Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Đáng tiếc cho những thất bại của đại tướng Võ Nguyên Giáp

 * CCB NGUYỄN THÀNH CÔNG
Thông thường khi một người đáng kính qua đời thì thân nhân cảm thấy đau đớn, thương tiếc. Nếu người đó có uy tín trong xã hội thì nhiều tầng lớp nhân dân sẽ thương tiếc như mất chính người thân của mình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi đã được rất nhiều tầng lớp nhân dân đến viếng với tấm lòng thành kính, chứng minh uy tín lớn lao của ông trong xã hội. Với các cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam thì niềm thương tiếc này còn sâu thẳm trong trái tim, không dễ nói thành lời.
Nghe tin đại tướng mất, anh em chúng tôi lập ban thờ và vái vọng để tiễn biệt ông. Ngồi quanh bàn, các anh em mỗi người một chuyện nói về tướng Giáp lúc sinh thời.
Những câu chuyện về ông chủ yếu nghe được qua các cuộc gặp gỡ với các bậc đàn anh trong quân đội, không có gì kiểm chứng tính đúng sai nhưng vẫn gieo vào lòng chúng tôi niềm tiếc thương đối với ông, người đã đạt chiến thắng vĩ đại trong chiến tranh, nhưng thất bại vĩ đại trong hoà bình.
                   >>  Những trăn trở Đại tướng Võ Nguyên giáp gửi lại chúng ta  
                   >> Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư đến Hội thảo Bô-xít   
Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn tán Dũng -
khuyên can về Bô-xít Tây Nguyên
Vào những năm đầu cuộc chiến tranh chống Pháp, ông nổi bật lên là một cán bộ quân sự có bản lĩnh, được phong hàm đại tướng đầu tiên của quân đội. Từ một đội quân nhỏ có 34 người, ông đã xây dựng một đội quân lớn mạnh, đủ sức đương đầu với đội quân hùng mạnh của nước ngoài. Về quân sự, có lẽ khỏi phải nói đến tài năng rực rỡ của ông. Điều mà anh em chúng tôi tiếc thương nhất nằm ở chỗ khác. Nghe nói ông là người không đồng tình với các kế hoạch cải cách ruộng đất, chống nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở cả hai miền Nam Bắc. Ông đề xuất với Bộ Chính trị những cách làm hoàn toàn khác nhưng không được chấp nhận. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lực lượng chỉ huy quân đội hình thành từ tầng lớp trí thức, dứt bỏ cuộc sống đô thị đến với nhân dân. Đây là tầng lớp có học nhất trong quân đội thời bấy giờ, vừa có tinh thần chống Pháp, vừa có tinh thần độc lập tự chủ, sẵn sàng bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Tuy nhiên, đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm tác chiến. Những năm ấy, lãnh đạo Đảng Lao động nhờ Trung Quốc giúp đỡ. Phải nói rằng khi đó Trung Quốc đã rất giầu kinh nghiệm tiến hành chiến tranh du kích, từ chiến tranh du kích phát triển lên thành đánh trận địa hiện đại, nhờ đó, đã giúp nhiều cho cuộc chiến của nhân dân Việt Nam. Nhưng các lãnh đạo Trung Quốc còn nhìn xa hơn nữa. Họ thấy được rằng nếu để lực lượng dân tộc của Việt Nam nắm quyền chỉ huy quân đội thì bước tiến của Trung Quốc xuống Đông Nam Á không dễ thực hiện. Trong một lần gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mao đã không úp mở: Tôi sẽ là chủ tịch của năm trăm triệu bần nông tiến xuống vùng Đông Nam Á. Để dễ dàng tiến xuống Đông Nam Á thì phải gạt bỏ hòn đá cản đường lớn nhất lúc ấy là các chỉ huy quân sự trong quân đội Việt Nam có tinh thần dân tộc. Theo chỉ đạo của Mao, các cố vấn Trung Quốc đã thúc giục phía Việt Nam tiến hành chỉnh quân giống như "chỉnh phong" bên Trung Quốc, Kết quả là nhiều cán bộ chỉ huy giầu kinh nghiệm của Việt Nam bị xử lý, vô hiệu hoá. Tướng Giáp dù không đồng tình nhưng không cản được quá trình "hán hoá" quân đội, ông đành phải nuốt bồ hòn khen ngọt.
