Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Còn hơn 1,3 triệu người mù chữ, Bộ GD-ĐT nói gì?

Sau 70 năm kể từ ngày Chính phủ ban hành sách lệnh về Bình dân học vụ (ngày 8/9/1945), hiện nay cả nước còn trên 2% dân số mù chữ. Bộ GD-ĐT bắt đầu áp dụng CNTT vào quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Còn hơn 1,3 triệu người mù chữ, Bộ GD-ĐT nói gì?
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, tỉ lệ biết chữ độ tuổi từ 15 - 35 của toàn quốc là 98,69%; số người trong độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,73%.
Trung bình mỗi năm cả nước huy động được khoảng 35.000 người theo học các lớp xóa mù chữ, khoảng 22.000 người học theo học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, 13 triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong các trung tâm học tập cộng đồng để duy trì, củng cố kết quả xóa mù chữ.
Năm học 2014 - 2015 cả nước có 27.512 người học xóa mù chữ và 12.867 người học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, hơn 18 triệu lượt người học tại các Trung tâm học tập cộng đồng.
Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD-ĐT, cho biết: Tỉ lệ huy động người học xóa mù chữ bình quân là 2,77%, năm học 2014 - 2015 là 2,09%, cụ thể là có 27.512 người học xóa mù chữ/ 1.318.402 người mù chữ.
Theo ông Hinh, hiện nay công tác xóa mù chữ đang có những tồn tại và hạn chế như một số địa phương chưa nhận thấy rõ được ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển chung của cả cộng đồng. Sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và ngành giáo dục ở địa phương đối với công tác xóa mù chữ không còn ráo riết, quyết liệt như trước… Số lượng người theo học các lớp xóa mù chữ còn rất ít so với số người còn mù chữ.
“Hiện việc vận động bà con tham gia công tác xóa mù chữ và duy trì sĩ số lớp học là công việc khó khăn nhất. Nguyên nhân là do người mù chữ chủ yếu là người lớn tuổi, người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các vùng sâu xa nên ngại đi học. Có thể nói, trước đây vận động 10 người tới các lớp xóa mù chữ còn dễ hơn hiện nay vận động một người” – ông Hinh so sánh.
U.40 – U.50 theo học chương trình lớp 2
tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Ảnh: Đăng Khoa)
“Hơn nữa, hầu hết người mù chữ lại thuộc các hộ nghèo, đời sống kinh tế rất khó khăn, do đó lao động để kiếm sống đối với họ cấp bách hơn đi học xóa mù chữ. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi biết chữ lại không có hoặc ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt nên rất dễ tái mù chữ”.
“Mặc dù vậy, nếu so sánh với con số chung trên thế giới mà UNESCO đưa ra - 800 triệu người mù chữ trên toàn cầu - thì chúng ta đã đạt được kết quả rất tốt trong công tác xóa mù chữ”.
“Từ năm 2014, chúng ta vẫn tiếp tục tăng chuẩn công nhận xóa mù chữ đối với cả cá nhân và địa phương, để chống tình trạng chủ quan, lơ là và cũng để các cá nhân, dịa phương phấn đấu, quyết tâm đạt kết quả cao hơn, bền vững hơn”.
Bộ GD-ĐT làm khó các trường?
Đây là nhận định của một thành viên tham gia diễn đàn về giáo dục. Theo thành viên này, hàng năm các nhà trường đều phải thực hiện công tác phổ cập, xóa mù chữ. Việc hoàn thiện hồ sơ là lên được thống kê kết quả, một công việc mà các nhà trường cũng đã làm rất ổn định từ nhiều năm.
Nhưng từ năm học 2014-2015, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các đơn vị thực hiện việc nhập dữ liệu trên phần mềm online tại http://pcgd.moet.gov.vn. Và ngay đầu năm học 2015 - 2016, Bộ đã có công văn yêu cầu các đơn vị bắt buộc phải nhập dữ liệu vào phần mềm online nói trên.
Một lớp học xóa mù chữ ở Quảng Ninh 
Thành viên này nhận định “Sự phiền toái của phần mềm trên gây ra cho các đơn vị là rất lớn. Cụ thể là: Số lượng đơn vị phải sử dụng lớn. Việc nhập dữ liệu rất khó cho người sử dụng, ví như việc tra mã các trường đã rất khó khăn. Không đối chiếu được trẻ đang học ở nơi khác, vì nơi khác không có trách nhiệm phải trả lời và thời điểm các đơn vị làm là khác nhau. Đặc biệt là thường xuyên không truy cập được, hoặc rất chậm… Một số khó khăn đó đã làm cho người dùng mất rất nhiều thời gian, số liệu thiếu chính xác, gây bức xúc cho các đơn vị”.
“Khi kiểm tra công nhận kết quả phổ cập là trên hồ sơ gốc là Sổ điều tra và Thống kê kết quả chứ không phải kiểm tra trên phần mềm, nên thiết nghĩ Bộ giao quyền tự chủ cho các đơn vị, để các đơn vị chủ động lựa chọn cách làm đảm bảo chính xác, khoa học và giảm tải công việc cho đội ngũ làm công tác phổ cập” – vị này đề xuất.
Trước những ý kiến này, ông Nguyễn Công Hinh cho biết khi trang web để cập nhật dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới ra mắt đúng là có hiện tượng bị nghẽn. “Bởi vì có nhiều người cùng lúc truy cập để cập nhật. Tuy nhiên, hiện tại đường truyền đã được nâng cấp. Sau thời gian cấp tập lúc đầu, đến nay các đơn vị cũng đã thực hiện giãn ra, không làm đồng loạt như trước nên trang web vận hành ổn định”.
Theo ông Hinh, “Nhập dữ liệu phổ cập, xóa mù chữ là công việc mới. Với hơn 11 nghìn xã trong cả nước, mỗi xã từ vài nghìn tới cả chục nghìn người, đương nhiên những người thực hiện lúc đầu chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nên chúng tôi không quá thúc ép. Tuy nhiên, các giáo viên, cán bộ chuyên trách sẽ chỉ vất vả thời gian đầu. Sau này, việc áp dụng CNTT vào quản lý sẽ khiến công việc của họ rất nhanh và nhàn”.
“Đương nhiên việc kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ không thể căn cứ vào phần mềm” – ông Hinh khẳng định. “Tuy nhiên, nếu như trước đây từ xã báo cáo lên cấp trên chỉ là số liệu trên văn bản, còn sổ theo dõi, hồ sơ đều nằm ở xã. Nhưng nay, với CNTT, các cơ quan quản lý theo dõi sẽ thuận tiện hơn. Quản lý trên phần mềm chúng tôi sẽ biết được các xã có làm nghiêm túc, chính xác, có cập nhật đều đặn không...
Còn nói về việc có ý kiến bảo là không đối chiếu được trẻ đang học ở nơi khác, thì đó là do chưa biết cách đối chiếu, vì nếu có tài khoản là có thể xem được thông tin của các đơn vị khác” - ông Hinh hồi đáp.
Ngân Anh/VnN
-----------

