Trung bình
số tiền bảo hiểm bị trục lợi mỗi năm gần 110 tỷ đồng. Chưa kể nhiều hồ sơ có
dấu hiệu trục lợi nhưng vẫn phải chi trả.
Tại Hội thảo về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa
đổi, Cục Quản lý - Giám sát bảo hiểm (thuộc Bộ Tài chính), cho biết hiện
nay, số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện ngày càng nhiều, gia tăng qua các năm.
Báo cáo nói rõ, hành vi trục lợi xảy ra ở hầu hết các
loại hình nghiệp vụ bảo hiểm, đang làm mất dần niềm tin của khách hàng, của nhà
đầu tư vào doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2007-2014, tổng số vụ
trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo
hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền trục lợi khoảng
850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm.
Cục quản lý còn cho biết, con số thống kê
trên còn chưa bao gồm số hồ sơ bồi thường có dấu hiệu trục lợi nhưng
doanh nghiệp bảo hiểm không có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả nên vẫn
thực hiện chi trả bảo hiểm.
Vì vậy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải
bổ sung tội danh trục lợi bảo hiểm trong vào dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Đồng thời, luật cần quy định rõ thời điểm để xác định tội danh, có thể
tính từ thời điểm khách hàng hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường với ý định
trục lợi, như vậy mới có thể xử lý dứt điểm hành vi này.
Trong khi, tình trạng trục lợi bảo hiểm hàng trăm tỉ
mà vẫn không thể phát hiện được thì dư luận lại đang sôi sục câu chuyện lạ
đời học sinh phải đóng 15 tháng BHYT một năm chứ không phải 12 tháng như
trước đây.
Ví
dụ năm ngoái, mỗi em phải đóng 289.800 đồng nhưng năm nay tăng lên đến 543.375
đồng. Thêm vào đó, BHYT là loại phí thuộc diện bắt buộc, 100% học sinh các
trường đều phải tham gia.
Lý giải quy định lạ đời này, ngành bảo
hiểm cho biết: trước đây BHYT của học sinh không đóng theo năm
tài chính mà thường bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 9. Nay vì phải chuyển theo
năm tài chính nên tiền BHYT của năm 2016 phải gánh thêm 3 tháng còn lại của năm
2015, thành thử mới có năm...15 tháng.
Một thông tin có liên quan, ngành bảo hiểm vẫn
đang đứng trước nguy cơ vỡ quỹ.
Số liệu từ BHXH Việt Nam cho thấy, quỹ BHXH có nguy cơ
mất cân đối vào năm 2024 do quá chênh lệch giữa chi và thu. Dự tính đến năm
2037, nếu không có biện pháp cân đối, quỹ sẽ cạn kiệt, mất khả năng chi trả.
Tuy nhiên, việc quản lý quỹ BHYT còn chưa tốt, gây
lãng phí, thất thoát do bị nhiều đối tượng trục lợi cũng là một nguyên nhân
khiến người dân ngán ngẩm mỗi khi phải đóng tiền BHYT bắt buộc.
An An (tổng hợp)/ĐVO
-----------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét