Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

HỌC MỘT CÂU TỪ NGƯỜI NHẬT

Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ
 nổi tiếng ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. 
Gs. TƯƠNG LAI
Chuyện học thì mênh mông, cách học cũng muôn hình muôn vẻ. Nhưng quan trọng hơn là học cái gì. Với chuyến đi Nhật của ông Tổng thì cũng vậy thôi. Đi để tự giới thiệu về dân về nước mình sao cho khỏi bõ công người ta vì kính trọng dân mình, nước mình mà mời. Cho nên nếu hiểu mình có thế nào người ta mới mờithì người có sự thông minh tối thiểu cũng phải hiều “mình” đây chính là “dân mình”, “nước mình”. Đương nhiên muốn vậy thì dù chưa thông minh, ít nhất phải không lú lẫn.

Vậy thì dân mình cần học cái gì nhất ở người Nhật, nước Nhật? Đây là chuyện quá lớn. Xin chỉ được nói về suy ngẫm riêng tư của một người đã có vài lần đến Nhật. Ngoài mấy lần đi hội thảo, có một lần là khách mời trao đổi về văn hoá cách nay khoảng mười lăm năm. Dạo ấy, trước chuyến đi, trả lời câu hỏi của ông Đại sứ Nhật : “điều quan trọng nhất muốn tìm hiểu về Nhật Bản là gì”. Không ngần ngừ, tôi nói ngay: “ muốn hiểu vì lẽ gì mà người Nhật, nạn nhân của bom nguyên tử Mỹ lại liên mình với Mỹ nhằm xây dựng lại đất nước để có hôm nay”. Ông Đại sứ trầm ngâm rồi hỏi lại, “vậy ông muốn đến những đâu trong mười ngày trên trên đất Nhật”? Muốn thăm “một thành phố cổ và một vài ngôi làng Nhật”, tôi nói.
Ông cười, “thành tựu lớn nhất của Nhật là khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, cái đó tập trung ở các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp ở đô thị, sao ông lại chỉ đi thăm thành phố cổ và những ngôi làng”? Tôi cũng cười, “đọc sách, xem trên màn hình, cũng có thể nhìn thấy điều ấy. Nhưng đó là thành tựu. Tôi muốn hiểu vì đâu có thành tựu đó. Vậy thì phải đi tìm trong truyền thống và trong trào lưu canh tân. Nói theo ngôn từ quen thuộc của chúng tôi là đến hiện đại từ truyền thống. Vì vậy phải trực tiếp gặp những con người, vì nói đến văn hoá cũng chính là nói đến con người. Đến thành phố cổ và làng quê chắc dễ cảm nhận để hiểu về bản lĩnh của những con người đã hiện đại hoá truyền thống như thế nào”.
Kể về chuyến đi và những cảm nhận sẽ quá dài, xin chỉ ghi lại một kỷ niệm giàu cảm xúc. Khi đến cố đô Kyoto [ảnh dưới], quê hương của hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo, trong đó có 17 công trình văn hóa của Nhật được đưa vào danh sách những Di sản Thế giới, tôi được nghe một chuyện cảm động về tượng đài Langdon Warner, nhà khảo cổ và sử học nghệ thuật người Mỹ. Ông là người kêu gọi chính quyền Mỹ không ném bom các thành phố mang nhiều di sản văn hóa như Kyoto. Người dân Kyoto đã tạc dạ về tư tưởng và hành động mang đậm tính văn hoá đó nên đã dựng tượng ghi ơn nhà văn hoá Mỹ đã cứu Kyoto khỏi hoạ bom nguyên tử năm1945.
Đáng tiếc là tôi không kịp đến chiêm ngưỡng bức tượng đó.  Xin khỏi phải kể thêm về chuyến đi và những cảm nhận, chỉ nói về những suy ngẫm từ chuyến đi đó. Chính từ chuyện bom nguyên tử này, đây là quốc gia duy nhất trên quả đất nếm trải nỗi đau khủng khiếp ấy, tôi suy ngẫm về bản lĩnh của người Nhật.
Trong phạm vi hạn hẹp của một bài viết vắn, xin chỉ tập trung vào một vấn đề : Phải chăng bản lĩnh người Nhật được đẩy lên đỉnh cao bởi tầm nhìn khai phóng với ánh sáng tỉnh thức, được thể hiện rõ nét trong câu châm ngôn “độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân" do Fukuzawa Yukichi, nhà khai sáng Nhật Bản. Vâng, chỉ một câu. Với tôi đây chính là câu cần học nhất. Đây là thời đoạn nước Nhật vừa thoát ra khỏi chế độ chuyên chế thời Mạc Phủ với những bước đi canh tân đầu tiên thời Minh Trị.
