Chưa quy hoạch dự án thủy điện nào trên sông Hồng
Tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6-5,
ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: Hiện chưa
có bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch do Chính phủ
hay Bộ Công Thương phê duyệt. Ông Quân cũng khẳng định đây là dự án nhỏ, có vai
trò không đáng kể trong hệ thống điện.
Về quan điểm của Bộ Công Thương liên quan đến dự án
này, ông Quân cho biết: “Đối với dự án giao thông thủy, việc cần thiết hay
không cần thiết thuộc về trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KH & ĐT, vì dự án
này liên quan đến hạ tầng chứ không phải thủy điện. Khi đầu tư dự án có đập, có
cột nước, nếu có thể phát điện thì có thể xem xét được. Nhưng 6 bậc mà được có
hơn 200MW (228 MW) thì đây là dự án nhỏ, vai trò trong hệ thống điện không đáng
kể”.
“Giả sử sau này, Thủ tướng cho phép làm, nếu có hiệu
quả, giá bán điện hợp lý thì Bộ Công Thương cũng ủng hộ. Tất cả mới là đề xuất
sơ bộ, chưa xem xét đến việc cột nước bao nhiêu, vận hành thế nào, bởi vì quy
hoạch cũng chưa có. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở các vấn đề môi trường trên lòng
hồ, di dân, tái định cư… Tất cả những việc đó đều phải nghiên cứu”.
Cũng tại cuộc họp báo này, Thứ trưởng Bộ Công Thương
Đỗ Thắng Hải đã khẳng định: “Không làm thủy điện bằng mọi giá, sau khi chúng ta
đã phải trả giá về môi trường ở một số dự án. Cần hết sức lưu ý khi làm phải
tính toán tác động môi trường”.
* * *
Sau khi Báo CAND đưa tin về siêu dự án giao thông thủy
xuyên Á trên sông Hồng, kèm theo việc xây dựng 6 bậc thang thủy điện, nhiều
chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng đến tự nhiên.
Bên cạnh đó, theo thẩm định của các Bộ có liên quan,
dự án này vốn không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn.
Đó là lý do nhà đầu tư đã có kiến nghị rất nhiều ưu
đãi, trong đó có cả việc bán điện giá cao, đi ngược lại với chủ trương của
Chính phủ, để bù phí vận tải, phí duy tu, bảo dưỡng.
Không đảm
bảo khả năng tự hoàn vốn
Góp ý về dự án, Bộ Tài chính cho rằng: theo hồ sơ,
tổng mức đầu tư (bao gồm cả chi phí lãi vay) khoảng 24.510 tỷ đồng. Tuy nhiên,
các yếu tố tính toán trong giai đoạn này mới chỉ mang tính sơ bộ, làm định
hướng huy động nguồn; còn phụ thuộc vào việc xác định công nghệ, phương án bồi
thường giải phóng mặt bằng, các điều kiện vay: chi phí vay vốn, lãi vay, thời
gian vay vốn… Vì vậy, chủ đầu tư cần rà soát, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư,
tính toán lại hiệu quả kinh tế của dự án, trong đó lưu ý bổ sung nguồn thu từ
việc đầu tư khai thác cảng và nguồn thu từ tận thu khai thác tài nguyên trong
vùng phạm vi của dự án (vốn không được đề cập đến trong hồ sơ của chủ đầu tư).
Bên cạnh đó, với vốn chủ sở hữu là 30%, nhà đầu tư sẽ
phải huy động khoảng 7.353 tỷ đồng, tương đối lớn so với vốn điều lệ 1.200 tỷ
đồng của công ty (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25-5-2015). Vì
vậy, Bộ Tài chính cũng cho rằng, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính,
phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án.
