Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Dương Chí Dũng: TIỀN ĂN CẮP ĐẮP CHO BỒ

Từ anh công nhân đến ông cục trưởng
Là người anh cả trong một gia đình danh giá, nhưng từ chuyện bồ bịch dẫn đến phạm tội, Dương Chí Dũng không chỉ làm tiêu tan sự nghiệp bản thân và của các em mình mà còn khiến nhiều người phải rơi vào vòng tù tội, trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân mình.
Nhân vật chính của vụ án không ai khác ngoài vị cựu Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch HĐTV Vinalines Dương Chí Dũng. Đây là một kết cục buồn cho câu chuyện về một gia đình danh giá ở đất cảng Hải Phòng. 
Dù sự việc xảy ra từ nhiều năm trước, nhưng câu chuyện về món nợ khổng lồ Vinalines đến nay vẫn nóng từ trong nghị trường Quốc hội ra ngoài xã hội. Bởi hậu quả mà Vinalines để lại cho nền kinh tế đất nước là quá nặng nề với món nợ lên tới hàng ngàn tỉ đồng và có nguy cơ dẫn đến phá sản một doanh nghiệp vận tải biển lớn của đất nước. Một trong những nguyên nhân đẩy con tàu Vinalines chìm sâu trong nợ nần đó chính là “thuyền trưởng” Dương Chí Dũng đã tìm cách đục khoét con tàu đó để làm của riêng.
Khi ông Dương Chí Dũng còn đương chức, người ta chỉ biết ông được sinh ra trong một gia đình danh giá, là con trai cả nguyên Giám đốc Công an Hải phòng Dương Khắc Thụ, các anh em đều là những người thành đạt trong ngành công an. Thế nhưng ít ai biết được rằng con đường quan lộ của Dương Chí Dũng không phẳng lì, không hẳn là đi lên bằng chính năng lực của mình, mà cũng phần nào dựa vào sự kính nể của người khác đối với ông Dương Khắc Thụ.
Bằng chứng là sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Dũng không vào được đại học. Vào thời điểm những năm cuối thập niên 80 đầu 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế đất nước còn muôn vàn khó khăn thì việc kiếm được một suất đi lao động xuất khẩu ở những nước Đông Âu có thể được coi là một cơ hội đổi đời, một cơ hội mang giàu sang, phú quý về cho cả gia đình, dòng họ. Không tiến thân được bằng con đường học hành, Dương Chí Dũng đã chọn con đường đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức.
Nhưng thật không may cho ông là mới chân ướt chân ráo sang CHDC Đức không bao lâu thì bức tường Berlin sụp đổ. Một làn sóng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức, công xưởng, nhà máy phía Đông Đức bị đình trệ, đóng cửa vì không theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật của Tây Đức, người lao động từ các nước đến Đông Đức làm thuê bắt đầu rơi vào tình trạng thất nghiệp và bị kỳ thị, buộc phải trở về nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng nằm trong nhóm những người phải trở về. Sau khi trở về nước, Dương Chí Dũng xin được vào làm tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải phòng. Đầu năm 1994, ông về làm cán bộ tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (lúc đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét), cũng trong năm này ông được đưa về Công ty nạo vét sông 1 làm Phó Giám đốc.
Biết rằng dù có sự trợ giúp tốt đến mấy đến từ gia đình, dòng họ, nhưng không thể tiến thân trong sự nghiệp khi chỉ có trong tay tấm bằng tốt nghiệp PTTH, do đó trong thời gian này ông Dương Chí Dũng đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng Hải và sau đó làm luôn luận văn Thạc sỹ, rồi Tiến sỹ kinh doanh thương mại. Từ những tấm bằng này, ông đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Cty nạo vét sông 1 rồi sau đó là Tổng Giám đốc TCty Xây dựng đường thủy (Vinawaco).
