Chị công nhân sống rất thật với lòng mình kể cả mặt đạo đức và lương tâm , lòng tốt của chị đã bị những kẻ được cho là " Lãnh đạo công ty rác thải Cà Mau " lạm dụng một cách thô thiển , xấu xa có thể là độc ác . Vậy lãnh đạo thực của Cà Mau suy nghĩ gì và làm gì với "Lãnh đạo rác thải " chưa ??? : Công lí , công luận của đạo đức sẻ bảo vệ môt cách hợp tình , hợp lí cho chị thôi ... (Tungquynhon)...
... Thật là bất công cho những người tốt. Nhà máy cho
người nhặt được vàng nghỉ việc là quá nhẫn tâm và còn xấu hơn cả việc nhận được
vàng.Tại sao người nhặt được vàng muốn trả lại chủ nhân của nó lại bị đối xử tệ
hại cho thôi việc. Khi luật pháp không tìm ra chủ nhân của tài sản đó thì phải
theo luật của cả nhân loại thừa nhận là thuộc về người phát hiện ra nó trước
tiên chứ. Cứ thế này làm người tốt cũng khó! (Vũ Như Cẩn).
* * *
Một nữ công
nhân nhặt được vàng trong bãi rác, đem trình báo công an thì bị nhà máy xử lý
rác Cà Mau sa thải.
Câu chuyện của chị công nhân Phạm Tuyết Mai (35 tuổi,
tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau) vì nhặt được 5 lượng vàng trong khi
đang phân loại rác tại Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau mà bị mất việc đang khiến
mạng xã hội xôn xao.
Chị công nhân Lê Tuyết Mai nhặt được 1 chiếc ví chứa đầy nhẫn, vòng với tổng cộng 5 lượng vàng |
Cách đây 1 năm, chị Mai nhặt được 1 chiếc ví chứa đầy
nhẫn, vòng với tổng cộng 5 lượng vàng khi đang phân loại rác. Chị đã thông báo
cho mọi người biết về chiếc ví này, lãnh đạo nhà máy đến lập biên bản để giữ
lại vàng.
Chị Mai không đồng tình với cách xử lý này và đi trình
báo công an để trả lại cho người bị mất. Sau 1 năm thông báo, công an Cà Mau
không tìm được chủ nhân số vàng, và cuối cùng, Nhà máy xử lý rác thải quyết
định xung số vàng vào công quỹ.
Trong suốt 1 năm qua, chị Mai bị nhà máy cho nghỉ
việc, chồng thì bệnh nặng, gia cảnh rất khó khăn. Giờ thì chị Mai làm đơn đi
đòi lại số vàng và cho rằng nó thuộc về sở hữu của mình- là người nhặt được.
Ông Nguyễn Tiến Tân - Giám đốc điều hành Nhà máy rác
thải Cà Mau tuyên bố với báo chí: “Tài sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà
máy. Chúng tôi quy định rõ điều này trong nội quy công ty và cả trong hợp đồng
với người lao động. Do đó chúng tôi không chấp nhận yêu cầu được nhận số vàng
này của chị Phạm Tuyết Mai, người trực tiếp nhặt số vàng”.
Câu chuyện đang khiến dư luận tranh cãi rất nhiều.
Người thì bảo nhà máy nên trả số vàng cho chị Mai vì chị là người nhặt được.
Người thì bảo số vàng thuộc về nhà máy là đúng, vì theo lời ông giám đốc, tài
sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà máy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia luật, trong trường hợp
này nên áp dụng khoản 2, điều 239 Bộ Luật Dân sự, nếu không xác định được ai là
chủ sở hữu thì số vàng đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của
pháp luật.
Rõ ràng nếu đặt 2 cách ứng xử của chị Mai và lãnh đạo
nhà máy xử lý rác thải Cà Mau cạnh nhau, thì lẽ phải thuộc về phía chị công
nhân. Khi nhà máy yêu cầu phải giao nộp số vàng nhặt được, chị không đồng tình
và quyết định phải báo công an để trả lại cho người mất.
Đó là một quyết định rất đúng đắn với lương tâm và đạo
đức. Tuy nhiên không hiểu vì sao, thay vì khen thưởng chị Mai vì quyết định
này, thì chị lại nhận được quyết định cho thôi việc?
Đó có phải là “phần thưởng” cho nữ công nhân có việc
làm tốt của nhà máy nơi chị Mai công tác? Đây là một “quả đắng” không ai ngờ
tới.
Có người đã bình luận, làm người tốt thời nay là khó
nhất. Từ vụ chị ve chai Ánh Hồng tới chị công nhân Tuyết Mai, có thể thấy ngày
càng nhiều ví dụ làm nản lòng những ai muốn làm điều tốt.
Bằng sự cứng nhắc trong việc áp dụng điều khoản luật
pháp, thay vì áp dụng những điều khoản “có lý có tình” cho người nhặt được tài
sản (mà tài sản ấy không có người đứng ra nhận là chủ sở hữu), cơ quan công
quyền lại máy móc áp dụng một điều luật khác, khiến cho dư luận bất bình.
Hãy cổ vũ cho những người muốn làm điều tốt. Xã hội
phải khuyến khích những người làm điều tốt, điều đó mới thực sự có ý nghĩa
trong thời điểm hiện nay, khi ngày càng có nhiều người đang “ngại” làm người
tốt.
Hãy cho lòng tốt một cơ hội, như gieo một hạt mầm tốt
cho tương lai.
Mi An/Đất Việt
------------
Ở xã hội này muốn làm người tốt không dễ chút nào.
Trả lờiXóaBọn đần độn, tham lam, ích kỷ!
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Tiến Tân có nhân cách hay he ? Loại cán bộ chỉ cậy quyền hiếp dân không thương người lương thiện Tay này có học tập tấm gương nào nhỉ hi hi
Trả lờiXóaĐiều lý thú của đề tài này được mở đầu tại một xí nghiệp XỬ LÝ RÁC thực theo nghĩa đen của nó.
Trả lờiXóaLạ thật, một đống vàng lại bị bỏ rơi trong một thùng rác, rồi lại rơi vào tay một người phụ nữ túng bấn nhưng lại quá trong sạch.
Có ai tin người phụ nữ này trong sạch đến thánh thiện như thế không?
Không ai tin.
Họ cho đấy là người hành tinh, một người mà ảnh hưởng có thể gây tai hoa cho họ bất cứ lúc nào nên họ phải tránh xa, phải loại ra khỏi "tập thể đầy rác rưởi" của họ.
Tôi cũng biết một chuyện có thật khác trong một viện nghiên cứu khoa học tại Thủ đô Hà Nội.
Một ông Ts Viện trưởng nọ đã cấu kết với một bà Kế toán trưởng cơ quan đó để làm chứng từ khống để thanh toán một khoản chi tiêu rất lớn cho việc sửa chữa nâng cấp cơ quan họ. Số tiền ngân sách này vì chưa tiêu đến nên họ "tạm vay" theo kiểu gian dối đó.
Việc làm gian dối đó bị một Ts khác là Viện phó Viện nghiên cứu này phát giác, họ dùng tiền ăn cắp để chia chác với vị này, vị này không đồng ý và yêu cầu 2 người kia trả tiền lại cho cơ quan.
Không lôi kéo được, hai kẻ kia thuê côn đồ gây tai nạn xe máy để uy hiếp kẻ thứ 3.
May tai nạn không chết người.
Người bị nạn thấy đau đớn xấu hổ, không muốn làm việc chung với loại RƠM RÁC đó nữa, anh ta bỏ cơ quan ra đi nơi khác.
Ông bác tôi là Chí Phèo đã từng gào lên: Ai cho tao làm người lương thiên?
Trả lờiXóaSau 7-8 chục năm, tình hình vẫn vậy. Những ông Đoàn Văn Vươn, chị Tuyết Mai v.v với ông bác tôi là cùng một giuộc. Xã hội là vậy, cái ác này đi thì cái ác kia đến, liên tu bất tận chẳng có điểm dừng.
Thạch Sanh đã tuyệt chủng rồi
Lý Thông đắc chí đang ngồi vểnh râu.
Nếu như có phép nhiệm mầu
Nhân đân đâu phải thảm sầu thê lương?
Chị liên hệ với các Luật sư ở Cà Mâu hoặc SG để được Tư vấn,can thiệp,chắc chắn sự công minh,phần đúng thuộc về Chị.
Trả lờiXóaTrong xã hội này 96% kẻ có quyền từ q.nhỏ tới q.lớn đều cậy quyền cưỡng bức,chiếm đoạt hành hung và đày đọa người khac cho thõa lòng tham và dục vọng là chuyện binh thường .Họ có 1001 cách giải thích lý của kẻ mạnh vì quyền ,tội nghiệp cho Tuyết Mai và xin trân trọng vinh danh một tấm gương chân thiện mỹ đáng kính phục trong thời mạc pháp .
Trả lờiXóaTHỂ CHẾ BẤT CÔNG NÀY ĐÃ VÀ ĐANG LÀM CHO RẤT NHIỀU NGƯỜI VN BỊ LƯU MANH HÓA
Trả lờiXóa