Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tham nhũng vì người hay thể chế ?

Ts Đoàn Xuân Lộc

Ảnh bên:Tổng Bí thư Trọng hiện là Trưởng ban Chống Tham nhũng Trung ương.
Trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Một năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông không muốn ‘tạo dấu ấn’ cho riêng mình trong cương vị mới này.
Nhưng sau gần ba năm tại chức, xem ra ông đã để lại không ít ‘dấu ấn’ và có nhiều phát biểu khá ‘ấn tượng’.
Chẳng hạn, trong lần tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, Hà Nội vào đầu tháng 12 này, khi cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam ông đã nói: ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.
Ví dụ thật ‘dí dỏm’ và phát biểu rất ‘ấn tượng’ trên của ông Tổng Bí thư đã được báo chí trong nước trích dẫn và đặc biệt cư dân mạng bình phẩm rất nhiều trong những ngày qua.
Câu nói ấy của ông được bàn luận nhiều vì – dù không nói trực tiếp – ông coi bản chất của con người là không lương thiện, gian trá, dễ đi bị tha hóa, sẵn sàng làm điều xấu để đạt được mục đích của mình vì ngay cả ‘Đường Tăng’ (một người thuộc giới tu hành) ‘tới đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.
Bản chất con người thiện hay ác luôn là một đề tài quan trọng và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận – đặc biệt trong triết học, nhân bản học hay giáo dục.
Nhưng cứ cho rằng con người có tính bản ác, dễ bị tha hóa và ‘tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ’ như ông Trọng khẳng định, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tham nhũng ở Việt Nam lại nhiều hơn những nước khác?
Nói cách khác, phải chăng người Việt có tính bản ác nhiều hơn – hay ít hướng thiện hơn – người châu Âu, Mỹ hay những nước như Đông Nam Á khác như Singapore nên mới đi hối lộ và tham nhũng nhiều như vậy?

Không phải vì bản chất 
Ảnh bên:Các vụ án lớn xảy ra tại những tập đoàn nhà nước (như vụ Vinashin)
Theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế (International Transparency) năm 2013, Việt Nam bị xếp thứ 116 – sau xa các nước ASEAN khác như Singapore (5) và Malaysia (53) – trên 175 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency (IT) khảo sát, đánh giá.
Kết quả của IT cũng cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua cũng không giảm mặc dù Đảng Cộng sản đã có những chiến dịch, chủ trương chống tham nhũng rầm rộ – như việc ‘kiểm điểm, tự phê bình và phê bình’ theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI – vì năm 2010 Việt Nam cũng bị IT xếp thứ 116.
Điều đáng là nếu dựa trên chỉ số của Tổ chức minh bạch Quốc tế, không ai có thể hay dám khẳng định rằng người Việt dễ bị tha hóa hay tham nhũng hơn người Malaysia hoặc người thuộc các nước châu Âu, như Đan Mạch và Phần Lan.
Trái lại, nếu nhìn qua những chỉ số ấy và so sánh với các chỉ số khác – như dân chủ hay tự do báo chí – chắc ai cũng có thể hiểu được tại sao ở Việt Nam hay Bắc Hàn có nhiều tham nhũng hơn những quốc gia như Đan Mạch hay Phần Lan.
Có thể nêu ra một vài ví dụ, chỉ số cụ thể.
Ngoại trừ Singapore, hầu hết 20 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency đánh giá có ít tham nhũng nhất năm 2013 là những nước được The Economist và Reporters Without Borders (Tổ chức phóng viên không biên giới) xếp đầu trong chỉ số dân chủ và chỉ số tự do báo chí của mình năm và 2013.
Cụ thể hơn, năm nước đứng đầu về chỉ số minh bạch (hay có ít tham nhũng nhất) – là Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy – cũng là năm quốc gia được The Economist xếp đầu về chỉ số dân chủ.
Do vậy, có thể nói ở đâu có một thể chế chính trị cởi mở, dân chủ, có tự do báo chí thì ở đó tình trạng tham nhũng ít vì trong một xã hội như thế mọi lời nói và hành động của một chính trị gia hay một đảng phái chính trị luôn bị người dân, các phe đối lập và đặc biệt báo chí theo dõi, giám sát, phanh phui.
Và qua những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng tham nhũng nhiều hay ít không phải là ở bản chất con người mà là ở thể chế chính trị. Một ví dụ cụ thể hơn để chứng minh điều đó là trường hợp Bắc và Nam Hàn. Ai cũng biết cả hai quốc gia này đều thuộc bán đảo Triền Tiên, có chung ngôn ngữ và văn hóa, nhưng chỉ khác nhau về thể chế chính trị.
Một nước thì có đa đảng, dân chủ, tự do – được Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp thứ 50 về tự do báo chí và The Economist xếp thứ 20 về dân chủ. Bên kia là một thể chế độc tài, gia đình trị – bị xếp gần cuối bảng (chỉ trên Eritrea) về tự do báo chí và xếp cuối bảng về dân chủ.
Vì sự khác biệt về thể chế đó trong khi Nam Hàn được Tổ chức minh bạch thế giới xếp thứ 46, Bắc Hàn bị xếp cuối bảng (cùng với Somalia).
Một yếu tố khác có tác động lớn đến nham nhũng là pháp luật. Cụ thể, trường hợp của Singapore cho thấy nếu một quốc gia có pháp luật nghiêm minh, quốc gia ấy sẽ có ít tham nhũng. Với vị trí thứ năm (cùng với Na Uy), Singapore – một quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật rất nghiêm minh, hệ thống tư pháp khá độc lập – là nước Á châu duy nhất được IT xếp vào 10 nước ít tham nhũng nhất năm 2013 dù đảo quốc này bị Tổ chức phóng viên không biên giới xếp thứ 149 và The Economist xếp thứ 81.

