Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Còn bảo thủ, giáo điều thì đừng nói "đổi mới" !



Nếu không đổi mới, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa
Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, chúng ta đã, đang tụt hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu như không đổi mới.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê tại Hội thảo: "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035" mới đây có lẽ khiến tất cả những ai đón nhận thông tin đều cảm thấy buồn và lo.
Buồn vì theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tụt hậu với Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm. Còn theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 vừa được công bố, năng lực cạnh tranh của Việt nam cũng thấp hơn nhiều so với Thái lan, Indonesia.
Thực tế này cho thấy nếu không có những giải pháp thích hợp, thì nguy cơ tụt hậu của Việt nam so với khu vực sẽ càng lớn. Về đến vấn đề này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương trong chương trình Theo dòng thời sự, phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1).
Để đổi mới phải chống bảo thủ
PV: Ông nghĩ sao về những con số mà hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035" vừa mới đưa ra? Liệu có quá bi quan không khi nói rằng chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ rằng một mặt chúng ta phải hết sức trân trọng tất cả những thành quả, thành tích đã đạt được vì đó là công sức chung của nhân dân, của Đảng, Nhà nước, nhưng mặt khác phải có cách tiếp cận mới. Liệu có bi quan hay không nói rằng chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu?
Tôi nghĩ rằng nói vậy không có gì là bi quan. Không phải là nguy cơ tụt hậu mà chúng ta đã tụt hậu, chúng ta đang tụt hậu và chúng ta có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu như không đổi mới.
Chúng ta đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và việc này thể hiện trên nhiều mặt: năng xuất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp. Sau 30 năm, hàng công nghiệp để xuất khẩu, có uy tín trên thị trường quốc tế không đáng kể.
Chúng ta có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng sản phẩm thô về nông nghiệp của ta thấp hơn so với nhiều nước. Chúng ta chỉ có 70 triệu/ha giá trị sản phẩm, trong khi các nước đã có hàng mấy tỷ, có chỗ mấy chục tỷ rồi. Hay như chúng ta có thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cho tới giờ này vẫn rất ít, trong khi ở khu vực người ta hơn chúng ta hàng chục lần. Nợ nhiều, hiệu quả đầu tư thấp, chưa biết lấy nguồn tài chính ở đâu để trả nợ…Tất cả những vấn đề như vậy báo hiệu đã tụt hậu, đang tụt hậu và nguy cơ sẽ tụt hậu xa hơn.
PV: Thời điểm năm 1986, nước ta cũng đã gặp rất nhiều khó khăn và nhờ quyết tâm Đổi mới mà đất nước đã phát triển. Nhìn lại công cuộc Đổi mới, không thể phủ nhận Việt Nam đã có một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong suốt gần 30 năm qua. Trong 20 năm đầu đổi mới, chúng ta đã đạt tới 8 - 9% tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng 10 năm qua chỉ đạt 5-6%, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng phát triển của đất nước. Tại sao lại có sự chững lại như vậy trong khi lẽ ra nước ta đã phải phát triển ở một tốc độ cao hơn, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: 20 năm đầu chúng ta đã đạt được khá nhiều thành tích. Nói khá nhiều là đúng chứ không phải cao lắm, bởi vì có nhiều nước đạt trên 10%, GDP tăng, trong khi chúng ta đạt 8-9%. Đúng là như vậy, điều đó đã làm cho đất nước thay đổi nhiều mặt, nhưng 10 năm sau lại chững lại. Nguyên nhân của câu chuyện này, theo tôi cũng có một phần khách quan do tình hình thế giới khủng hoảng, song chủ yếu vẫn là do chúng ta chậm chạp, dập dừng trong đổi mới.
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng,
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương 
(Ảnh: Lê Anh Dũng/Vietnamnet)
Chúng ta chưa đổi mới một cách mạnh mẽ tiếp theo những động lực cũ của 20 năm trước, nhiều cái đã hết tác dụng thì cần tạo ra những động lực mới tiếp tục phát triển mạnh hơn. Có những cơ chế phát huy tác dụng trong một thời gian nhất định. Trước đây chúng ta tập trung phát triển theo chiều rộng, bây giờ là phát triển theo chiều sâu. Chính vì vậy, phải có những cơ chế phù hợp với nó, trong khi quá trình đổi mới chưa được khẩn trương, mạnh mẽ, còn chậm chạp, dập dừng.
Việc lựa chọn cách ưu tiên ngành và sản phẩm để phát triển cũng không phải được chúng ta lựa chọn đúng và tốt. Nhân lực chất lượng cao thiếu, nền giáo dục yếu, quản trị quốc gia vẫn còn nhiều mặt yếu… tất cả những việc đó làm chậm lại.
PV: Trong một hội thảo mới đây, một chuyên gia kinh tế đã dẫn lại lời của các chuyên gia kinh tế nước ngoài nói một cách hài hước nhưng cũng rất chua chát rằng “Việt Nam là một quốc gia không chịu phát triển”. Sự “không chịu phát triển” ở đây nằm ở rất nhiều yếu tố, buộc chúng ta phải nhận diện những yếu kém đặt ra. Khi nói tới câu chuyện cần phải Đổi mới tư duy lần 2, chúng ta cũng sẽ phải tính tới chuyện xoá bỏ lực cản tồn tại từ rất lâu; bóc tách riêng rẽ những hạn chế để tìm ra một giải pháp thích hợp. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Đúng là không phải dễ dàng nhưng cũng không phải đến nỗi quá khó. Bản thân cuộc sống luôn đặt cho chúng ta những câu hỏi rắc rối, phức tạp nhưng bản thân cuộc sống luôn luôn manh nha câu trả lời trong thực tế. Hãy lắng nghe thực tế, lắng nghe nhân dân rồi sẽ có câu trả lời.
Từ trước đến nay, mỗi lần Đảng yêu cầu nhân dân, cán bộ đảng viên phải nói thẳng, nói thật. Những lúc khó khăn Đảng lắng nghe nhân dân thì đều có cách giải quyết. Nhân dân ta cũng thông minh lắm, vì vậy cứ thảo luận kỹ để tìm nguyên nhân và giải pháp thì nhất định sẽ có cách giải quyết vấn đề.
PV: Nếu đi trên con đường Đổi mới, quyết tâm Đổi mới dư duy điều hành, quản lý thì có lẽ chúng ta sẽ gặp khá nhiều thách thức. Chúng ta sẽ phải đổi mặt với những thách thức đó như thế nào và giải quyết nó ra sao, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Để đổi mới thì chúng ta phải vượt qua thách thức. Thứ nhất là chúng ta đã nhìn thấy tình hình rõ chưa? Tôi nghĩ nhiều người đã nhìn thấy tình hình nhưng không phải tất cả đã nhìn thấy. Và nhìn thấy rồi có dám đương đầu, có dám đối mặt với nó để giải quyết không hay lảng tránh, hay vì các lẽ khác?
Để đổi mới phải chống bảo thủ, vượt qua được tư tưởng bảo thủ vì có những thứ đã thành thói quen, thành sức ì, có những cái do tư duy thiển cận không theo kịp những bước tiến mới của tình hình đất nước và của thời đại. Do đó phải đổi mới mạnh mẽ, bắt đầu từ tư duy.
Yếu tố con người là quyết định nhất
PV: Ông cũng đã từng trả lời báo chí rằng để xoá bỏ lực cản tạo ra những động lực mới về tư duy, chúng ta phải chống được tham nhũng, “lợi ích nhóm” và chống lối tư duy bảo thủ. Vì sao ông lại đưa ra quan điểm này?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Cho tới bây giờ tôi vẫn bảo lưu quan điểm này. Trong các nguy cơ thì nguy cơ lớn nhất thuộc về lợi ích nhóm. Còn trong các giải pháp, giải pháp lớn nhất thuộc về đổi mới căn bản, mạnh mẽ.
