Phát biểu tại phiên họp chính phủ ngày 25.12 về tình hình nợ đọng văn bản luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2014 chính phủ phải có chuyển biến thực sự, chứ không thể để tình trạng “làm luật không được, bị phê bình lên xuống thì khổ sở quá”. Trong khi đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh than thiếu thời gian cho việc xây dựng luật. “Nhiều khi anh em viết lên thế nào, thì cứ ký thế. Nhiều quá đọc không hết” – Bộ trưởng Vinh cho biết.
Chỉ có thể “đọc lướt trước khi trình”
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, công việc điều hành của bộ, ngành, chính phủ rất nặng nề, nên cần xem lại việc phân cấp, phân quyền để Trung ương có thời gian hơn cho việc xây dựng luật.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh |
Bộ trưởng Vinh chê các Sở Tư pháp không làm luật mấy, không thẩm định nhiều, nhưng vai trò kiểm soát thực hiện luật cũng không ăn thua. Người điều hành quan trọng cấp cơ sở lại không nắm được pháp luật, rất lơ là, khi quyết lại theo ý muốn. Bộ trưởng Vinh đề nghị rất cần phải lập các phòng pháp chế, để thực hiện tốt công tác tham mưu.
“Hiện nay việc điều hành phải dựa trên quy định của luật, vì mình đang xây dựng pháp quyền. Chứ cứ chỉ nói dựa trên tư cách Thủ tướng chỉ đạo, Bộ trưởng không ăn thua, nói không ai làm” – ông nói.
Bất chấp những khó khăn trên, Bộ trưởng Vinh cam kết với Thủ tướng sẽ không nợ bất kỳ nghị định, thông tư nào; bất kể luật nào mới sẽ được Bộ ban hành ngay văn bản hướng dẫn. Song, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Bộ KH&ĐT vẫn cần phải làm nhanh hơn, như nghị định phân công quyền chủ sở hữu đích thân Thủ tướng phải ngồi với Cục doanh nghiệp 2-3 ngày mới ban hành được.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Lao Động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị cần tăng cường bộ phận pháp chế cho các bộ, ngành, vì: “Khối lượng văn bản của một bộ quá lớn nên thường chỉ có thể đọc lướt trước khi trình Thủ tướng do không có thời gian”.
Làm luật chưa tốt không thể đổ tại “kinh phí”
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng làm luật thấp được một bộ trưởng chỉ ra là do “chi phí làm văn bản luật quá thấp, nên khó có thể tổ chức nhiều hội nghị hội thảo để tập hợp ý kiến phản biện rộng rãi của các bộ, ngành và chuyên gia, dẫn đến chất lượng làm luật không tốt.
Thủ tướng khẳng định: Viện nguyên nhân chậm làm luật do thiếu kinh phí là không chấp nhận được. “Chức năng nhiệm vụ quan trọng của chính phủ mà nói do thiếu kinh phí là không được, vì không phải là không có. Nếu thiếu năm 2014 thì ứng trước ngân sách 2015 để làm.” – Thủ tướng chỉ đạo.
Kiên quyết 2014 không để nợ văn bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá trong 2 năm 2012-1203 tình hình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật có tích cực hơn, tuy nhiên vẫn còn tình trạng nợ đọng. Nguyên nhân do ý thức của Bộ, ngành chưa cao, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập.
Thủ tướng nêu ví dụ một nghị định bị kẹt mấy tháng trời giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính, chỉ vì từ ngữ chưa chuẩn xác. Thủ tướng yêu cầu khi có vấn đề, các bộ trưởng phải ngồi lại với nhau, chứ cứ “chiến đấu” trên văn bản thì mãi không thể giải quyết được.
Năm 2014, Chính phủ phải ban hành 182 văn bản, nhiệm vụ khá nặng nề. Thủ tướng yêu cầu nghị định nào thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành thì nơi đó phải chịu trách nhiệm. Kiên quyết không để Bộ, ngành nào nợ văn bản. Thủ tướng nhắc nhở: “Bây giờ nhà nước hoạt động theo pháp luật, đồng chí giám đốc Sở không nắm được pháp luật thì gay go, tham mưu sao được”.
Thủ tướng yêu cầu xúc tiến việc thực hiện các Luật An toàn Thông tin, Luật Báo chí và Luật Tiếp cận Thông tin. “Không có luật này không được. Thời đại thông tin nên quyền của người dân là phải được tiếp cận. Xã hội phải càng minh bạch càng tốt. Còn cái gì bí mật phải giữ cho nghiêm, ai vi phạm thì xử lý. Phải kiên quyết làm” – Thủ tướng nói.
(LĐO)
--------------------
Khoảng năm tám mấy thế kỷ trước, ông giám đốc xí nghiệp tôi hay nói với gã trợ lý:
Trả lờiXóa- Tao ký thì ký, nhưng có gì mầy chịu nhe! (?)
Bởi vậy, tình hình nát bét hết là phải!
Làm bộ trưởng mà KÝ ĐẠI khác gì thằng mù xem voi.Làm bộ trưởng kiểu này thì nguy cho dân ,cho nước ,làm mà làm gì .Ông này còn tốt là dám nói thật
Trả lờiXóa"Ký đại" và "tiền đại"...
Trả lờiXóaTôi thấy mấy anh CSGT "làm luật" nhanh lắm. Sao các bộ không tổ chức học tập?