Những tưởng với học hàm tiến sỹ kinh tế, Dương Chí Dũng phải đủ tài năng để lãnh đạo Cty làm ăn phát đạt nhưng trong thời gian ông làm TGĐ Vinawaco, Cty này liên tục rơi vào thua lỗ nặng nề, đơn thư kiện cáo khắp nơi. Đến tận thời điểm này, hậu quả của món nợ từ thời ông Dương Chí Dũng để lại cho Vinawaco vẫn là một gánh nặng khổng lồ khiến doanh nghiệp này nhiều lần phải đề nghị Bộ GTVT khoanh lại chờ xử lý.
Lẽ ra với món nợ như vậy, tiến sỹ kinh tế Dương Chí Dũng phải ở lại để tìm cách tháo gỡ, giải quyết hậu quả cho Vinawaco. Nhưng vị tiến sỹ kinh tế này đã “tháo chạy” khỏi Vinawaco theo cách leo lên một vị trí cao hơn, quyền lực hơn và lẽ đương nhiên là có quyền quyết định số tiền của nhà nước nhiều hơn, đó là làm TGĐ rồi Chủ tịch HĐTV Vinalines, bỏ mặc cho người kế nhiệm giải quyết hậu quả tại Vinawaco.
Khi câu chuyện tham ô, tham nhũng, cố ý làm trái của ông Dương Chí Dũng xảy ra ở Vinalines khiến doanh nghiệp này liên tục thua lỗ, gánh món nợ cả ngàn tỉ đồng bắt đầu vỡ lở, một lần nữa ông Dương Chí Dũng lại áp dụng kịch bản đúng như khi còn làm TGĐ Vinawaco – tìm cách leo lên vị trí cao hơn nhằm thoát thân.
Và đúng như vậy, ông tiến sỹ Dương Chí Dũng đã được Bộ GTVT bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Thế nhưng lần này, ông Dũng đã không thoát, bị cơ quan điều tra lần ra những sai phạm và ra quyết định bắt giam để điều tra.
Sụp đổ cả một gia đình danh giá
Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ những hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản của Dương Chí Dũng tại Vinalines bao gồm: Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong việc phê duyệt đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng; cố ý làm trái và tham ô trong việc mua ụ nổi N83 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 400 tỷ đồng.
Trong thương vụ này, ông Dương Chí Dũng đã chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD chia nhau. Sau khi phát hiện hành vi tham ô, cơ quan điều tra đã lần theo số tiền để xem Dương Chí Dũng sử dụng vào mục đích gì.
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng cô “bồ nhí” có tên Ph.T.T - người đã có con riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Câu chuyện về cô người tình Ph.T.T cũng là một dấu mốc gây nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Chính vì thế Ph.T.T chỉ học đến lớp 10 thì phải bỏ học giữa chừng và được một người họ hàng đón ra Hà Nội làm giúp việc gia đình.
Sau khi ra Hà Nội, quen với cuộc sống đô thị, Ph.T.T đã bắt đầu thấy chán cảnh làm người giúp việc nên đã bỏ gia đình người thân, xin ra ngoài thuê nhà ở riêng và đi làm tiếp viên cho một số nhà hàng ăn uống. Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và yêu cầu Ph.T.T tiếp rượu.
Thấy cô gái nói chuyện có duyên, Dương Chí Dũng đã phải lòng và sau đó hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng một đứa con trai. Có lẽ vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú của mình.
Dương Chí Dũng đã đưa tiền để Ph.T.T mua, đứng tên 2 căn hộ cao cấp. Điều ấy cho thấy cô gái này được Dương Chí Dũng cưng chiều đến mức nào và có lẽ chính vì động lực kiếm tiền nuôi cô bồ này nên ông Dũng đã rơi vào con đường phạm tội.
Việc Dương Chí Dũng phạm tội đã kéo theo sự sụp đổ của gia đình họ Dương vốn khá danh giá ở Hải Phòng. Khi biết anh trai mình phạm tội và chắc chắn sẽ bị bắt giam, em trai Dương Chí Dũng là đại tá Dương Tự Trọng lúc đó đang là Phó cục trưởng Cục cảnh sát QLHC, nguyên Phó GĐ CA TP Hải Phòng, đã tổ chức các đệ tử trong đó có cả những người vốn là thuộc hạ dưới quyền tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.