Theo nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong xã hội Nhật Bản cận đại ấy thì một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào ai đó ở “bên trên”. Phải chăng tầm nhìn của nhà Khai sáng ấy đã góp phần xây đắp bản lĩnh của người Nhật đê rồi có đủ sự tỉnh táo và sáng suốt mà dám quên đi mối hận và nỗi đau hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki để ký Hiệp ước Liên minh Mỹ-Nhật [Hiệp ước San Francisco có hiệu lực từ 28.4.1952]. Họ biết và dám khai thác sức mạnh tài chính và khoa học công nghệ của cựu thù để đủ sức xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn của chiến tranh. Liệu việc ký Hiệp ước San Francisco sau này có khởi nguồn từ tầm nhìn của Fukuzawa mà người ta gọi là “Voltaire của Nhật”? Sẽ hiểu hơn về điều này nếu soi lại tiến trình canh tân của Nhật và việc tiếp thu những thành tựu văn minh phương Tây mà Fukuzawa là người đi tiên phong. Người mà khi nghe tin sẽ có một phải đoàn sứ giả Nhật sẽ đi Hoa Kỳ ông đã đến gặp trưởng đoàn để xin đi. Chuyến đi năm 1860 ấy cùng chuyến đi châu Âu rồi chuyến đi Mỹ sau đó nữa đã có ảnh hưởng rất lớn đến Fukuzawa để rồi tác động đến cách nhìn, tầm nhìn của giới tinh hoa trong xã hội Nhật thời đó để làm nên sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản.
Trong "Thoát Á luận", Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy "tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây". Đương nhiên, Fukuzawa không quên chỉ ra: “văn minh phương Tây đúng là hơn chúng ta, nhưng không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy khiếm khuyết. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho".  Ông nói rõ, do những khác biệt về văn hoá, một số những yếu tố đặc thù khi ở phương Tây thì hay nhưng khi du nhập vào Nhật Bản có thể chưa phù hợp. Vì thế, phải biết bình tĩnh lựa chọn chứ không phải là "tin tưởng một cách mù quáng văn minh phương Tây". Để có năng lực lựa chọn “tin cái gì và nghi ngờ cái gì”, Fukuzawa xác định rõ, “kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôi dưỡng năng lực lựa chọn đó".
Từ một nhận thức như thế, ông không ngần ngại nói lên một sự thật nhằm cổ vũ cho một thái độ thực sự cầu thị để vượt lên khỏi sự tăm tối lạc hậu : “Cũng khi tiếp xúc với người nước ngoài, lắng nghe họ nói, đọc các sách phương Tây và dịch sách mới thấy kiến thức rộng mênh mông nhường nào, lúc đó người ta mới nhận thấy rằng ngay cả chính phủ “ma quỷ hay thánh thần” gì nữa cũng có thể bị sụp đổ bởi nỗ lực của loài người. Có lẽ đó là lúc mà người điếc và người mù mới vểnh tai và mắt lên để có thể nghe và nhận thấy những âm thanh và màu sắc”.
Chính vì thế, nhà khai sáng Fukuzawa [ảnh bên] kêu gọi giới trí thức Nhật “chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.
Cần biết thêm rằng , tác phẩm “Khuyến học” viết trong thời gian 1872 - 1876, được xem là cuốn sách gối đầu giường của người Nhật. Lần phát hành đâu tiên đã là 3,4 triệu bản, dân số Nhật lúc ấy khoảng 35 triệu, nghĩa là cứ khoảng 10 người Nhật có một cuốn sách. Và cuốn “Khuyến học” đã được tái bản liên tục. Chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko tái bản đến 76 lần. Nếu nhớ lại một sự kiện khác: việc dịch và in cuốn “Bàn về tự do” mang ý nghĩa khai sáng của John Stuart Mill cũng vào thời điểm ấy sẽ hiểu thêm về trào lưu canh tân của Nhật bản đã tác động như thế nào đến đời sống tinh thần người Nhật. Phải chăng tinh thần ấy góp phần làm nên “chuyện thần kỳ Nhật Bản” vừa nói? Cuốn sách  được viết năm 1859 ở nước Anh thì 1871 Nhật đã dịch và xuất bản với trên 2 triệu bản trên số 35 triệu dân như vừa nói.*
