Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Nợ công Việt Nam tính lại đã lên 66,4% GDP

Tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước là 66,4% GDP trong năm 2014. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại, nợ công trong năm 2014, nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với mức nợ công 59,9% GDP đã được công bố.
Trong nhiều báo cáo gửi tới các kỳ họp Quốc hội gần đây, Chính phủ đều khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn. Theo Luật Quản lý nợ công 2009, phạm vi tính nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.
Như vậy, phạm vi xác định nợ công của Việt Nam khác với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) là không bao gồm ba khoản nợ: nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội.
Thay đổi cách tính
Từ thực tế này, một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nợ công cho rằng, phạm vi xác định nợ công theo Luật Quản lý nợ công còn có một số bất cập và chưa tính đầy đủ một số khoản nợ có bản chất là nợ công, làm ảnh hưởng đến sự chính xác và cập nhật của số liệu nợ công.
Bộ này phân tích sự khác nhau giữa cách tính nợ công của Việt Nam và các tổ chức quốc tế như sau:Thứ nhất, về nợ NHNN. Theo luật, NHNN không có chức năng thực hiện các khoản vay thay Chính phủ và các khoản vay nợ khác có bản chất nợ công (trên thực tế, NHNN được Nhà nước ủy quyền để đàm phán và ký kết các khoản nợ); các khoản nợ NHNN chỉ là công cụ của chính sách tiền tệ không phải để chi tiêu, không có rủi ro thanh toán vỡ nợ, không được tính vào nợ công là hợp lý.
Thứ hai, về nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội. Hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) còn kết dư nên chưa phát sinh nợ vay. Khi quỹ BHXH, BHYT mất cân đối thu chi dẫn đến phải vay nợ để chi trả bảo hiểm thì Chính phủ phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cuối cùng nếu các tổ chức này không trả được nợ. Do đó, về bản chất nợ của các tổ chức BHXH, BHYT cần được tính vào nợ công.
Thứ ba, về nợ của DNNN và các tổ chức tài chính - tín dụng của Nhà nước. Nếu tính toàn bộ nợ phải trả của khu vực DNNN vào nợ công thì tính thừa (bị trùng lắp với số nợ đã được Chính phủ bảo lãnh, tính cả số nợ DNNN có khả năng trả nợ và tính cả số nợ mà chưa phát sinh nghĩa vụ trả thay của Nhà nước). Nếu loại bỏ hoàn toàn nợ của khu vực DNNN ra khỏi nợ công thì tính thiếu (chưa tính đủ các khoản nợ có bản chất nợ công và các khoản nợ xấu mất khả năng thanh toán mà Nhà nước phải trả thay sẽ chuyển thành nợ công).
Do vậy, chỉ nên tính vào nợ công số nợ mà DNNN không có khả năng thanh toán, buộc Chính phủ phải có nghĩa vụ thanh toán thay và các khoản nợ ngầm định khác.
Đối với các khoản nợ phải trả của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (các khoản nhận tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ phải trả khác, trừ các khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh), không tính vào nợ công là không phù hợp. Theo điều lệ, các tổ chức này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán.
Từ thực tế trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại, nợ công nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước (49.500 tỉ đồng, hay 1,38% GDP) thì sẽ là 2,656 triệu tỉ đồng, hay 66,4% GDP trong năm 2014. Như vậy, sẽ chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với nợ công được công bố. Nợ công, theo Luật Quản lý nợ công là 2,395 triệu tỉ đồng, hay 59,9% GDP đến cuối năm 2014.
Thêm tiêu chí đánh giá an toàn nợ công
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận xét, các báo cáo của các cơ quan quản lý về nợ công chỉ công bố chỉ tiêu “nghĩa vụ trả nợ chính phủ/tổng thu ngân sách”, mà không công bố chỉ tiêu “nghĩa vụ trả nợ công/tổng thu ngân sách”, dẫn đến kết quả đánh giá mức độ rủi ro trả nợ công chưa đầy đủ.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ công Việt Nam như khả năng trả nợ bằng nguồn thu ngân sách (tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công so với tổng thu ngân sách hàng năm); mức độ bội thu hoặc bội chi ngân sách hàng năm; tỷ lệ nợ công/GDP; các tiêu chí khác: chất lượng và rủi ro nợ công; mức độ năm chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài theo tiêu chí của IMF/WB; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển; hệ số tín nhiệm của quốc gia…
Báo cáo của bộ này đánh giá khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn chế, và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức độ an toàn nợ công là không bền vững. Bộ này cũng phân tích các chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
Chẳng hạn, nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách lớn hơn 30% (giai đoạn 2013- 2015 lần lượt là 33%, 38%, 45%). Bội chi ngân sách liên tục 10 năm (bình quân giai đoạn 2006- 2015 là âm 5,43% GDP). Bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển (năm 2014, 2015 tương ứng là 54,9 và 31.000 tỉ đồng). Chi thường xuyên nhỏ hơn thu từ thuế, phí và lệ phí (năm 2014, 2015 tương ứng là 74,8 và 14.100 tỉ đồng).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công/thu NSNN lên tới gần 38% trong năm 2014 và 45% năm 2015; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ chính phủ/thu NSNN vào khoảng gần 26% năm 2014 và 32% năm 2015. Điều này cho thấy, các tỷ lệ trả nợ đang ở mức cao và có xu hướng tăng, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn nợ công.
Bên cạnh đó, cân đối nguồn trả nợ trong NSNN không đủ, vay để trả nợ gốc ngày càng tăng. Vay trả nợ gốc năm 2014 gần 80.000 tỉ đồng; năm 2015 là 130.000 tỉ tồng
Hơn nữa, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực.
Cuối cùng, Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần gây áp lực tăng nợ công.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn cho rằng, rủi ro vỡ nợ của Việt Nam là thấp. Bộ này lý giải, nợ vay trong nước (năm 2013 là 51%, năm 2014 là 54%) có tỷ trọng cao hơn nợ vay nước ngoài, có xu hướng tăng, tuy kỳ hạn nợ ngắn phải đảo nợ nhưng mức độ đảm bảo thanh toán cao.
Bên cạnh đó, nợ vay nước ngoài (năm 2013 là 49%, năm 2014 là 46%) có tỷ trọng thấp hơn nợ vay trong nước, có xu hướng giảm và mức độ rủi ro rất thấp so với tiêu chuẩn an toàn của IMF và WB. Bộ này cho rằng, rủi ro rút vốn của nợ nước ngoài rất thấp, nên an ninh tài chính quốc gia đảm bảo. Vì lẽ đó, bộ đề xuất ngưỡng nợ công phù hợp bình quân giai đoạn 2015-2020 là 68% GDP.
(Theo TBKTSG)
--------------