Cũng phải nói rằng, trước khi xảy ra vụ việc với Dương Chí Dũng, ông Dương Tự Trọng được đánh giá là một cán bộ công an có năng lực và có thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành công an. Nếu như không xảy ra vụ án tham ô, cố ý làm trái ở Vinalines mà thủ phạm là ông Dương Chí Dũng thì tương lai của ông Dương Tự Trọng sẽ rất sáng lạn.
Vụ việc vỡ lở, ông Dương Tự Trọng và các tay chân thân tín bị bắt giam về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Không dừng ở đó, những việc làm của Dương Chí Dũng cũng làm liên lụy đến Đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó GĐ CA Hải Phòng, đồng thời cũng là em rể của Dương Chí Dũng, khiến ông này cũng bị khai trừ Đảng, cách chức và về hưu sớm.
Lộ nhân vật nữ mới trong vụ Dương Chí Dũng
Có tới 5 người chia chác số tiền 1,666 triệu USD trong vụ mua ụ nổi 83M, trong đó có 1 người phụ nữ tên Trần Thị Hải Hà mà trước đó báo chí hầu như chưa nhắc đến.
Trong vụ mua ụ nổi 83M, để tư túi được 1,666 triệu USD, các bị can lập hợp đồng khống đầu tư dự án "ma" để có cớ chuyển tiền về Việt Nam, chấp nhận "biếu" đối tác ngoại gần gấp 3 lần số đó.
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), các bị cáo nguyên là lãnh đạo Vinalines đã bị truy tố ra trước pháp luật vì hành vi tham ô trong việc mua ụ nổi 83M.
Ụ nổi 83M do Công ty Nakhodaka (Liên bang Nga) sở hữu, được Nhật Bản sản xuất từ năm 1969, đã quá tuổi được nhập khẩu tàu biển theo quy định của Việt Nam, hỏng hóc và han rỉ. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn chỉ đạo cấp dưới phải làm thế nào để nhập khẩu được và phải nhập từ Công ty AP (Singapore), mà không được nhập trực tiếp từ Công ty Nakhodaka. Công ty AP chỉ là nhà môi giới. Giữa Công ty AP và ông Dũng đã thỏa thuận ăn chia, lại quả 20%.
Sau đó, Công ty AP ký hợp đồng mua ụ nổi này từ Công ty Nakhodaka với giá 2,3 triệu USD rồi bán lại cho Vinalines với giá 9 triệu USD. Hợp đồng mua bán thể hiện điều khoản ăn chia số tiền bán ụ nổi, Công ty Global Success (công ty môi giới của Liên bang Nga) được hưởng 4,334 triệu USD và một bên thứ 3 do Global Success chỉ định được hưởng số tiền 1,666 triệu USD. Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản Công ty Phú Hà.
Vì sao Công ty Phú Hà lại được nhận 1,666 triệu USD? Thực chất, để thực hiện được việc chuyển tiền lại quả về Việt Nam, Công ty AP và Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines đã bàn bạc và thống nhất lập một pháp nhân mới (Công ty Phú Hà) để nhận tiền. Đồng thời, lập khống hợp đồng liên doanh đầu tư điểm thông quan nội địa ICD và Công ty AP góp vốn 1,666 triệu USD. Có được hợp đồng này, số tiền 1,666 triệu USD mới chuyển được về Việt Nam.
Sau khi tài khoản của Công ty Phú Hà nhận được số tiền 1,666 tỷ USD, bà Trần Thị Hải Hà, em gái Trần Hải Sơn đã chuyển toàn bộ 28,1 tỷ đồng cho anh trai. Ông Trần Hải Sơn đã đưa cho ông Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng (đưa 2 lần), ông Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng (đưa 3 lần), đưa cho Trần Hữu Triều, Tổng giám đốc Vinalines 340 triệu đồng, còn lại Sơn sử dụng chi tiêu cá nhân và cho bà Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng.
Như vậy, với hành vi trên, Dương Chí Dũng và đồng sự đã lấy 6,7 triệu USD (tương đương 113 tỷ đồng) của Nhà nước biếu cho nước ngoài để được lại quả 1,666 triệu USD (tương đương 28,1 tỷ đồng).
(Theo Kiến thức.net)
-----------------