Trong “Khuyến học”, Fukuzawa kêu gọi các sĩ phu Nhật Bản làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ", tự tin vào “sức mạnh của chính mình mà không phụ thuộc vào sức mạnh của quyền uy”. Ông chỉ ra rằng, “nếu quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng sẽ hàm hồ và nông cạn”. Điểm nổi bật trong “Khuyến học” là "những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản" mà Fukuzawa xác định đó là “điểm xuất phát của mọi vấn đề", là "cái quan trọng nhất và phải được coi là phần hồn của văn minh".
Vì sao? Vì "nếu không có chí khí độc lập, tinh thần độc lập thì mọi hình thái của văn minh chỉ còn là hình thức, hoàn toàn vô dụng". Fukuzawa quyết liệt cảnh báo “giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác”.
Liệu có phải bản lĩnh của người Nhật  khởi nguồn từ đó? Và đó cũng chính là cái cần phải học trước tiên để rồi còn phải học lâu dài khi dân tộc ta đang đối diện với những thách thức trong một thời điểm của những biến động dữ dội và rất khó lường trên con đường hội nhập để phát triển. Nhưng cũng chính vì vậy mà một vận hội mới đang mở ra với những ai có đôi mắt biết nhìn và cái tai biết nghe với một bộ óc minh mẫn.
Kết thúc bài học một câu từ người nhật trong đầu tôi vụt hiện lên cũng một câu, đúng hơn là một câu đối, trong đoạn kết một truyện ngắn trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân qua lời nói của một tử tù vừa “cho chữ” viên quản ngục. Quản ngục này vốn có một đam mê tao nhã là có được một đôi câu đối làm “một vật báu trên đời” bởi chính tay ông Huấn Cao, tức là người tử tù đây, viết cho.
Xin chép ra đây lời người tử tù sau khi viết một câu cho viên quản ngục: “ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thày Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo môt bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người…thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ cái thiên lương cho lành vững, và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Quả thật, “giữ được cái thiên lương cho lành vững” không dễ trong một môi trường ô nhiễm khi một số người đang nắm quyền lực cố “tự đánh lừa mình về cái nội dung của chính mình”**. Họ không tìm thấy điểm tựa của họ trong tương lai mà chỉ sống nhờ vào quá khứ nên không chịu để cho “người đã chết chôn cất những người chết của mình” mà cứ “buộc những bóng ma của nó phải lang thang một lần nữa”**.
Chính vì thế, trong tiến trình hội nhập đang có nhiều triển vọng nhưng sự nghiệp chấn hưng đất nước vẫn bị trì kéo do cái  não trạng mụ mị vì dục vọng đen tối của thao túng quyền lực được che dấu bằng sự nguỵ biện của ngôn từ về biện chứng của sự ngoan cố đã làm “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
Thực chất là biện chứng về sự ngạo mạn của quyền lực vốn là kẻ thù lớn nhất của chân lý. Làm sao dấn bước canh tân khi đầu óc vẫn đặc sệt những cái cổ hủ mà cuộc sống đã vứt bỏ. Chẳng những thế, vẫn cứ cố nhai lại những bài học cũ rích để bám giữ bằng được cái vang bóng một thời đã và đang lụi tàn nhưng vẫn cố đấm ăn xôi. Ác một nỗi xôi lại hẩm!
T.L (Tác giả gửi BVB)
_______
*Ở ta thì mãi đến năm 2000 NXB Tri Thức mới rụt rè vừa thăm dò ý tưởng và trí tuệ sáng láng của cấp trên để dịch và phát hành 1000 cuốn cho gần 100 triệu dân!
**C.Mác và Ph.Anghen toàn tập. Tập 8. NXBCTQG, t.145, 148
 
