các blogger
nhắc đến liên tục trong những ngày cuối tháng chính là đương kim Bí thư thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng.
Ông Thăng từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy kinh
tế và hành chính của chính phủ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, như phụ
trách Tổng công ty dầu khí, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, trước khi ông được
bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, và đắc cử vào Bộ Chính trị
của đảng, cơ quan nắm quyền lực thực sự của đất nước.
Trên mạng xã hội bắt đầu bàn tán về ông
Thăng sau khi một thuộc cấp của ông trước kia là ông Trịnh Xuân Thanh bị tình
nghi tội tham nhũng và biến mất. Một người phó cũ khác của ông Thăng thì bị bắt
giam.
Blogger, nhà báo Huy Đức viết liên tục
hai bài mang tên Thanh hay Thăng, và Tảng băng nổi, chỉ trích đích danh ông Đinh La Thăng.
Trong hai bài viết này tác giả đưa ra rất nhiều những số liệu kinh tế và thống
kê, chứng minh rằng ông Đinh La Thăng đã làm tổn hại rất nhiều cho nền kinh tế
Việt Nam trong thời gian ông còn phụ trách Tổng công ty dầu khí.
Không
thấy báo chí chính thống của nhà nước nói gì về câu chuyện này.
Hai bài viết của nhà báo Huy Đức gây nên
một trận tranh cãi giữa những blogger với nhau, có blogger nghi ngờ rằng nhà
báo viết để ủng hộ ông Tổng bí thư tấn công đối thủ chính trị của ông là cựu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều lời đồn đãi cho rằng chính là người đứng sau
lưng ông Đinh La Thăng.
Tác giả Lê Dung viết rằng hai bài viết
của nhà báo Huy Đức là để bắt đầu một cuộc chiến truyền thông nhằm hủy diệt ông
Đinh La Thăng. Ông Bùi Quang Vơm thì lần ngược lại câu chuyện Trịnh Xuân Thanh
mà cho rằng có thể câu chuyện một viên chức nhà nước bị truy tố về tham nhũng
sẽ trở thành một trận bão táp về chính trị.
Những ý kiến chống nhà báo Huy Đức tập
trung ở một ý lớn cho rằng chuyện tham nhũng của ông này hay ông kia không quan
trọng mà quan trọng hơn là cả một hệ thống đang bị hư hỏng.
Blogger Đặng Ngữ viết: Huy Đức hết sức cổ vũ cho việc chống tham nhũng; anh tin rằng
bằng việc loại bỏ những “con chuột” cỡ bự thì bộ máy sẽ trong sạch trở lại, tạo
tiền đề khởi động cho thể chế dân chủ. Câu hỏi là, có lý nào Huy Đức không
biết rằng, sai lầm ở toàn bộ bộ máy này, toàn bộ hệ thống này; và rằng hệ thống
là không thể tự sửa chữa dù đại đa số đảng viên đều là đảng viên tốt.
Blogger Kinh Thư tiếp lời: Ai cũng biết cái gốc của mọi vấn đề là chế độ. Cá nhân cho dù
chức này chức nọ cũng chỉ là 1 con ốc trong guồng máy. Đánh vào cá nhân xấu xí,
cũng được đi, nhưng đó chỉ là những cú đánh tranh dành quyền lợi giữa các phe
nhóm lợi ích. Thay cá nhân này bằng cá nhân khác thì nhân dân đằng nào cũng
ngất ngư và nghèo khổ, chả được gì. Trong cuộc hí trường này nhân dân chỉ là
khán giả bất đắc dĩ. Thôi thì thằng nào chết nhân dân cũng vỗ tay…
Bà Hồ Thu Hồng, cũng là một cựu nhà báo
ở Việt Nam
viết rằng Với các tội danh đó (đối với ông Thanh và ông Thăng) thì có thể truy
tố hầu hết các lãnh đạo tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Blogger Thiện Ý hỏi rằng liệu chiến dịch
chống tham nhũng của ông Tổng Bí Thư có phải là để diệt trừ các phe phái kình
địch với nhau trong đảng cộng sản hay không.
