Nelson Mandela là một người dễ gần với trẻ con; nói
theo nhiều cách khác nhau, sự mất mát lớn nhất đối với ông trong 27 năm tù đày
chính là cảm giác không nghe được tiếng trẻ con khóc hay nắm được bàn tay của
một đứa trẻ. Tháng vừa rồi, khi tôi viếng thăm Mandela - một Mandela yếu hơn,
ít hoạt bát hơn một Mandela mà tôi đã từng biết - ở Johannesburg , phản ứng đầu tiên của ông là
giang rộng cánh tay đối với hai người con trai của tôi. Trong khoảnh khắt, tụi
nó ôm lấy người đàn ông già dễ tính, người đã hỏi chúng nó thích chơi môn thể
thao nào và đã ăn sáng chưa. Trong khi chúng tôi nói chuyện với nhau, ông ôm
đứa con trai Gabriel của tôi; thằng bé có một cái tên giữa hơi khó đọc là
Rolihlahla - đó là cái tên họ thật của Nelson Mandela. Ông kể cho Gabriel về câu
chuyện liên quan đến cái tên đó, và theo tiếng Xhosa nó có nghĩa là "kéo
cái nhánh cây xuống", nhưng nghĩa thực sự của nó là "kẻ phá
rối".
Trong khi ông sắp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông
vào tuần tới, Nelson Mandela đã "phá rối" đủ trong suốt quãng đời của
ông. Ông đã giải phóng một đất nước khỏi hệ thống phân biệt chủng tộc trầm
trọng và giúp hòa hợp giữa người da trắng và người da đen, người đàn áp và
người bị đàn áp, theo một cách mà chưa ai làm bao giờ. Trong những năm 1990,
tôi đã làm việc cùng với Mandela gần hai năm để cho ra cuốn tự truyện "
Long Walk to Freedom (Chuyến hành trình dài dẫn tới Tự Do)". Sau khoảng
thời gian gắn bó cùng ông đó, tôi có một cảm giác rất hụt hẫng khi mà quyển
sách đã hoàn thành; nó giống như là một mặt trời đã đi qua cuộc đời của một ai
đó. Chúng tôi đã gặp nhau thỉnh thoảng theo thời gian, nhưng cái mà tôi đã muốn
đó là một chuyến viếng thăm có thể là lần cuối với ông và để hai đứa con trai
tôi có dịp gặp ông thêm một lần nữa.
Tôi cũng muốn chuyện trò với ông về khả năng lãnh đạo.
Mandela là một hình ảnh gần gũi nhất mà thế giới này có về một ông thánh sống,
nhưng ông chắc sẽ là người đầu tiên công nhận rằng ông bình thường hơn nhiều:
chỉ là một chính trị gia. Ông đã lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc (apartheid)
và tạo nên một nước dân chủ phi chủng tộc Nam Phi bằng cách biết chính xác khi
nào và như thế nào để thay đổi giữa những vai trò của ông ấy: một chiến binh,
một kẻ tử đạo, một nhà ngoại giao, và một lãnh đạo quốc gia. Không thích những
khái niệm triết thuyết trừu tượng, ông thường nói với tôi một vấn đề không phải
là một câu hỏi mang tính nguyên tắc (principle) mà là một câu hỏi về chiến lược
(tactics). Ông ta là một nhà chiến lược xuất sắc.
Mandela không còn thích những câu hỏi hay đặc ân. Ông
sợ ông có thể không thể đưa ra những kiến giải mà mọi người mong đợi khi họ
viếng thăm một vị thánh sống. Nhưng thế giới đã chưa bao giờ cần những món quà
từ Mandela - một nhà chiến lược gia, một nhà hoạt động, một chính trị gia - và
hơn thế nữa, như ông đã chứng tỏ một lần nữa ở London vào ngày 25 tháng 6, khi
ông lên án hành động tàn bạo của tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe. Khi mà
chúng ta chứng kiến một chiến dịch tranh cử tống thống lịch sử đang diễn ra ở
Mỹ, có nhiều thứ mà ông có thể chỉ bảo cho hai ứng cử viên. Tôi đã hình dung ra
những qui luật của Madiba (tên gọi thân thiện mà các người xung quang hay gọi)
mà tôi sẽ giới thiệu bạn. Các qui luật này được để ý từ những cuộc đàm thoại và
từ cách quan sát ông ấy từ xa, hay ở gần. Nó rất thực tế. Nhiều trong chúng nó
xuất phát từ chính kinh nghiệm bản thân của ông. Tất cả những qui luật đó được
định dạng để tạo nên một cách "phá rối" tốt nhất: cách mà khiến chúng
ta tự hỏi rằng làm sao chúng ta có thể làm cho thế giới tốt hơn.
Nguyên
tắc thứ 1.
Sự dũng cảm không có nghĩa là không có sợ
sệt - nó chỉ là cách truyền cảm hứng để những người khác tiến về phía trước (Courage
is not the absence of fear -it's inspiring others to move beyond it).
Trong năm 1994, trong suốt chiến dịch vận động tranh
cử tổng thống, Mandela ngồi trên một máy bay cánh quạt nhỏ bay xuống những cánh
đống giết chóc ở Natal và diễn thuyết cho những người ủng họ tộc Zulu. Tôi đã
hẹn gặp ông tại sân bay, nơi mà chúng tôi sẽ tiếp tục công việc sau bài diễn
văn của ông ta. Khi mà chiếc máy bay chỉ còn 20 phút nữa là hạ cánh, một động
cơ của máy bay bị hỏng. Vài hành khách bắt đầu hoảng sợ. Điều duy nhất khiến họ
bình tĩnh là nhìn Mandela. Ông đang im lặng đọc báo như thể ông là một hành
khách đang trên chuyến xe lửa buổi sáng đến văn phòng. Sân bay đã chuẩn bị
phương án hạ cánh khẩn cấp và viên phi công cuối cùng cũng hạ cánh an toàn. Khi
Mandela và tôi đã an tọa trên băng ghế sau của chiếc xe BMW chống đạn đến dự
cuộc mittinh, ông quay sang tôi và nói, " êh mạy, tao thấy lúc nãy kinh
khủng quá".
Mandela thường sợ trong suốt khoảng thời gian ông hoạt
động ngầm, trong suốt phiên tòa Rivonia, mà kết cục đưa ông vào tù, trong suốt
thời gian ở đảo Robben. "Dĩ nhiên, tôi sợ", mãi sau ông mới nói với
tôi. "Tôi không thể giả vờ rằng tôi dũng cảm và tôi có thể đánh bại toàn
bộ thế giới này". Nhưng với vị trí của một lãnh đạo, bạn không thể để mọi
người biết. "Bạn phải tiến lên trước".
Và đó chính là cái ông đã học được: giả vờ và, thông
qua hành động không sợ hãi, truyền cảm hứng cho những người khác. Mandela đã
đóng vai một diễn viên kich câm hoàn hảo trên đảo Robben, một nơi đầy sợ hãi.
Những người ở tù chung với ông ấy nói nhìn Mandela bước ra sân đứng thẳng và tự
hào đã đủ để họ chịu đựng được ngày qua ngày. Ông đã biết ông là người làm
gương cho những người khác và điều đó cho ông sức mạnh để chiến thằng nỗi sợ
hãi của chính ông.
Nguyên
tắc thứ 2.
Đi trước để lãnh đạo, nhưng đừng bỏ mất
hậu thuẫn (Lead from the front but don't leave your base behind)
Mandela là người kín đáo. Năm 1985, ông phẫu
thuật vì bị giãn tuyến tiền liệt. Khi ông được đưa trở lại tù, ông bị cách ly
khỏi những người bạn tù và những đồng chí lần đầu tiên trong suốt 21 năm. Họ
biểu tình. Nhưng người bạn lâu năm của ông, Ahmed Kathrada nhớ lại, ông nói với
họ " Đợi một lúc đã tụi bây. Có thể gặp điều tốt lành sau đó đó".
Điều tốt lành sau đó là việc Mandela đã một thân một
mình đưa ra những thương thuyết với chính quyền phân biệt sắc tộc apartheid.