Vì thể chế, pháp luật 
Vụ án Vinalines được dư luận trong và ngoài nước
quan tâm theo dõi (rất nhiều công an).
Có thể nói ở Việt Nam tham nhũng nhiều – hơn những quốc gia khác như Đan Mạch, Phần Lan, Singapore tại – vì nước này thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí và pháp luật không nghiêm minh. Các chỉ số về dân chủ, tự do của Việt Nam đều thua các quốc gia trên. Việt Nam cũng không có một hệ thống luật pháp nghiêm minh.
Cụ thể, Việt Nam đều thua xa Singapore về hai chỉ số phụ khác được Tổ chức minh bạch thế giới xem xét để đánh giá tình trạng tham nhũng của một quốc gia là chỉ số về độc lập của hệ thống tư pháp (judicial independence) và chỉ số về thượng tôn pháp luật (rule of law).
Chẳng hạn, về thượng tôn pháp luật, với 1.69 điểm (chỉ số này được đo từ -2.5 đến 2.5), năm 2010, Singapore có tỷ lệ thượng tôn pháp luật là 93%, trong khi đó với số điểm -0.48, tỷ lệ về thượng tôn pháp luật ở Việt Nam chỉ có 39%.
Qua những chỉ số trên, việc ông Nguyễn Phú Trọng coi bản tính con người là hối lộ, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam không thuyết phục chút nào.
Một lý do khác được ông đưa ra để giải thích tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là ‘do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường’. Lý do này xem ra cũng không thuyết phục lắm vì đa số các nước tham nhũng ít – cũng là những nước phát triển – là những quốc gia áp dụng nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, Việt Nam cũng không phải hoàn toàn theo kinh tế thị trường vì vẫn còn có ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’. Và trong một chừng mực nào đó sự kết hợp (hơi khập khiểng) này là một trong những lý do dẫn đến nạn tham nhũng vì trong một nền kinh tế như vậy các doanh nghiệp nhà nước được nắm vai trò chủ đạo và hiện tại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, tham nhũng nhiều lại là những tổng công ty hay doanh nghiệp nhà nước.
Hai vụ tham nhũng lớn – được coi là trong những ‘đại án’ đã và đang bị xét xử trong những ngày này liên quan đến một công ty con của Ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Vinaline – là những ví dụ điển hình.
Trong phát biểu của mình tại buổi tiếp xúc với cử tri đó Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng khuyên rằng vì ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’ nên ‘phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’.
Không biết ‘cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’ của ông Trọng là gì. Nhưng những chỉ số, ví dụ cụ thể trên chứng minh rằng nếu một quốc gia thực sự dân chủ, có tự do báo chí và hệ thống luật pháp nghiêm minh – hay có một hoặc hai trong ba yếu tố này – nước ấy chắc chắn sẽ có ít tham nhũng.
Chẳng hạn, nếu để cho báo chí được tự do phát giác, phanh phui các vụ tham nhũng – từ nhỏ đến lớn – chắc chắn tình trạng tham nhũng của Việt Nam không nhiều như vậy. Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam cho đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn với những bản án rất nặng, như chung thân hay tử hình đối với một số lãnh đạo ngân hàng Agribank và Vinalines.
Cho tiến hành xét xử những vụ tham ô – còn được gọi là những ‘đại án’ – đó và nghiêm minh trừng phạt những kẻ tham nhũng là một việc nên làm để giới hạn tệ nạn tham nhũng.
Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là còn bao nhiều người trong những tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác – hay quan chức lớn nhỏ của Việt Nam – tham nhũng mà chưa được phanh phui, xét xử, trừng phạt?
Hơn nữa, những vụ ‘đại án’ ấy chắc chắn được ngăn ngừa hay bị giới hạn – tránh gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, cho nhân dân và một số cá nhân không phải mất sinh mạng – nếu có một xã hội thực sự dân chủ, cởi mở và báo chí được tự do điều tra tham nhũng hay pháp luật nghiêm minh.
(Theo BBC / Quechoa  )
-------------