Tướng Giáp là người có máu văn nghệ, thậm chí nghe nói ông chơi đàn piano khá hay. Chính ông là người không đồng tình với việc "đánh" nhân văn giai phẩm. Tuy nhiên, ý kiến lẻ loi của ông rơi tõm vào hư vô. Các tướng đàn anh hay kể trong thời kỳ nhân văn giai phẩm ông vẫn đến thăm hỏi những nhà văn đang bị "đánh" để an ủi họ. Có điều ông hoàn toàn không cứu được họ, tức là ông vẫn là kẻ thất bại.
Năm 1968, ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ lập kế hoạch "tổng tiến công". Kế hoạch này được đại tướng Nguyễn Chí Thanh khởi thảo xây dựng, sau đó nghe nói do Văn Tiến Dũng hoàn thiện. Tướng Giáp lúc ấy là Tông tư lệnh mà không được biết. Chỉ một ngày trước khi nổ súng người ta mới báo cáo ông, nghe báo cáo mà lòng ông nặng trĩu. Do kế hoạch khá phiêu lưu, trận đánh ở thành cổ đã làm chết rất nhiều chiến sĩ trẻ miền Bắc. Công việc của Tổng tư lệnh thành ra là "chữa cháy", cố gắng làm sao để quân ta rút lui an toàn, ít tổn thất. Và ngay cả cái nhiệm vụ sau cùng này ông cũng là người thất bại.
Năm 1975, trước thời cơ đánh lớn giải phóng miền Nam, ngoài việc phải lập kế hoạch quân sự để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn phải nghĩ đến việc xây dựng chính quyền tiếp quản miền Nam. Nhóm ý kiến "cách mạng triệt để" mà người đứng đầu là ông Lê Duẩn cho rằng cần phải xoá bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, giải thể chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, sáp nhập vào với chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tướng Giáp đưa ra ý kiến cần phải xây dựng chính quyền "chuyển tiếp", nội dung như sau: Không tiến công vào Sài Gòn mà lập chính quyền ba bên ở Sài Gòn, do tướng Dương Văn Minh đứng đầu. Chính quyền "chuyển tiếp" này chỉ tồn tại ở Sài Gòn, còn lại ta sẽ nắm toàn bộ vùng nông thôn và chính quyền cấp cơ sở.
 Cách làm đó có 3 điều lợi: một là, giữ nguyên được cơ sở công nghiệp ở miền Nam với các mối quan hệ làm ăn với nước ngoài; hai là, Mỹ không bị "mất mặt" khi rút quân khỏi miền Nam; ba là, để xây dựng lại đất nước, chính quyền "chuyển tiếp" ở Sài Gòn có thể "danh chính ngôn thuận" kêu gọi viện trợ Mỹ, trong khi chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn giữ được viện trợ từ các nước XHCN. Về chính trị, Việt Nam có thể tạo ra khung cảnh "thi đua hoà bình" xây dựng Tổ quốc từ hai chính quyền, điều này cực kỳ có lợi khi thu hút viện trợ từ hai khối. Nhưng ý kiến này của tướng Giáp bị bác bỏ và đó là thất bại lớn nhất của ông khi góp ý về chiến lược xây dựng Tổ quốc. Ngay trong vụ chiến tranh Căm-pu-chia đại tướng cũng có ý kiến khác. Ông đề nghị dùng đặc công vào Phnôm-pênh đưa ông Xi-ha-nuc ra vùng giải phóng, lập chính quyền danh nghĩa do ông Xi-ha-núc đứng đầu tiến vào giải phóng Căm-pu-chia. Từ đấy lập chính quyền mới ở Căm-pu-chia do ông Xi-ha-núc đứng đầu ở thủ đô, còn Việt Nam thông qua Đảng Nhân dân cách mạng Căm-pu-chia nắm lấy chính quyền cấp cơ sở. Nội dung cơ bản cũng giống như đề nghị cách làm ở Việt Nam. Nếu các ý kiến này của tướng Giáp được chấp nhận có lẽ Việt Nam đã có hình ảnh hoàn toàn khác sau chiến tranh, tình hình kinh tế cũng rất khác.
Đau đớn thay, chiến lược phát triển cho đất nước sau chiến tranh của ông bị bác bỏ, tức là ông hoàn toàn thất bại. Và qua ông, nhân dân Việt Nam đã thất bại hoàn toàn.
---------------

20 nhận xét:

  1. Tiếc thương Võ Tướng anh hùng
    Cổ kim văn võ đức tài vang danh
    Nước nhà vận khí chưa thông
    Trung lương hiếm muộn - gian tham trùng trùng .