Về sơ bộ rủi ro trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cho
rằng tuy có nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng các yếu tố chính về nguồn thu từ bán
điện, năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý đầu tư khai thác của nhà đầu tư
có độ tin cậy cao nên bảo đảm tính khả thi cho dự án. Tuy vậy, mức giá bán điện
mà chủ đầu tư đề nghị (giai đoạn 2021 – 2026 là 1.900 đồng/kWh và tăng dần
trong các năm tiếp theo đến tối thiểu 2.970-3.560 đồng/kWh) được Bộ Tài chính
cho rằng, có thể đặt nhà đầu tư trước rủi ro không bán được điện. Đây cũng có
thể trở thành rủi ro tài chính của dự án, bởi việc đề xuất đó đi ngược với chủ
trương phát triển thị trường điện cạnh tranh của Chính phủ.
Chính Bộ Kế hoạch & Đầu tư khi thẩm định hồ sơ dự
án cũng cho rằng, so với các nhà máy thủy điện đang vận hành, đề xuất giá điện
của dự án là “cao”, phương án Chính phủ phải hỗ trợ giá bán điện cho nhà đầu tư
không phù hợp với quy định về lộ trình phát triển thị trường điện (thị trường
phát điện cạnh tranh sẽ được triển khai vào giai đoạn 2017 – 2021, sẽ huy động
điện từ thấp đến cao và ưu tiên nguồn điện giá rẻ).
Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề nghị nhà đầu tư phân
tích tính khả thi của dự án trong trường hợp nhà nước không hỗ trợ giá điện.
Ngoài ưu đãi về giá điện, cũng do không đủ khả năng tự
hoàn vốn, chủ đầu tư đã đề xuất rất nhiều ưu đãi như: miễn thuế sử dụng đất,
thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng, miễn thuế thu nhập DN tới
thời điểm hoàn vốn. Bộ Tài chính cho rằng đề xuất như vậy là chưa phù hợp với
quy định hiện hành của pháp luật.
Trường hợp Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự
án, các cơ chế chính sách liên quan đến thuế sử dụng đất, tài nguyên dịch vụ
môi trường rừng và thu nhập DN đề nghị thực hiện theo đúng quy định hiện hành
của pháp luật.
Cần thêm
nhiều đánh giá khoa học
Bày tỏ quan điểm về các yếu tố kỹ thuật của dự án, Bộ
Tài chính cũng cho rằng: Công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về
an toàn nghiêm ngặt, do đó, việc kết hợp công trình thủy điện với các cảng giao
thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, phương án giải quyết khi xảy ra
sự cố.
Ngoài ra, theo bản đồ dự kiến xây dựng công trình đầu
mối, một số đập nằm rất gần các cầu hiện có, cần đánh giá lại tác động địa chấn
nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến cầu. Đề nghị các bộ quản lý
chuyên ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá cẩn trọng tác động của dự án đến
môi trường sinh thái các vùng ảnh hưởng của dự án, các vấn đề tác động tới khả
năng thoát lũ, sạt lở bờ sông, tác động đến chất lượng nguồn nước và cân bằng
khu vực dự án và khu vực hạ lưu đồng bằng sông Hồng, an toàn của các công trình
có liên quan và các vấn đề môi trường sinh thái khác.
Bộ Xây dựng lại cho rằng việc xây dựng đập dâng nước
và âu tàu kết hợp nhà máy thủy điện có nhiều tác động đến môi trường, dòng
chảy, hệ sinh thái bên bờ sông Hồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi, tiêu
thoát lũ… Vì vậy, cần đề ra các phương án giải quyết những phát sinh thực tế.
Theo
quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình quy định khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê phải đảm bảo không
gian thoát lũ tương ứng với tần suất 0,2% và việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo
không gây cản lũ, không ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc bị nguy hiểm, tổn thất về
người và tài sản khi có lũ lớn. Do vậy, Dự án cần có các giải pháp thiết kế phù
hợp với các quy định này.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đều đề xuất cần bổ sung các biện pháp
phòng, chống sạt lở bờ sông, đánh giá chi tiết tác động đến tài nguyên nước
(chất lượng nước, biến đổi lòng dẫn…) trước khi xây dựng các công trình đầu
mối; bổ sung, làm rõ tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế, xã
hội trong vùng dự án; làm rõ tác động của dự án đến ngập lụt thượng lưu, khả
năng thoát lũ, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, tác động đến mất cân
bằng bùn cát vùng hạ du do lượng bùn cát giữ lại khi có công trình; tác động
đến mất đất nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư khi xây dựng…
Vũ Hân /(CAND)
------------
"Mẹ già hối hận lắm rồi
Trả lờiXóaLỡ nuôi đảng cướp vừa tồi vừa tham"
Kieu Thu Nguyen
Nhà khoa học Nhật Bản Yoshiko Yamada mà csVN mời tham gia đánh giá vụ cá chết, chuyên môn của ông ta là về... gene!? (Tìm trên Google)
Trả lờiXóaThật hết biết về sự tào lao của đám này!
Trong Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vừa qua, ông Đảng trưởng Kim Jong-un hô hào "Thống nhất hai miền Triều Tiên" khá chân thành, chứ không hô "Giải phóng Miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước!".
Trả lờiXóaDĩ nhiên là Nam Triều Tiên chẳng bao giờ chấp nhận CNCS.
Vậy nên khả năng lớn là Bắc Triều Tiên sẽ từ bỏ CNCS, trong tương lai gần. Đi trước TC và VC!
Tào lao! bỏ là bỏ thế nào? Lỗ nào cho UN và đồng bọn chui ?
XóaGiờ TC nó bắt làm gì phải làm cái đó! Vay tiền của nó cực lớn mà không trả nổi, nó xiết "nhà" VN!
Trả lờiXóaTung ra cái dự án vớ vẩn này phải chăng nhằm 2 mục đích|
Trả lờiXóa-Nếu thấy sự phản đối yếu ớt như dạo Bauxit,Formosa thì lấn tới,làm luôn,bất chấp tổn hại đến đất nước thễ nào,Đã thế lại được lòng ông chủ Tập vì đã làm tròn nghĩa vụ phá tan cuộc sống bình yên của đồng bằng Bắc Bộ...,phục vụ cho Vân Nam phát triển.Những kẻ đề ra và quảng bá cho dự án này ,đích thực là con cháu nối tiếp bước chân lê Chiêu Thống !
-Nếu dư luận dậy sóng,mọi người tập trung chú ý vào chuyện này,thì "giải vây cho vụ Formosa!
Cái mẹo Tôn Tử do tay sai của Tầu đem ra áp dụng tại đất nước mình gớm thật!Cũng như chúng ta bị hút vào chuyện Formosa ,cá chết mà nhãng quên cái đích lớn hơn mà anh Tập đang nhằm:Biển Đông!Hiện nay chúng đang làm gì ở Biển Đông?Cá chết ngia can số 1 là Formosa(nhưng dù nó không xả thải bẩn thì bản thân "trong sạch" của nó vẫn là cái ung nhọt mà Chính phủ VNtự rước vào-như nhiều bài viết đã chứng minh).Nhưng còn một nghi can khác mà Phi lip pin đã xác định "tàu cá giả dạng của anh bạn Tập ném chất độc xuống biển để diệt hải sản,ngư dân không ra biển,tự nhiên ngoài biển Đông chỉ còn ...anh bạn 4 tốt canh giữ giúp Đảng của "anh Trọng"!
-Báo chí lề phải đang thực thi nhiệm vụ dắt dân ta đi theo những con đường nhầm ,báo chí lề Nhân Dân như Bùi Văn Bồng,Bauxite ,'''rất nên cảnh giác bác Bồng ạ!
Lạ gì cái trò vây Ngụy cứu Triệu, chỉ có giả đò không biết mà thôi.
XóaCÓ PHẢI HỌ ĐANG TUNG TIN NÀY LÊN CÔNG LUẬN ĐỂ LÔI CUỐN MỌI NGƯỜI MÀ QUÊN VỤ FORMOSA
Trả lờiXóaRất đồng ý với Khánh Nguyên . Nh2a cầm quyền chửa cháy vụ formosa bằng cách chia lửa,sắp tới có thể sẽ có thêm vụ khác ...
Trả lờiXóaThông qua vụ việc " mới chỉ là đánh tiếng " dự án sông Hồng ( nếu dư luận xã hội , những nhà khoa học tử tế không lên tiếng ngăn chặn , cảnh báo ...) thì nó sẽ trở thành hiện thực trong nay mai . Dự án Bauxite Tây Nguyên là một ví dụ , Formosa là một ví dụ ..... còn rất nhiều ví dụ khác nữa . Nó cho chúng ta thấy dã tâm của tập đoàn CSVN , càng ngày chúng càng bộc lộ sự lệ thuộc Trung cộng , ngay cái dự án sông Hồng đã cho thấy chúng rất muốn " núi liền núi , sông liền sông " và biết đâu đấy , vào một ngày đẹp trời nào đó , Việt nam sẽ trở thành một bang của Trung quốc thì sao ? . Hội nghị Thành Đô đã cột chặt đám CSVN vào Trung cộng , vì sao thì ai cũng hiểu , vì còm bám chân bám cẳng Trung cộng thì cái chế độ do CSVN cai trị sẽ được bảo toàn , cái tập đoàn CSVN này sẽ tồn tại , nếu không sẽ chết yểu ngay . Theo thông tin " lề trái " , hiện nay Việt nam đã và đang mang trên lưng một khoản nợ khủng của Trung quốc ( cũng do sự tham nhũng khủng khiếp của bọn quan chức - đảng viên Việt nam , dưới chiêu bài : vay để xây dựng , phát triển đất nước ! ), và như vậy , Trung cộng muốn gì , làm gì thì cái đám lãnh đạo CSVN cũng phải khấu đầu vâng dạ mà thôi ! Chúng ta hãy xem thái độ , những tuyên bố theo kiểu nói " phản đối cho phải phép " và mị dân của CSVN trước sự xâm lược , ức hiếp dân chúng Việt của bè lũ bành trướng Trung cộng , có đúng là lũ con cháu của Lê chiêu Thống không ? . Giáo sư Đặng hùng Võ đã nói đúng tim đen của lũ sai nha CSVN , đó là : " ....dự án này chỉ làm lợi cho ...Vân nam Trung quốc ! " , và đúng như vậy , cái gì có lợi cho bọn Trung cộng thì CSVN sẽ làm . Thật nhục nhã thay cho bọn CSVN , Nguyễn phú Trọng và những kẻ " đàn anh " của hắn !
Trả lờiXóaAi có nghiệp vụ An ninh, Tình Báo không khó nhận ra việc TQ họ cài người vào từ cấp cao nhất đến các cấp và các doanh nghiệp, cơ quan khoa học, các trường đại học...Nhất là ngày nay mọi chức vụ đều có mùi tiền! Ngay trong bài viết này tác giả cũng nói rõ là chưa phê chứ không khẳng định là không phê chuẩn dự án Sông Hồng.
Trả lờiXóaĐiều rõ ràng là hơn 10 năm nay đội ngũ lãnh đạo cao nhất thực sự không đủ tài năng cần thiết cho từng vị trí lãnh đạo quốc gia . Sự học hành chỉ đủ làm từ vụ trưởng trở xuống. Nếu gạt đi những khiếm khuyết thì thời nay cần Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn may ra mới chống đỡ phần nào nạn ngoại xâm dưới hình thức mới.
Trong khi thiếu nhân tài kiệt xuất thì các vị đang tăng tốc Tư Bản hóa nên hễ nghe có đề xuất dự án nghìn tỉ là oke mà không đủ tài để ngẫm nghĩ sâu rộng nhanh chóng. Có lẽ đây là nguồn gốc của tượng đài nghìn tỉ. các khu công nghiệp tàn phá môi trường...
TQ họ rất giỏi tuyển người, mặt khác họ lại có tiền nên họ Hán Hóa rất nhanh bằng cách nuôi các nhân tài trong các cấp. Dưới danh nghĩa và mọi hình thức họ tạo cho người họ tiễn đi tham quan, nghiên cứu nước ngoài , tạo cho nhà ở, chức vụ....với tình hình xã hội "kim tiền" hiện tại thì không ai là không cắn câu, vì tham, vì không biết , bởi họ có hợp đồng trước đâu mà biết.
Bài viết này cũng là hình thức "ném đá dò đường" vậy.
Cái chết của lãnh đạo dốt là bảo thủ, tự ti, tự ái...nên không bao giờ nghe ai. Những bài viết có giá trị tham khảo thì bị "an ninh" che giấu nên lãnh đạo càng không biết. Quả là đất nước đang nguy./.
Chúng ta phải bám vào lời tuyên bố của chủ tịch nước
Trả lờiXóaSẼ XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐỂ DÂN BÀY TỎ CHÍNH KIẾN.
Vậy Dự án sông Hồng do một đại gia Xân thiện nào đó ỷ thế có tiền ( có khi tiền là do TQ dúi cho ) rồi ỷ thế mình là ĐỒNG HƯƠNG CỦA ÔNG CHỦ TỊCH đưa ra MỘT DỰ ÁN NGÔNG CUỒNG MANG LỢI ÍCH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI và mang tai họa cho dân
Liệu ông Đại gia này có hiểu chạm đến SÔNG HỒNG là chạm đến nỗi kinh hoàng cho đồng bằng bắc bộ, cho Thủ đô Hà Nội và cho vận mệnh dân tộc khi có thể xẩy ra
NGẬP LỤT, SẠT LỞ, ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA, MẤT MÙA, ĐÓI KHÁT.....
hay không?
Nếu ông thực sự là người có tiền DO LÀM ĂN CHÂN CHÍNH, ông phải biết đầu tư mang lại lợi ích cho toàn xã hội, cho an ninh quốc gia, cho đời đời con cháu ấm no hạnh phúc....trong đó có con cháu ông.
Chỉ có những kẻ buôn gian bán lận, kẻ ăn cướp, kẻ ôm châm giặc.... mới ngông cuồng đầu tư bật bạ như dự án này.
Hơ? Tôi có (được) đi bầu hồi nào đâu mà bảo ông ta là chủ tịch của tôi?
XóaĐề nghị nhà đầu tư phân tích tính khả thi của dự án ? Thì bức tranh Formosa trước đây cũng rất . . . " khả thi " , " nhà máy to khói tỏa " , đẹp như thiên đường ! Nhưng hậu quả bây giờ họ không vẽ trong đó , tất cả mọi bức tranh đều có ẩ ý của tác giả , người xem tranh phải thông minh , giàu trí tưởng tượng để suy luận .
Trả lờiXóaMột người đến xem triển lãm tranh , đứng trước một bức có ghi chú : Tranh đàn bò trên đồng cỏ . Ông ta quá ngạc nhiên hỏi họa sĩ : Tôi không nhìn thấy kể cả bò và cỏ trong bức tranh này ?.
Họa sĩ nói : Cỏ thì bò chúng ăn hết rồi , một khi không còn cỏ thì bò nó cũng bỏ đi nơi khác thưa ngài !
Một lũ làm láo y như boxit fomosa đúng là lũ chó phải ko bác bồng
Trả lờiXóaNhững người đang nắm quyền ở VN đếu là hậu duệ của Lê Chiêu Thống cả rồi, đại tá Bùi văn BỒng ơi !
Trả lờiXóa