15 nhận xét:

  1. Phai noi chinh xac la: No cong da vuot GDP hon 66,4%
    Cu giau diem de tiep tuc vay, tiep tuc chia chac

    Trả lờiXóa
  2. khi nào 100% thi tính tiếp

    Trả lờiXóa
  3. Sự khác biệt giữa Kinh tế thị trường và 'Kinh tế thị trường định hướng XHCN' là Cơ quan thống kê trực thuộc CP. Nghĩa là : Số liệu thống kê được CP vẽ ra cho phù hợp với ý muốn của mình.

    Trả lờiXóa
  4. đảng biết cái vụ này rồi, đang chuẩn bị ra nghị quyết.
    Việc của dân đơn giản là đóng thuế và các loại lệ phí đầy đủ để chứng tỏ lòng yêu nước đầy đặn.

    Trả lờiXóa
  5. Ông tướng Thước phán : dự thảo BCCT này là được , chứ bất ổn CT như Thái lan kinh tế suy sụp lắm...Nhưng các nhà kint tế học đã tổng kết: 100 năm nữa mới kịp Thái, còn Cambod đã có mặt hơn ta như XK gạo...Két luận: khi cứ khư khư máy quan điểm cũ như BCCT thì chuẩn bị đi ăn mày là vừa, kể cả ông Thước ngoài 80!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bất ổn" con khỉ! Thái Lan vẫn đi lên lừng lững. Mấy người như ông Thước hãy thấm nhuần câu này của loài người:
      "Bạn lo sợ sự mất mát nếu thay đổi, mà không biết mình sẽ mất mát rất nhiều nếu không thay đổi!"

