Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Ông Tập Cận Bình mạnh tay với tham nhũng


Thông qua chống tham nhũng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn tạo dựng một chính quyền trong sạch.
Theo Tân Hoa Xã ngày 28/12, hơn 500 nhà lập pháp của tỉnh Hồ Nam đã bị mất chức bởi tội nhận hối lộ khoảng 110 triệu nhân dân tệ (tương đương 18 triệu USD) với mục đích dàn xếp trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân diễn ra từ 28/12/2012 đến 3/1/2013.
Tháng 10 vừa qua, Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc bị xét xử bởi tội tham nhũng Trung Quốc đang đối mặt với nạn tham nhũng. Tham nhũng không tồn tại ở một cá nhân mà tồn tại ở cả những tổ chức với qui mô lớn.
Một câu hỏi lớn đối với Trung Quốc, có lẽ các biện pháp phòng chống tham nhũng chưa thật hiệu quả?
Chủ tịch Tập Cận Bình gặp khó khăn trong chống tham nhũng?
Từ khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc từ tháng 11/2012 đến nay, ông Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách ngoại giao linh hoạt nhằm thực hiện “giấc mơ Trung hoa”. Tuy nhiên, để có thể thực hiện giấc mơ này, ông Tập Cận Bình cũng phải mạnh tay trong vấn đề chống tham nhũng.
Theo đó, ông Tập Cận Bình đã phát động rộng khắp trên toàn Trung Quốc chiến dịch chống tham nhũng. Ông tuyên bố rằng, dù quan chức trung ương hay địa phương, dù chức vụ lớn hay nhỏ đều phải bị xử lý bằng pháp luật nếu tham nhũng, sống xa hoa, hủ bại. Tham nhũng, theo ông là một căn bệnh nan y, ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng. Tham nhũng làm “sung sướng” một số người, nhưng làm khổ nhân dân.
Có lẽ vụ xét xử Ủy viên Bộ chính trị, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã gây trấn động trên toàn thế giới. Lần đầu tiên Trung Quốc “khó xử” đến vậy. Nhưng trước quyết tâm của toàn đảng, ông Bạc Hy Lai phải chịu án tù chung thân. Ước muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu được thực hiện.
              Theo thống kê được công bố mới đây, từ sau Đại hộị Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đến nay, đã có 108.000 cán bộ bị điều tra xử lý do vi phạm kỷ luật, ít nhất 10 quan chức cấp tỉnh bị điều tra xử lý.
Vụ xét xử mới nhất là vụ Đồng Kiến Minh - Phó chủ tịch Chính hiệp nhân dân tỉnh Hồ Nam. Và vụ cách chức hơn 500 nhà lập pháp ngày 28/12 cũng ở tỉnh này cho thấy rằng tham nhũng đã ăn sâu vào trong nhận nhức của những kẻ tham nhũng. Tham nhũng đã tồn tại lâu dài, gắn kết trong phạm vi của một tỉnh hết sức tinh vi và khó phát hiện. Vậy làm thế nào để biết có tham nhũng mà chống. Đây là điều thực sự khó.
Chủ  tịch Tập Cận Bình xếp hàng mua bánh bao
Ngày 20/12, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã chính thức thông báo thực hiện điều tra Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lý Đông Sinh bị do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Ông Tưởng Khiết Mẫn, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Quản lý giám sát tài sản quốc gia Trung Quốc bị bãi miễm tất cả các chức vụ để điều tra hồi tháng 9 vừa qua.
Liên tiếp những quan chức cao cấp của Trung Quốc bị điều tra, xét xử.
Chủ tịch Tập Cận Bình trong một phát biểu đã nhấn mạnh rằng nếu không triệt để trong công cuộc chống tham nhũng, xã hội Trung Quốc sẽ lâm vào thời kỳ của những năm 60 của thế kỷ trước. Do vậy, cần phải mạnh tay trong việc xử lý ông Tường Khiết Mẫn.