----------------

11 nhận xét:

  1. lãnh đạo lú thig làm sao hiểu duoc hàmys sâu xa của GS

    Trả lờiXóa
  2. Người càng hiểu biết sâu rộng về chủ nghĩa Mác - Leenin như GS Tương Lai thì càng chán ghét nó ! . Cảm ơn ông ! . tôi còn nhớ câu nói " Hạnh phúc nhất là được làm người"

    Trả lờiXóa
  3. Mấy chữ "tù nhân lương tâm" (thân xác bị kiềm chế vì chính kiến) chưa đủ nói lên nỗi thống khổ của người Việt. Ông Hồ có nói "Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao". Cứ theo như ông ấy nói thì bị giam giữ trong lao chưa khổ bằng bị giam giữ về tinh thần. Nhưng ông đã đưa tinh thần cả dân tộc này vào trong lao ngụ của tinh thần. Ai muốn nói gì cũng phải tự kiểm duyệt mình. Từ lãnh đạo to đến nhỏ viết và đọc "diễn văn" hay phát biểu ý kiến cũng đều phải theo một khuôn mẫu. Nhà báo, nhà văn nào viết cũng phải chú ý tránh phạm phải "húy". Cả đất nước từ lãnh đạo già cả đến trẻ em đang cắp sách đến trường đều phải nói như vẹt, lặp lại đúng các câu mẫu. Không chỉ không được phép nói bất cứ điều gì ngược với Đảng mà còn bị quy vào chống Đảng, vào thế lực thù địch. Còn ĐCS thì đứng có mơ về ý chí độc lập suy nghĩ cá nhân. Đừng có nghĩ rằng TBT sang Nhật sẽ học điều gì đó hay đẹp mà chắc chắn ông ta sẽ học gì đó để về siết chặt hơn vòng kim cô "Chủ nghĩa MLN - tư tưởng HCM" lên đầu người Việt thôi. Chỉ có thế ông ta và đồng chí của ông mới có thể đứng vững trên đầu mọi người của cả đất nước này.

    Trả lờiXóa
  4. “Nếu quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng sẽ hàm hồ và nông cạn”.
    Mấy ông dư luận viên, thanh niên cờ đỏ, đoàn viên, đảng viên nên nghiền ngẫm điều này, để thấy tại sao nước ta ngày nay tụt hậu đến thế !

    Trả lờiXóa
  5. Những điều , những vấn đề Gs Tương Lai muốn nói với tổng Trọng về nước Nhật tưởng đơn giản với nhiều người nhưng lại quá khó với tổng Trọng ( vượt quá sự hiểu biết ) . Bởi chuyến công du của tổng Trọng , mục đích không phải là những " mục tiêu cao cả " như vậy , mà chỉ là sự " tự thể hiện " , đánh bóng " cái tôi " của chính tổng Trọng mà thôi . Một chuyến công du nước ngoài " cuối cùng " ( có lẽ thế ) trong sự nghiệp " bất thành " của " ông giáo làng " ! Rồi thế nào ông cũng " nổ " : mình có thế nào họ mới mời mình chứ ! ( chịu hết nổi )

    Trả lờiXóa
  6. Lâu lâu rồi không thể vào được trang này của bác Bồng ,thật buồn.Hôm nay sau cú nhân chuột câu âu , bỗng lại thấy màu xanh của lúa hiện ra.Chúc bác bồng sức khỏe nhé!

