Tàu Trung Quốc lao vào tàu Mỹ: trả đũa
B-52 vào ADIZ?
Một tàu chiến TQ đã lao thẳng khiến tuần dương hạm Mỹ
phải bẻ lái dù đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Phải chăng hành động này
có những toan tính riêng từ phía Trung Quốc?
Một hành
động nguy hiểm
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 13/12 thông báo,
hồi tuần trước tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Cowpens hoạt động
ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông đã buộc phải bẻ tay lái đột ngột để tránh
va quệt khi một tàu của Hải quân Trung Quốc cứ tiến thẳng lúc chỉ còn cách tàu
Mỹ khoảng hơn 500 mét.
Theo giới chức quốc phòng Mỹ, tàu tên lửa USS Cowpens
của họ đang thực hiện nhiệm vụ giám sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ở
vùng lãnh hải quốc tế thì các tàu chiến của Trung Quốc ra lệnh cho tàu Mỹ không
được đi tiếp.
Tuy nhiên, tàu USS Cowpens đã kiên quyết từ chối không
theo lệnh của phía Trung Quốc bởi tàu của Mỹ đang hoạt động ở khu vực hoàn toàn
là vùng lãnh hải quốc tế.
Một quan chức quân sự khác cho biết tàu Mỹ đã phát tín
hiệu "tất cả dừng" nhưng tàu Trung Quốc đã phớt lờ, và đáp trả bằng
cách lao thẳng vào USS Cowpens. Quan chức quân sự Mỹ cho biết, nếu không bẻ lái
kịp thời đã có những sự va chạm đáng tiếc và có thể đưa sự việc leo thang ngoài
tưởng tượng.
Vô tình hay
hữu ý?
"Vụ việc này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo
các tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp cao nhất, bao gồm cả việc thông tin
liên lạc giữa các tàu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn",
một quan chức Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, đây có phải là một hành động vô tình do
liên lạc giữa các thiết bị hay là cố tình không hiểu, không “tất cả dừng” như
tàu Mỹ đã phát tín hiệu?
Việc Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo buộc tàu Mỹ
phải dừng lại và đã có những cuộc trao đổi qua lại giữa hai tàu về việc đây là
vùng biển quốc tế cho thấy cả hai phía đều nhận được tín hiệu của nhau. Tuy
nhiên, trong hành động này, Trung Quốc đã xử rắn hơn hẳn những lần trước.
Đây cũng là động thái đầu tiên chứng tỏ sự đối đầu
trực tiếp giữa hai cường quốc này trong vấn đề Biển Đông.
Trong việc này, không riêng gì Trung Quốc có toan tính
mà Mỹ cũng có dụng ý riêng. Mỹ rất hiểu tàu chiến của mình đang hoạt động trong
vùng mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền, nhưng Mỹ dương lên lá cờ vùng
tự do hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế.
Màn
trả đũa vụ B-52 vào ADIZ Hoa Đông?
Vì sao Trung Quốc phải lựa chọn mạo hiểm như vậy?
Không kể những toan tính thiệt hơn về đường chín đoạn tại Biển Đông thì Trung
Quốc cũng không hề muốn có thêm một sự giễu cợt nào từ nước Mỹ sau vụ 2 máy bay
B-52 dạo chơi trong vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Trung Quốc lập ở Hoa Đông.
Trước đó, ngày 23/11, Trung Quốc đã đơn phương lập
vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư (Nhật Bản đang tuyên bố chủ quyền) và một đảo của Hàn Quốc. Tuy nhiên, chỉ
sau đó 2 ngày, Mỹ đã đưa hai pháo đài bay B-52 vào vùng ADIZ này.
Hai chiếc máy bay B-52, niềm tự hào của quân đội Mỹ
nhưng của 50 năm trước đã cho Trung Quốc một phen xấu hổ. Hoặc radar Trung Quốc
không phát hiện được hai chiến binh già nua này, hoặc Trung Quốc biết mà không
dám chặn. Dù hiểu theo cách nào, Trung Quốc cũng nhận về điều tiếng không đủ
sức mạnh để bảo vệ chính cái mình vừa lập nên.