37 nhận xét:

  1. Không biết ai là người đầu tiên đặt biệt danh "LÚ" cho ông? Người này xứng đáng nhận giải Nobel về triết học biện chứng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên đó do toàn dân đặt đấy bác ạ. Như vậy là bác đã trao cho nhân dân VN giải "Nobel Triết học biện chứng" rồi.

      Xóa
  2. Thực tế đã chứng minh rằng : Bất kỳ ai , tốt hay xấu , khi "vào" được bộ máy này sớm muộn đều hư hỏng hoặc "bắt buộc" phải hư hỏng. Vậy , là do vì người hay vì thể chế? (Đến đây thì học sinh lớp 5 cũng trả lời được). Còn người cứ khư khư bảo vệ những lý thuyết không đúng với thực tế cuộc sống thì là do "người hay do thể chế"????

    Trả lờiXóa
  3. Sáng nay đọc báo lá cải thấy Trung Quốc đang điều tra cựu ủy viên BCT vì tham nhũng. Thế mới biết tầm cao của ông Tập, cái uy của ĐCS TQ. Nhìn lại mình, thấy bác Trọng mà thương, vừa phát biểu mà vừa phải lau nước mắt vì không làm gì được nhiều hơn, thấy thương nhiều hơn trách. Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng tại sao cùng một ngọn cờ, người TQ làm đc, còn mình thì không, kể cũng lạ, chả lẽ ĐCS chỉ lãnh đạo trên nghị quyết, đường hoàng trên Hiến pháp, còn thực tế sao thì Đảng chịu.

    Trả lờiXóa
  4. Đại biểu QH Nguyễn Bá Thuyền: “Chống tham nhũng như quét rác cầu thang. Phải quét từ trên xuống, quét dưới lên biết bao giờ mới sạch”.
    Cháu chạ hỉu ổng này nói "thể" hay nói "ngợm"???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể nói là bao giờ sạch mà là KHÔNG THỂ QUÉT một cách
      PHI LÝ và ngược ngạo như thế được ! Ở đây,ông NBT.nói 'thể chế'
      hơn là... ngợm vì ngợm thì mới phải mù quáng tuân lệnh chủ.

