Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Mưa ngập lòng dân

Lội bì bõm, hát: "Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh..."
*  CAO HUY HUÂN
Mấy hôm nay trời mưa suốt đêm ngày, không ít người muốn phát điên vì mưa to kèm theo hàng tá thứ hệ luỵ. Chiều ngày 15-9, cơn mưa suốt 3 tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” thành phố được mệnh danh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Mưa lớn quá, lòng dân lại bộn bề.

Ngập chìm tất cả
Bạn bè sống lâu năm ở Sài Gòn viết ngập tràn trên mạng xã hội Facebook, đại khái phàn nàn “sống biết bao nhiêu năm ở Sài Thành, chẳng khi nào nước mưa ngập đến kinh hoàng như thế”. Báo chí đua nhau dùng những tính từ, trạng từ mô tả một cách sống động nhất về Sài Gòn sau một cơn mưa kéo dài vốn rất bình thường trong suốt nhiều năm qua. Ngay cả những tờ báo chính thống nhất ở Việt Nam cũng mạnh dạng giật tít “ngập như sông”, “ngập chưa từng thấy”, dân “bơi” về nhà, …để nói về đất Sài Thành sau một cơn mưa.
Lướt qua các tờ báo với những hình ảnh không thể ngờ, người ta cứ tưởng Sài Gòn là đồng bằng sông Cửu Long mùa nước lớn. Nước từ đâu đổ về, kéo theo rác rưởi, nước cống đen ngòm, hôi hám, nhấn chìm biết bao mệnh đời ngược xuôi vì cơm áo gạo tiền. Công nhân tan ca vội chạy về ăn cơm kịp giờ tăng ca tối, nước ngập, đành ngồi lại tìm đỡ gói mì tôm. Công nhân viên chức giờ tan sở vội chạy về đón con, rồi để con trên xe mà gồng, mà gánh, mà đẩy qua những đoạn đường chẳng còn biết gập ghềnh, nhấp nhô hay bằng phẳng.
Mấy bác xe ôm, thậm chí taxi cũng bó tay trước dòng nước cao cả mét, tặc lưỡi chịu đói hôm nay vì chẳng ma nào dại dột chạy ra đường mà gọi xe ôm hay réo taxi. Mà nhiều khi khách có nhu cầu, chẳng ai dám liều mà lái, không khéo đẩy xe cho khách, lại phải tốn tiền sửa xe. Ngay cả những cô chú làm công tác dọn đường cũng lắc đầu ngao ngán vì rác khắp nơi trôi nổi bồng bềnh, chẳng biết đêm nay mấy giờ nước rút, và rồi sẽ phải mất bao lâu để quét dọn những con đường đầy rác và chất thải đến mức chỉ nhìn đã phát nổi da gà.
Hai bên các tuyến đường “ngập cao điểm”, đã thôi không màn tát nước ra khỏi nhà, vì nước cao quá đầu gối, có tát cũng không thể nào hết được. Dân ngao ngán, buồn bực, mệt nhọc và buông xuôi, để mặc cho buổi cơm chiều đã nguội lạnh theo lòng người nổi trôi trên từng con nước. Nhà đã chật hẹp, nước lại ngập tràn lan, đêm nay sẽ là một đêm dài vô tận.
Nói vậy không có nghĩa là ai cũng khổ. Những toà biệt thự ngoại ô, những căn hộ chung cư đắt tiền, những ngôi nhà nằm trên các tuyến đường cao và đẹp nhất Sài Gòn, vốn là nơi cư ngụ của những người giàu, có cả quan chức, vẫn hiên ngang giữa mưa gió bão bùng. Lướt qua vài tờ báo mạng, nghe vài cú điện thoại, có tiếng tắc lưỡi chẳng biết vì cảm thông hay đang lo lắng lòng dân phẫn nộ vì một Sài Gòn đáng sống. Mà dù có thế nào đi chăng nữa thì có mấy quan chức phải lội bùn lội đất, dắt xe giữa những con phố nước ngập quá hông người như vô số người dân. Nước chảy siết, đục ngầu, lạnh lẽo còn mồ hôi thì nóng đến khó chịu, thỉnh thoảng khoé mắt cay cay vì trễ giờ đón con, vì bất lực trước chiếc xe đã “chết”, vì đuối sức mà không thể gục ngã, và vì vô số nỗi lo vẫn đang bộn bề, bồng bềnh theo từng con nước.
Trách nhiệm hay không trách nhiệm?
Giữa lúc Sài Gòn chìm trong biển nước, báo chí rầm rộ đưa tin, thì dư luận vẫn đang tranh cãi trách nhiệm thuộc về ai. Có người khẳng định “lỗi tại trời”. Họ cho rằng những cơn mưa liên tiếp đã đong đầy lòng Sài Gòn, nên chuyện ngập khắp nơi vẫn rất đỗi bình thường. Họ cho rằng nước ngập cũng như thể “trời kêu ai nấy dạ”, chẳng can hệ đến nhà quản lý.
Khi dự báo thời tiết vẫn chưa có những khẳng định về “sự bất thường” của những cơn mưa, thì việc mưa dài, mưa dai vẫn là chuyện “như cơm bữa” mỗi năm tại Sài Gòn. Thế nên, nếu đổ lỗi cho trời thì cũng chưa “công bằng” với “thần sấm, thần mưa”. Phản bác ý kiến “thiên tai”, có người cho rằng tại các thành phố lớn khác trên thế giới, mưa cũng không ít, tại sao không ngập? Không lẽ ông trời chỉ “làm khó” Việt Nam thôi? Vì lẽ đó, trách nhiệm phải quy kết về con người, mà chính danh là các nhà quản lý.
Nhiều người đưa ra nghi vấn các công trình đang được thi công gần đây, như hàng loạt các dự án khu chung cư, căn hộ cao cấp, các công trình quy hoạch hạ tầng tại thành phố đang bít dần các đường thoát nước của cả Sài Gòn. Chuyện này không khó để đặt làm giả thuyết, và chừng nào chưa có các báo cáo tác động môi trường của các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng quy hoạch,… một cách thuyết phục thì nghi vấn này vẫn cho phép người dân đặt dấu chấm hỏi lên trách nhiệm của chính quyền và các ngành chức năng liên quan.
Trong khi đó, nhiều người đã bắt đầu nhắc lại vô số các dự án chống ngập, thoát nước,…với chi phí lên đến tiền tỷ trong suốt những năm qua. Hiệu quả từ các dự án nghìn tỷ chống ngập ở đâu khi Sài Gòn ngày một chìm trong biển nước? Nếu càng đổ tiền, Sài Gòn càng ngập thế này thì trách nhiệm thuộc về nhà thi công dự án, người lập kế hoạch dự án, hay người giám sát và thẩm định các dự án chống ngập? Dù là ai, thì đó chắc chắn phải có liên hệ đến trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đô thị hạ tầng.
Vẫn có nhiều người đơn giản hơn, ngắn gọn hơn khi bàn về “trách nhiệm vụ ngập thuộc về ai?” Họ nói rằng việc khiến dân lao đao vì ngập nước, không thể ai khác chịu trách nhiệm, chính là người làm quản lý, dù đó là thiên tai ngoài ý muốn. Hãy nhìn sang các quốc gia phát triển. Bộ trưởng bộ nông nghiệp từ chức vì trời nắng, dân mất mùa hàng loạt mà Bộ không giải quyết hay khắc phục được gì. Hay như chuyện thủ tướng từ chức vì một người làm trong gia đình vi phạm luật (dù không nặng). Hàng tá chuyện từ chức cho thấy trách nhiệm không chỉ dừng ở chuyện quan chức gây tổn thương cho người dân, mà còn ở chuyện không thể mang lại những điều tốt đẹp thật sự cho đời sống người dân. Chuyện ngập nước cũng vậy, dù có “thiên tai”, nhưng làm quan mà không dự trù, không giải quyết được, để nạn ngập nước, kẹt xe kéo dài nhiều năm và ngày càng trầm trọng, thì làm quan để làm gì?
C.H.H/(Blog VOA)
-----------