Có những blogger ủng hộ nhà báo Huy Đức.
Một blogger viết rằng nhiều người không
thích ông Nguyễn Phú Trọng nên phủ nhận hết mọi cố gắng chống tham nhũng của
nhà báo Huy Đức.
Blogger Lê Công dù không đồng ý với Huy
Đức nhưng cũng nói rằng: Tuy nhiên, nếu điều mà anh làm là đúng, là ích
nước lợi dân thì cho ông ngàn lần xin lỗi.
Khi kết thúc bài viết thứ hai liên quan
đến ông Đinh La Thăng, tác giả Huy Đức viết: Tất
nhiên, trách nhiệm không chỉ một mình Đinh La Thăng. Nhưng nếu không xử lý ông
Thăng thì bao nhiêu tuyên bố về chống tham nhũng cũng trở nên sáo rỗng. Có nhiều người hỏi, khi viết về Đinh La Thăng tôi có sợ không.
Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất
nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.
Cuộc
chiến thông tin mới trong cuộc chiến quyền lực
Trước những lời đồn đãi phe này phe kia
trong nội bộ đảng cộng sản, blogger Kami cho rằng điều đó xuất phát từ một nền
truyền thông độc quyền, không minh bạch của đảng: Trong
một xã hội khi thông tin, đặc biệt là thông tin về chính trị đã bị bưng bít như
ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thông tin đều bị định hướng theo hướng có lợi
cho nhà cầm quyền và những thông tin bị coi là “nhạy cảm. Điều đó đã càng kích
thích sự thèm khát tin tức trái chiều của dân chúng, đó là lý do vì sao các tin
tức chưa được kiểm chứng, đặc biệt là các tin tức mang màu sắc của thuyết âm
mưu trở thành món ăn “khoái khẩu” của đa số người dân không ưa chế độ.
Tuy vậy không khí truyền thông ở Việt Nam đã có rất
nhiều thay đổi. Nhiều lần báo chí chính thống của nhà nước cũng phải nêu lời
giải đáp cho những tin tức được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội sau một
thời gian dài im lặng. Thậm chí nhà báo Phạm Chí Dũng còn cho rằng việc kiểm
soát truyền thông của đảng đã không còn tập trung như trước đây nữa.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi ông
nói: “Sự phân hóa truyền thông liên quan đến
sự phân hóa chỉ đạo, sự phân hóa này liên quan đến lực lượng chỉ đạo truyền
thông cũng bị phân hóa nốt. Và tôi cho rằng Ban tư tưởng trung ương, tức là Ban
tuyên giáo trung ương không còn đóng vai trò là đầu mối chỉ đạo truyền thông
như thời gian trước đây, mà chỉ đạo truyền thông bây giờ bao gồm cả những lực
lượng khác.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng cho biết thêm
rằng lần đầu tiên bài viết của một bí thư thành ủy, kiêm ủy viên bộ chính trị
là ông Đinh La Thăng bị gỡ khỏi một tờ báo của nhà nước khi ông trình bày quan
điểm của ông về một cựu chiến binh Mỹ.
Theo blogger Lê Diễn Đức thì trong lịch
sử đảng cộng sản Việt Nam
có hai đương kim Bộ chính trị bị kỷ luật lúc đương chức. Đó là ông Hoàng Văn
Hoan bỏ chạy sang Trung quốc vào năm 1979 và bị xử tử hình vắng mặt. Người thứ
hai là ông Trần Xuân Bách bị khai trừ đảng vào năm 1990 khi muốn xúc tiến những
cải cách dân chủ.
