Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Giáo hoàng Phanxicô: Khó nghèo và cấp tiến


* BÙI VĂN PHÚ
Giáo hoàng Phanxicô đang có chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên với một chương trình vừa mang tính tôn giáo vừa phản ánh quan điểm chính trị của người đứng đầu Giáo hội Công giáo với 1.2 tỉ giáo dân toàn cầu.
Tuy là người đứng đầu một giáo hội, Giáo hoàng còn là lãnh đạo của Vatican mà theo công pháp quốc tế là một đất nước rất nhỏ có lãnh thổ và cơ cấu tổ chức chính quyền như một quốc gia, vì thế khi Giáo hoàng đến thăm tín hữu công giáo tại một quốc gia, ngài cũng được đón tiếp như Tổng thống một nước.
Chiều 22/9, khi phi cơ có danh hiệu “Sheperd One” đáp xuống căn cứ không quân Andrews, Giáo hoàng Phanxicô đã được Tổng thống Barack Obama và toàn gia đình, cùng với Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân ra đón tại chân thang máy bay.
>>  Chuyến tông du của Đức Giáo hoàng đến Hoa Kỳ    
Ngày hôm sau, tại vườn hoa trước Bạch Ốc đã có buổi lễ đón tiếp với hơn một vạn khách mời. Giáo hoàng và lãnh đạo Mỹ sau đó có buổi thảo luận trong Phòng Bầu dục.
Sinh hoạt tôn giáo trong chuyến đi của Giáo hoàng Phanxicô là phong thánh cho linh mục Junipero Serra, một giáo sĩ dòng Phanxicô từ hơn một thế kỷ trước đã đem đạo Công giáo vào California, là buổi gặp gỡ Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, tham dự Đại hội Thế giới về Gia đình, và chủ tế các thánh lễ theo nghi thức công giáo ở Thủ đô Washington, New York và Philadelphia.
Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến những vấn đề chính trị trong thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Bạch Ốc và trong các diễn văn đọc trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ và trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Những vấn đề nhạy cảm
Khi được bầu chọn hồi đầu năm 2013, Giáo hoàng Phanxicô, người Nam Mỹ đầu tiên và từ Dòng Tên, đã gây nhiều chú ý không chỉ trong Giáo hội Công giáo mà với mọi người, về nhiều vấn đề, từ đời sống thường nhật của ngài cho đến những phát biểu về đức tin, về người đồng tính, về vợ chồng lị dị, phá nạo thai nhi - những vấn đề gần gũi với đời sống người công giáo và được quan tâm khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Về người đồng tính, Giáo hoàng Phanxicô phát biểu ngài không phải là người phán xét họ. Theo ngài, những ai có đời sống lương thiện, đúng với lương tâm sẽ được cứu rỗi ở đời sau.
Sự kiện Giáo hoàng Phanxicô được ngưỡng mộ và đón tiếp trọng thể tại Hoa Kỳ vì ngài là vị mục tử với đời sống nghèo khó như hình ảnh của Đức Kitô.
Những ngày còn ở quê hương sinh quán Argentina, từ khi làm linh mục, giám mục rồi lên đến hồng y, ngài luôn sống hòa mình với dân thường, với người nghèo khó, với kẻ tù đày. Ngài dùng phương tiện chuyên chở công cộng để di chuyển, thường xuyên đến thăm những khu dân nghèo quanh thủ đô Buenos Aires. Ngài có đời sống đơn sơ, gần với người nghèo khổ, với những ai bị áp bức.
Ngài đã lên tiếng kêu gọi người giầu giúp đỡ người nghèo nhiều hơn. Điều này khiến một số lãnh đạo Hoa Kỳ và những người có quan điểm chính trị bảo thủ nghĩ rằng Giáo hoàng Phanxicô có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Có người còn cho rằng ngài là một người cộng sản.
Mới đây nhất, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ, khi được hỏi ngài có khuynh hướng theo cánh tả, ý nói có phải là ngài nghiêng về chủ thuyết cộng sản, Giáo hoàng Phanxicô trả lời phóng viên rằng nếu muốn, ngài có thể đọc kinh tin kính ngay tại chỗ, để chứng minh đức tin của ngài vào Thiên Chúa. Ý ngài muốn mọi người hiểu rằng, nếu là cộng sản thì phải là kẻ vô thần, không tin có Thượng Đế.
Dân biểu Cộng hoà Paul Gosar từ tiểu bang Arizona đã tẩy chay không đến nghe Giáo hoàng Phanxicô đọc diễn văn trước quốc hội Mỹ vì cho rằng ngài hành động “như một chính trị gia cánh tả”.