Trả lờiXóaKhỏi học. Mỗi nơi là một kiểu "trong sạch vững mạnh"!
XóaBỘ TRƯỞNG GIƠ TAY ,NHƯNG DẤU MẶT MẶT , TỤC NGỮ CÓ CÂU; CON HƠN CHA THÌ NHÀ ................/.
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2014 chính phủ phải có chuyển biến thực sự, chứ không thể để tình trạng “làm luật không được, bị phê bình lên xuống thì khổ sở quá”
Trả lờiXóaLuật là do Quốc Hội - cơ quan lập pháp làm, sao lại do Chính phủ? "đúng là họ nhà tôm, cứt lộn lên đầu"
BIỂU DƯƠNG BỘ TRƯỞNG VÌ GIÁM NÓI THẲNG NÓI THẬT.
Trả lờiXóaChỉ có ở xứ Vịt mới có vụ "chữ ký nháy" - cái chữ ký bé xíu trước chữ ký ủa thủ trưởng đơn vị! Rất ngớ ngẩn và... phản động!
Trả lờiXóaMới quản một bộ mà bộ trưởng đã không đủ thời giờ đọc hết văn bản, cứ kí đại.
Trả lờiXóaQuản cả nước, thủ tướng có thì giờ không, có kí đại không ?
Kẽ hở này, các nhóm lợi ích không thể bỏ qua. Cứ xem nội dung các nghị định, thông tư, quyết định... thì biết.
Chất lượng CP không có vấn đề, nếu có chỉ là vấn đề không có thời gian.
Luật là do quốc hội ( cơ quan lập pháp ) xây dựng. cớ sao các bộ lại làm luật. Các bộ có nhiệm vụ điều hành đúng luật trong phạm vi quản lý của bộ. Bộ không có quyền làm luật, chỉ hướng dẫn mọi hoạt động của ngành mình đi đúng luật mà thôi. Đừng để quá nhiều thông tư hướng dẫn không thực hiện được như " phạt xe không chính chủ "," Không được bán thịt sau giết mổ 8 giờ " " Quan tài người chết không để ô kính cho người viếng nhìn mặt lần cuối " ...
Trả lờiXóaPhải đọc phong bì của biết cơ man hồ sơ thì làm gì có thời gian đọc VB? KÝ ĐẠI THÔI!
Trả lờiXóaLại cái ông quếc liệc.......
Trả lờiXóaĐây là tình trạng chung của nhiều cơ quan nhà nước về cách đào tạo cán bộ và bổ nhiệm cán bộ! Chưa cần bàn đến tiêu cực hay còn gọi là mua bán chức quyền kéo dài nhiều năm của nhà nước XHCN Việt nam. Hãy thử xem xét vấn đề này: Do chế độ chỉ tin tưởng con cái các vị CƠ BẢN nên nhiều người có tiếng là có bằng cấp thật, nhưng thật ra họ chỉ có bằng để đủ làm việc bình thường còn sự thông minh sáng tạo không có. Nhưng khi bổ nhiệm thì LÝ LỊCH họ hơn hẳn những người có tài thật nên cái ghế lãnh đạo dĩ nhiên là giao cho họ. Vào ghế rồi họ chỉ làm việc bình thường của một bộ trưởng còn vất vã lấy đâu chất xám để nghĩ ra nhiều việc có sáng tạo cho nhà nước. Các người giúp việc cho họ cũng vậy! Nhưng trên hội nghị họ nói rất thành thạo kiểu hoạt ngôn và vì thế người bình thường nghĩ họ cũng ĐƯỢC... Đất nước có cải cách , đổi mới thật sự từ khâu cán bộ mới mong khá được còn cứ dùng AN NINH VÀ CON ÔNG CHÁU CHA.. có nghĩa là dùng chủ nghĩa LÝ LỊCH, coi đất nước là của thành phần cốt cán thì khó mà khá lên lắm. Hãy xem đất nước và dân tộc là của mọi người Việt nam, không phải của riêng ai thưa đảng cộng sản quang vinh./.
Trả lờiXóaThiên đường mù
Trả lờiXóaCác bác cứ từ từ, để em xây dựng xong nòng tin chiến nược....dồi tính tiếp nhen....
Trả lờiXóaMoi bo can co' them khoang 10 thu truong nua thi` moi viec OK ngay.
Trả lờiXóaThằng cán bộ trợ lý nào mà TQ gài vào đưa cái gì lên là mấy Bộ "chưởng" ký tất tần tật?! Đầu to óc như trái nho TQ!
Trả lờiXóaLàm lãnh đạo việt nam thích nhất thế giới vì được đi thăm ,hội thảo,du lịch khắp nơi.được ăn chơi tiêu tiền thoải mái vì là tiền CHÙA .Các văn bản pháp luật nếu có phải kí thì cứ việc ký đại không cần biết đúng sai vì có đọc cũng không biết đúng hay sai thì đọc làm gì cho mệt đầu. Nếu ký việc gì có TIỀN thì cứ từ từ nhé phải để lãnh đạo XEM XÉT thì mới ra TIỀN ...
Trả lờiXóaẤy, nhưng chọn bồ nhí thì mấy bố này kỹ lắm! Săm soi, lật lên lật xuống đã đời mới "duyệt"!
Trả lờiXóa