Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

NHỚ LẠI CHUYỆN XƯA - Kỳ 1

                 
                         * PGS.TS VŨ TRỌNG KHẢI
            Vài lời phi lộ:
Tôi không có ý định viết hồi ký, với một lẽ đơn giản là đời tôi giản đơn! Hơn nữa, việc viết hồi ký đòi hỏi phải biết chính xác ngày giờ, địa điểm, bối cảnh xảy ra sự kiện, có thể “truy xuất” nguồn gốc của chúng, mà điu đó vượt quá khả năng của tôi. Người già sống bằng hoài niệm, những ký ức xưa, vui có, buồn có. Nhưng nay, nhớ lại, nó trở thành nim vui, sức sống của tuổi già. Do vậy, tôi cũng định khi bước sang tuổi 70, tức là sau ngày 15/04/2014, tôi mới khai bút. Nhưng ngày 27/10/2013, tôi có dịp trở lại HTX Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nơi cách đây hơn 40 năm, chính xác là vào tháng 08/1973, tôi và các thành viên của tổ công tác chỉ đạo xây dựng mô hình quản lý mới tại HTX này, đã đến đây và ở lại trong suốt 3 năm lin; Và sự tái ngộ không báo trước này với những người ở địa phương đã dậy lên trong tôi cảm xúc sâu đậm và bất ngờ. Do vậy, sợ để lâu sẽ mất cảm xúc, tôi đã khai bút sớm. Những câu chuyện của tôi được kể ở đây không theo trật tự thời gian mà theo “qui luật” của cảm xúc.
Vậy thôi, mọi chuyện xảy ra đu ngẫu hứng và giản đơn như chính cuộc đời tôi.
*         *         *
Câu chuyện thứ nhất