Đổi mới thì mới giải quyết căn bản tình hình lợi ích nhóm. Nếu không đổi mới, không có những cơ chế mới mà cứ giải quyết từng vụ việc thì cứ bị động. Phải có tư duy đổi mới để trên cơ sở đó đổi mới cơ chế quản lý.
PV: Các nước phát triển nhanh hơn ta có lẽ một phần là họ triển khai tư duy Đổi mới nhanh hơn. Mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng có những điều chúng ta phải học họ, rút kinh nghiệm từ các nước để áp dụng vào môi trường Việt Nam. Ông nghĩ gì về câu chuyện này?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Chúng ta hoàn toàn có thể học được những kinh nghiệm của các nước. Nhiều nước đi trước và đã trở thành nước phát triển. Còn chúng ta chưa phát triển và hoàn toàn có thể nghiên cứu kinh nghiệm của họ để học tập, vận dụng một cách phù hợp với tình hình của nước ta.
PV: Có nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chúng ta chậm chạp trong Đổi mới, và thiếu một sự nhanh nhạy trong tư duy điều hành và quản lý. Như một số Tổng công ty rất lớn, Tập đoàn kinh tế các ngành rất lớn như Điện lực, Bưu chính Viễn thông, trước khia trực thuộc các Bộ quản lý, rồisau đó trực tiếp chịu sự quản lý trực thuộc Chính phủ, nay lại chuyển cho các Bộ quản lý. Nó cho thấy chúng ta có một sự lúng túng không nhỏ trong tư duy điều hành. Và đây không phải là một chuyện đơn lẻ. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Tôi cũng nghĩ như vậy. Trong quản lý có nhiều mặt chúng ta còn chậm, lạc hậu và cần phải nghiên cứu nghiêm túc câu chuyện này. Ngay cả việc lúc trực thuộc chỗ này, mai trực thuộc chỗ kia… bản thân việc đó đã thể hiện sự lúng túng. Đến giờ này, tôi cũng không hiểu tại sao cứ phải trực thuộc các cơ quan hành chính, trong khi đã nhiều lần chúng ta nói đến chuyện tách ra giữa quản lý nhà nước với quản trị của các doanh nghiệp, các tập đoàn.
PV: Từ lần Đổi mới đầu tiên năm 1986 cho đến thời điểm hiện nay, có thể thấy rõ yếu tố con người, đặc biệt là vai trò của những người đứng đầu là đặc biệt quan trọng. Yếu tố này sẽ quyết định sự thành bại của chúng ta thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Yếu tố con người là quyết định nhất, vì có con người thì sẽ có tất cả. Và trong những con người ấy, người lãnh đạo có vị trí quan trọng nhất. Và sự thay đổi tư duy, quyết tâm, tâm huyết trong sáng, gương mẫu của những người lãnh đạo có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.
Cũng phải nói thêm rằng, trách nhiệm của mọi người, của tất cả cán bộ đảng viên, của nhân dân cũng hết sức quan trọng. Vì khi một vài người nói, lãnh đạo chưa nghe nhưng vạn người nói thì lãnh đạo sẽ nghe. Do vậy, phải có trách nhiệm của tập thể, của cộng đồng chứ không phải riêng của lãnh đạo, song các vị lãnh đạo ở vị trí quan trọng nhất, chịu trách nhiệm lớn nhất.
Tất cả người dân Việt Nam dù ở cương vị, lĩnh vực nào hãy tha thiết và quyết tâm đổi mới để đất nước tiến lên. Bởi vì chúng ta hoàn toàn có khả năng thúc đẩy đất nước ta trở thành một nước phát triển, miễn là làm đúng và tâm huyết.
Dân tộc ta có truyền thống khi gặp khó khăn thì biết vượt qua. Đảng ta cũng có truyền thống khi gặp khó khăn biết nghe nhân dân. Tôi tin chúng ta sẽ vượt qua, không lẽ lại chịu thất bại.
PV: Xin cảm ơn ông./.
PV/VOV
-----------