Quan điểm tương đồng
Trong khi đó, giúp đỡ người nghèo cũng là chính sách của Tổng thống Obama và đương kim lãnh đạo Mỹ cũng đã nhiều lần bị phe bảo thủ dán cho nhãn cộng sản khi đưa ra các luật về chăm sóc y tế cho toàn dân và tăng lương tối thiểu.
Giữa Giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Obama thì đây là những quan điểm tương đồng. Ngoài ra tầm nhìn về biến đổi khí hậu cũng là điều cả hai cùng quan tâm và muốn các quốc gia hợp tác để bảo vệ môi trường sinh sống cho con người. Đó là quan điểm chính sách của đại đa số dân cử thuộc Đảng Dân chủ.
Còn Đảng Cộng hòa chia sẻ quan điểm với Giáo hoàng Phanxicô về vấn đề chống phá thai, không chấp nhận hôn nhân đồng tính, bảo vệ quan niệm truyền thống về gia đình.
Ngài không nhắc đến việc phá thai nhưng mạnh mẽ lên tiếng chống lại án tử hình. Giáo hoàng Phanxicô nói cần có chính sách cải tạo con người hơn là giết chết thân xác, dù là thân xác phạm nhân.
Một vấn đề khác cũng đang làm nhức đầu giới lãnh đạo Mỹ là chính sách di dân. Giáo hoàng có cùng quan điểm với Đảng Dân chủ Mỹ. Trong diễn văn trước Lưỡng viện Quốc hội, ngài kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách cởi mở hơn với những người tị nạn, đối xử nhân bản và bác ái hơn với di dân.
Mấy tuần trước, khi làn sóng người Syria vượt biên giới vào Đức, Hungary, Áo quốc, Giáo hoàng đã kêu gọi các giáo xứ mở cửa đón nhận người tị nạn và chính ngài đã nhận nuôi hai gia đình. Bản thân gia đình Giáo hoàng cũng là di dân với thân sinh của ngài đến nhập cư Argentina từ Ý.
Trong phần mở đầu bài diễn văn, Giáo hoàng Phanxicô trích dẫn quốc ca để ca ngợi Hoa Kỳ là “đất của con người tự do và là nhà của những người can đảm”. Ngài cũng nói Hoa Kỳ là “đất của những giấc mơ” và “Hầu hết chúng ta cũng đã từng là người nước ngoài” để nhắc nhở nước Mỹ được như hôm nay là do đóng góp của di dân.
Gần gụi người nghèo
Đến với người nghèo khó cũng là điều mà Giáo hoàng Phanxicô đã thể hiện. Trong bóng tối của đêm đen, nhiều lần ngài đã lang thang trên những khu phố quanh Vatican hay Rome để giúp đỡ và an ủi kẻ không nhà.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Giáo hoàng Phanxico 
kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách cởi mở hơn với người tị nạn
Khi đến Hoa Kỳ, ngài đã từ chối tiệc trưa với lãnh đạo Quốc hội để đến chia sẻ bữa ăn với những kẻ không nhà.
Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ tù đày được Giáo hoàng Phanxicô thể hiện bằng hành động, như trong giáo lý công giáo.
Ngài cũng có cuộc sống đơn sơ. Không ở trong căn nhà dành riêng cho Giáo hoàng mà chọn ở trong một nhà trọ với nhiều người khác. Không dùng phương tiện xa hoa mà chỉ dùng chiếc xe cũ còn chạy được.
Đôi giầy đen ngài đi không là hàng hiệu đắt tiền mà là loại giầy các linh mục thường dùng. Khi cần sửa đôi mắt kính, tự ngài đem ra tiệm. Có những buổi sáng ngài tham dự thánh lễ tại một giáo đường nào đó quanh Rome cùng với người đời.
Những việc làm đó thể hiện tinh thần nghèo khó, khiêm cung của Thánh Phanxicô Assisi mà ngài đã chọn làm danh hiệu khi được bầu lên ngôi Giáo hoàng.
Suốt cuộc đời tu hành Giáo hoàng Phanxicô chủ trương dấn thân vào đời giúp kẻ nghèo khó. Ngoài xã hội chủ trương đó được coi là một quan điểm chính trị rất cấp tiến.
BVP/BBC
------------

11 nhận xét:

  1. Công Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác.
    http://home.earthlink.net/~charlienguyen/muc_luc.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin hỏi bác ND.này là 2 lần dùng tài liệu của một nhóm
      có ý đồ đánh phá CG.như trên thì ai hưởng lợi ?
      Bên thua cuộc (VNCH.) bị thảm bại hoàn toàn cũng chỉ
      vì sập bẫy chiêu bài nhân danh tôn giáo ở miền Nam.