      Xóa
    2. Mấy cô chú đại biểu QH nói năng cố tỏ ra vừa "quyết liệt", vứa không mất lòng, nên phọt ra những thứ ngớ ngẩn đại loại như vậy. Có đúng một ông Tiến dám hỏi huỵch toẹt: "ông đã cắt được bao nhiêu thứ dơ bẩn, độc ác rồi?". Đến nay, chưa thấy "văn bản trả lời" nhỉ?!
      Nguyễn Bá Thuyền nên nói là: “Chống tham nhũng như việc phải đập bỏ cái cầu thang mục ruỗng, mà người đi trên đó sẽ bị sập rớt xuống đất và chết! Phải xây cầu thang mới! Xin hỏi, bao giờ mới xây cầu thang mới?!"

      Xóa
  5. Công luận tin chắc là DCD có tội, rất nhiều tội. Nhưng đó chỉ là cái tin cảm tính.
    Tòa án đã chứng minh DCD có tội : tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vượt biên trái phép, tha hóa đạo đức, lối sống...

    Thế là rõ. Nhưng đàng sau vụ án DCD là cái gì ? Công luận đã dặt ra một câu hỏi lớn , câu hỏi đang bị bỏ ngỏ và hình như bị làm lơ ? Không hẳn thế.

    Trước khi tòa xử, tbt NPT đã chặn trước :" phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng", Đường tăng cũng còn hối lộ... Ý nói người cán bộ CS chỉ là người bình thường, ăn hối lộ cũng không có gì lạ. Ông quyên mất Đảng đã giáo dục, rèn luyện, đào tạo một con người bình thường thành người CS với những phẩm chất thế nào mà hôm nay lòi ra một ông CS như DCD.

    DCD chỉ là hiện tượng cá biệt, là con sâu làm rầu nồi canh ? Không phải, công luận lại bằng cảm tính nghĩ là có thể bắt gặp "DCD" khắp nơi, chỉ còn thiếu một phiên tòa được mở ra để phán sử, chứng minh bằng chứng lý cụ thể. Nếu không có phiên tòa như vậy thì rồi đây tất cả những ai đang là cán bộ CS đều có thể trở thành một DCD mới.

    Với phát biểu như trên, tbt đang chỉ đạo, bao che cho tham nhũng hay ông muốn lý giải lý do tham nhũng tràn lan là từ nguyên nhân khác chứ không phải do đường lối lãnh đạo của Đảng do ông đứng đầu. Đảng của ông vẫn anh minh sáng ngời, lãnh đạo toàn là những người ưu tú, đỉnh cao trí tuệ ? Lãnh đạo kiểu gì mà 100 năm nữa cũng chưa chắc xong cái quá độ?

    Xong hay chưa thì chưa biết, nhưng với kiểu lãnh đạo này chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều DCD nữa. Thương thay cho con dân nước Việt đã là nạn nhân nay còn bị đổ cho là nguyên nhân gây ra tham nhũng. ĐCS thì vô can.

    Đảng có vô can không ? cái này dân biết, Đảng cũng biết. Dân muốn Đảng phải thay đổi để tháo gỡ bế tắc. Đảng lại muốn cứ thế mà làm. Ai sẽ phán quyết đây, lịch sử chăng?

    Trả lờiXóa
  6. "Không biết ‘cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’ ... là gì", nhưng cái kết luận do thể chế thì cũng ...chưa chắc!
    Minh chứng rõ nhất là: các triều đại phong kiến ở TQ và ở ta trước đây nạn tham nhũng không nhiều và không phổ biến như hiện nay, Hồi đó đâu có "tự do", "dân chủ"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nên đặt mình vào trong tình hình chính trị thực tế thời hiện đại
      với những phương cách và cơ quan độc lập kiểm soát quyền lực
      được kiểm chứng ở đại đa số các nước trên thế giới.
      Độc tài kiểu phong kiến cũng có cách hạn chế tham nhũng nhưng
      không hữu hiệu bằng thời nay,nhờ vào đức trị nếu có minh quân
      hay Nho giáo vốn lấy người quân tử làm khuôn mẫu và khinh miệt
      kẻ tiểu nhân nên quan chức phải xa lánh.

      Xóa
    2. Ta cứ bị nghe phong kiến là xấu? Giờ là lúc nên suy nghĩ lại. Hãy thoát khỏi sự tuyên truyền vụ lợi.

      Xóa
  7. Thực tế VN đã có một thế hệ học sinh giỏi được lựa chọn đi du học ở các nước Đông Âu và Liên xô trước đây nhưng những người được đào tạo tốt nhất trong số họ thường bị đứt gánh giữa đường.

    Họ không thể phát triển được trong xã hội cộng sản phong kiến bảo thủ ở VN hiện nay.

    Đơn giản bởi ít nhiều những người này được đào tạo trong môi trường có truyền thống dân chủ nên "hay cãi" ;trong khi cơ chế ở VN hiện nay , thường ai giỏi nịnh thì được giao trọng trách chứ không phải là người giỏi nghiệp vụ,hay vặn vẹo phản đối cấp trên bất tài .

    Cái vòng luẩn quẩn này sẽ còn hành hạ VN trong một thời gian nữa ,cho đến khi những kẻ phá phách bất tài như Tiến Dũng PMU18,Thanh Bình Vinashin,Dương Chí DũngVinaline...và những kẻ chỉ huy chúng phá đến viên gạch cuối cùng trong nền móng văn hóa xã hội quý giá nghìn năm lịch sử mà cha ông chúng ta đã dầy công vun đắp.

    Những kẻ này chỉ yêu tiền chứ không yêu Nước,chỉ quý quyền lực chứ không quý độc lập tự do,chỉ thương thân chứ không có biết tới thương dân.

    Khi Đảng CSVN với không ít những phần tử thiếu khiêm tốn,thoái hóa biến chất trên đỉnh cao quyền lực không muốn,không dám thừa nhận chân giá trị của dân chủ ,minh bạch xã hội thì tụt hậu ,bế tắc ,thất bại sẽ là hậu quả tất yếu.

    Trả lờiXóa
  8. Nghĩ cũng ngộ thiệt cho ông Lú, thời buổi này mà ông vẫn rao giảng mớ kiến thức hổ lốn từ những năm 70 của thế kỷ trước ra nói với dân. Chưa thấy có TBT nào mà phát biểu linh tinyh, ngây ngô , hồn nhiên như con trẻ, ông rất đắc thắng với những sự kiện rất đỗi bình thường như được đi thăm nước người ta, ông không hề thấy nhục nhã khi bị người ta đuổi cổ không cho vào nước họ, ông có những phát minh rất vĩ đại như chống tham nhũng bằng vũ khí phê và tự phê, trên tinh thần thương yêu đồng chí, rồi văn học chiếu sáng cuộc sống, ông có 1 phát hiện bất ngờ là ở nước Phật cũng có ăn hối lộ, ông là nhà tiên tri tài ba khi dự đoán đến hết thế kỷ 21 vẫn có CNXH hoàn thiện và mới đây công trình vĩ đại nhất của ông là chống tham nhũng rất là khó, phải tỉnh táo, sáng suốt và phải có cái nhìn về tham nhũng một cách khoa học và biện chứng. Ông hùng hồn long trọng tuyên bố : thông qua bản HP sửa đổi là tiếng nói của 90 triệu người dân Việt Nam, ông say sưa giảng giải cho bọn thế lực thù địch hiểu : chí có CNXH mới xóa được kiếp nô lệ cho ND cho nên đi lên CNXH là khát vọng của ND VN. Từ luận thuyết của ông chúng ta có thể suy ra ngoài trừ 4 quốc gia trên thế giới được may mắn đi theo con đường CNXH, nhân dân của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trên thế giới là ngu dốt và bất hạnh vì không được CNXH chiếu cố đến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ấy là họ đưọc "Ngu dốt" hưởng thái bình đó.

      Xóa
  9. Ông Trọng không phải là không biết thể chế mới là nguyên nhân tham nhũng ,nhưng nếu nói thẳng thì hóa đảng cs VN đang cố duy trì một thế chế chính trị hư hỏng.Không thể và không dám nói toạc móng heo nên ông ta phải ngụy biện ,đến như Phật mà còn hối lộ thì chúng ta tham nhũng ,hối lộ là bình thường.Ông Trọng thừa biết thầy trò Đường Tăng hối lộ là chuyện bịa,N.T, mượn chuyện này để lên án chế độ phong kiến.Nhưng cũng qua chuyện này ông Trọng muốn nói tham nhũng ở VN không thể chống được và ai đó muốn tham nhũng thì phải kín đáo ,phải đúng quy trình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông ta làm như dân Việt Nam đang học mẫu giáo cả nút, cô nói sao các bé phải đồng ý răm rắp, không thì cô phạt?

      Xóa
    2. Phật Giáo coi "Tây Du Ký" của lão Bắp Thừa Ân đó là thứ giả Phật. Giả bộ ca ngợi Phật, rồi chửi xéo ở xứ Phật có tham nhũng??? Thừa Ân này mà viết về Hồi Giáo kiểu như vậy chắc bị ăn bom nát thây rồi!
      "Tây Du Ký" là thứ "ca ngợi" sự bất hợp lý. Cháu tôi nói: "Tại sao Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại không hô biến cả phái đoàn tới đất Phật cho nhanh để lấy Kinh? Việc gì phải đi đứng khốn khổ như vậy? Cháu thấy việc Bồ Tát đòi bát vàng mới đưa Kinh rõ ràng là một sự vu khống trắng trợn! Cháu phản đối!"

      Xóa
  10. Toi hoan toan Dong y voi ND 07:54.
    Oi,To quoc VN cua Chung ta,chua bao gio kho dau nhu thoi Nay!???

    Trả lờiXóa
  11. Đọc và quan sát các hình trong bài viết, tôi cảm thấy:
    Thứ nhất: May mà mình không ở trong đảng CS! Dẫu vậy vẫn cảm thấy vô cùng xấu hổ và bức xúc vì ông Tổng Trọng còn tự cho mình quyền lãnh đạo xã hội, trong đó có cá nhân mình! Đúng là tên Trọng mà KHÔNG CÓ LÒNG TỰ TRỌNG! Không biết gia đình, con cái của ông có mắc cỡ không?
    Thứ hai: Một can phạm có tới hai CA (hình 2) và không biết bao nhiêu CA vây quanh một can phạm (hình 3)!!! Ôi Nhân Dân còng lưng đóng thuế, chỉ nuôi CA cũng đủ mạt! Hơn nữa, một đất nước "thanh bình", "dân chủ" sao phải có qúa thừa CA như vậy ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi xin tuyên bố: Tuy là đảng viên nhưng tôi vẫn trong sạch !

      Xóa
    2. Vậy bạn làm đảng viên làm gì cho mất thì giờ? Làm đảng viên phải có "tác dụng" gì đó. Thôi, ra ngoài đi cho khỏi bị tẩu hỏa nhập ma. Tôi đã làm vậy.

      Xóa
  12. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng "xử" được Nguyễn Thành Cung, tôi xin gọi là "bác Trọng" để thể hiện sự kính trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính Cung chắc cũng như Hồ Minh Phương thôi..sẽ bị cảnh cáo về mặt đảng cà...về hưu....thôi mà..