32 nhận xét:

  1. => Còn bảo thủ, còn giáo điều thì - đến chỗ chết chứ còn "đỏi mới" gì nữa chứ ! nhất là những GIÁO ĐIỀU đó cũ như trái đất,đã bị nhân loại vứt vào sọt từ lâu rồi !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không phải là "bảo thủ giáo điều" và cũng chưa bao giờ có "đổi mới" và chưa bao giờ thực có chủ trương "đổi mới" mà luôn luôn ngoan cố để duy trì quyền lực quyền lợi bất chính bằng điều 4 của đảng chó sói sinh ra.

      Xóa
    2. không phải là bảo thủ mà là ngoan cố
      không phải là giáo điều mà là lừa bịp ngu dốt
      đổi mới của đảng là làm trò mèo để mị dân chứ đổi cái con khỉ gì? trọng lú đã nói rồi "đánh chuột cấm được làm vỡ bình"-là cái nơi để đảng viên núp vào đó mà ăn bám, tham nhũng và bóc lột dân tộc

      Xóa
  2. Với tư cách là Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo Trung Ương, điều đầu tiên mà ông Vũ Ngọc Hoàng cần đổi mới là GIẢI TÁN BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG , vì đó chính là nơi đưa ra những chính sách lạc hậu, bảo thủ và tiêu cực nhất

    Trả lờiXóa
  3. Cái nguy hiểm của ta là có nhiều cán bộ có tầm nhìn thấp kém và học vẹt, sự hiểu biết nông cạn nhưng vẫn bảo thủ nhưng lại ngụy biện là không bảo thủ. Đã là kinh tế thị trường thì không phải XHCN, nhưng vẫn cố gắn cái đuôi là "định hướng XHCN". Nó giống như Nàng tiên cá mà lại thích sống trên mặt đất vậy. Xóa bỏ bóc lột trong nước nhưng lại mời nước ngoài đến bóc lột, rồi xuất khẩu lao động đi nước ngoài để quốc tế bóc lột...thật ngược đời.
    Cái đuôi định hướng này do TQ sáng chế nhưng TQ nói và làm không giống nhau, còn ta thì nói vậy nhưng làm khác đi thì sợ TQ phê phán chăng???

    Trả lờiXóa
  4. Còn bảo thủ, giáo điều thì luôn "đổi mới" (kiểu thay quần áo), đừng nói "Thay đổi!" (thay nhà lụp sụp bằng lâu đài)) thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Vũ ngọc Hoàng nói đúng nhưng chưa dám nói rõ. Dân ta chiệu khó khổ thì rỏ Còn nói Đãng ta luc khó khăn thì biết nghe Dân ông biết nhưng chỉ nói vuốt thôi chứ Đãng là vua mà coi thằng dân như cóc ghẻ .dân yêu cầu kiến nghị .chắc ông biết Quá rỏ để đó mà đảng nghe Đảng chỉ nghe TQ thôi phải ko Ông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quét vôi vào ngôi nhà sắp sụp vì mục nát liệu có làm cho ngôi nhà ấy khỏi sụp không? Việc quét vôi ấy là đổi mới theo quan điểm của ông Hoàng và đảng csVN đấy.

      Xóa
    2. Tay Hoàng nó biết, nhưng nó cứ loanh quanh chối tội bằng cách nêu những biểu hiện khốn nạn của đảng, chứ thằng cháu tôi học lớp 7 nó còn biết rằng các ông ấy nêu hiện tượng để mọi người bớt chửi, chứ có vạch ra nguyên căn cái hiện tượng đó do đâu mà sinh ra đâu, cái Nguyên nhân thì mới là cái cần vạch ra và phải diệt tiệt nọc.

      Xóa
  6. ĐINH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ GÌ?
    Ông Vũ Ngọc Hoàng có hiểu không?
    Nếu ông hiểu thì ông không bao giờ mong nó đổi mới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Định hướng XHCN là lừa bịp dối trá, Kiên định con đường cs là ngoan cố chống lại dân tộc đấy ông Hoàng ạ.
      https://anhbasam.wordpress.com/2013/08/15/lua-dao-phan-boi-kien-dinh-va-gi-nua/

      Xóa
  7. Có cảm giác như đảng đẩy ông Hoàng ra để câu giờ thì phải.
    Có lẻ đảng đang sai ông ta tiêm thuốc giảm đau cho dư luận nhằm kéo dài sự sống cho đảng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yes... Là điệp dziên hai mang chăng?