Trong năm 2013, sau vụ Bạc Hy Lai, có lẽ vụ Tường Khiết Mẫn là quan chức cao cấp thứ hai bị điều tra, xét xử.
Giáo sư sử học Lâm trường Đại học Trung văn Hongkong đánh giá Chủ tịch Tập Cận Bình có khả năng sẽ trở thành người có quyền lực lớn trong việc chống tham nhũng mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trước kia không làm được.
Song song với việc thực hiện mạnh mẽ điều tra, xử lý cán bộ cao cấp vi phạm kỷ luật đảng, Trung Quốc còn triển khai nhiều biện pháp phòng chống tham nhũng. Tháng 1/2013, Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành "8 quy định" và "6 điều cấm" đối với cán bộ đảng viên.
Tháng 8/2013, quy định tiết kiệm trong các hội nghị có hiệu lực. Đặc biệt ngày 19/1, Trung Quốc ban hành lệnh cấm tổ chức lễ tang và lễ tưởng niệm một cách xa hoa lãng phí đối với cán bộ và người nhà. Liên tục những chính sách, biện pháp chống tham nhũng được ban hành, bước đầu góp phần tích cực vào công cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc.
Thực sự thành công?
Sau vụ xét xử Bạc Hy Lai và một số quan chức cao cấp khác, truyền thông Trung Quốc và truyền thông quốc tế coi năm 2013 là năm thành công của Chủ tịch Tập Cận Bình về chống tham nhũng. Công tác chống tham nhũng triển khai tích cực với cường độ lớn. Như Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết tâm diệt cả “Hổ” lẫn “Ruồi”.
Đằng sau thành công bước đầu, liệu chủ trương chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình có được thực hiện lâu dài?
Theo nhận định của Reuters từ sau Hội nghị Trung ương lần 3 khóa 18 kết thúc, dường như chính sách tập trung vào chống tham nhũng của Trung Quốc có vẻ như khó khăn hơn.
Đây là Hội nghị xác định lộ trình phát triển Trung Quốc theo thể chế Tập-Lý (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường).   
Theo Thủ  tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tập trung vào thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình với chủ trương “thanh lọc” bộ máy nhà nước, thông qua việc tích cực chống tham nhũng sẽ là những “cản trở” của chính sách ông Lý.
Theo các chuyên gia phân tích ngoại giao Trung Quốc Thạch Bình thì có khả năng trong chính quyền Trung Quốc sẽ tồn tại những “cuộc đảo chính ngầm” và Trung Quốc đang ở trong trạng thái “tuyệt vọng”.
Trong Hiến pháp của Trung Quốc qui định rõ ràng rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là đảng chấp chính duy nhất và Hiến pháp bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc không thừa nhận những đảng mới nào ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc.
Do vậy, việc Trung Quốc thẳng tay trừng trị những lãnh đạo tham nhũng, đặc biệt là vụ xét xử Bạc Hy Lai vừa qua thể hiện việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tạo dựng một chính quyền không có tham nhũng.
Lập trường này của ông Tập Cận Bình còn được nói rõ tại Hội nghị cấp cao G20 được tổ chức tại Nga: “Trong việc giải quyết cơ bản vấn đề lâu dài của kinh tế, Trung Quốc cần thiết phải cải cách lại cơ cấu”. Quyết tâm của ông Tập Cận Bình có trở thành hiện thực như những gì ông muốn, hiện chưa có câu trả lời cuối cùng.
(Theo VOV)
--------------