    Trả lờiXóa
  7. Cũng là sau chiến tranh,nước Nhật,nước Đức tiến vượt bậc bởi họ ,mối người dân đều có một chữ HẬN BẠI TRẬN trong tim còn Việt nam ỳ ạch mãi vẫn không thoát tụt hậu bởi người Việt tím mãi chưa ra được cho mình một chữ HẬN nào .

    Phải chăng chữ HẬN của người Việt nam là HẬN ĐỔ MÁU để có độc lập tự do nhưng có độc lập tự do mà dân không được hạnh phúc,đến cả Thái Lan,Malaysia ...dân Việt nam cũng vẫn còn đang phải đổ sô sang đó làm osin,tôi đòi cho họ.NHỤC!

    Như thế để việc đổ máu để thắng trận không thành vô ích,phải biến việc dân phải đi làm osin cho thiên hạ là NỖI NHỤC của lãnh đạo và là QUỐC HẬN trong tim mỗi người dân thì Việt nam ta mới tiến lên được.

    Toàn mải mê tụng ca chiến thắng mãi ,chẳng biết nhục là gì thì sao mà lớn lên được!

    Trả lờiXóa
  8. Sau cái Nhà máy Trung Quốc tạp pí lù, Loài Người không còn có thể sáng tạo được nữa !
    ******************************


    Từ Hà Nội tới Hạ Môn
    12/09/2015
    https://nguyendinhdang.wordpress.com/



    Thân gởi Nhà Vật lý Nguyên tử và Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng
    nơi Đông Kinh, Nhật Bản - Một Tài năng và Niềm tự hào của Người Việt tại Hải ngoại .. ..


    https://nguyendinhdang.files.wordpress.com/2013/08/twister1.jpg?w=783&h=629


    Từ Paris bao Họa sĩ chân chính trên Đồi Nghệ sĩ Monmartre
    Đã lao đao nay càng lao đao hơn vì bọn trộm cắp từ xa
    Trong Thời Hàng không đến Thời Internet Tin học
    Từ Paris tới Hậu Môn (1) .. .. Trung Hoa
    Xưởng họa bao tay vẽ đang sao chép lại nguyên bản
    Từ bao đêm trắng sáng tạo đôi khi trong cơ hàn

    Sau cái Nhà máy Trung Quốc tạp pí lù
    Loài Người không còn có thể sáng tạo được nữa !



    http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/09/Phu-Dong9122009.jpg


    Từ Tokyo sau giờ nghiên cứu nơi Trung tâm Hạt nhân
    Nhà Vật lý bao đêm trắng sáng tạo đam mê ân cần
    Xưởng họa bên Tàu bao tay vẽ đang sao chép lại nguyên bản
    Hôm nay tình cờ lạc trên Mạng nhện Toàn cầu
    Nhà hội họa tìm thấy cả một xưởng chép tranh
    Cái kho chứa của Alibaba lại nằm chình ình tại Hậu Môn .. ..
    Nơi Trung Cộng chớ không bên Ả Rập thế mới thật kinh hồn !
    ''Nhà máy Trung Quốc'' này thành lập năm 2003
    Chuyên sao chép tranh hoạ sĩ trên thế giới
    Người Tàu sao chép trái phép mà còn khó tánh
    Chỉ chọn lọc 35 bức tranh trong số 117 tranh từ Tokyo
    Đúng là ''ăn cắp'' kiểu Liêu Trai quái đản huyệt mồ !
    Sau cái Nhà máy Trung Quốc tạp pí lù
    Loài Người không còn có thể tái tạo được nữa !


    http://www2.vietbao.vn/images/viet1/van-hoa/11023607-frontRa.jpg


    Từ Kinh thành Rome đến phố Hậu Môn, tỉnh Phúc Kiến, Tàu xa xôi
    Từ Hà Nội ghé qua Phố Phái xuống tới Hậu Môn mấy hồi
    Ngay từ Bordeaux - Bourgogne mầu rượu Tây cũng lột xác mất hồn (2)
    Rồi từ Thung lũng Hoa Vàng Silicon Valley qua Thiên Tân khoảnh khắc (3)
    Mô hình Trung Quốc và Giấc mơ Trung Hoa đang chứng minh cho thế giới :
    ''Tất cả mọi ngã mọi đường đều dẫn về Cửa Sau của thân xác
    Tất cả đều đổ về Tử Cấm Thành qua Bắc Kinh rồi Hậu Môn kinh Hồn !