      Xóa
    2. Vũ Ngọc Hoàng đem thuốc giảm đau ra bôi vào vết đau của người dân chứ có bao giờ giải quyết những cái "bảo thủ giáo điều" ấy bằng giữ độc đảng toàn trị được không?
      Bảo thủ giáo điều là vì nó độc đảng toàn trị, chứ nếu đa đảng thì cụ nội thằng tổng bí thư cũng đéo dám bảo thủ ráo điều.
      Bản chất của đảng cs là cướp quyền và giữ quyền bằng con đường bạo lực áp đặt bất chính, thì việc "bảo thủ giáo điều" chỉ là cái hiện tượng bên ngoài để duy trì quyền lực bất chính đó bằng áp đặt và ngoan cố đấy mà thôi.

      Xóa
  8. '..Vì khi một vài người nói, lãnh đạo chưa nghe nhưng vạn người nói thì lãnh đạo sẽ nghe. "
    Nghe cái con từu !
    Ở những nước tự do dân chủ, lãnh đạo là do dân bầu lên qua lá phiếu, vì vậy họ phải nghe lời người dân, nếu không người dân sẽ không bầu cho họ trong lần tới.
    Còn ở nhà sản, lãnh đạo không do người dân trực tiếp bầu nên, mà do phe nhóm. Nên họ chỉ cần biết đến lợi ích của phe nhóm là đủ.
    Nhân dân chỉ là những con từu ! Chấm hết .

    Trả lờiXóa
  9. "Vì khi một vài người nói, lãnh đạo chưa nghe nhưng vạn người nói thì lãnh đạo sẽ nghe."

    ông hoàng đã nói rõ rôì nhé ....toàn dân đứng dâỵ thì mới đạp đổ được đảng trị độc tài ngu dốt

    Trả lờiXóa
  10. ông vân còn không thấy cội gốc căn nguyên của mọi lỗi lầm là cái chủ nghĩ không biết ở đâu do đảng tham nhũng của ông vịn vào để độc tài lãnh đạo thì .... chả làm được gi hết

    Trả lờiXóa
  11. "Hãy lắng nghe thực tế, lắng nghe nhân dân rồi sẽ có câu trả lời".
    Lắng nghe rồi, trả lời rồi. Câu trả lời từ năm ngoái năm xưa là "...thế là suy thoái chứ còn gì nữa....". Chả cần đến ông bàn đến nữa đâu. Còn bới ra mà ngửi!

    Trả lờiXóa
  12. Chuyện Đông Âu : Có đám Digan đi ngoài đường , một bà gọi và nói : Có việc cho các anh kiếm tiền đấy .
    - Bọn tôi vừa bán quả óc chó , có tiền rồi , không cần việc nữa .
    Được ít bữa , trời lạnh tuyết rơi lại vác bát sang nhà bà xin bột mỳ , bà rủa : Mẹ kiếp cái bọn Sigani , cứ có cái gì đút đầy bụng là chúng nó dừng . . . . " đổi mới tư duy " ngay lập tức !

    Trả lờiXóa
  13. Như Ba Lan,Tiệp khắc,Ru-ma-ni ...,phải hủy bỏ hoàn toàn,vì chủ thuyết cộng sản không phải của loài người !

    Trả lờiXóa
  14. Các nước phát triển họ đổi mới vì đa đảng , bắt buộc phải xoay chuyển nhanh không thì đảng đối lập nó cho nghỉ. Vn cứ nhất định không chịu đa đảng thì đổi mới thế nào được? Làm gì có đông lực mà đổi mới , nếu có chỉ mang tính hình thức không căn bản.

    Trả lờiXóa
  15. Tớ đề nghị mình làm như kỳ trước, tức là vừa kiếm cách nới dây trói & leo rào vừa ca tụng những người đã trói và lập ra rào cản .

    Như vậy mới đúng điệu .

    Trả lờiXóa
  16. Cơ bản là có điều kiện tham nhũng thoải mái, thì chỉ lấy "đổi mới" ra mà mắt cử tri. Sợ việc "thay đổi", khi đó bất tài vô dụng chỉ có nước đi ăn xin!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ đã vơ vét kiếm được đầy két rồi, đất đai nhà cửa nhiều rồi, lo gì đi ăn xin? chỉ có người bị mất đất, mất việc làm vì họ thì mới khổ thôi.

      Xóa
  17. đổi cái gì để lấy cái gì?
    Trong các phát biểu của các lãnh đạo, tin tức trên truyền thông nhà nước đều cho thấy dưới sự lãnh đạo tài tình sang suốt của đảng cộng sản mỗi năm Việt Nam lại nhảy vọt về phía trước một bước, đến nay thảy đã là 70 bươc, trong đó 40 bước gần đây là những bước vĩ đại.
    Việt Nam đang đi đúng hướng (dĩ nhiên rồi vì người cầm lái không thần kinh cũng không khùng điên mà là thiên tài giỏi nhất vũ trụ) an ninh quốc phòng được giữ vững, kinh tế phát triển vũ bão, xã hội ngày một văn minh, tệ nan đây đó chỉ là tàn dư của chế độ cũ, cố lên, gần đến Thiên đường rồi... , tóm lại : tất cà đều sán lạn không tả nổi.
    Bây giờ có ông to ở Quốc Hội hẳn hòi lại bảo hoặc là mở cửa (đổi mới) hoặc là chết???
    Xin hỏi, trước đến nay đảng dẫn dắt dân ta đến chỗ chết hay sao mà phải đổ mới ?
    Thế thì nội dung các đít cua của các vị lãnh đạo trước tới nay đều là xạo hết à???

    Trả lờiXóa
  18. Cứ để cho cs VN bảo thủ với mớ lý luận Mác -Lê nin giáo điều, xáo rỗng lãnh đạo đất nước này . Có khi 5-10 năm nữa dân Hàn quốc , Singapo , Mailaia lại sang làm osin cho dân VN ta !

    Trả lờiXóa
  19. Việt Nam có gì khác Tq, từ chức vụ, trang phục quần áo lính đến cơ cấu chính quyền, có cảm giác Việt Nam như là một tỉnh của Tq, vậy thoát trung kiểu gì

    Trả lờiXóa
  20. Lúc khó khăn -sắp chết lại nịnh Dân, giờ chúng lại câu giờ bằng bài cũ soạn lại'' dễ trăm lần k dân cũng chịu .khó vạn lần dân liệu cũng xong''
    NL

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, khi thì tự sướng kể "Công" khi thì câu giờ ve vãn dân chúng bằng đưa ra những hiện tượng này khác, đố thằng ủy viên bộ cầu tiêu, ban chuyên láo nào dám chỉ thẳng ra: tại vì đảng đẻ ra điều 4 độc tài để tham nhũng bán nước, để ngồi lên đầu dân tộc. Tại vì đảng cướp quyền bằng bạo lực bắn giết mà không qua bầu cử của dân và thi tài tranh ứng cử với các đảng phái khác; tại vì đảng dùng bạo lực áp đặt xiềng xích người dân để giữ quyền "lãnh đạo nhà nước và xã hội"tuyệt đối và toàn diện"
      Một đảng bố láo ăn cắp, một đảng lừa bịp ăn cướp như thế, một đảng côn đồ như thế thì làm sao hy vọng chúng văn minh tiến bộ được?
      "cs không thể sửa chữa, nó chỉ có thể đập bỏ"- tổng thống Nga Boris Ensin.
      cộng sản chỉ có đập chết ăn thịt.

      Xóa
  21. Rõ như ban ngay 1+1 =2 người dân ai cũng nhìn biết . Chính lãnh đạo đảng cs VN cũng biết là ccnxh là ngu dai . Nhưng họ không muốn thay đồi vì họ đang sống sung sướng {đang ở thiên đàng xhcn} chỉ tội cho tầng lớp cần lao thôi !

    Trả lờiXóa
  22. Nói tóm lại,chủ thuyết cộng sản 100% không phải của loài người !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "cs là thiên đường của một số người, nhưng nó là địa ngục với tất cả những người còn lại"-Victo Huygo

      Xóa