HAI KILOGAM THÓC VÀ BỐN HÀO 

Sáng 27/10/2013, tôi và 2 người bạn đồng môn của khoa Kinh tế Nông nghiệp, đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khóa V (1963 – 1967) – anh Khúc Đình Vạn (sinh 1941) quê ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cựu Chuyên viên Kinh tế của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và anh Phạm Huy Khảo (sinh 1945), quê ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, đại tá, cựu Phó tổng biên tập Báo QĐND, rời  Hà Nội trên chiếc xe Laser 4 chỗ, mượn của Trường Cán Bộ Quản Lý NN và PTNT 1, qua đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ để đến HTX Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (trước đây là Nam Hà và Hà Nam Ninh). 
Cảnh cũ không còn, người xưa chẳng hay ai còn, ai mất, tôi phải hỏi đường mới đến được ngôi chùa ở Làng Văn Phú, xã Mỹ Thọ, mặc dù nó ở ngay sát đường sắt chạy từ Phủ Lý đến Nam Định. Đến trước cổng chùa, tôi còn đang ngỡ ngàng vì ngôi chùa đã được xây lại khang trang, chưa gặp được ai để hỏi thăm, bổng có một người đàn ông trạc tuổi U60, đi xe đạp ngang qua, hỏi với giọng hơi “hách”: “các ông đi đâu?”. Tôi trả lời: “tôi đến Chùa Văn Phú, nơi cách đây 40 năm, tổ công tác của chúng tôi đã ở đây và làm việc”. 
Người đàn ông có vẻ “hạ giọng”: “Bác Thảo?”. - Không! - tôi trả lời. “Bác Khải. Người đàn ông lại nói. “Đúng thế, lúc chúng tôi ở đây, anh bao nhiêu tuổi?" -Tôi hỏi.
- Tôi 17, 18 tuổi.
 Tôi lại hỏi:
- Anh tên gì? và làm gì?.
- Tôi là Bằng, trưởng thôn Văn Phú.
"À, ra vậy nên anh ta mới có cái giọng hách dịch lúc ban đầu gặp gỡ - tôi thầm nghĩ. 
Tôi hỏi tiếp: 
-Anh có nhớ gì về tổ công tác chúng tôi không?.
- Hai cân thóc và bốn hào!
Câu trả lời tức thì, không cần suy nghĩ của người trường thôn 57 – 58 tuổi ấy khiến tôi hết sức ngỡ ngàng và xúc động. Hai người bạn của tôi cũng có phần nào hiểu và xúc động trước câu trả lời ấy. Người ngoài cuộc và các bạn trẻ hôm nay, dù là các chuyên gia giỏi về kinh tế NN và PTNT cũng không dễ gì hiểu được câu trả lời của người đàn ông này khiến tôi  ngạc nhiên. 
Vốn là thế này: 
Thời đó, hầu như nông dân ở miền Bắc đều là xã viên HTX, được xây dựng và hoạt động dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản, như trâu bò cày kéo, với cái cày “51” và bừa chữ “Nhi”, cào cỏ 64A.  Xã viên đi làm ruộng theo hiệu lệnh của đội sản xuất: Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn (thơ Tố Hữu). Xã viên HTX được trà thù lao bằng “công điểm”, cứ 10 điểm là 1 công, 1 ngày lao động 8 giờ, tùy theo công việc được trả từ 8 điểm đến 16 – 20 điểm. “Công điểm” như là một thứ “tiền nội bộ” của riêng mỗi HTX, cuối vụ, cuối năm, quyết toán ăn chia, phân phối, xã viên mới biết giá trị của 1 công (10 điểm) là bao nhiêu kg thóc và bao nhiêu tiền. 
Do “cha chung, không ai khóc”, HTX quản lý lỏng lẽo, nên tình trạng “phóng công, rong điểm” tương tự như lạm phát tiền tệ vậy, diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Do thế, ở phần lớn các HTX, với 1 ngày công (10 điểm), cuối năm, xã viên chỉ nhận được từ HTX vài ba lạng thóc. Thế mà sau 1 năm chỉ đạo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình quản lý mới, xã viên HTX Mỹ Thọ không thể ngờ là mình nhận được “2kg thóc và 4 hào” cho 1 ngày công (10 điểm). Bốn hào ngày ấy lớn lắm, với giá 1 kg thóc mà HTX bán cho nhà nước trong mức nghĩa vụ là 3 hào, vượt nghĩa vụ là 9 hào ( 10 hào là 1 đồng); Lương của cử nhân kinh tế mới ra trường chỉ có 51 đồng, sau 24 tháng tập sự mới được nhận 60 đồng. Lương khởi điểm của người lao động phổ thông là 27 đồng/ tháng. 
Ba chúng tôi và anh Bằng, trưởng thôn Văn Phú, cùng vui vẻ đứng chụp một kiểu ảnh trước cửa Chùa Văn Phù để "kỷ niệm 40 năm, gặp lại” (Người bấm máy là một ni cô trong Chùa Văn Phú).
11/2013

Từ trái qua phải: Ông Phạm Huy Khảo, Ông Khúc Đình Vạn,
Ông Bằng - Trưởng thôn, và tôi – Vũ Trọng Khải.