      Xóa
    2. Mỹ và VNCH có gây tội ác với ND không? Chắc chắn là có, cho dù là có mức độ, hoặc do sự phát cuồng nhất thời của 1 số người lính.
      Có điều là, những tội ác ấy nay trở nên nhỏ nhoi, thậm chí bị quên lãng trước những sự phạm tội kinh khủng mới ở xã hội VN hiện nay!...

      Xóa
    3. Nd 0000 cũng nên suy nghĩ kỹ về "tự thiêu" của TQĐ.

      Xóa
    4. Hãy đọc và tìm hiểu cho đúng. Bọn công giáo chúng chỉ vì tôn giáo của chúng mà thôi. Chúng không bao giờ vì Dân Tộc.

      Xóa
    5. Nặc danh22:48 Ngày 27 tháng 09 năm 2015 bị kích động quá đấy. Bạn là cái gì so với 3 tôn giáo lớn của loài người? Đừng nhảm nữa. Hãy tỉnh táo và xem xét vĩ mô. Còn vẫn hằn học thì tôi bó tay! Vô thần quá không tốt đâu.

      Xóa
    6. Ta chỉ nói rõ bản chất của bọn công giáo thôi. Muốn khôn lên thì đọc cho nó kĩ.
      Ngoài ra cũng phải có trí thông minh thì mới học được.
      Loại không dám đọc như ngươi thì làm sao khôn được.
      Ta đố ngươi đọc hết đấy.
      Hehehe..... Cừu Non

      Xóa
  2. Cả thế giới coi mọi tôn giáo nói chung và đạo CG.La Mã
    & ĐGH.nói riêng như một "đối trọng" về mặt tinh thần đối
    với vật chất (thế tục).
    Do đó,ĐGH.tuyên bố hay phát biểu trong tư cách một thủ
    lãnh tôn giáo,chứ không nhất thiết phải "lấy lòng" hay nịnh
    bợ bất cứ chính phủ nào.
    Dù đón tiếp trọng thể ĐGH.nhưng chính phủ Obama càng
    ngày càng tỏ ra "thù địch" với một số niềm tin truyền thống
    của CG.như chống phá thai và coi hôn nhân là phải giữa
    một người nữ và người nam mới sinh con đẻ cái để dựng
    xây một xã hội,chứ không công nhận hôn nhân "đồng tính
    luyến ái",dù vẫn tôn trọng giới này.Có lẽ giáo hội muốn có
    định nghĩa khác là "sống chung" cho trường hợp này.

    Trả lờiXóa
  3. Tự thiêu là gì ? Thì cũng giống như tự tử,tự trầm,
    tự ải,tự vẫn v.v.là tự một mình làm từ A đến Z.
    Thế nhưng,vụ của TQĐ.là do 2 người chủ động :
    (1) đổ xăng lên là Thích Trí Không (TQThuận) và
    (2) bật lửa là Thích Chơn Ngữ (Huỳnh V. Thạnh)
    Vụ này được báo trước cho ký giả Mỹ đến chứng
    kiến.và chụp hình đưa tin.
    Đây là một kịch bản "hoàn hảo" của Mỹ.

    Trả lờiXóa
  4. Này bọn ngu lịch sử chưa có tôn giáo và tổ chức xã hội,chính trị nào tố hơn Công Giáo nghe chưa và cũng chưa có tổ chức nào tàn ác khát máu hơn cs vn!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu ngươi so sánh Cs với Cg thì bọn Cg giết người nhiều hơn rất nhiều. Ngươi ngu đến nỗi không biết lịch sử của bọn công giáo sao?
      Hehehe..... Đừng học cái kiểu cha ngủ với con nhé.
      Uống rượu vang đỏ thì phải nghĩ là máu, ăn bánh thánh thì phải nghĩ là thịt Jesu.
      Hehehe.... Các ngươi văn minh quá hả.
      Đi chết đi.

      Xóa