    Sau cái Nhà máy Trung Quốc tạp pí lù
    Nhân loại chắc không còn Ai có thể sáng tạo được nữa !


    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    (1) Chính ra là Hạ Môn chứ không phải Cửa Sau của Thể phách con ngợm !!!
    Hậu Môn Quan XEM TẠI : http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=29&idactu=375

    (2) Năm ngoái tại Nữu Ước, bắt một tay Trùm Tàu chuyên làm giả rượu Tây loại loại sang và bán lại rất đắt trên thị trường online và bị kết án 15 năm tù

    (3) Mỹ xử doanh nhân Trung Quốc 12 năm tù tội ăn cắp phần mềm

    US jails Chinese man guilty of 0m software scam
    12 June 2013
    http://www.bbc.com/news/business-22867364

    Tòa án liên bang Mỹ vừa kết án một doanh nhân Trung Quốc 12 năm tù giam vì bán
    các phần mềm đánh cắp được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ và kỹ
    thuật không gian với giá trị đến hơn 125 triệu USD.

    Li Xiang (36 tuổi, Thành Đô, Trung Quốc) đã bị bắt vào tháng Sáu năm 2011 trong
    một chiến dịch bí mật của Bộ An ninh nội địa Mỹ trên đảo Thái Bình Dương thuộc
    Saipan, một lãnh thổ gần đảo Guam của Mỹ.

    Li Xiang đã đánh cắp các phần mềm một cách tinh vi từ khoảng 200 nhà sản xuất và
    bán cho 325 người mua trên thị trường chợ đen tại 61 quốc gia trong khoảng thời
    gian 2008-2011.

    Chính phủ Mỹ cho biết các công ty là nạn nhân bị Li Xiang đánh cắp các phần mềm
    gồm có: Microsoft Corp, Oracle Corp, Rockwell Automation Inc, Agilent
    Technologies Inc, Siemens AG, Delcam, Altera Corp và SAP AG.

    Giá bán lẻ chính thức của mỗi phần mềm mà Li Xiang ăn cắp dao động từ vài
    trăm đến hơn 1 triệu USD. Tuy nhiên, theo hồ sơ tòa án của chính phủ Mỹ,
    người đàn ông Trung Quốc này bán chúng trực tuyến với mức giá chỉ từ 20 đến
    1.200 đô la Mỹ thông qua trang web của Li Xiang.

    Cuộc điều tra tiết lộ rằng Li Xiang là một phần của một tổ chức tội phạm mạng lớn có trụ sở tại Trung Quốc
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=77&idpoeme=9324

    Trả lờiXóa
  9. Bài hay, nên đăng rộng rãi cho nhiều người đọc

    Trả lờiXóa


  10. Chán thật hôm nay mấy cái Boác Nghè ! ! !
    *************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=N6cLjUf3g9M

    ‘'Việt Nam cần dạy HẢI QUÂN tốt hơn ĐỂ CỨU NƯỚC '’

    Nước mất đến mông ... vẫn ôm giá vẽ !
    Chán thật hôm nay mấy Lão Nghè ! ! !
    Nghiên cứu Hải quân Nhật mà Cứu Nước
    Sống còn chắc đàn con cháu sẽ vẽ nghe !

    http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/09/babui_25092014.jpg

    Sáng tạo đam mê chớ đừng sao cóp nhé
    Như Phố Hậu Môn tỉnh Phúc Kiến chai ve !
    Xưởng vẽ Con giời đang sao chép bản chính
    Quả tranh Sơn thủy chim Cu cứ tè ...tè ! ...

    http://2.bp.blogspot.com/-vzFf-ycpJjw/TZlu3w6trBI/AAAAAAAAAKY/d5eTD0scHp8/s1600/chhv31.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa