* TS BÙI KIẾN THÀNH
Chúng ta không lắng nghe DN xem họ cần vay tiền để làm
gì, kế hoạch kinh doanh ra sao mà chỉ nhắm vào tài sản thế chấp. Cách
thức hoạt động của NH Việt Nam
rất giống tiệm cầm đồ.
Một phần của nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng (NH) hiện nay là không nghiên cứu, không đặt vấn
đề tính khả thi của dự án của doanh nghiệp (DN) lên trên mà chỉ lo giữ tài sản
của DN.
NH không
lắng nghe DN
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa NH ở nước ngoài và NH
ở Việt Nam .
Chẳng hạn như khi DN đến NH Việt Nam vay vốn, câu đầu tiên được hỏi
là có tài sản thế chấp không. Nếu không có rất khó vay và câu trả lời sau
đó đa số là không. Trong khi ở các NH trên thế giới họ thường hỏi phương
án kinh doanh, thời gian ngắn hạn, trung hạn… và hình thức vay của họ
tín chấp nhiều hơn là thế chấp.
Còn ở Việt Nam, chúng ta không lắng nghe DN, xem
họ vay tiền để làm gì, kế hoạch kinh doanh ra sao mà chỉ nhắm vào việc
tài sản thế chấp thế nào. Đáng ra phải xem đề án kinh doanh của DN
trước. Vốn NH là mượn người dân rồi cho vay chứ đó không phải là tiền của NH.
Cách thức hoạt động của NH Việt Nam
rất giống tiệm cầm đồ. Bao nhiêu năm nay chúng ta đều hoạt động như vậy.
Chính vì phải có tài sản thế chấp nên khi DN không
trả được nợ thì giá trị tài sản cũng sẽ được tính bằng tài sản thế chấp. Thông
thường NH cho vay khoảng 50%-70% giá trị tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vì giám
định không đúng nên số tiền gấp 2,5 lần giá trị thực của tài sản. Cuối
cùng tưởng rằng giá trị nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp nhưng thực ra
giá trị tài sản đã bị định giá ảo.
Chính vì sự thiếu chặt chẽ này nên có tình trạng nhiều
DN mượn dự án tới vay NH. Khi vay được vốn rồi họ lại lấy tiền để đầu tư các dự
án khác. Vậy nên khi gặp khó khăn, không kịp trở tay thì DN làm sao có tiền trả
nợ.
Một vấn đề nữa là vốn của NH có
là thực chất hay không? Khi anh có vốn một đồng, rồi anh dùng tiền đó đi
thế chấp vay lung tung thêm một đồng, sau đó lại đem một đồng ấy về góp vốn…
Như vậy thực chất anh chỉ có một đồng nhưng lại sở hữu cùng một lúc nhiều NH.
Chúng ta có những NH là của một nhóm làm chủ sở hữu. Họ không phục vụ cho nhân
dân mà chỉ phục vụ một nhóm cổ đông.
Lãi suất
cao, không cạnh tranh nổi với DN ngoại
Từ lãi suất 7% những năm 2007, 2008 lãi suất đẩy lên
27%-28% năm 2010. Lãi suất cao như thế thử hỏi sao DN không chết. Chúng ta đã
không kiểm soát được lãi suất ở mức mà DN có thể hoạt động được.
Trong khi lãi suất chúng ta cao chót vót thì lãi suất của những DN
có vốn nước ngoài chỉ 1%. Vậy làm sao DN trong nước có thể cạnh tranh
được với những DN này.
Theo các báo cáo, xuất khẩu của chúng ta hiện
nay vẫn tốt. Nhưng thực chất có tới 60%-70% số lượng xuất khẩu là của
DN nước ngoài. Các DN nội đã tìm mọi cách để sống sót nhưng không trụ
nổi đến mức phải phá sản. Chúng ta không tính được mức lãi suất
phù hợp cho DN tồn tại là chúng ta bơm vào thị trường này liều thuốc
độc, nó hủy diệt sinh lực đất nước.