Đây là một việc bị lên án bởi ANC (African National Congress - Đại Hội Quốc Gia
Châu Phi). Sau hàng thập niên với quan điểm "những người tù không thể đàm
phán", và sau khi chủ trương một cuộc đấu tranh vũ trang để hạ gục chính
quyền, ông đã quyết định đây là thời điểm đúng đắn để bắt đầu những cuộc thương
thuyết với những kẻ đàn áp.
Khi ông bắt đầu những cuộc thương thuyết với chính
quyền vào năm 1985, có rất nhiều người nghĩ rằng ông đã thất bại. "Chúng
tôi nghĩ ông đang phản bội", Cyril Ramaphosa, sau này là một lãnh đạo
quyền lực và nóng nảy của National Union of Mineworkers, nhớ lại. "Tôi đến
gặp ông ta và hỏi, ông đang làm cái gì vậy ? Nó thật là một sáng kiến không thể
tin nổi. Ông ấy đã đi một bước với nhiều rủi ro".
Mandela phát động một chiến dịch để thuyết phục ANC
rằng ông đang thực hiện một chiến lược đứng đắn. Uy tín của ông bắt đầu đi lên.
Ông đến gặp từng đồng chí trong tù và giải thích cái ông đang làm, Kathrada nhớ
lại. Chậm và cân nhắc, ông đã tạo được niềm tin nơi họ. " Bạn cần phải giữ
sự hậu thuẫn bên cạnh", Ramaphosa - người đã từng là tổng thư kí của ANC
và bây giờ là một thương gia có thế lực - nói. "Một khi bạn đã đạt được
mục tiêu, sau đó bạn nên cho phép những người đi theo tiến lên trước. Ông ấy
không phải là một người lãnh đạo vắt chanh bỏ vỏ.
Đối với Mandela, từ chối thương thảo chỉ là một chiến
thuật, không phải là một nguyên tắc. Trong suốt cuộc đời ông, ông đã luôn làm
nên điều độc đáo đó. Nguyên tắc bất di bất dịch của ông - vứt bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc và giành được sự bình đẳng giữa những con người với nhau - là
không thể thay đổi, nhưng bất cứ điều gì giúp ông đạt được mục tiêu đó luôn
được ông coi là một chiến thuật. Ông là một người thực dụng.
"Ông là một nhân vật lịch sử", Ramaphosa
nói. "Ông đã nghĩ ra đường đi trước chúng tôi. Ông đã có ý nghĩ về thế hệ
kế tiếp: họ sẽ nghĩ gì về những cái mà chúng tôi đã làm." Nhà tù đã cho
ông khả năng có được một tầm nhìn xa; không thể có một cái nhìn khác. Những ý
nghĩ của ông không giới hạn ở ngày hay tháng mà theo thập niên. Ông biết rằng
lịch sử đứng về phía ông, và rằng kết quả đó là không thể đảo ngược; nó chỉ là
một câu hỏi của thời gian - bao lâu và như thế nào để đạt được. "Về lâu
dài, nó sẽ tốt đẹp hơn", thỉnh thoảng ông đã nói. Ông đã luôn hoạt động
với một tầm nhìn xa.
Nguyên
tắc thứ 3.
Đứng
sau để lãnh đạo - và để những người khác tin rằng họ đang đi đầu (Lead
from the back - and let others believe they are in front)
Mandela thích nhớ lại thưở thiếu niên của ông với
những buổi chiều chăn gia súc. "Bạn biết đó", ông nói, "bạn chỉ
có thể hướng dẫn chúng nó từ phía sau". Ông ta nhướng mày sau đó để chắc
chắn rằng tôi hiểu ý ông muốn nói.
Khi còn là một cậu bé, Mandela bị ảnh hưởng nhiều bởi
Jongintaba, vị tù trưởng bộ lạc, người đã nuôi ông. Khi Jongintaba có những
buổi họp trong sân nhà của ông, những người đàn ông tụ tập theo một vòng tròn,
và chỉ sau khi tất cả đã nói hết thì vị tù trưởng mới bắt đầu lên tiếng. Nhiệm
vụ của một người lãnh đạo, Mandela nói, không phải là nói cho mọi người nên làm
cái gì, mà là để hình thành một đồng thuận (consensus). "Đừng chen vào một
cuộc tranh luận quá sớm", ông đã từng nói như vậy.