      Xóa
  13. Cứ cho là ông trong sạch đi, nhưng "hiền thối ra", "sợ mất lòng", "ngơ ngác", "nói năng không ra đầu đũa"... sao mà làm trưởng ban chống lại nổi bọn Sâu tham hiểm độc?! Coi như tung cờ trắng khi chưa đánh trận...
    Dân chúng tôi chỉ còn cách uống rượu giải sầu, tuy biết chúng đầy độc tố.

    Trả lờiXóa
  14. Không sợ thằng khôn, chỉ sợ thằng trả vờ ngu!
    Éo biết bác cả là loại nào???

    Trả lờiXóa
  15. Cứ như ý kiến tổng bí thư thì dân việt ta tham lam lắm lắm không lên được tới thiên đường của CHXH ....Chán chửa...

    Trả lờiXóa
  16. Ông này có công lớn là ca ngợi cái gì thì nhân dân... không tin cái ấy nữa!
    Hôm nay, khối người vỡ lẽ rằng, "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân là tác phẩm bịa đặt, báng bổ Phật Giáo. Làm sao mà người đất Phật lại đòi hối lộ một cách trắng trợn như vậy? Nếu có, chính là cán bộ đội lốt luồn được vào đây mà thôi. Vụ này phải điều tra làm rõ. Riêng Phật Giáo Việt Nam chẳng hề nhắc tới tác phẩm này. Nó chỉ làm "say mê" đám con nít thò lò mũi xanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phật pháp vô biên , vô lượng , nào cần biết đến Ngô Thừa Ân là anh nào .

      Xóa
  17. đưa một người lú lẫn, lẩm cẩm, lập dị làm TBT, cứ mổi lần phát biểu là thiên hạ lại cười no bụng, ông này mà đi ra nước ngoài, phát biểu kiểu này đúng là nhục quốc thể, hỏi làm sao bạn bè QT không khỏi khinh thường, dân Việt trở nên thấp hèn trong mắt thế giới. Vậy thì đức cha Ngô Quang Kiệt nói đúng khi ông nói cảm thấy nhục nhã khi cầm trên tay quyển hộ chiếu VN, nhục không phải do bản thân ta làm ta nhục, nhục bởi những kẻ cầm quyền làm ta nhục

    Trả lờiXóa
  18. Thôi thì thời buổi nhiễu nhương, nghe ông phát biểu coi như xả xi tret vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ban cũng có bản lĩnh đấy. Còn 99% người dân VN cảm thấy bị stress nặng khi nghe ông này lảm nhảm.

      Xóa
  19. Chúng ta đang ngồi trên xe khách mà tài xế chỉ biết lái xe công nông .

    Trả lờiXóa
  20. Tham nhũng và thể chế là tương quan biện chứng .

    Trả lờiXóa
  21. Tham nhũng phần lớn do thể chế và chế độ chính trị đẻ ra. Đó là nguyên nhân chính. Nếu không thay đổi thể chế chính trị thì muôn đời cũng không bao giờ chống được tham nhũng. Dù làm mạnh đến đâu thì tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển mạnh.

    Trả lờiXóa
  22. Kách mệnh Vn đã nâng lên tầm cao mới: Nói láo toàn diện, nói láo không biết ngượng...

    Trả lờiXóa
  23. Xin các Bác các bác cứ bình luộn hoài Tham nhũng nguồn gốc đâu???? Tôi cho là Tham nhũng có Nguồn gốc từ Đảng, chỉ có người có Chức có Quyền mới có thể tham nhũng. Để có chức có quyền thiò phải vào Đảng, không vào Đảng thì không bao giờ có Chức có Quyền cú là dân đen không được quản lý tài sản Công, không có điều kiện để tham nhũng. Vậy kết luận là "THAM NHŨNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẢNG" vì thể chế Xã hội này là "của Đảng, do Đảng lãnh đạo".

    Trả lờiXóa