    Trả lờiXóa
  2. Sự thật mất lòng?
    Xin lỗi các bac, bác G đã bị cho vô sọt rác từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
    Đến giờ chúng nó vẫn đang trù úm, có đường nào mang tên bác G ở trái tim cả H20 đâu?

    Trả lờiXóa
  3. Đơn độc giữa bầy sói

    Trả lờiXóa
  4. Văn võ song toàn như Tướng Giáp mà còn phải long đong thì những kẻ hèn kém như chúng ta, phải chịu nhiều thiệt thòi âu cũng là dễ hiểu. Biết vậy để nhẹ lòng mỗi khi gặp chuyện không như ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao bác lại bi quan đến tuyệt vọng như thế ?
      Thời này là dân chủ,không ai có thể tiếp tục chính sách
      ngu dân hay bưng bít thông tin như thời xưa.bởi vì nhờ
      Internet.Chỉ có chế độ phản động,phản tiến hoá mới mù
      quáng cản trở đà tiến bộ của nhân loại nói chung và dân
      tộc & nước VN.ta nói riêng.
      Hãy "Tận nhân lực,tri thiên mệnh".Trường hợp Miến Điện
      là một tấm gương cho bất cứ người dân nước nào muốn
      quyết định vận mạng của mình.Nếu "ngồi chờ sung rụng"
      thì cũng chẳng khác gì làm con đà điểu rúc đầu vào cát mà
      không tài nào thấy được thảm họa đang bủa vây mình.

      Xóa
  5. Cái tít và bài viết rất giỏi.Một bài báo ngắn gọn súc tích làm bật lên hình ảnh trí tuệ của Đại tướng. Nó làm "thất bại"một số trang lề trái nhân khi ông chết lợi dụng viết bài bôi nhọ ông.
    Họ thiếu kiến thức lịch sử để hiểu ở Trung cộng Vương Minh, Bác Cổ, Trần Độc Tú bị Mao gạt ra lề :Ở Việt nam, Hồ Chí Minh, Trường Chinh và sau này Lê Duẩn, họ gạt tướng Giáp vì họ có lực lượng là giai cấp nghèo đói đang hy vọng vào đảng, lực lượng này như thác đổ triều dâng không sức nào cản nỗi...Ai còn có thông tin khác nên cung cấp cho bạn đọc một cách trung thực để nhân dân thấy sai lầm của họ ./.

    Trả lờiXóa

  6. Mãnh Hổ nan địch quần hồ

    Trả lờiXóa
  7. Đại tướng cản đường "ăn đại cục" của chúng nên bị loại là phải. Quý vị thấy không, khó mà tưởng tượng nổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một kẻ tham nhũng nhỉ? Chúng rất sợ ông nắm quyền. Khi đó dân giàu nước mạnh, còn chúng chỉ đủ ăn với đồng lương. Chúng "không cam tâm"! Bú xịt!

    Trả lờiXóa
  8. Mấy dòng cùng anh Bồng.
    Em là CCB , và cũng như bao người lính khác , em cũng rất kính trọng Võ đại tướng. Tuy nhiên đã nhận thấy rằng Đại tướng cũng có những hạn chế , lớn nhất , ông chỉ là "phản biện trung thành" của ĐCS , dường như ông không nhận thấy sự biến màu đến mức không thể sửa chữa được . Và càng không thấy nguyên nhân làm cho nó biến màu. Vì thế tất cả các kháng thư của ông chỉ dừng ở mức "khuyên can" , không được thì thôi , chứ không có ý gì khác tiếp sau đó.
    Đáng tiếc !
    Nhận dịp , chúc anh Bồng một năm mới mạnh khỏe , hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  9. Giờ nay nhân dân ai nhắc Lê Duản, Đức anh thì sông cũng như đã chết!

    Trả lờiXóa
  10. Gươm thiêng nay gãy giữa chiều tà – ngựa khuỵu gối giữa ba đình rực nắng.