Trong suốt thời gian tôi làm việc với Mandela, ông
thường tổ chức những cuộc họp trong nhà của ông ở Houghton, một khu ngoại ô cũ
đáng yêu của Johannesburg .
Ông sẽ tụ tập khoảng nửa tá thành viên, Ramaphosa, Thabo Mbeki (người mà hiện
nay là tổng thống Nam Phi) và những người khác xung quanh một bàn ăn tối hay
thỉnh thoảng theo một vòng tròn chổ đường lái xe vào nhà của ông (driveway).
Một vài đông nghiệp của ông có thể đã hét lên, rằng tiến lên nhanh lên, cứn
rắng hơn, và Mandela chỉ lắng nghe. Cuối cùng, khi ông nói tại những buổi họp
như vậy, ông chậm rãi và cẩn thận tóm lược các ý chính các phát biểu của mỗi
người, và sau đó đưa ra các phát biểu của chính ông; một cách tinh tế hướng dẫn
quyết định chung theo hướng mà ông muốn, làm vậy ông tránh được sự áp đặt -
điều mà ông không muốn. Bí quyết của khả năng lãnh đạo là cho phép chính bạn
cũng bị lãnh đạo. "Điều khôn ngoan là thuyết phục mọi người làm những việc
và khiến họ nghĩ rằng những việc làm đó xuất phát từ những ý kiến của riêng
họ", ông nói.
Nguyên
tắc thứ 4.
Hiểu kẻ thù của bạn - và học môn thể thao
mà hắn thích. (Know your enemy - and learn about his favorite sport)
Khoảng những năm 1960, Mandela bắt đầu học tiếng
Afrikaans (tiếng Hà Lan ở Nam Phi), ngôn ngữ của những người da trắng Nam Phi,
những người đã tạo ra chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Những đồng chí
trong ANC trêu chọc ông về điều này, nhưng lúc đó ông muốn hiểu thế giới quan
của những người Afrikaner (Afrikaner là những người châu Âu da trắng đến Nam
Phi định cư trong giai đoạn đầu khai thác thuộc địa bắt nguồn từ sự khám phá ra
mũi Hảo Vọng của phương Tây, những người này tạo ra chế độ phân biệt chủng tộc
aparthied - chú thích của người dịch). Ông cũng đã biết rằng một ngày nào đó
ông sẽ chống lại họ hay thương thảo với họ, bằng cách này hay cách khác, số
phận của ông đã gắn chặt với số phận của họ.
Điều này mang tính chiến lược ở hai điểm: bằng cách
nói bằng thứ ngôn ngữ của đối thủ, ông có thể hiểu được sức mạnh và điểm yếu
của họ để từ đó hình thành nên những chiến thuật hợp lý. Nhưng điều đó cũng
giúp cho ông chiếm được cảm tình của kẻ thù. Bất cứ người nào, từ những người
lính gác bình thường đến P.W.Botha đã rất ấn tượng trước việc Mandela có thể
nói tiếng Afrikaans và kiến thức của ông về lịch sử của người Afrikaner. Ông
thậm chí cũng từng ôn lại kiến thức của ông về môn bóng bầu dục, một môn thể
thao yêu thích của những người Afrikaner, vì thế ông có thể so sánh những điểm
mạnh yếu về những đội bóng và các cầu thủ.
Mandela đã hiểu rằng người da đen và người Afrikaner
có những điểm chung mang tính nền tảng: những người Afrikaner tin một cách sâu
sắc rằng họ chính là những người châu phi giống như những người da đen. Ông
cũng biết rằng những người Afrikaner chính họ cũng là nạn nhân của nạn phân
biệt chủng tộc: chính phủ Anh và những người định cư người Anh hạ thấp và coi
họ là tầng lớp bên dưới. Những người Afrikaner chịu đựng một sự tự ti về văn
hóa giống như người da đen đã chịu đựng.