*         *         *
Câu chuyện thứ hai

CẤY GIĂNG DÂY, THẲNG HÀNG

              Hồi ấy, một tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa nước do Tiến sĩ Nông học Lương Định Của khởi xướng và được Bộ Nông nghiệp chỉ đạo áp dụng rộng rãi là cấy lúa thẳng hàng để có thể sử dụng cào cỏ sục bùn 64A. Muốn vậy, các xã viên phải tập cấy trên sân trước và phải giăng dây thì mới đảm bảo cấy thẳng hàng. Kỹ sư nông học Lê Thảo, (1938 – 1976), tổ trưởng tổ công tác, người dày dạn kinh nghiệm trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (tương tự như cán bộ khuyến nông 3 cùng của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang bây giờ) đứng ra tập huấn. 
              Chị em xã viên là lực lượng cấy lúa (và 3 đảm đang nữa), tuổi đời phổ biến là trên dưới 40, đều có chồng, con, nhưng phần lớn “phòng không”, vì chồng họ đi bộ đội hoặc công tác ở xa quê nhà. Sau khi nghe và xem kỹ sư Lê Thảo hướng dẫn, cấy thị phạm, các chị xã viên thuộc loại “nạ dòng”, không chịu thực tập, cứ túm 5 tụm 3 cười rúc rích. Kỹ sư Lê Thảo kiên nhẫn nhắc nhở nhiều lần, nhưng chị em vẫn không nghe lời. Bổng có 1 chị tuổi xồn xồn, nói lớn: “Này ông kỹ sư ơi, chị em chúng tôi biết cấy lúa từ lúc lông l… còn lấm tấm cơ. Việc gì bây giờ chúng tôi phải tập cấy lúa trên sân cơ chứ?”. 
             Tất cả chị em đều cười ầm sau lời nói đó. Tôi thì đỏ mặt, vì lúc đó mới U30, chưa vợ. Chỉ có K.S Lê Thảo là lớn tuổi, có vợ con, với bề dày kinh nghiệm chỉ đạo, vẫn bình thản nói: HTX trả công 10 điểm cho buổi tập cấy, ai không nghe lời tôi, sẽ không được chấm công. Thế là các chị em nghe lời răm rắp. Âu cũng là cái sức mạnh của HTX kiểu cũ, của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã từng tổn tại khá dài trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta. Vụ Đông Xuân 1973 – 1974 thắng lợi lớn, một phần cũng nhờ kỹ thuật cấy thẳng hàng và làm cỏ xục bùn bằng bàng cảo cỏ 64A. Vì thế, mỗi ngày công xã viên HTX Mỹ Thọ mới nhận được 2kg thóc và 4 hào.
12/2013
V.T.K (Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và PTNT)
                   (còn nữa)
----------------

33 nhận xét:

  1. Tư duy lãnh đạo và "Hội chứng" phong trào" của những kiểu như HTX thì lạc hậu, đói nghèo, bảo thủ là không tránh khỏi. Dân ta khổ cũng vì thế. Câu chuyện của PGS VTK rất thấm thía, sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  2. ..." Bổng có 1 chị tuổi xồn xồn, nói lớn: “Này ông kỹ sư ơi, chị em chúng tôi biết cấy lúa từ lúc lông l… còn lấm tấm cơ. Việc gì bây giờ chúng tôi phải tập cấy lúa trên sân cơ chứ?”.
    Tất cả chị em đều cười ầm sau lời nói đó...."
    > Hay lắm! He...he...

    Trả lờiXóa
  3. Cái "phong tào hộp téc xẻ ló nà thế". Buồn thay, thời HTX đói kém, quanh năm cày cấy, ăn độn cũng không đủ "lo bụng".
    Lại nhơ, lớp 2 học: "Cầm vàng còn sợ vàng rơi / Vào HTX đời dời ấm no"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vàng rơi có kẻ nhặt liền
      Có ông Thống đốc xì tiền mua ngay

      Xóa
  4. Nhớ lại chuyện xưa.
    Chủ nhiệm HTX bị lạc mất một con chim quý, ông rất buồn, đi tìm khắp nơi mà không thấy.
    Ông nghĩ chắc nó bị lạc vào nhà ai đó, vì thế hôm sau ông tập hợp toàn bộ xã viên để hỏi thăm:
    - Ai trong số các vị có một con chim?
    Tất cả đàn ông trong phòng họp đứng hết dậy ngơ ngác.
    Chủ nhiệm hợp tác xã biết mình bị hiểu lầm, ông chữa lại:
    - Không...Ý tôi là ai trong các vị đã nhìn thấy một con chim…?
    Tất cả phụ nữ trong phòng nhìn nhau rồi....cùng đứng dậy.
    - Không... không phải. Tức là… ai trong số các vị đã nhìn thấy một con chim, mà... con chim đó không phải của mình?
    Quá nửa số phụ nữ trong phòng ngơ ngác lục tục...đứng dậy.
    Vẫn sai, ông bèn sửa lại bằng cách nói thẳng vào vấn đề:
    - Ồ... không, thế ai trong số các vị đã nhìn thấy con chim của tôi?
    Phòng họp lặng đi....Chỉ có cô phó chủ nhiệm HTX, cùng 1 bà góa ở cuối xã và... vợ ông bẽn lẽn mặt đỏ dừ.. đứng dậy!
    Thế này thì… chết thật!?!?!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay đáo để!

      Xóa
    2. Hoan hô "Nặc danh22:08 Ngày 31 tháng 12 năm 2013". Chuyện rất đáng đọc, giá trị gấp 100 lần bài báo của anh 3X mà tối qua VTV đọc ra rả làm mình phải tắt tivi.