Đó là biển Hoa Đông, còn đây là Biển Đông, Trung Quốc
nếu không cương quyết với lần này, thì uy danh của cường quốc thứ hai thế giới
sẽ tan thành mây khói. Do đó, buộc Trung Quốc phải liều mình làm theo cách
“đường ta ta cứ đi”.
Để vớt vát lại thể diện, Trung Quốc buộc phải chấp
nhận mạo hiểm. Việc chiếc tuần dương hạm của Mỹ né tàu chiến Trung Quốc, có lẽ
người vui mừng và thở phào nhẹ nhõm nhất chính là Bắc Kinh.
Đỗ Minh Tú
* * *
Trước ‘vụ đụng độ đáng tiếc’ xảy ra trên đây, chuyên
gia Mỹ Richard Cronin đưa ra nhận định rằng: Khó tránh nổ súng với Trung Quốc
Giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra nổ súng để lại
nhiều thiệt hại về ngoại giao. Nhận định được chuyên gia Mỹ đưa ra sau vụ tàu
Trung Quốc “liều mình” lao vào tàu Mỹ trên Biển Đông.
Ông Richard Cronin, chuyên gia về châu Á, Giám đốc
Chương trình Ðông Nam Á của trung tâm Stimson của Mỹ trong bài trả lời báo chí
Mỹ ngày 20/12 đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc. Quan
điểm của ông Cronin được đưa ra sau vụ tàu chiến Mỹ và tàu chiến Trung Quốc
suýt va chạm nhau ở hải phận quốc tế trên Biển Đông.
Chuyên gia Richard Cronin nói: "Có nhiều khả năng
xảy ra một sự cố, có thể sẽ không leo thang thành một cuộc chiến tranh giữa Mỹ
và Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ kèm theo một vụ nổ súng để lại nhiều thiệt hại
về ngoại giao”.
Chuyên gia Richard Cronin |
Trước đó một ngày (20/12), phát biểu trong cuộc họp
báo tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng cách hành xử
của tàu chiến Trung Quốc - dẫn tới vụ "suýt va chạm" nếu tuần dương
hạm USS Cowpens của Mỹ không bẻ lái để đổi hướng - vừa "không có ích lợi,
vừa thiếu trách nhiệm". Ông Hagel cảnh báo việc tàu chiến Trung Quốc cố
tình cắt mặt tàu USS Cowpens của Mỹ ở khoảng cách hơn 100 mét có nguy cơ làm
leo thang mối quan hệ vốn đã căng thẳng hiện nay giữa hai nước.
Ông Hagel khẳng định hành động cố tình này của tàu
chiến Trung Quốc có khả năng dẫn tới những tính toán sai lầm.
Cũng trong cuộc họp báo, Tướng bốn sao Martin Dempsey
- Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - cho biết sau vụ việc này,
các lực lượng của Mỹ - đặc biệt là thủy quân lục chiến và không quân - càng
tăng cường cảnh giác, nhất là trong những tình huống nhạy cảm.
Theo các nguồn tin khác nhau thì vụ việc “suýt va
chạm” xảy ra ngày 5/12 khi một chiếc trong đội tàu bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh
của Trung Quốc liên lạc qua vô tuyến với tuần dương hạm USS Cowpens và yêu cầu
chiếc tàu này rời khỏi khu vực. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận
quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình.
Ngay sau đó, chiếc Cowpens đã bị một chiếc tàu Trung
Quốc đuổi theo, cắt qua mặt rồi đột ngột quay đầu chỉ cách mũi tàu Mỹ chưa đầy
500 mét và dừng lại, buộc tàu USS Cowpens phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc đổ lỗi cho tàu USS
Cowpens thâm nhập vào vùng bảo vệ có bán kính 40km của tàu sân bay Liêu Ninh,
đã bám đuôi và sách nhiễu đội tàu hộ tống tàu Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi
gây hấn trước.
