Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình

* Ts. VŨ CAO PHAN
Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.

Tổng thống Mỹ nói với ông Tập hôm 25/9: "Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn" và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau này.
Những dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.
Tôi tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được đề xuất một số ý kiến.
Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
Ta nói, ta nghe?
Tranh chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng điều này, Trung Quốc càng như vậy.
Khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói, Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)
Không thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền, chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong thì đến đời cháu, đời cháu không...”, đại loại là như vậy.
Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thần.
Không thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận), mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)
Những việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực - như Mỹ chẳng hạn - một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà thôi.
Mũi tên nhiều hướng
Và tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ, sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc trước hết về khái niệm 'sách lược' ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán, không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).
Hiểu đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng 'sách lược'.
Trở lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương - 981 năm 2014 (nhấn mạnh vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.
Việc mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.
Nhưng Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này. Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.
Tiêu chuẩn kép TQ
Trung Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.
Việt Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề này.
Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự tranh chấp.
Sự từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở trên).
Chúng tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng thêm.
Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào quy hoạch biển của mình?
Kiến nghị, hiến kế
Vậy xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”, “láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường hô lên.
Sau đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên, trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù có khiên cưỡng chăng nữa.
Mặt khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.
Việc đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên. Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.
Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa hai nước.
Rất nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này trong những phiên họp thường kỳ.
Tóm lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.
V.C.P ( nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung - Việt, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung)/BBC
----------------

6 nhận xét:

  1. lương tâm thời đạilúc 17:26 27 tháng 9, 2015

    Với một thằng lỳ lợm khốn nạn quen lấy thịt đè người thì không có lịch sự gì cả.
    Chỉ tiếc bọn chóp bu ĐCSVN cũng khốn nạn và hèn hạ hết chỗ nói.
    Vậy dân ta chỉ còn một cách lựa chọn :
    DẸP THÙ TRONG .
    ĐÁNH GIẶC NGOÀI
    Cùng lúc, ngay tức khắc.

    Trả lờiXóa


  2. Gởi Chú cựu Tổng thư ký, Phó Chủ tịT Hội hữu nghi (CÓ NGHI) Việt - Trung
    ********************************


    http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/05/16-chu-vang-va-4-tot.jpg



    Ðừng nghe những gì Tập Đa Đa ''sủa'' (1)
    Mà hãy nhìn kỹ những gì Tập Đại Ca làm !
    Tập Tành Tành đã ''sủa'' rõ cứng như Cua (2)
    ''Từ xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Ngô Cẩu
    Theo bằng chứng lịch sử - luật pháp '' nghe chưa
    Dám nhận Trường Sa bằng gian dối trắng trợn
    Khựa cưỡng chiếm Hoàng Sa ai cũng biết thừa
    Ngụy quyền Hà Nội dám đưa Tàu ra Tòa Quốc tế ?
    Chắc Chệt thua kiện lũ đá cá lăn dưa !
    Cứ nốc Trà Ô Long đi Hội Hữu nghi Trung-Vịt
    Tàu thịt bọn vịt gian bưng bô hảo lớ dạ.. .. thưa

    http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/05/babui_25052014.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    (1) ''sủa'' = nói

    Nỉ huây ''sủa'' tung của hoa ? Bạn có biết NÓi (''sủa'') tiếng TÀU ?


    (2)

    ''Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng
    lịch sử và luật pháp ..

    ²
    Việc xây dựng và tu bổ những tiện nghi trên một số đảo và đá san hô có đóng
    quân trong quần đảo Nam Sa không nhằm gây ảnh hưởng hoặc nhắm vào một
    quốc gia nào cả,... Các cơ sở này dựng lên để cải thiện điều kiện sống và làm
    việc của các nhân viên hàng hải người Trung Hoa, cung cấp các dịch vụ và tiện
    ích công cộng cho cộng đồng quốc tế, và bảo vệ an ninh cùng quyền tự do hải
    hành trong biển Nam Trung Hoa tốt đẹp hơn.''

    Tập Cận Bình trả lời nhật báo Wall Street Journal
    ( Chú Vũ Cao Phan : RÕ NHƯ BAN NGÀY chưa kể là TRẮN TRỢN LỪA DỐI còn gì nữa mà
    NGHIÊ...g với kứu !!)


    Trả lờiXóa
  3. Các bác nên làm sao để 2 đảng Cộng sản sáp nhập càng sớm càng tốt . Lúc đó dân Việt mới được hưởng đầy đủ quy chế công dân Xã Hội Chủ Nghĩa, thay vì phó thường dân như bây giờ . 2 đảng sáp nhập thì biển nào cũng là của ta, dân Việt có thể lên tới tận gần Nhật để khai thác King Crabs mà không sợ nhũng nhiễu . Thái Lan cũng không còn dám khinh thường nữa .

    2 đảng sáp nhập có nhiều cái lợi lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hoi toan dan viet nam day long yeu nuoc trieu tap hoi nghi dien hong

      Xóa
    2. Lúc đó gái Việt sẽ đi làm điếm khắp trung cuốc mà không cần thông qua tay bọn buôn người !
      Sướng nhẩy !

      Xóa
  4. hay trieu tap hoi nghi dien hong lan thu hai

    Trả lờiXóa