    Trả lờiXóa
  11. Tướng Giáp đức độ tài ba đã khiến bọn gian thần ngày ấy ghen ghét. Ông Hồ ngày ấy đã già yếu, chỉ còn lại ông Giáp là được lòng dân. Nếu để ông Giáp làm thủ tướng - dự kiến - thì nhiều khả năng VN sẽ khác hẳn bây giờ. Nhưng, lật trang lịch sử VN hiện đại đã cho ta thấy rõ: khi bọn gian tham đang ngồi trên đầu dân, thì một người tài ba lỗi lạc như tướng Giáp cũng bị chúng hạ "đo ván", không thể làm gì được bởi khi ấy dân ta còn mông muội nghèo hèn dốt nát. Còn hiện nay, lòng dân, trí dân đã khác, VN buộc phải thay đổi theo đúng quy luật phát triển, văn minh, no ấm hơn, không thể chần chừ. Bọn quan chức tham lam phải bị loại bỏ. Chỉ có lòng dân triệu người như một, thì sẽ chọn được một chính phủ tốt nhất, vì dân, vì nước!

    Trả lờiXóa
  12. xu thoi nhu the nen luc ay ong giap luon bi vo hieu hoa. Tin rang toi day lich su hien dai se chung minh dieu tat yeu la cai ac gian tham nhat dinh se bi dao thai duoi ban tay nhan dan.

    Trả lờiXóa
  13. chuyện cũ rồi,không nên viết sai và nói sai như thế nếu tôn trọng cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Lịch sử trong kháng Pháp và Mỹ còn rất nhiều việc chưa giải mật.
    Quá khứ có đúng có sai,hiện tại có sai có đúng,lúc quá tả,lúc quá hữu.
    Hiện tại là chúng đánh về kinh tế,văn hóa...Chính Phủ thiếu trình độ và lại rất quan liêu nên chống đỡ cứ thua hoài,nội bộ thì lại luôn không chịu đoàn kết,thiếu dân chủ trong lãnh đạo và không thèm thi hành.Mặc khác nhiều vị chỉ lo cho cá nhân mà thôi,làm thì không biết,trâu cột ghét trâu ăn ròi đi nói huyên thuyên gây như cuộc chiến tranh tâm lí thật khủng khiếp.
    Lẻ ra mình phải làm thủ tướng thì mới yên phần nào,nhưng tống cổ về hưu trước tuổi,cũng là cái số của đảng này và đất nước này.
    Các bạn nghĩ xem,một ngày gặt lúa ngay Đông Anh mà trả công chỉ đúng 1 kg thóc,ngồi xếp đá làm đường 1 đoạn ngoài Vinh cũng chỉ hơn kg thóc...nên thấy họ ngồi rê ra,mình phát ngán.
    Ngày nay làm cho nhà nước cũng như thế thôi,nên làm sao mà tiến lên được,mấy năm qua các tỉnh và dân bán đất mà sống,bây giờ nó đánh cái rầm...chỉ còn ngã mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành thôi.
    Lâu quá công sơn xin chào các bạn trên diền đàn sôi động và vui vẻ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Thủ tướng tương lai Công Sơn! Nếu nhận chức, ông phải thẳng tay với bọn tham nhũng nhé? Fire chúng hết nhe! Còn không là bị nhân dân chửi rát mặt đấy. Chúc năm mới 2014.

      Xóa
  14. Tat ca cung tai may ten Ho Le vi long do ki va ham danh ham loi.Ma dung dau la Le Duan.

    Trả lờiXóa
  15. Đại tướng có một thứ mà nhiều kẻ khác muốn cũng không được :" Tiếng thơm muôn thuở "!

    Trả lờiXóa
  16. Lịch sử đã chứng minh Nguyễn Trãi chết tức tưởi vì nhà Lê!Lê Duẩn kìm kẹp võ Nguyên Giáp.buồn cho các bậc trung thần.
    "kim cổ không cùng sông lặng lặng
    Anh hùng ôm hận lá lao xao"

    Trả lờiXóa
  17. Thôi đừng kể lể nữa, đừng nuối tiếc nữa. Cũng tại vì miếng cơm manh áo cho mình và cho vợ con thôi. Đừng nghe ca ve kể chuyện, đừng nghe thằng nghiện trình bày.

    Trả lờiXóa