Với DN lãi suất cao chính là thuốc độc. Từ
cuối năm 2010 Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh phải đưa lãi suất xuống
nhưng không khả thi. DN chấp nhận vay tạm thời vì anh như người chết đuối
tìm được cái phao, dù thế nào cũng phải bám lấy. Nhưng bám rồi
cũng chết vì kiệt sức và cái chết này thành nợ xấu ở NH. Chừng
nào vấn đề này chưa được giải quyết thì khó mong nền kinh tế khởi
sắc.
Một câu hỏi khác đặt ra, tại sao vay tín chấp
cao, lãi suất thế chấp thấp. Thực tế lãi suất thấp hay cao không quan
trọng mà cái quan trọng là phục vụ gì cho nền kinh tế. Hoạt động của dự
án có tốt không. Ở nước ngoài để tránh lãi suất cao thì họ có luật.
Như ở Mỹ, 50 tiểu bang, bang nào cũng có luật riêng quy định cấm cho
vay nặng lãi. Nghĩa là dù hình thức nào, tín chấp, thế chấp hay cầm
đồ…
Còn
ở Pháp nếu cho vay tới 20%/năm được quy vào cho vay nặng lãi. Dù cho vay
với hình thức nào cũng bị truy tố hình sự.
Không còn
vốn thì phải cho “chết”
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói sẽ không để NH
nào phá sản. Nhưng luật ở đâu lại không cho NH thương mại phá sản. NH thương
mại hoạt động theo luật. Nếu anh không đủ điều kiện thì anh phải ngưng
hoạt động. Anh cho vay, anh tạo nợ xấu thì anh phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
Vì nhiều lý do đó nên chúng ta đứng trước tình thế
là không biết thực tế có bao nhiêu nợ xấu. Lúc thì 10%, rồi 8%, rồi bây
giờ 6,8%/tổng dư nợ. NHNN đưa ra yêu cầu các NH thương mại phải khai báo
đầy đủ nợ xấu trước 30-6-2013. Nhưng sau đó lại đẩy lùi sang 30-6-2014
(Thông tư số 02-2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro…).
Theo quy định, nợ được chia thành năm nhóm, nợ
nhóm một không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ nhóm hai trích lập 5% trên
số nợ đó; nợ nhóm ba là 20%; nợ nhóm bốn là 50% và nhóm năm là 100%. Nhưng
thực tế có bao nhiêu khoản nợ được khai đúng. Nên nhiều con số không
được đưa ra ánh sáng, làm như thế có lợi nhuận cao trả cho cổ tức và
không phải trích lập dự phòng rủi ro. Vì thế chưa biết số thực của nợ xấu
thế nào.
Không có
cửa cho nước ngoài mua nợ xấu
Chúng ta đã thành lập một công ty mua bán nợ
quốc gia (VAMC). Nhưng làm sao ta quét sạch một đống nợ đó được. VAMC mua
nợ rồi tính thế nào. VAMC mua nợ rồi phát hành và trả bằng trái
phiếu đó có thời hạn năm năm không lãi suất. Bên bán phải trích lập 20% dự
phòng hằng năm trong vòng năm năm. Để sau năm năm sẽ trích đủ và sau năm năm
VAMC không bán được sẽ trả lại toàn bộ cục nợ này. Vậy VAMC giữ đống
nợ đó làm gì? Chúng ta kỳ vọng nhà đầu tư nước ngoài vào mua. Nếu nhà
đầu tư nước ngoài vào mua thì mua thế nào khi hiện nay chưa có giá.
Mà chúng ta mua theo giá sổ sách trong khi nước ngoài quen với việc
mua bán trên thị trường rồi.
Giả sử nhà đầu tư nước ngoài mua nợ xấu và đa
số hiện nay nợ xấu của chúng ta mua là có tài sản đảm bảo bằng
bất động sản. Nhưng pháp luật quy định người nước ngoài không được
sở hữu tài sản là đất đai, nhà cửa. Vậy họ có bỏ ra một đống
tiền làm chủ món nợ xấu trong khi anh không được làm chủ tài sản đó
hay không? Thế nên làm sao có cánh cửa nào cho nhà đầu tư nước ngoài.
** TS Richard Scott Frey, học giả chương
trình Fulbright tại Việt Nam :
Những tập đoàn tài chính lớn thường dễ
chi phối đến chính trị
Ở Mỹ có sáu NH lớn và những NH dường như
nắm quyền chi phối thị trường. Tuy nhiên, hoạt động của những NH này được kiểm
soát độc lập, minh bạch và công khai. Bởi họ cho rằng những người có quyền lực
kinh tế thường ảnh hưởng đến chính trị. Vì thế giải pháp là phải kiểm soát chặt
chẽ để kiểm soát được những liên quan đến quyền lực chính trị. Nên các hội đồng
tài chính của NH Việt Nam để tránh tình trạng này phải độc lập, để giám sát
hoạt động NH để xem có phù hợp với nền kinh tế hay không chứ không phải một nhóm
cổ đông muốn làm giàu.
BKT
---------------
Mục tiêu là mục tiêu ảo- chủ nghĩa xã hội.
Trả lờiXóaTrách nhiệm là trách nhiệm giả- trách nhiệm chính trị.
Chỉ tham nhũng là có thật- nhà lầu, xe hơi, chân dài, tài khoản ngân hàng nước ngoài và con du học Mỹ.
Hoạt động kinh tế của nước này dựa trên cơ sở vĩ mô... lại quả mà thôi! Sau những bộ mặt làm ra vẻ suy nghĩ, chỉ có thế, không hơn không kém.
Trả lờiXóachủ nghĩa xã hội nó không phải là mục tiêu.Theo lí thuyết thì nó là phương thức sản xuất và phân phối.Ở nước ta nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt,luôn dưới ánh sáng của nghị và hội nên sản xuất luôn luôn phát triển vừa đủ ăn,các nhà doanh nghiệp,nhất là DNNN họ tổ chức phân phối ngay khi tiếp nhận nguyên nhiên vật liệu,nói chung là gọi đầu vào...nhờ vậy ai cũng giàu có mà chả cần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa làm ra.
Trả lờiXóaVề ngân hàng,bác Bùi Kiến Thành nói và viết rất nhiều,vì bác là dân Quảng Nam chính gốc,xứ quá nghèo,nên bác ráng học cho giỏi,tiếng Anh của bác không có chỗ để chê...nhưng chỉ là tiếng chim trong ngàn mây,gió ru trong ngàn mây.
Suy cho cùng bác yêu nước và yêu dân chân thật,bác cũng mơ ước góp xây dựng chủ nghĩa xã hội thật,để cho chính dân của quê bác bớt khổ.
Còn vấn đề ngân hàng của ta,y chang như nhà tiến sĩ bên Tàu mới đây nói chính xác : con chó cũng làm được tổng giám đốc các ngân hàng trung quốc,các ngân hàng như trạm thu phí đường cao tốc...không khác.Nói các ngân hàng như tiệm cầm đồ là không đúng,còn thua quá xa tiệm cầm đồ,vì họ rất biết điều tiết tiền cho vay và cả lãi suất cho vay,đánh giá chính xác vật cầm thế.
Do vậy,hết hạn vay,họ bán vật thế vẫn có lãi,còn các ngân hàng của ta bán ra là cầm chắc lỗ nặng...nhưng suy cho cùng nhờ vậy,các cô mua ve chai quê tôi mua về bán kiếm chút lãi.
Làm tài chính,thuế,ngân hàng phát tiền ra lưu thông,và làm cái nghề điều hành các anh này phải học ông bà đốt lò gạch,nấu bánh chưng,chưng cất rượu,hay dễ nhất là nấu cơm...Thiếu lửa có nghĩa là thiếu củi than...thì gạch nung sống,chắc chắn vứt,nồi hèm,nếp,gạo kia cũng vứt,vì heo và lợn cũng ăn không được...chúng ta đang như vậy.
Thôi thì chúng ta cùng nhau hát bài ngoại ô buồn cho khỏi tủi.
Công Sơn bực mình không giành ghế nên có lắm lời cùng diễn đàn cho giảm cơn.