      Xóa
  5. Thời đó có cày 51, nay có cày 21, tức là cày cho đến hết Thế kỷ 21 vẫn chưa có CNXH...

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa tính diện tích ruộng đã cày để lấy điểm. Chủ nhiệm HTX đứng trên bờ, nói to với một bà xã viên đang cày ruộng:
    - Bà kia, sao lại cày dối. Cày một đường, bỏ một đường!
    - Thưa ông chủ nhiệm. Ông có chức quyền ăn được nhiều của HTX. Tôi phận dân nghèo chỉ ...ăn bớt đường cày thôi ạ!...

    Trả lờiXóa
  7. Hay qua, chuyen cua bac Khai cung hay, chuyen cua bac Nac Danh "Nhớ lại chuyện xưa." cung hay khong kem.... Ho'm qua co! Cam on cac bac va xin gui loi chuc mung Nam Moi toi toan the ACE cua trang BVB Blog.

    Trả lờiXóa
  8. HTX ngày xưa 1 công (10 điểm) được nhận 0,3 kg thóc là phổ biến
    Chủ nhiệm HTX ngày xưa đã tham nhũng, hách dịch đầy rẫy ra rồi và nó phát triển nhanh, mạnh, bền vững cho đến hôm nay.
    Đau khổ, nghèo đói và bất hạnh của dân VN lâu nay do ai gây ra chắc chắn mọi người đã rõ. Nhưng nói ra sẽ bị phạt tù đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi người làm việc bằng hai
      Để cho Chủ nhiệm mua đài sắm xe...
      ... Mỗi người làm việc bằng ba
      Để cho Chủ nhiệm xây nhà lát sân...

      Xóa
  9. Năm mới 2014 đã đến. Xin kính chúc Đại tá BVB và các nhân sĩ, trí thức yêu nước chân chính luôn dồi dào sức khỏe gia đình an khang thịnh vượng!
    Chúc sự nghiệp đấu tranh chống độc tài, vì VN dân chủ đi đến thắng lợi trong tương lai gần!

    Trả lờiXóa
  10. Năm mới 2014 đã đến. Xin kính chúc Đại tá BVB và các nhân sĩ, trí thức yêu nước chân chính luôn dồi dào sức khỏe gia đình an khang thịnh vượng!
    Chúc sự nghiệp đấu tranh chống độc tài, vì VN dân chủ đi đến thắng lợi trong tương lai gần!

    Trả lờiXóa
  11. Xin kể câu chuyện có thật này, cho dù tất cả những nhân vật trong cuộc đã mất. Nhưng mong rằng, dưới suối vàng họ sẽ được siêu sanh.
    Ở làng tôi có ông chủ nhiệm tên H rất hiền lành và được lòng nhiều bà con trong thôn. Ông chỉ có tật là có tính hay "nể nang" đàn bà. Tuy đã có vợ đẹp con khôn rồi. Nhưng thời đó, chiến tranh trai tráng nhập ngũ hay đi thoát ly hết. Nên ông như "mỳ chính cánh" trong mắt các bà nạ dòng... Khiến ông manh hoạ.

    - Trong xóm tôi có chị T khá xinh. Chồng chị đi bộ đội. Nhưng học trường 400 ở Sơn Tây, nên hầu như cuối tuần nào cũng về. Vậy mà làm dâu đã 4, 5 năm mà chưa con cái gì... khiến bà mẹ chồng nghĩ chị bị "điếc", hắt hủi... làm chị phải bỏ về nhà bố mẹ đẻ sống. Được hơn năm sau, bỗng thấy chị có bầu... rồi sanh được mụn con gái khá xinh. Làm bà mẹ chồng - suốt ngày chửi chị "vô phúc" (vô sinh) bị làng nước cười chê .