20 nhận xét:

  1. Tai sao gd DCD lai la gd danh gia nghe ma thay choi tai qua -the gd toi o nong thon ,song co tren co duoi ,con cai hieu thao voi voi nguoi tren ,song co tinh ,nghia voi xom lang ,con cai hoc hanh ,do dat, khong ai vi pham luat phap --the ma cha ai noi la nha toi gd danh gia ---con gd DCD thuc ra la cccc ( Rieng ong Duong khac Thu thoi xua thi cung la mot cong dan binh thuong nhu hang van cong dan khac cung gui chuc vu tuong duong ong ay ) nen chung no moi duoc nang do ,thang dat gia tao ----bay gio thanh toi pham thi DANH GIA cai cuc cut gi---da dao bon trom cap tri thuc noi thanh thi!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Gia đình danh giá" đúng là ngôn ngữ của lũ Sâu dành cho nhau - kiểu như "Có công với... nhau". Nghe xong là phát buồn nôn!

      Xóa
    2. Danh giá cái con khỉ. Có mà làm "đầy tớ", "công bộc" cho dân thì có.

      Xóa
    3. Người xưa có nói : "Đại phu danh giá cổ kim văn, Bàn khuất cô trinh canh xuất quần."

      Có nghĩa là : Xưa nay nghe thấy chức quan càng danh giá, thì tài năng làm kẻ luồn lách hay tài năng làm người ngay thẳng lại càng thêm xuất chúng.

      Ngẫm cũng đúng.

      Xóa
    4. Mặt bị cùi hủi mà danh giá nỗi gì!

      Xóa
    5. Gia đình danh gía, bản thân tài cao học rộng như thế, TS Dương Chí Dũng nếu không làm Cục trưởng Cục Hàng hải là bất công, không tham ô ăn cắp...thì là thánh chứ không phải là người...đảng viên đảng CS VN.

      Xóa
  2. Dương Tự Trọng, học kỹ thuật, mà lại sang làm điều tra, phí cả 5 năm học đại học.

    Dương Chí Dũng, tốt nghiệp lớp 10, kém quá, mới trượt đại học!

    Trả lờiXóa
  3. Chúng tớ chuyên môn "bóp nặn" kiểu này này!

    Trả lờiXóa
  4. Mịa cái lũ này! Chỉ giỏi tàn phá đất nưóc mà mặt cứ kên kên, đi nghênh ngang, ngồi chàng hãng! Đeo cà vạt làm chi? Thằng chó này trần truồng mới là thực chất của nó, khi sinh hoạt với bồ nhí. Bao giờ mới "chết đi" cho dân nhờ đây?

    Trả lờiXóa
  5. Sức học của DCD kém, tưc IQ thấp. Có bằng cấp nhờ hàm thụ, hàm thụ học hành, chất lượng ra sao, ai cũng biết rồi, miễn bàn.

    Biết thế nên Dũng chọn con đường lập thân bằng XKLĐ. Đây có lẽ là quyết định đúng đắn nhất trong đời của Dũng ! Sang Dức, rủi thay đúng lúc tường Bec lanh sụp, nước Dức thống nhất, tương lai với Dũng như bị chặn lại. Nhưng không, trong rủi có may, về nước đã có cơ chế ccccc, với cái bằng hàm thụ, Dũng được ưu ái đề bạt, leo cao, leo sâu.

    Không năng lực học, không năng lực điều hành quản lý, không thấm nhuần đạo đức, lý tưởng "phục vụ" nhân dân, phục vụ đảng. Tức thiếu cả hồng lẫn chuyên vậy mà sao tổ chức vẫn đề bạt ? Hậu quả đã thấy, Dũng chịu, dân thiệt. Không lẽ chỉ vậy là xong ?