      Xóa
    2. Thông cảm cho ông Thước,ông ấy chỉ đọc báo đảng và nghe thông tin do ban tuyên giáo nhồi sọ thôi.
      Khoảng thập niên 90,mỗi lần thấy Đài Loan,Hàn Quốc có biểu tình,họp quốc hội tranh cãi nhau,thậm chí là đánh nhau,báo đảng tha hồ chế diễu,cười nhạo báng họ.Ban tuyên giáo thì lấy hình ảnh đó để nhồi sọ đảng viên,rằng thì là cntb nó thối tha như thế đấy,nó "bất ổn" như thế đấy.
      Bây giờ thì chính phủ đi năn nỉ họ cho dân VN qua ở đợ.
      "Ổn định" của đảng là rứa đó ông Thước ơi.

      Xóa
  6. Vì cha chu g mo ai khóc thêm vào lủ tham nhũng tràng lan trình độ Quản lí yếu kém lại còn buôn quan bán chức .ko ai chịu trách nhiệm Quyết ko từ chức cũng chẳng thằng nào cắt chức vì thằng nào cũng là Vua kể sao cho xiết thì đất nước ko ra nông nổi nầy mới là lạ Nhờ vậy có cơ hội Bằng mọi giá nó phải giử cái ghế như si h mệnh nó va truyền lại muôn nằm chứ có gì khó hiểu chứ thực hiện như phép nước thì thằng nào gành làm

    Trả lờiXóa
  7. Số liệu thống kê của "ĐẢNG TA" nó như "Án bỏ túi" (Giá trị ảo).
    Tất cả chỉ nhằm phục vụ: Nhóm lợi ích, lợi ích nhóm và chủ nghĩa thân hữu (!!!).

    Trả lờiXóa
  8. ĐCSVN cố giấu, cố tính điêu để ra vẻ ta "lãnh đạo tài tình". Thế giới biết thừa, nhưng cứ cho vay, để dùng nợ xiết cổ ĐCSVN khi cần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không. Thế giới thật thà không biết hết csVN đâu. Họ không thể tưởng tượng nổi có những người rất quái quỷ như vậy. Chỉ có nhân dân VN mới hiểu.

      Xóa
  9. http://news.zing.vn/Bac-si-benh-nhan-rong-ran-xach-can-kiem-nuoc-post584423.html#home_multimedia
    Đây là 1 bài viết, bên dưới có câu bình luận
    "Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex (Viwasupco) khẳng định: “Đến 1h sáng ngày 27/9, nước sạch đã được cấp trở lại cho người dân Hà Nội. Một số nơi chưa có là do các đơn vị cung cấp nước nhỏ lẻ chưa thực hiện đúng chủ trương".
    Nuôi những tay như thế này thì động vào cái gì cũng tốn hao chi phí và tổn hại tinh thần. Công việc không nắm bắt được nhưng trả lời toàn trên tinh thần đẩy trách nhiệm và đánh thái cực quyền rất giỏi. Vỡ ống nước 15 lần mà quy trình kiểm soát toàn cục cứ mãi tệ như vậy thì năng lực ở đâu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ vô địch Olympic Nói Phét đấy!

      Xóa
  10. Ông tướng Thước nầy lú lẫn nặng rồi các cụ! Xưa nay ngư dân có cần ai phải nuôi đâu, họ nuôi lại các ông thì có, tiền lương ông nhận là từ đâu ra, có phải từ 1 phần là từ ngư dân không? Con cá con tôm ông ăn hàng ngày từ đâu ra? Ông nầy tính hạ nhục 2tr ngư dân à? Nếu ngon lành thì ông nên hô quân đội, cảnh sát biển bảo vệ ngư dân cũng là bảo vệ đất nước thì hơn. Lú cũng vừa vừa thôi ông ơi.

    Trả lờiXóa