Mandela là một luật sư, và khi còn ở trong tù ông đã
giúp những giám tù những vấn đề về luật pháp. Họ kém xa ông về giáo dục và kinh
nghiệm, và đó là một điều bất thường rằng một người da đen sẵn lòng và có thể
giúp họ. Những người này là "những nhân vật tàn ác và hung bạo nhất trong
chế độ phân biệt chủng tộc", Allister Sparks - sử gia nổi tiếng nhất Nam
Phi - nói, và ông ấy đã nhận ra rằng "có thể đàm phán với những người thô
bạo và tệ hại nhất".
Nguyên
tắc thứ 5.
Giữ gìn sự gần gũi với những người bạn -
và gần hơn nữa với những đối thủ (Keep your friends close - and your
rivals even closer).
Nhiều người khách Mandela mời tới ngôi nhà ông xây ở
Qunu là những người, mà ông bí mật nói riêng với tôi, là ông không hoàn toàn
tin tưởng. Ông mời họ ăn tối; ông tư vấn với họ; ông tâng bốc họ và tặng họ
quà. Mandela là một con người có sức hấp dẫn vô cùng - và thường ông đạt được
những ảnh hưởng to lớn với các đối thủ hơn là các đồng minh khi dùng sức hấp
dẫn đó
Trên đảo Robben, Mandela luôn để trong đầu những người
ủy nhiệm (trust men), những người mà ông không thích cũng không tin vào. Một
người đã trở thành gần gũi với ông là Chris Hani, thủ lãnh hung hăng của cánh
quân sự của ANC. Có vài người nghĩ rằng Hani đang âm mưu chống lại Mandela,
nhưng ông đã hòa đồng với Hani. "Không phải chỉ có Hani", Ramaphosa
nói. "Nó còn là những nhà tư bản công nghiệp lớn, những gia đình khai mỏ,
và đối lập". Ông có thể nhấc điện thoại và gọi họ để chúc mừng sinh nhật
của họ. Ông cũng sẽ dự đám tang của gia đình họ. Ông thấy rằng điều đó chính là
cơ hội". Khi Mandela ra khỏi nhà tù, ông đã trở nên nổi tiếng khi đưa những
người cai tù nằm trong danh sách những người bạn của ông và đưa những người
lãnh đạo - những người đã bỏ tù ông - vào những vị trí trong nội các đầu tiên
của ông. Tuy nhiên tôi biết rõ rằng ông khinh thường vài trong số những người
này.
Có những lúc ông phủi tay trách nhiệm - và những lần
khi mà giống như rất nhiều người khác vốn có một sức hấp dẫn lớn, ông cho phép
chính mình được hấp dẫn. Mandela ban đầu phát triển một mối quan hệ nhanh chóng
với tồng thống Nam Phi F.W.De Klerk, điều mà tại sao sau này ông cảm thấy bị
phản bội khi De Klerk tấn công ông giữa công chúng.
Mandela tin rằng ôm lấy đối thủ là một cách để điều
khiển được họ: họ sẽ nguy hiểm hơn nếu họ là chính họ hơn là trong vòng ảnh
hưởng của ông. Ông yêu mến lòng trung thành, nhưng ông không bao giờ sở hữu nó.
Sau cùng, ông đã từng nói, "con người hành động vì quyền lợi của chính bản
thân họ". Đó đơn giản là bản chất tự nhiên của con người, không phải một
lỗi lầm hay một khiếm khuyết. Mặt trái của một người lạc quan - mà ông là một -
là quá tin vào người khác. Nhưng Mandela công nhận rằng cái cách để làm việc
với những người ông không tin là trung hòa họ bằng sức hấp dẫn.
Nguyên
tắc thứ 6.