    Dũng có "năng lực" gì không mà leo cao vậy ? có, đó là năng lực khai thác lợi thế ccccc, phe cánh, cơ hội, chạy chọt...đã tỏ ra rất hữu hiệu trong môi trường thiếu công khai, minh bạch.

    Dũng vẫn rất tin vào thời thế và "năng lực" của mình nên khi nghe đề nghị án tử Dũng vẫn bình thản, cười tươi, còn làm thơ giữa tòa, coi như không có truyện gì, vô tư đi. Truyện của Dũng đã có các anh trên lo.

    Không biết Dũng nhầm, hay các anh trên nhầm ? hạ hồi sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  6. Yêu cầu trả tự do ngay cho đồng chí Dương Chí Dũng!
    Đồng chí TBT Trọng từng nói: “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. (theo báo Tiền Phong)
    Thế thì những gì đang xảy ra đối với đồng chí Chí Dũng chỉ là tai nạn nghề nghiệp, thế thì đồng chió Chí Dũng xứng đáng được xin lỗi, trả tự do và đền bù danh dự theo đúng quy lộ trình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là đã có 2 thằng Dũng xin lỗi nhân dân.

      Xóa
  7. Một người bán vé số già, cụt chân, lết qua chỗ tôi và ông bạn đang ngồi uống cà phê. Ông hát bài “Thành phố buồn” với giọng thê thảm...
    Chúng tôi mua cho ông ấy 4 vé. Bạn tôi, hay giỡn hớt, nói với người bán vé số:
    - Sao ông không hát những bài hát cách mạng cho vui và lạc quan? Biết đâu lại bán được nhiều vé?
    Người bán vé số già ứa nước mắt:
    - Anh ơi, tôi là thương binh chiến trường K...
    Tôi nói nhỏ với bạn: “Ông nên xin lỗi ông ấy ngay đi...”

    Trả lờiXóa
  8. Anh dũng chí.....phèo ơi.
    Cái "bớt" của anh giá mà nằm ở trên trán như cái ông go bốp chốp thì đời em xán lạn rồi?
    DKM đen quá, "nó" lại nằm sai quy trình, ở dưới mồn.......

    Trả lờiXóa
  9. TBT Trọng từng nói: “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”. (theo báo Tiền Phong).
    Nghe xong lên cơn nhồi máu cơ tim. Thần kinh ông này bị nặng lắm rồi. Suốt ngày mê man trong cơn biện chứng khách quan. giờ thì tôi đã hiểu thâm ý của bọn suy thoái khi chúng cố tình đưa ông lên ghế TBT

    Trả lờiXóa
  10. Một bài học NHÂN-QUẢ.Chắc là thời ông bố DCG làm GĐ CA Hải Phòng, đã "ăn mặn" quá nhiều, đã gây ra nhiều tội ác với nhân dân, nên "bây chừ" con cái mới "uống nước" . Không biết "hậu vận" của ông tướng mới được phong Đỗ Hữu Ca rôi sẽ gặt hái được những gì sau " chiến công một trận đánh đẹp" đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn đây. Có thể là một VI NA khác.

    Trả lờiXóa
  11. Bằng rởm, tiến sỹ giáy - + nể nang , xu nịnh > dương Chó /nhầm /chí Dũng

    Trả lờiXóa
  12. Người sông Tiềnlúc 09:55 17 tháng 12, 2013

    Đọc qua "tiểu sử" của DCD thấy y thuộc diện COCC mà mới lên chức dữ dậy. Tôi tin vào thuyết Nhân - Qủa, hễ "trồng" nhân nào chỉ "gặt" quả ấy, đó là lẽ vô thường mà.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi, thằng lính cũ thời Thành cổ Quảng trị và giải phóng phnompenh 1/1979, xung phong thi hành án tử hình những tên tham quan, ô trọc này. Chỉ có vậy mới hả dạ và hài lòng hương hồn các đồng đội đã ngã xuống các chiến trường xưa.

    Trả lờiXóa