Con
đường dân chủ gian nan
Nhận xét về hiệu quả của bộ máy công
quyền hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam ,
blogger Nguyễn Thị Từ Huy viết:
Tình trạng độc quyền
chính trị đã làm cho bộ máy quyền lực của Việt Nam trở nên bất lực, không thể giải
quyết được các vấn đề của quốc gia. Vụ Formosa, thực ra không mấy khó khăn để
giải quyết nhưng chính phủ cũng không giải quyết nổi. Chỉ riêng việc chính phủ
phải mất đến ba tháng trời mới công bố nguyên nhân của vụ ô nhiễm đã chứng tỏ
sự yếu kém của chính phủ đến mức nào. Và việc giải quyết với mức đền bù 500
triệu đô la cho thấy chính phủ bất lực đến mức nào, như nhiều phân tích đã chỉ
ra. Guồng máy chính trị hiện nay không thể
che dấu sự yếu kém và bất lực trong việc điều hành quốc gia. Đồng thời lại phạm
sai lầm ở chỗ lấy việc đàn áp nhân dân để chứng tỏ quyền lực của mình.
Chống lại bộ máy quyền lực đàn áp đó,
theo blogger Song Chi thì hiện nay chỉ là những phản kháng theo kiểu thóa mạ
các vị lãnh đạo từ cao tới thấp, và Song Chi nói rằng sự thóa mạ như vậy không
đưa đến một sự thay đổi nào.
Trở lại chuyện ông Đinh La Thăng và cuộc tranh cãi nhau giữa các
blogger, xin trích lời tác giả Trần Minh Khôi, như lời kết của bài điểm blog
này: Một trong những bí quyết của những kẻ
độc tài trong cố gắng duy trì quyền lực độc đoán của họ là làm suy thoái nhân
cách của đám có chữ. Khi không còn đủ một lớp người có học và có nhân cách thì
những kẻ độc tài không còn lo bị đào thải. Khi đám có chữ vẫn chửi bới nhau,
vẫn thóa mạ nhau, vẫn sỉ vả nhau nhân danh những điều tốt đẹp thì chúng ta
không có lý do để lạc quan về tương lai tự do. Một đám ma cô có thể nhân danh
“quốc gia”, “dân tộc” để “giành độc lập”, để “thống nhất đất nước” nhưng những
kẻ chửi vả, thóa mạ nhau thì không thể nhân danh tự do để giành lại cái gì cả.
Đấu tranh cho tự do đòi hỏi nhân cách. Khi bạn nghe ai đó thóa mạ, sỉ vả, chà
đạp nhân phẩm của ai đó khác thì bạn phải cảnh giác: họ không xứng đáng để nói
đến tự do.
Kính Hòa, phóng
viên RFA
---------------
nhiệm vụ chính của dân ta lúc này là tiếp sức lẫn nhau đuổi bằng được bọn Formosa ra khỏi Vũng Áng và ngăn chặn triệt để loại Dự án thép Tôn Hoa Sen Bà Ná, để chúng không còn uy hiếp môi trường và sinh mệnh của dân ta, đồng thời ngăn chặn mọi hành động ôm chân TQ của bè lũ cộng sản bán nước.
Trả lờiXóaThế nhưng, nếu bọn ăn cắp giả danh thân mỹ để lôi kéo những người có tư tưởng dân chủ cũng cần lột mặt nạ khi có điều kiện.
Nếu nhà báo Osin Huy Đức đứng về phía TBT Nguyễn Phú Trọng để tiếp tay cho ông ta trong trận chiến này thì không những Osin không giúp được gì cho Tổng Trọng củng cố địa vị của mình, mà chính Osin sẽ đào mồ chôn sự nghiệp cầm bút của Osin.
Sự trung thành với chủ như con chó của TBT Đại tá Nguyễn Như Phong mà còn bị đạp một cú ra rìa, thì Osin Huy Đức có là gì?
Mọi thứ đều có NHÂN có QUẢ
Bí thư tp HCM quyền lực ngang với tứ trụ, Ông Thăng mà không biết "thế" của mình để mặc cả với phe ông Trọng thì sẽ ...."thăng" ngay và luôn!
Trả lờiXóaPhe cánh Miền Bắc của ông Trọng sợ nhất là chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17, vì làm thế Bắc Việt sẽ trở thành bắc Hàn(thậm chí tệ hơn Bắc Hàn, vì bắc hàn còn có hạt nhân để mặc cả với Bắc Kinh)
Khi còn độc đảng thì chỉ còn cách chửi nhau!
Trả lờiXóaChừng nào đa đảng mà chửi tục nhau mới là bậy.
Nói thêm, "bí thư cộng sản" là loại người "ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo!"
Chí Phèo mặc com-lê?
Trả lờiXóaChúng ta hiểu đảng là gì ? Nhà nước là gì ?...
Trả lờiXóaVì sao từ xưa đến nay các Dân tộc các nước đều có đảng ,có Nhà nước .
Không có Nhà nước,liệu Dân tộc đó có tồn tại ? Liệu không có đảng hay tôn giáo hay phái thì Nhà nước có vững chắc ?
Tham ô,tham nhũng là một phạm trù độc lập.Đảng,Nhà nwowxc cũng là phạm trù độc lập .Điều đó đã hình thành trên khắp thế giới .
Tôi đang là phó thường dân tại TP HCM thấy rằng Thăng không thể là người đứng đầu Thành phố này được,dù Thăng là trong sạch và tài ba.
Chúng ta cần nhận thức rõ rằng,người Pháp rồi người MỸ đã tạo ra sự phân biệt và chia rẽ vùng Miền rất sâu đậm đến mức ăn sâu vào cả văn hóa và truyền thống.
Mỹ và đệ nhất VNCH thất bại chính là tạo ra sự chia rẽ Bắc Nam,tạo ra sự đối kháng giữa các đảng phái,và tạo ra sự hận thù.
Tôi ;à người có thừa quyền lực trong chế độ này,nhưng nhập hộ khẩu phải trả tiền,làm chế độ tù đày cũng cứ hối lộ...Vì sao ?Vì lẽ thường,trong bộ máy này không thể không chấp những người chống phá chế độ,và họ ghét hay trả thù những người kháng chiến trở về là lẽ thường.
Bất kì ở nơi nào trên thế giới này cũng có kẻ tham ô hối lộ,kể cả tổng thống,nhưng khác nhau là họ sớm được phát hiện và trừng trị vì ở đó tôn trọng hiến pháp mà chính chế độ đó đặt ra.
ĐCSVN hiện nay không thực hiện hiến pháp thì sẽ tiêu vong,một cuộc cách mạng mới sẽ lật đổ vai trò cầm quyền và lập ra một chính phủ mới với hiến pháp mới.
Cách mạng là gì,chắc ai cũng tự biết.
Công Sơn
Một trong những bí quyết của những kẻ độc tài trong cố gắng duy trì quyền lực độc đoán của họ là làm suy thoái nhân cách của đám có chữ. Khi không còn đủ một lớp người có học và có nhân cách thì những kẻ độc tài không còn lo bị đào thải. Khi đám có chữ vẫn chửi bới nhau, vẫn thóa mạ nhau, vẫn sỉ vả nhau nhân danh những điều tốt đẹp thì chúng ta không có lý do để lạc quan về tương lai tự do. Một đám ma cô có thể nhân danh “quốc gia”, “dân tộc” để “giành độc lập”, để “thống nhất đất nước” nhưng những kẻ chửi vả, thóa mạ nhau thì không thể nhân danh tự do để giành lại cái gì cả. Đấu tranh cho tự do đòi hỏi nhân cách. Khi bạn nghe ai đó thóa mạ, sỉ vả, chà đạp nhân phẩm của ai đó khác thì bạn phải cảnh giác: họ không xứng đáng để nói đến tự do.
Trả lờiXóaVậy ai có thể xứng đáng để nói tự do khi ăn cơm đảng thì ngày nào cũng một món đảng quang vinh . quang vinh tới phát khiếp . .. ăn cơm dân chủ thì là 1 nồi lẩu thập cẩm hổ lốn . với kiến thức của ngu dân chúng tôi thì biết ông bà nào nói đúng ông bà nào nói sai . Hãy nhìn lại lịch sử để rút ra bài học cho thời cuộc sắp tới . hãy nhìn nước Nga , nước ba lan , nước đức , myanma , syria , ukreinia ..... để rút ra bài học nào tốt nhất cho dân việt . tương lai là nằm ở các người trí thức chân chính chứ không phải những kẻ trí thức cơ hội như năm xưa đã từng