Chú ý đến diện mạo bên ngoài - và nhớ Tươi Cười. (Appearancess
matter - and remember to smile)
Khi Mandela là một sinh viên luật nghèo ở Johannesburg thường mặc bộ
comle cũ sờn, ông đã chú ý đến cách ăn mặc của Walter Sisulu. Silulu là một
nhân viên địa ốc và là một lãnh đạo trẻ của ANC. Mandela cảm nhận được người
đàn ông da đen thành công và sành điệu, người mà ông có thể cạnh tranh. Silulu
đã thấy được tương lai.
Silulu đã từng nói với tôi rằng nỗ lực lớn nhất của
ông trong những năm 1950 là biến ANC thành một phong trào lớn mạnh; và vào một
ngày sau khoảng thời gian đó, ông nhớ lại một nụ cười, "một người lãnh đạo
lớn đi vào trong văn phòng của tôi". Mandela cao và đẹp trai, một võ sĩ
đấm bốc nghiệp dư, người mà mang theo không khí vương giả của đứa con trai một
người lãnh đạo. Và anh ta có nụ cười giống như mặt trời khi ra khỏi một ngày
đầy mây.
Chúng ta thỉnh thoảng quên đi mối quan hệ lịch sử giữa
khả năng lãnh đạo và tố chất. George Washington là người cao nhất và chắc chắn
là người khỏe mạnh nhất trong mỗi căn phòng ông ta bước vào. Kích cỡ và sức
mạnh liên quan nhiều tới DNA hơn là những gì với khả năng lãnh đạo, tuy nhiên
Mandela hiểu rằng diện mạo của ông có thể tạo ra một sự thuận lợi. Với tư cách
là lãnh đạo của cánh quân sự ngầm của ANC, ông khăng khăng rằng ông nên được
chụp hình trong những bộ đồng phục tươm tất và với một bộ râu, và xuyên suốt sự
nghiệp, ông đã chú tâm đến cách ăn mặc hợp lý cho vị trí của ông. George Bizos,
luật sư của ông, nhớ rằng lần đầu ông gặp Mandela tại một tiệm hớt tóc của
người Ấn Độ khoảng những năm 1950, và Mandela là người da đen Nam Phi đầu tiên
tươm tất trong bộ comple. Giờ đây, đồng phục của Mandela là một loạt những áo
sơ mi in một cách hoa mỹ; điều này nhằm thể hiện rằng ông vui sướng là người
khai sinh ra một nước Nam Phi hiện đại.
Khi Mandela chạy đua cho chiến dịch tranh cử tổng
thống năm 1994, ông biết rằng những biểu tượng có ý nghĩa không kém vật chất.
Ông chưa bao giờ là một nhà hùng biện công cộng giỏi, và người ta thường chuyển
kênh tivi ngay sau khi nghe ông nói được vài phút đầu. Tuy nhiên, người ta hiểu
ông nhờ những hình ảnh. Khi ông ở trên bục diễn thuyết, ông thường luôn luôn
làm toyi-toyi, một kiểu nhảy địa phương tượng trưng của sự đấu tranh. Nhưng
quan trọng hơn là một nụ cười đẹp và tỏa sáng. Đối với người Nam Phi da trắng,
nụ cười biểu tượng cho sự quên đi sự đắng cay của Mandela và nghĩ rằng ông ta
thông cảm với họ. Đối với những cử tri da đen, điều đó nói lên rằng, tôi là một
chiến binh vui vẻ và chúng ta sẽ chiến thắng. Những quảng cáo tranh cử khắp nơi
của ANC chỉ đơn giản là một khuôn mặt cười. "Nụ cười là thông điệp",
Ramaphosa nói.
Sau khi ông ra khỏi tù, người ta thường nói bỏ qua, bỏ
qua. Nhưng thật là ngạc nhiên rằng ông ta không cảm thấy cay đắng. Có hàng ngàn
lý do mà Nelson Mandela cảm thấy cay đắng, nhưng ông đã biết rằng hơn bất cứ
thứ gì khác, ông phải diễn đạt chính xác cái xúc cảm đối nghịch. Ông luôn nói
"Quên quá khứ" - nhưng tôi biết ông chưa bao giờ làm như vậy.
Nguyên
tắc thứ 7.