    - Có một chị nữa cũng xinh, lấy chồng đã có 2 mặt con. Nhưng do chồng đi làm ăn xa (ở tận Yên Bái), nên cứ phải tết mới về. Anh chồng có tính lăng nhăng, khiến chị cũng buồn chán... dần dần nghĩ cách trả thù (kiểu "ông ăn chả bà ăn nem"). Nhưng khi nem chả mà ham qúa cũng sinh phiền. Chị thì tòi thêm một cậu con trai mặt giống con trai ông chủ nhiệm như đúc. Còn anh chồng bị cơ quan kỷ luật đuổi ề quê vì "quan hệ bất chính" ngoài luồng. Về nhà anh tới gặp ông chủ nhiệm đòi "phạt" một khoản tiền khá lớn. Để êm chuyện ông chủ nhiệm bảo thủ qũy đưa tiền cho ông ta đi mua nông cụ cho HTX. Nhưng kỳ thực để trả tiền "phạt" cho anh chồng chẳng tốt lành bị "cắm sừng".

    - Thấy bở đào mãi, anh lại tới tính "phạt" tiếp. Doạ nếu không sẽ làm to chuyện. Ông chủ nhiệm lo sợ qúa lại tìm đến bà thủ quỹ của HTX vay tiền. Đến lúc này thì không những không vay được mà còn bị bà thủ qũy đưa chuyện tiền nong chưa quyết toán lần trước ra cuộc họp Ban quản trị. Khiến ông chủ nhiệm (chắc còn có lòng tự trọng) đi đến quyết định tự sát.

    - Vào một ngày đầu đông ngày... tháng.... năm... , lúc 4 giờ sáng, khi làng xóm vẫn còn chìm trong giấc ngủ, tự nhiên mọi người nghe thấy 2 tiếng súng trường CKC nổ đanh gọn. Kết qủa lấy đi sinh mạng của 2 người. Đó là chị T (bị bắn gần vào ngực trái từ phía sau). Và ông chủ nhiệm tự kê súng vào quai hàm... viên đạn xuyên lên não. Cơ quan CA đã tới khám nghiệm hiện trường và kết luận vụ việc... Hung thủ của 2 án mạng chính là ông chủ nhiệm.

    - Dư luận dân tình ai cũng thương chị T, trách ông chủ nhiệm và ghét tay tham tiền đã gián tiếp gây nên vụ án mạng này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gocomay kể chuyện có duyên quá , không hiểu sao tôi rất thích nghe những chuyện dạng này . Bao giờ có dịp bạn lại kể nữa nhá .

      Xóa
  12. Ở quê tôi (Thái Bình) thời bấy giờ một ngày công (10 điểm) chỉ có giá trị 0,2 kg (200g) thóc tươi, có năm hơn có năm kém nhưng cũng chỉ luẩn quẩn xung quanh cháo loãng. Bọn tôi bấy giờ còn nhỏ chỉ mong đến Tết để được ăn no và cơm thì có thịt.

    Trả lờiXóa
  13. Em là người Việt.lúc 08:45 1 tháng 1, 2014

    Hồi còn bé, năm cấp 2 1965-1966, chúng tôi là học sinh thành phố sơ tán về nông thôn.Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh bác chủ nhiệm xăm xắn lo chỗ cho các cháu, gửi về nhà bà con nông dân để ở, vận động xin tre , gỗ và kêu gọi mọi người xây trường cho chúng tôi học.Thực là không dám theo đuôi các bác để chửi bới bà con nông dân, các bác chủ nhiệm thời kỳ đó đâu ạ.Nó vô ơn và mất dạy quá.Ôn cũ biết mới, xin gửi các bác vài đoạn bài thơ Anh chủ nhiệm trong sách giáo khoa lớp 6 thời kỳ đó:
    Nắng chiều thấp thoáng ngọn cây tre
    Sóng lúa mênh mông cuộn đổ về
    Tôi cùng anh bước trên đê nhỏ
    Áo nâu bạc màu bay trước gió
    Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
    Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
    Kìa dòng mương chảy cầu đang bắc
    Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp
    Bên này kho thóc , nhà chăn nuôi
    tiền đã lo xong đất cắm rồi...
    Có mùa nắng cháy, đồng khô cạn
    Mười bậc nước leo lên ruộng hạn
    Có mùa lúa chín, lụt tràn qua
    Lại phải nghiêng đồng hắt đổ ra...
    Ơi anh chủ nhiệm , anh chủ nhiệm
    Ba tiếng thân thương lời cảm mến
    Tay anh nắm chặt tay xã viên
    Nắm cả phong trào xốc tiến lên.
    Cái thời xưa ấy, đói khổ, bom đạn tơi bời mà con người thương nhau, đùm bọc lẫn nhau.Xin tri ân những người nông dân,những mệ, những chị, những em gái dân quân, những người cán bộ xã, hợp tác xã... đã bao bọc những người dân thành phố, những học sinh sơ tán.Lời tri ân từ những người lính hành quân trên đường vào Nam đã nhận chỗ nghỉ chân, miếng cơm, bát cháo ở những căn nhà lụp xụp xiêu vẹo bởi bom đạn chiến tranh.Lời tri ân ấy từ những đoàn quân trên đường hành tiến đã nuốt nước mắt cùng các bọ , mệ dỡ nhà sửa đường cho tăng pháo lăn qua...