15 nhận xét:

  1. Nếu ở nước văn minh,thì ban lãnh đạo t/p Saigon nhất loạt xin lỗi đồng bào về việc thiếu khả năng điều hành và từ chức ! - trong hiện tại, ông Lê thanh Hải ( bí thư thành ủy SAIGON ) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm !

    Trả lờiXóa
  2. Bí thư thành ủy Saigon Lê thanh Hải phải giải trình rõ ràng cho nhân dân cả nước biết tại sao có tình trạng này - và trước mắt,ông nên từ chức,rõ ràng ông không có một chút khả năng nào trong việc quản lí đất nước !

    Trả lờiXóa
  3. Các báo rất khốn nạn khi nói "Saigon bị ngập"! Trong khi phải là "TPHCM bị ngập!"
    Thằng tổng giám đốc Tổng cty thoát nứơc TPHCM lương tự lãnh 2.600.000.000 đồng/ tháng đấy! Chó chết!

    Trả lờiXóa
  4. Sài Gòn đâu mà Sài Gòn? Thành phố Hồ Chí Minh đấy!

    Trả lờiXóa
  5. dân bây giờ ỷ lại quá (hết trích)

    Trả lờiXóa
  6. KHÔNG THỂ TỪ CHỨC ĐƯỢC , VÌ NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CÒN CHIẾN ĐẤU ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG , VÀ TỪ CHỨC THÌ LẤY GÌ MÀ ĂN VÌ ĐỀU LÀ THÀNH PHẦN BẦN CỐ NÔNG

    Trả lờiXóa
  7. Qua trận mưa ngập lụt này mới thấy dân Sài gòn đã thật quen sống với XHCN , nước dâng cao , nước thúi hôi hám , xe hư , vậy mà họ quen khiên trì , khắc phục , không thấy than vãn gì nhiều . Nhiều khi than lại bị vào tù vì phá rối trật tự xã hội , hay nó xấu chế độ .
    Đúng là dân Sài gòn khôn thật , nếu mà kêu ca nhiều , kiến nghị lung tung để rồi đảng lại chọn TQ trúng thầu chống úng thì càng chết dở .Nhìn gương Hà Nội với đường sắt trên cao làm dân SG hết dám than vãn luôn .

    Thôi , dân SG sống như vậy , thật sự là đang có cảnh sống rất hạnh phúc lắm rồi . Về sau , nếu đúng như chuyện 2020 là thật , mà chắc là thật , thì làm gì dân SG có được cảnh sống vui vẽ như những lần nước ngập lụt như thế này , thôi , rán tập quen cảnh khổ , đến khi làm nô lệ thì cũng không thấy khổ sở gì nhiều .

    Trả lờiXóa
  8. Đây trời mách nước cho dân
    Cùng nhau đứng dậy ta cần tự do
    Đứng lên thác đổ sấm rền
    Cung nhau đoàn kết làm nên cơ đồ
    Đừng ngu dại làm nô lệ
    Chúng đè đầu cởi cổ bao năm
    Non thế kỷ Cũng mấy đời
    Sống trong tủi nhục kêu trời thở than
    Trời mách nước Dân sẳng sàng
    Đứng lên đạp đổ xong pha dành quyền
    Dành Độc Lập - Dành Tự Do
    Nước nhà hạnh phúc ấm no thanh bình

    Trả lờiXóa
  9. Dân lương thiệnlúc 11:40 18 tháng 9, 2015

    Nói một cách công bằng, ngập lụt và tình trạng nước biển dâng cao là do biến đổi khí hậu chứ không do chính quyền quản lý kém.
    Nhưng khắc phục hiện tượng ngập lụt ý thức và trình độ quản lý của chính quyền.
    Dự báo về tình trạng ngập lụt ở Sài gòn đã được nói đến vài chục năm trước và tình trạng đó sẽ còn trầm trọng hơn trong nhiều năm tới. Đó là một khó khăn rất lớn cho toàn xã hội chứ không riêng gì ai.
    Có điều các cấp lãnh đạo do ngu dốt và do tư duy nhiệm kỳ nên vô trách nhiệm và chỉ biết tranh thủ kiếm chác đầy túi cái đã.
    Thử hỏi, trong số các quan chức, có ai có kế hoạch bay lên không trung để sống sau khi về hưu?
    Thử hỏi mỗi sáng mỗi chiều có ai không cần ăn một đĩa ra xanh hay một cốc nước sạch để uống?
    Và tất cả các quan chức ai không cần lên xe hơi đi làm mỗi ngày?
    Chẳng nhẽ họ có xe lội nước hay họ định xây sân bay tên nóc nhà để đi đến cơ quan?

    Tất cả đều cần khắc phục tình trạng ngập nước ngày càng trần trọng

    Hãy nhìn lên Hà Lan, một đất nước phần lớn lãnh thổ thấp hơn mặt biển, với dân số chỉ lớn hơn Sài Gòn một chút. Nhưng họ đã khắc phục mọi khó khăn của thiên nhiên và họ có cuộc sống tuyệt vời

    Trả lờiXóa
  10. "dù có “thiên tai”, nhưng làm quan mà không dự trù, không giải quyết được, để nạn ngập nước, kẹt xe kéo dài nhiều năm và ngày càng trầm trọng, thì làm quan để làm gì?"

    Ở xứ mình, phải lo mấy thứ đó thì mới đặt câu hỏi "Làm quan mà khổ thế thì làm quan để làm gì"

    Trả lờiXóa
  11. thành phố đáng sống!, hàng nghìn tỉ chống ngập cho nước cuốn trôi, ai chịu trách nhiệm, cha truyền con nối ở tp này như tự trị, lúc nào cũng thấy quang vinh muôn năm, lenin nói không gì là mãi mãi, chẳng thấy trách nhiệm danh dự

    Trả lờiXóa
  12. Dân VN mình cam chịu khổ nó quen rồi . Cam chịu chuyện đòi hối lộ . Cam chịu giá xăng dầu dắt nhất nhì thế giới và giờ đây cam chịu cảnh bì bõm ở lòng đường quộc lộ .

    KHÂM PHỤC DÂN VN và ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN ĐẢNG cs ,CHẾ ĐỘ xhcn VN tốt đẹp !

    Trả lờiXóa
  13. Dân VN quen khổ gì chứ? Nhiều người lao đầu vào tàu hỏa, nhảy cầu, treo cổ, tự thiêu... để được chết. Ngày nào cũng có, có ngày hai ba vụ, có cơ quan nào thống kê chưa? Các viện xã hội chắc ngồi chơi game hết cả nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. Tuyên giáo vẫn tự sướng "Vi thế của nước chưa bao giờ lên cao như lúc này" mà?

    Trả lờiXóa
  15. tp hcm có 2 cái ngập, ngập nước, ngập đỏ ( cờ, khẩu hiệu tự sướng treo khắp nơi, xu nịnh , bất tài) haizzzz

    Trả lờiXóa