15 nhận xét:

  1. Ai chưa biết chử thì học để biết chưởi .
    Còn ai đã sáng mắt sáng lòng thì không cần học cũng biết chưởi .

    Trả lờiXóa
  2. Đơn giản nhất, nhanh nhất: Lôi cổ tất cả lũ lãnh dạo Bộ GD từ 1975 đến nay tham lam, quan liêu, vô trách nhiệm, ngu dốt...Hô: "Nhằm thẳng lũ ăn hại này: Bắn" Đoàng...đoàng...! Xong!

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị đảng và nhà nước cho những người mù chử đến ngắm các tượng đài,bảo tàng cho họ sáng mắt,sáng lòng mà quên đi chuyện mù chử.
    Việc này chắc là không khó vì tượng đài,bảo tàng mọc nhan nhản,đâu cũng có,cái nào cũng hoành tráng,nguy nga.

    Trả lờiXóa
  4. Biện pháp của Lệ Thuỷ 12:28 Ngày 13 tháng 09 năm 2015 là một biện pháp XÓA MÙ hay (!). Vì: Dưới sự lãnh đạo của ĐẢNG TA 70 năm đến nay Nền giáo dục của chúng ta chỉ còn Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu nội dung giáo dục thôi, Chứ các "ĐỀ TÀI KHOA HỌC" của các GS, TS về GD Tại Bộ GD, Ban Tuyên giáo Tw có mà đầy (Thiếu kho chứa - phải nhờ đòng nát dùng). Vậy: "Đề nghị đảng và nhà nước cho những người mù chử đến ngắm các tượng đài,bảo tàng cho họ sáng mắt,sáng lòng ..." Đẻ khỏi mù chữ (!!!). Hay...Thật hay.

    Trả lờiXóa
  5. Có tác dụng phụ (tích cực) là người mù chữ đỡ phải đọc những ý kiến đần độn của các DLV! Như vậy họ khỏi lăn tăn, bực mình. He he!

    Trả lờiXóa
  6. Có một đ/c UV BCT đi thăm đâu, hội nghị nào khi lên phát biểu cũng có tờ giấy đánh máy sẵn, hoặc chưa kịp chuẩn bị trước khi đi thì thư kí viết tay đưa đồng chí đọc. Đảng cứ hô hào sử dụng hiền tài, trình độ như đ/c đó thì biết ai tài mà sử dụng? 1,3 triệu ông/bà chủ mù chữ, 1/16 ông/bà đầy tớ - UVBCT đọc không thông viết không thạo. Như vậy, cần phải nghiêm túc kiểm điểm trong đại hội XII là tại sao cả dân trí thấp và cả đảng trí đều thấp?