    Trả lờiXóa
  14. Họ dồn dân vào HTX, họ cấm chợ ngăn sông, đến sau năm 1975 họ phá tan một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh ở các tỉnh phía nam đẩy nhân dân vào cảnh lầm than cơ cực. Đến khi không còn lối thoát họ buộc phải mở ra để dân tự do làm ăn, tự do luu thông hàng hoá và xd lại nền KTTT cho nên đất nước mới đươc mở mặt thì họ tuyên truyền đó là công lao " đổi mới" của họ. Họ bắt dân phải tôn vinh họ là" đỉnh cao trí tuệ" là " duy nhất đúng". Thật là một lũ bịp bợm không hơn không kém !!!

    Trả lờiXóa
  15. Nhớ lại thời HTX NN ở Miền Bắc ...XHCN thấy lắm chuyện vừa vui vừa buồn... Nhớ hồi đó "công điểm" có 2 loại là: "điểm thường" và điểm mốc". Điểm thường áp dụng cho các công việc như: đào mương, đắp bờ vùng, bờ thửa, gác nước, chở lúa đi nộp thuế... Loại điểm này thường nay bọn thanh niên thích nhất, vì làm ít nhưng giá trị công điểm lại cao. Còn lại là điểm mốc. Vui ghê. cuối vụ một công có...mấy lạng thóc.

    Trả lờiXóa
  16. Đầu năm 2014, xin kể 2 chuyện, 1 có thật, 1 hài.
    1. Năm 1972 ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình), có 1 người đàn ông bị 2 cô gái chặn đường... cưỡng hiếp trong đêm (do thiếu đàn ông trong làng, họ đi bộ đội). Quá tốt cho cánh đàn ông. Nhưng anh này nhất quyết nâng quan điểm, kiện 2 cô gái ra tòa. Kết quả, toà tuyên 2 cô phải bồi thường cho anh... 1 cân đường và 2 hộp sữa đặc có đường Mộc Châu.
    2. Ba thằng Mỹ, Liên Xô và Việt Nam ngồi nhậu.
    Mỹ:
    - Chúng tao chế tạo phi thuyền bay sát sàn sạt Mặt Trăng!
    - Láo! Vậy hư phi thuyền ngay?
    - À, ừ... cũng cách bề mặt Mặt Trăng một gang.
    Liên Xô:
    - Chúng tao chế tạo tàu ngầm lặn sát sàn sạt đáy biển!
    - Láo! Vậy hư tàu ngầm ngay?
    - À, ừ... cũng cách đáy biển một gang. Còn tụi mày, Việt Nam, có thành tích gì hay?
    Việt Nam:
    - Ờ, ờ... Để coi... A, có rồi! Phụ nữ nước tao rất giỏi, có thể đẻ bằng lỗ rốn đấy!
    - Láo toét! Làm sao có việc đó?!
    - À, ừ... thì cũng cách lỗ rốn một gang...

    Trả lờiXóa
  17. con chủ nhiệm quần phíp áo the.
    con xã viên để tò te ra ngoài

    Trả lờiXóa
  18. Cái thời HTX dân đã không thích làm rùi, nó bị phá sản từ những năm 1963,1964, đói lắm phải ăn rau má độn cơm, ăn rau hú ăn cơm cám( mà cơm cám không dám sàng trấu đi ăn cho được no) phải đổi mới khoán ruộng mới đủ ăn và người ta khẳng định chỉ có tư hữu tư liệu sản xuất mới làm ra của cải cuộc sống mới khá lên thế mà bây giờ bọn chúng vẫn duy trì tập đoàn kinh tế làm chủ đạo để lỗ hàng trăm nghìn tỉ thì không biết suy nghĩ ấy là của giống gì?????????