Không có Trắng hay Đen (Nothing
is black or white)
Khi chúng tôi bắt đầu loạt phỏng vấn, tôi thường hỏi
Mandela những câu hỏi kiểu như câu sau đây: khi ông quyết định giải thể đấu
tranh vũ trang, có phải bởi vì ông đã nhận ra rằng ông không có đủ sức để lật
đổ chính quyền hay bởi vì ông biết rằng ông có thể chiến thắng dư luận thế giới
bằng cách chọn hình thức phi bạo lực ? Ông nhìn tôi bằng một ánh mắt lạ lùng và
nói "tại sao không là cả hai ?".
Tôi bắt đầu hỏi những câu thông minh hơn, nhưng thông
điệp thì rất rõ ràng: cuộc sống chưa bao giờ là trắng hay đen. Những quyết định
rất phức tạp, và có những yếu tố mang tính cạnh tranh. Để tìm những cách lý
giải đơn giản, hãy nhìn sự thiên lệch của bộ não con người, nhưng nó cũng không
tương thích với thực tế. Không có điều gì là dễ hiểu hơn như khi nó mới xuất hiện.
Mandela thích hợp với sự mâu thuẫn. Với vai trò một
chính trị gia, ông ta là một người thực dụng, thấy được thế giới có vô vàn sắc
thái. Có được nhiều thứ đó, tôi tin rằng, do ông sống với tư cách một người da
đen dưới một chế độ phân biệt chủng tộc cung cấp các chọn lựa khắt khe và suy
nhược về tính đạo đức hàng ngày: tôi có nên chiều theo ông chủ da trắng để có
một việc làm và tránh bị trừng phạt ? Tôi có nên mang giấy phép ?
Với tư cách là một chính khách, Mandela, một cách khác
thường, trung thành với Muammar Gaddafi và Fidel Castro. Họ cũng đã giúp ANC
khi mà Hoa Kỳ còn gọi Mandela là một tên khủng bố. Khi tôi hỏi ông về Gaddafi
và Castro, ông ám chỉ rằng Hoa Kỳ có xu hường nhìn những sự việc giữa trắng và
đen, và ông đã quở trách tôi vì sự thiếu kiến thức về sắc thái (nuance). Mỗi
bài toán có nhiều vấn đề. Trong khi ông rõ ràng và dứt khoát chống lại chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, những nguyên nhân của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
rất phức tạp. Chúng nó là những nguyên nhân có tính lịch sử, xã hội và tâm lý.
Cách tính toán của Mandela luôn là, mục đích cuối cùng tôi đang tìm kiếm là gì
? và đâu là con đường thực tế để đạt được nó ?
Nguyên tắc
thứ 8.
Rời bỏ cũng là lãnh đạo (Quitting
is leading, too).
Năm 1993, Mandela hỏi tôi có biết bất cứ quốc gia nào
mà tuổi thấp nhất được quyền bầu cử là dưới 18 tuổi. Tôi làm một cuộc tra cứu
và đưa ông một danh sách: Indonesia ,
Cuba , Nicaragua , Bắc Triều Tiên và Iran . Ông gật
đầu và thốt ra: "Rất tốt, rất tốt". Hai tuần sau, Madela lên truyền
hình Nam Phi và đề nghị tuổi thấp nhất được quyền bầu cử là 14 tuổi. "Ông
ta cố gắng đưa ra cho chúng ta một ý kiến", Ramaphosa nhớ lại, "nhưng
ông là người duy nhất (ủng hộ). Và ông ta phải đối diện với thực tế là nó sẽ
không được tán thành. Ông ta chấp nhận nó với một sự khiêm tốn lớn. Ông không
hờn dỗi. Điều đó cũng là một bài học về khả năng lãnh đạo".
Biết cách từ bỏ một ý kiến, một nhiệm vụ hay một mối
quan hệ sai lầm thường là loại quyết định khó khăn nhất một lãnh đạo phải làm.
Theo nhiều cách, sự hợp pháp lớn nhất của Mandela trong vai trò một tổng thống
Nam Phi là cách ông đã chọn để rời bỏ nó. Khi thắng cử vào năm 1944, Mandela có
thể chắc chắn để ấn định là tổng thống suốt đời - và có nhiều nhiều người nghĩ
rằng để bù đắp cho khoảng thời gian ông ta ở tù, đó là điều ít nhất mà Nam Phi
có thể làm.
Trong lịch sử Nam Phi, chỉ có một nhúm lãnh đạo được
bầu dân chủ là sẵn lòng bước ra khỏi chiếc ghế. Mandela đã quyết đinhk tạo
thành một tiền lệ cho những người theo sau ông ta - không chỉ ở Nam Phi mà toàn
bộ phần còn lại của châu lục. Ông ta là một người chống lại Mugabe - người khai
sinh ra đất nước ông - đang cố gắng nắm giữ quyền lực. "Nhiệm vụ của ông
là tạo ra một con đường đi, không phải vận hành con tàu". Ramaphosa nói.
Ông ta biết rằng những người lãnh đạo thể hiện vai trò lãnh đạo bằng cách chọn
những cái họ không làm có ý nghĩa quan trong không kém như khi họ chọn cái để
làm.
Cuối cùng, chìa khóa để hiểu Mandela là trong suốt 27
năm tù của ông. Một người đàn ông bước trên đảo Robben vào năm 1964 xúc động,
ương ngạnh, dễ bị chọc tức. Người đàn ông bước ra khỏi tù cân bằng và kỷ luật.
Ông ta chưa bao giờ tự xem xét nội tâm. Tôi thường hỏi ông một người ra khỏi tù
khác một người trẻ tuổi ương ngạnh vừa mới bước vào tù như thế nào. Ông ghét
câu hỏi này. Cuối cùng, trong tâm trạng bực tức vào một ngày, ông nói "tôi
đã bước ra một cách trưởng thành". Không có gì là hiếm có - hay giá trị
như vậy - khi là một người đàn ông trưởng thành. Chúc mừng sinh nhật, Madiba.
Nguyễn
Huy Vũ dịch, 18.07.2008
- (*)- Bài viết nhân ngày Nelson Mandela 90 tuổi
/Nguồn:
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1821467,00.html/
--------------
Đỉnh cao quê cháu ngồi cười khẩy:
Trả lờiXóaMK, lý thuyết hão. Tài giỏi mà phải ngồi kho đếm 27 cuốn lịch, ta đây chạ cần học hành gì? Nói có người nghe, đe có người sợ. Tiền tiêu 10 đời ko hết......
Một người vĩ đại ,thật may mắn cho nhân Nam Phi
Trả lờiXóaThông tin về Mandela khá it, nhưng thông tin nào về ông đọc cũng thật thuyết phục.
Trả lờiXóaNguyên tắc lớn nhất ở ông là KHÔNG HẬN THÙ chính cái này làm nên con người Mandela, phương pháp, cách thức lãnh đao Mandela, đã thành công ở đất nước ông và được thế giới cảm phục, ghi nhận.
Ở Việt nam không được như vậy, sau chiến tranh chính quyền,người dân vẫn bị vây bọc bởi không khí hận thù, tuy không ai, không phía nào nói ra nhưng hận thù thể hiện rất rõ từ việc làm, lời nói đến chính sách. Nó là nguyên nhân chính để không thể có hòa hợp dân tộc thật sự, không thể khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, là cản trở cho đất nước phat triển.
Phương châm đối xử nhầm, giết nhầm hơn bỏ sót, đề cao lý lịch, thành phần, đấu tranh giai cấp, Đảng lãnh đạo tuyệt đối... là những biểu hiện rõ rệt của tính hận thù.
Không thấy Mandela bốc thơm về mình thế mà vẫn "hữu xạ tự nhiên hương".
Các nhà lãnh đạo VN có chút thành công lại tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, lương tâm thời đại,có công đầu, muôn năm, vĩnh viễn phải làm lãnh đạo...rất chối.
Đặt Mandela cạnh các lãnh tụ CS, cứ như cục vàng đặt cạnh cục đất sét. Mong sao họ chỉ được một phần như Mandela, dân Việt đã có phước lắm rồi.