12 nhận xét:

  1. Ông Trương Tấn Sang còn chần chừ ggì nữa, hãy noi gương ông Tập Cận Bình! Có 99% biểu hiện giàu có bất minh là tham nhũng rồi, sợ gì mà không ra tay?
    Không làm được, để tôi!

    Trả lờiXóa
  2. Lê Trương Hải Hiếu, con trai Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải, được đề bạt làm phó chủ tịch Quận 1 phụ trách về kinh tế.
    Cha truyền con nối, làm nghìn việc...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi, cha truyền con nối cũng là một .... Quốc nạn ở ta!

      Xóa
  3. Tập Cận Bình nghe ra có vẻ cộng sản thật Ư?Diễn biến xây dựng bộ máy của TQ thế nào thì Việt nam như thế. Chỉ khác là TQ còn có Tập Cận Bình còn Việt nam thì không.Ông Trọng và ông Sang theo báo chí lề trái ( thật ra là trang mạng của đồng chí của các ông đang tại vị lập ra) đã nêu ông Trọng lấy một biệt thự trị giá Triêu đô, ông Sang thì có căn hộ ở TP Hồ Chí Minh...Xem ra ở Việt nam khó sản sinh ra các nhà lãnh đạo tương lai trong sáng lắm. Nhân dân lao động Việt nam chỉ còn trông vào nạn diệt chủng hay nạn HỒNG THỦY gì đấy may mới sản sinh ra lớp người mới vì dân vì nước./.

    Trả lờiXóa
  4. Rôi lai dâu voi đuôi chuôt thôi. khi cac vây canh mơi dươc dinh hinh thi dâu lai vao dây ca thôi. CS ma tư trong sach dươc thi hoa ra chung no không co con chim như ngươi binh thương rôi

    Trả lờiXóa
  5. Em là người Việt.lúc 12:41 30 tháng 12, 2013

    Năm 2013 , năm thất bát về kinh tế , nhưng người Việt tiêu thụ về hàng hóa xa xỉ là 2,5 tỷ usd.Trong số những người tiêu thụ này đến 90% là bọn thu nhập bất minh.Điều tra và diệt bọn tham nhũng phải
    đi kèm tịch thu tài sản, hoặc nộp tiền thu hồi thay cho án tử hình.Không cho chúng hi sinh đời bố , củng cố đời con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói vậy mới hay. Đừng chửi bậy các còm sĩ nhe.
      Công Sơn 2.

      Xóa
  6. Chính nhờ tham nhũng bộ máy này mới vận hành một cách trơn tru được....
    Và tham nhũng là quốc sách, đâu phải là quốc nạn.....
    Nhưng cứ ....mơ đi, giấc mơ có ai đánh thuế đâu!

    Trả lờiXóa
  7. Thật tiếc cho Trung Quốc. Nước này sẽ được cả thế giới tôn trọng và thích thú, với điều kiện nó không phải là một nước cộng sản. Cố lên, Trung Hoa Dân Quốc, hãy thay đổi!

    Trả lờiXóa
  8. Trung Quốc mà là nước TBCN thì nó đã cho bọn Mỹ ngửi khói từ lâu rồi.

    Trả lờiXóa
  9. Trong một chế độ độc đảng độc quyền như CS.,chính sự tranh giành
    đặc quyền đặc lợi giữa các phe nhóm sẽ triệt hạ nhau rồi suy tàn.
    Và những kẻ nhiều thủ đoạn nhất sẽ chiếm vai trò cao nhất.Ngay lãnh
    tụ tài đức (huống gì gian ác) cũng khó lòng cầm cự mà chỉ có PHÁP
    LUẬT mới duy trì được lâu dài một nền tảng cai trị chính danh.
    Đó là giải pháp thực tế hữu hiệu nhất mà nhiều bộ óc thông minh nhất
    của nhân loại đã chiêm nghiệm ra,qua dòng lịch sử loài người.
    Không phải ngẫu nhiên mà có người nói là hệ thống cai trị của Mỹ tốt
    đẹp đến nỗi một người bình thường cũng điều hành đuợc đất nước.

    Trả lờiXóa
  10. Điều thiết thực với người dân là các lãnh đạo không chỉ "xếp hàng mua bánh bao bình dân" . Người dân chỉ quan tâm : làm sao các lãnh đạo LÀM cho tất cả các cán bộ từ làng, xã, huyện tỉnh...đến TW...phải tự "xếp hàng mua bánh bao" , phải gần dân thực sự chứ không phải để PR cho hình ảnh cá nhân mình. Chính vì thế ông Tập có hàng ngày"ăn cùng dân " , mà cán bộ CQ các cấp luôn hành dân, coi dân như chó thì hiệu quả lại càng ngược lại. Vì thế , mãi mãi TQ,VN... không bao giờ bằng được các nước dân chủ.

    Trả lờiXóa