    Trả lờiXóa
  19. - "Người cày có ruộng": tập hợp được lực lượng đưa KC chống Pháp thành công;
    - "Hợp tác hóa SXNN": đưa ruộng đất về tay NN bởi "công hữu hóa TLSX";
    - "Khoán 10", "chỉ thị 100": chia đất cho ND quản lý, làm cho đất nước gần chết đói sống lại;
    - "Luật đất đai": Đất đai thành "sở hữu toàn dân" (nhưng không có "ông" DÂN nào "sở hữu" cả), biến đất đai trở lại thành TS màu mỡ cho (các quan chức) NN để chuyển thành tư hữu của khu vực phi NN;
    Đến đây, "người cày" hết ruộng! - Nhưng cũng phải thôi, cái thời mà suốt ngày chỉ mong có ... hơi cơm đã qua rồi, phải tính qua chuyện khác!
    Cảm ơn bác Khải đã gợi nhớ cho cánh già, cung cấp thông tin cho "hậu thế", và blog bác Bồng đã chuyển tải!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TRÊN ĐẠI LỘ*

      Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
      Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen
      Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra
      Nhưng tất cả cũng một màu như thế
      Những chiếc dậm đan bằng tre trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên
      Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư theo nhịp bước
      Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen

      Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
      Cán dậm chúi xuống mặt đường - Những nòng súng gỗ hết đạn
      Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
      Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương
      Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào

      Như mây trước cơn giông trôi nặng nề, oi bức
      Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
      Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu
      Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người

      Nguyễn Quang Thiều
      ___
      * Đại lộ Nguyễn Trãi, 1991 (Trên đường đi làm của nhà thơ từ thị xã Hà Đông lên TP Hà Nội)

      Xóa
    2. Chúc bạn Gai Tre năm mới. Qua bạn, tôi có chút "đổi mới bất cập":
      Cảm ơn bác Khải đã gợi nhớ cho cánh già, cung cấp thông tin cho "HẬN THẾ".

      Xóa
  20. nông thôn hợp tác cảnh tiêu điều
    Nhà tranh vách đất dáng liêu xiêu
    Gió bâc từng cơn qua kẽ lá
    Đom đóm lập lòe ngõ hắt hưu

    Trả lờiXóa
  21. Năm đó, tôi khoảng 10 tuổi, đi học về gặp một tổ xã viên đang chăm bèo hoa dâu trên ruộng lúa.Xung quanh ruộng nhan nhả những khẩu hiệu, ca dao về bèo hoa dâu, lâu rồi không nhớ nữa. Mùa rét, cây lúa cố nhoi lên khỏi mặt nước trông như những đầu kim; còn bèo dâu thì từng lớp, từng lớp. Đi qua tôi thấy thế liền buột miệng: "bèo như thế thì chết hết lúa", lập tức o bí thư đoàn nhảy từ dưới ruộng lên chỉ mặt tôi: :"đồ phản động" và gán cho tôi một loạt hành vi mà tôi chả hiểu gì nhưng qua thái độ tôi biết o rất phẩn nộ!
    Kết quả:
    -sau một thời gian ngắn, lúa chết hết, còn bèo thì phát triển bạt ngàn.
    -Tôi bị Hợp tác xã măng non kiểm điểm vô ý thức

    Trả lờiXóa
  22. Có một dạo, Ban quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Rạng Đông lấy một tấm cót, nẹp tre xung quanh thành cái bảng dài dễ đến 2 m, rộng 1 m, dùng vôi viết lên đó hai câu rõ to: “Cầm vàng còn sợ vàng rơi/Vào Hợp tác xã đời đời ấm no” rồi dựng cột, treo cái bảng đối diện ngay cổng nhà lão Tự, để hễ mở cổng ra là hai câu ấy đập ngay vào mắt cả nhà nhà lão. Nhưng lão chỉ cười khẩy.

