Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Các hãng công nghệ bắt đầu chán Trung Quốc


Nhiều công ty sản xuất smartphone, máy tính và các thiết bị điện tử khác vốn tập trung rất nhiều ở Trung Quốc đang dần rút khỏi nước này khi chi phí lao động ngày càng cao.
Một số công ty di chuyển tới những khu vực kém phát triển hơn ở Trung Quốc để giảm chi phí lao động, một số chuyển hẳn sang các quốc gia khác.
‘Lục tìm’ tại Trung Quốc
Tập đoàn Hon Hai Technology Group (Đài Loan), nhà sản xuất các linh kiện điện tử lớn nhất thế giới đang bắt đầu chuyển sang sản xuất tại tỉnh Quý Châu, nơi có chi phí lao động thấp nhất tại Trung Quốc.
Hon Hai đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính quyền tỉnh Quý Châu vào ngày 20/7 vừa qua. Tại một buổi lễ kí kết, Terry Gou, người sáng lập và chủ tịch của Hon Hai nhấn mạnh rằng tỉnh Quý Châu, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là một địa điểm rất lý tưởng để đầu tư. Ông cho biết Hon Hai hy vọng sẽ tạo được 50.000 việc làm ở đây.
Tính đến tháng Bảy, mức lương tối thiểu hàng tháng ở tỉnh Quý Châu là 1.030 nhân dân tệ (tương đương 168,80 USD), thấp nhất ở Trung Quốc.
Địa điểm mà Hon Hai đang có kế hoạch đặt nhà máy là Gan He Cun, một ngôi làng với dân số khoảng 1.000 người. Hầu hết người dân đều làm nông nghiệp. Mặc dù cơ sở hạ tầng ở đây rất nghèo nàn, chỉ có một vài con đường được lát gạch và nhiều nơi vẫn còn thiếu nước sinh hoạt, nhưng bù lại, nơi đây lại có chi phí lao động thấp.
Hon Hai cũng đã xây dựng xong một nhà máy sản xuất ở Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu và sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại di động, máy ghi âm kỹ thuật số, máy quay video và nhiều thiết bị khác cho cả thị trường trong và ngoài nước vào tháng 11/2013.
Hon Hai đã bắt đầu sản xuất tại một nhà máy ở Thâm Quyến, Quảng Đông vào năm 1988 và kể từ đó công ty này luôn thay đổi vị trí sản xuất trong phạm vi Trung Quốc để tìm nguồn lao động giá rẻ nhất.
Nhiều công ty sản xuất máy tính xách tay đang nóng lòng chuyển tới phía tây Trung Quốc. Công ty Quanta Computer Inc và bốn nhà sản xuất linh kiện điện tử (EMS) lớn khác của Đài Loan đã xây dựng các nhà máy mới tại Trùng Khánh từ năm 2010, khi thành phố này đưa ra những chính sách giảm thuế và nhiều khoản trợ cấp chi phí vận chuyển khác. Đặc biệt là sau khi tuyến đường sắt trực tiếp giữa Trùng Khánh và châu Âu bắt đầu hoạt động vào năm 2011.
Các công ty Đài Loan sản xuất tới khoảng 90% máy tính xách tay trên thế giới. Khi chi phí lao động tại các khu vực ven biển của Trung Quốc ngày càng cao, lợi nhuận hoạt động của 5 công ty EMS hàng đầu đã giảm xuống từ 1 đến 2% vào năm 2012.
Barry Lam, chủ tịch của Quanta cho biết công ty này sẽ chuyển nhiều nhà máy sản xuất máy tính tới Trùng Khánh hơn.
Rời bỏ Trung Quốc
Trung Quốc giờ không còn là sự lựa chọn duy nhất và ‘miếng mồi’ ngon nhất về chi phí lao động đối với các công ty sản xuất thiết bị công nghệ nữa. Một số công ty đã bắt đầu rút khỏi nước này.
Công ty điện tử Samsung Electronics của Hàn Quốc đã chuyển nhà máy sản xuất smartphone và điện thoại di động chính từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong khi đó, Hon Hai đang cân nhắc bắt đầu sản xuất tại IndonesiaMyanmar.
Một số công ty thậm chí còn xem xét sản xuất ở các quốc gia phát triển. Mặc dù chi phí lao động cao nhưng lại có những lợi thế về vận chuyển và tiêu thụ.
Công ty Flextronics International của Singapore, công ty EMS lớn thứ hai trên thế giới, bắt đầu sản xuất ở bang Texas của Hoa Kỳ vào tháng 8/2013.Với lực lượng lao động ở đây khoảng 2.500 người, công ty này đang lắp ráp smartphone Moto X cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Mỹ Motorola Mobility LLC.
Flextronics có tất cả 90.000 lao động trên toàn thế giới, 45% trong số đó là ở Trung Quốc. Nhưng smartphone của Motorola chủ yếu được bán ở Mỹ, công ty quyết định lắp ráp chúng ở Texas, vì quy trình sản xuất và vận chuyển chỉ mất có 4 ngày sau khi nhận đơn hàng.
Giám đốc điều hành Motorola cho biết, Moto X là smartphone đầu tiên sản xuất tại Mỹ. Nhà máy của Flextronics đã tăng sản lượng lên tới 100.000 sản phẩm mỗi tuần trong một tháng sau khi ra mắt.
                  Phạm Khánh / ( Infonet )
------------------

1 nhận xét:

  1. Thường thôi?
    Làm ăn kinh tế mừ.
    Đơn giản như văn hóa "chơi", thằng nào chạ thích gái quê......

    Trả lờiXóa