Đông Triều
(Theo Đ.V)
---------------
Vụ này khiến ta nhớ lại vụ phi cơ quân sự Trung Quốc đâm vào máy bay mỹ trên bầu trời Trung quốc khiến tổ lái của Mỹ phải nhảy dù xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc mấy năm về trước... Đúng là
Trả lờiXóa"Vua phải thua thằng liều"
Mong cho 2 cường quốc Mỹ Trung đánh nhau cho thế giới được chứng kiến thế nào là sức mạnh quân sự của thế kỷ 21
Máy bay chiến đấu của TQ bay sát máy bay trinh sát của Mỹ và va chạm (đây là hành động hung hăng và đần độn của tên phi công TQ). Máy bay TQ rơi tõm xuống biển (vậy còn trách Mỹ - giống mấy tay đi phạm luật giao thông còn chửi người đi đúng ở VN). Máy bay Mỹ hư hỏng, bắt buộc phải đáp xuống sân bay Hải Nam.
XóaĐồ quân sự TQ dỏm! Thậm chí phi công không nhảy dù ra nổi, chết theo máy bay. TQ đang quá tự tin. Khi xảy ra chiến tranh, các vũ khí dỏm của họ bảo đảm bị tan nát tức thì.
XóaCả MỸ và TQ đều không muốn một cuộc nổ súng ,nhưng người Việt thì mong xẩy ra để xem khả năng quân sự của TQ đến đâu
Trả lờiXóaHành động đậm chất “ Kiếm Hiệp “ như trên của TQ càng làm cho Mỹ thêm quyết tâm trên biển Đông , “ Cú “ ngáng đường kể trên chủ yếu nhằm trả đũa vặt cho vụ bị B52 Mỹ làm cho bẽ mặt trên vùng ADIZ Hoa Đông nhiều hơn là bước đi có tính bài bản của một cường quốc thực sự , nó khác nhiều so với động tác nhún nhường nhưng thâm hậu của Mỹ . Tuy dùng động tác có tính dằn mặt trên , nhưng TQ tỏ ra im lặng một cách bất thường khi ngoại trưởng John Kerry đưa ra lời cảnh báo khi thăm Philipin : “Không nên có vùng phòng không tại biển Hoa Đông và Trung Quốc cũng nên hạn chế đơn phương thiết lập một vùng tương tự tại bất kỳ khu vực nào khác, nhất là Biển Đông” .
Trả lờiXóaKhông phải tự nhên Mỹ tuyên bố ngăn chặn như vậy , một mặt vì quyền lợi quốc gia của Mỹ ( Tự do hàng hải trên Biển Đông ) , mặt khác Mỹ muốn trấn an các đồng minh tại khu vực , đồng thời muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thế giới , có thể Mỹ sẽ coi vùng ADIZ trên Biển Đông là làn ranh đỏ để nhắc nhở TQ cần tôn trọng , không nên vượt qua .
Thế trận đang cài , cảnh báo đã có , nhưng đụng độ dẫn đến nổ súng thì rất khó xảy ra vì cả hai nước đều hiểu rõ cái giá phải trả cho hành động trên là rất đắt .
Để gió cuốn đi
To the USS Cowpens' Captain: "Tới luôn đi bác tài".
Trả lờiXóaTQ tính lấy số má?
Trả lờiXóaTranh chấp làm bá chủ Biển Đông giữa Tàu cộng và Mỹ ngày càng leo thang
Trả lờiXóamà nguyên nhân chủ yếu nằm ở tham vọng bành trướng của Tàu cộng và họ
đang "nắn gân" Mỹ từng bước một để xem Mỹ phản ứng rồi mới ra tay !
Điều kiện như "giọt nước cuối cùng làm tràn ly" là nếu người Tàu bạo loạn vì
cơm áo hay nhân quyền thì giới chóp bu buộc phải công khai đối đầu với Mỹ
hòng định hướng dân Tàu chấp nhận hy sinh tất cả để đánh kẻ thù Mỹ mà làm
chủ Biển Đông,vốn là nguồn thực phẩm dồi dào và tài nguyên phong phú !
Lòng tham của dân Tàu sẽ quyết định cuộc chiến Biển Đông gữa Tàu và Mỹ
và tôi cho là sẽ sớm xảy ra khi nông dân Tàu liên tiếp nổi loạn như hiện nay.
Với nền kinh tế Tàu đang phát triển chậm lại,nguy cơ xảy ra cuộc chiến này
ở Biển Đông càng cao !
Dù không ai mong nó xảy ra nhưng nếu xảy ra,tôi cho là VN.có nhiều cơ may
thoát khỏi sự khống chế của TC.!