    Cả thôn đã vào Hợp tác xã gần 10 năm nay, trừ nhà lão. Chính quyền gọi lão là “Cái lô cốt tư hữu cuối cùng” của thôn, và toàn bộ hệ thống chính trị của thôn được huy động vào cuộc để “xoá” bằng được cái lô cốt ấy, bởi thôn nào còn có người chưa vào Hợp tác xã là thôn ấy mất điểm thi đua. Các đoàn thể chia nhau “giáp công” từng thành viên trong gia đình lão: Hội phụ nữ vận động vợ lão, Chi đoàn thanh niên vận động những đứa con lớn, Đội thiếu nhi vận động những đứa nhỏ. Nhưng tất cả chẳng là cái gì, khi vị “tổng tư lệnh” là lão không chuyển. Trước sau, lão chỉ một mực:

    - Lạy Cụ Hồ trên cao soi xét, lạy Đảng anh minh. Trước đây nhà cháu không có ruộng, quanh năm làm thuê làm mướn cho người ta. Bây giờ nhờ ơn Cụ, nhờ ơn Đảng, có ruộng có trâu, thì nhà cháu làm nhà cháu ăn, cháu chẳng muốn chung chạ với ai sất.

    Lão Tự không vào Hợp tác xã, là có cái “lý” của lão. Dạo cải cách, được chia ruộng, nhà nào nhà nấy lăn vào cày sâu cuốc bẫm, coi cây lúa còn hơn cả tính mạng mình, nên lúa tốt bời bời, cót thóc nhà nào cũng đầy. Nhưng từ ngày vào Hợp tác xã, lão thấy người ta càng ngày càng gian dối ra. Sáng 7 giờ kẻng đánh, xã viên mới lục tục ra đồng. Từ làng ra cánh đồng xa nhất chỉ độ cây số, nhưng họ thưỡn thẹo tận 8 giờ mới đến nơi. 9 giờ đã giải lao. 10 giờ làm tiếp, 11 giờ kẻng đánh, hối hả về. Cũng quãng đường ấy, lúc đi làm đi mất cả giờ, lúc về chỉ mười phút. Cày dối, bừa dối, cấy dối, cào cỏ thì đưa cào một hàng lấy chân dũi đất qua loa một hàng, thế là thành hai. Bón đạm cho lúa, họ đi quanh bờ ném vung ra, kết quả là lúa xung quanh bờ bị lốp, chỉ tốt lá mà không có bông còn lúa giữa ruộng thì xấu, bông đực bông cái.

    Trả lờiXóa
  23. Có một ông xã viên đi cày sớm. Đang đi, ông ta chợt khựng lại. Cái gì thế này. Tiền, trời ơi tiền. 4 đồng 5 xu ai đánh rơi nằm sáng loé ven đường. Họ trâu lại, hạ cày, ông cúi xuống nhặt cho vào túi áo rồi vác cày lên vai và... đánh trâu về. Ông đội trưởng ngạc nhiên:
    - Sao ông không đi cày?
    - Tôi vừa được một công rưỡi rồi, thì về.
    - Ông làm bao giờ mà được công rưỡi?
    Xã viên nọ móc 4 đồng 5 xu trong túi, xoè ra:
    - Một công lao động được năm lạng thóc. Thóc hai hào bảy một cân. Tôi vừa bắt được hai hào, bằng 7 lạng rưỡi thóc, đúng một công rưỡi.
    - Giời ơi...

    Trả lờiXóa
  24. Hợp Tác Xã Nông Nghiệp trong thời kỳ 1958 đến 1989 ở VN đã làm cho đất nước suy kiệt, nhân dân điêu đứng. Rất nhiều người chết oan vì đói, trong đó có người mẹ của tôi.
    Tội ác đó do ĐCS VN gây ra nhưng chúng chưa bị trừng trị
    Phải đưa ĐCS VN ra tòa án Quốc tế để xử tội ác chống lại loài người

    Trả lờiXóa
  25. Ấy thế mà bây giờ HTX đã biến dạng thành '' cánh đồng mẫu lớn'' đấy .
    Lãnh đạo cứ luẩn quẩn trong những tư duy cũ kỹ chỉ khổ dân

    Trả lờiXóa