    Trả lờiXóa
  7. Thống kê mới đây của nước Đức cho biết ở Đức chính thức có hơn 7,5 triệu người không biết đọc và viết !
    Vì người ta biết kính trọng sự thật nên đất nước của người ta mới tiến bộ và văn minh. Còn ở VN chỉ có bấy nhiêu người không biết đọc và viết thì con nít nó cũng không thể nào tin được. Cái tính lừa láo này sao quen thuộc quá !

    Trả lờiXóa
  8. "có hơn 7,5 triệu người không biết đọc và viết" - theo báo An Ninh Thủ Đô (?!)
    Trong khi đó theo Wikipedia:
    "Hệ thống giáo dục thuộc về trách nhiệm của từng tiểu bang ở Đức, nhưng được phối hợp qua hội nghị liên bang của các bộ trưởng văn hóa.
    Tùy theo tiểu bang, tất cả trẻ em đều CÓ NGHĨA VỤ phải học từ 9 đến 12 năm. Trong khi ở một số bang chương trình phổ thông chỉ kéo dài 12 năm, thì ở các bang khác tới những 13 năm."
    Học 1. 2 năm là trẻ em biết chữ rồi.
    Đừng nghe việc bóp méo thông tin của "ai đó"!

    Trả lờiXóa
  9. Xin đừng tiếp tục lừa láo thiên hạ tiếp nhé Nặc danh 11:00 !
    Quý vị cứ cập nhật cái địa chỉ dưới đây của tờ báo lớn Die Zeit ở Đức ngày 14-5-2015 thì quý vị sẽ rõ đâu là sự thật !!!!!

    www.zeit.de/gesellschaft/2011-02/bildung-analphabetismus-studie

    Tôi rất buồn về những lời lẽ của Nặc danh 11:00 trên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vẫn ngoan cố theo định hướng của báo ANTĐ à? Chúng ta chết vì "định hướng" đấy!
      Tôi đang ở Đức đây. Trăm nghe không bằng một thấy. Tôi chả thấy ai mù chữ ở đây cả.

      Xóa
  10. Tôi cũng xin góp thêm là vì vậy mà chính phủ Đức đưa ra một chương trình 180 triệu Euro để giải quyết v/đ không đọc và viết được hoàn toàn cho những năm tới.

    Trả lờiXóa
  11. Trương Minh Tịnhlúc 05:17 16 tháng 9, 2015

    Tất cả mọi tệ hại đều do cái gọi là "Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt". Ở đâu có đảng tham lam nhúng tay vào là ở đó hư chuyện.
    Tôi nói thật,CS không có làm được cái gì hết.Nếu nó hay,nó giỏi,thì làm sao mà Bắc Hàn lại như ngày nay ?.

    Trả lờiXóa
  12. Nguyên văn báo Đức là phê phán việc "hành văn kém". Thế nào mà báo Việc Lam lại nói ra "mù chữ"? Tiên sư mấy anh Tào Tháo ngày nay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi xin được góp thêm một ít ý kiến trong cuộc thảo luận này, vấn đề ở Đức người ta đưa ra là cái gọi là Funktionales Schreib- und Lesedefizit, có nghiã là những người được đưa ra ở đây từng chữ họ có thể đọc và viết được, nhưng khi nối kết hai hay nhiều chữ lại thì họ có thể không hiểu được ý nghiã nữa !
      Việc tôi muốn thưa ra ở đây để thảo luận là muốn nói đến cái tinh thần chuộng và luôn can đảm đi tìm sự thật của người dân cũng như của những người cầm quyền có trách nhiệm tại những quốc gia văn minh tự do. Người ta không lừa dối và tuyên truyền láo lếu với dân. Trình trạng như ở VN mà chỉ có 1,3 triệu người mù chữ thì chúng ta đã lên tới xhcn rồi ... !

      Xóa
  13. "Mù chữ" là cách mà người Đức chỉ việc "không hiểu văn bản". Chứ không phải không biết chữ như 1 số bạn tưởng nhầm.
    - Peter Hubertus thuộc Hiệp hội Giáo dục và Đào tạo cơ bản Đức nói: “Gần 10% số người trẻ [7,5 triệu người] tuổi không thể thu nhận được thông tin từ các đoạn văn đơn giản là vấn đề đáng báo động”. (dân số Đức là 81 triệu người).
    Hãy đọc kỹ rồi hãy nói.

    Trả lờiXóa