Thử xem Trung Mỹ choang nhau ai lợi hơn? Trung cộng lợi hơn! vì Mỹ giàu có, vũ khí tối tân nhưng...nhưng chi một đồng Quốc hội cũng soi rất chi li, minh bạch và quốc hội phải có nghị quyết.. Mặt khác giới trung lưu đang muốn Bình yên để vươn lên sẽ không ủng hộ cuộc chiến vì giới này không cần danh dự của một cường quốc lãnh đạo thế giới bằng đồng UShàng ngày chảy vào túi (?) đây là điều đã diễn ra khi chiến tranh Việt nam và vụ Xy ri vừa qua . Điều nữa là Obama một thư sinh đích thực đang thích chơi trò hòa bimhf nhân văn để thực hiện "học thuyết quẩn bách gì đó".Phần khác ông ta hơi ngộ nghĩnh về thế giới hiện nay, các tổ chức khủng bố, các nước cộng sản cuối cùng đang níu kéo chủ nghĩa cũ dù còn là cộng sản hay không họ cũng rất phức tạp và gian trá... họ đang lợi dụng sự lừng khừng của ông ta để vượt qua cửa tử...
Trả lờiXóaCòn Trung quốc rất cần chiến tranh ở phạm vi nhỏ để đoàn kết dân tộc, họ lại là nhà nước toàn trị hay gọi là độc tài muốn chi tiền thế nào cũng được kể cả dân chết đói cũng kệ ( kiểu như bắc Hàn ). Mặt khác người Trung quốc khi có tiền họ biết dùng tiền cho mua chuộc các quan chức đối phương ( đây là điều cực kỳ quan trọng ). Về vũ khí thì về số lương họ đã chuẩn bị rất nhiều, khi có chiến tranh họ có thể mua thêm của nhiều nước công khai hoặc bí mật.Chiến tranh nhỏ không cần vũ khí hạt nhân nên họ không ngại...Chính quyền Trung quốc khi cần chiến tranh họ cho ban tuyên giáo trung ương nói dối dân mấy câu là xong, sẽ có đủ nghị quyết mang tính hợp pháp...
Khi một cuộc chiến tranh hạn chế ngang ngữa với Mỹ cho là ngang bằng hoặc thiệt hại hơn chút ít là Trung quốc thắng lợi đó là thành công vĩ đại vì: đoàn kết được nhân dân được vài chục năm chứ không ít. Mặt khác các nước tép riu ở Đông nam Á sẽ hết hi vọng CHÚ SAM mà tự nhiên ngã vào vòng tay anh Khựa vậy.
Bác nói đúng nếu cuộc chiến kéo dài nhưng xảy ra ở Biển Đông
Xóathì khác vì không thể đánh du kích và trường kỳ như trên đất liền
và nhất là vì đây là con đường hàng hải quốc tế liên quan đến lợi
ích nhiều nước khu vực nên họ sẽ giúp Mỹ chận đứng nguy cơ bị
Trung Cộng khống chế ! Và cả thể giới sẽ phải dàn xếp làm sao có
lợi cho đa số các nước,chứ không thể có lợi cho một phía.
Bác nên nhớ là nuôi sống gần 1 tỷ rưỡi dân Tàu cũng là mối nguy
cơ nội tại tiềm ẩn cho Tàu hơn là sự thiếu kiên nhẫn đánh đấm
của Mỹ.Và chính dân Tàu nào khá lên cũng sẽ không hăng hái
lao vào chổ chết như đã làm trong chiến tranh Triều Tiên.Cùng
với chính sách một con thì Tàu lấy đâu nhân lực mà bác nói là
có lợi hơn cơ chứ ?
Chiến tranh Mỹ-TQ khó xảy ra. Nhưng nếu xảy ra, khả năng "Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi (trong đó có CHXHCNVN) chết" là cái chắc!
Trả lờiXóaVõ tàu đòi va với võ đặc nhiệm thực dụng?
Trả lờiXóaCác bác đã coi cái cờ nhíp sư phụ thiếu lâm đánh đông dẹp bắc.
Va với 2 đ/c lính đặc nhiệm mẽo, cả 2 lần đều vêu hết cả mỏ, nằm đo kích thước sàn đấu xem rài-dộng bi nhiêu?