Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Đảng CS và việc chuẩn bị Đại hội 12

Không loại trừ việc thay đổi phút cuối về mặt nhân sự lãnh đạo cao tấp tại Đại hội Đảng lần thứ 12 tới đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nhận định của khách mời đưa ra tại Bàn tròn Trực tuyến thứ Năm tuần của BBC.
Trong khi có ít nhất hai chính trị gia xuất thân từ miền Nam 'ngồi vào' hai trong bốn chiếc ghế "tứ trụ" lần này, có thể trong đó sẽ lần đầu tiên có một Tổng bí thư ĐCS là 'người miền Nam', vẫn theo ý kiến tại cuộc Tọa đàm về các chuyển động trong việc Đảng CSVN chuẩn bị Đại hội Đảng 12, cũng như về chuyến thăm Nhật Bản vừa kết thúc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bên cạnh sự kiện dự thảo Báo cáo Chính trị mới được công bố lấy ý kiến.
Trao đổi với BBC hôm 17/9/2015, nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương nêu quan điểm về việc chuẩn bị cho Đại hội này:  "Như tôi được biết, ngay về mặt nhân sự cũng đã cơ bản xong, nó có thể thay đổi vào phút cuối.
"Ta đều biết trong một số hội nghị từ Hội nghị Trung ương 6, trung ương 7, trung ương 10 của (Ban chấp hành TƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua, thì nó đều bị thay đổi, khác ý định ban đầu.
"Cho nên cũng không loại trừ Đại hội đảng này có thể thay đổi vào phút cuối cùng về mặt nhân sự.
"Nhưng mà tôi nghĩ những sự sắp xếp, có lẽ, cho đến hiện nay mà tôi cảm nhận được là hợp lý và có thể nó diễn ra như thế."
Và Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói thêm: "Tôi dự cảm là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể lần đầu tiên sẽ là một người đến từ miền Nam. Và một trong tứ trụ sẽ lần đầu tiên là một phụ nữ, điều đó có thể là tương đối rõ ràng."
Gặt hái vị thế
Nhà báo Đỗ Thông Minh cho rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng được Nhật Bản và Hoa Kỳ, Trung Quốc tiếp đón 'trọng thị' giúp ông nâng cao được 'hình ảnh, vị thế' về mặt hình thức.
Nhà quan sát quan hệ Nhật - Việt, Đỗ Thông Minh chia sẻ với Tọa đàm về điều được cho là những gì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 'gặt hái' được cho chính vị thế của mình qua chuyến thăm Nhật Bản.
Từ Washington D.C., nhà báo nói: "Tất cả việc được đón tiếp (trịnh trọng) như vậy ít nhất về mặt hình thức, ông đã có vị thế cao hơn, thành ra việc ông trụ trì Đại hội 12 thì tôi nghĩ rằng việc sắp xếp nhân sự như chúng ta biết, cách đây vài tháng ông cũng đã đưa ra.
"Không để cho những thành phần xấu lọt vào trong đảng, nhưng thực ra chúng ta cũng biết được rằng, thế nào mà phân biệt được thành phần xấu, thành phần tốt, chuyện đó không dễ dàng. Và vì thế vấn đề nhân sự cho Đại hội 12 vẫn là một dấu hỏi rất lớn," ông Đỗ Thông Minh nói với tọa đàm.
Một số câu hỏi được thảo luận tại Bàn tròn đề cập ý nghĩa chính của chuyến thăm Nhật Bản, cũng như chuyến thăm ba cường quốc cùng trong năm nay của ông Tổng Bí thư đối với vị thế của nhà lãnh đạo này của đảng cộng sản.
Có những chuyển biến, chuyển động gì đang diễn ra trong nội bộ của đảng chuẩn bị nhân sự, tổ chức, đường lối cho kỳ đại hội tới đây và đặc biệt là dàn nhân sự mới có khả năng xuất hiện sau đại hội 12.
Tin cho hay, có thể trong cuối năm nay, hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là các ông Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ và Tập Cận Bình, Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tới thăm Việt Nam, các sự kiện này nếu diễn ra, có tác động gì với việc Đảng chuẩn bị cho Đại hội 12 hay không?
"Không để cho những thành phần xấu lọt vào trong đảng, nhưng thực ra chúng ta cũng biết được rằng, thế nào mà phân biệt được thành phần xấu, thành phần tốt, chuyện đó không dễ dàng. Và vì thế vấn đề nhân sự cho Đại hội 12 vẫn là một dấu hỏi rất lớn," ông Đỗ Thông Minh nói với tọa đàm.
Tuy nhiên, Tiến sỹ David Koh, nhà nghiên cứu và tư vấn chính trị Đông Nam Á từ Singapore cho rằng 'rất tiếc' các chuyến thăm các cường quốc của ông Nguyễn Phú Trọng đã không diễn ra 'sớm hơn'.
Ông Koh nói: "Thực ra tôi rất lấy làm tiếc là ba chuyến này đã xảy ra trong cuối nhiệm kỳ của ông Trọng, chính ra ba chuyến thăm này đã nên xảy ra ở đầu nhiệm kỳ.
"Các nước ở Đông Nam Á, bất cứ nước nào mà có nguyên thủ mới lên ngôi, thì ngoài nội chính ra, họ hay đặt vấn đề là phải đi thăm các cường quốc và các nước láng giềng để xem xét thái độ của các nước đối với mình và liệu chính sách của mình có nên thay đổi hay không, có nên điều chỉnh hay không.
"Cho nên là ba chuyến thăm này lẽ ra đã nên xảy ra từ lâu rồi, rất tiếc nó xảy ra vào lúc có vẻ như là chẳng hạn ở Việt Nam ở một vị trí phải phản ứng với một cái gì bên ngoài đã xảy ra đối với đất nước Việt Nam.
"Cho nên rất tiếc, nhưng mà muộn còn hơn là không. Việc này, nếu mà đã sang Mỹ rồi và gây được một sự phản ứng, một sự hồi âm rất tích cực của bên Mỹ, đấy không phải là việc xấu.
"Nhưng hai bên (Mỹ, Trung Quốc) giằng co như thế này, liệu Việt Nam có lựa chọn ai hay không, tôi nghĩ rằng là sẽ không, bởi vì chính sách quốc phòng của Việt Nam thực ra cũng khá là rõ, bên này rất nhiều học giả vẫn đang tranh cãi, liệu đây là một chính sách để dựa vào một bên để chống một bên khác.
"Hay là đây là một chính sách tương đối là trung lập, tự chủ mà dựa vào khu vực là chính chứ không phải là dựa vào bất kỳ một cường quốc (nào) để chống cường quốc khác," TS. David Koh nói.
Yếu tố bất ngờ
Nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban BBC Việt ngữ lưu ý vấn đề được cho là 'tính bất ngờ' trong chính trị không chỉ ở Việt Nam mà còn có thể ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Âu, nước Úc, từ vấn đề chính trị đảng phái cho tới khủng hoảng người tị nạn, di cư.
Tiếp lời của Tiến sỹ David Koh, người cho rằng Việt Nam có thể đối diện nhiều yếu tố 'bất ngờ' đến từ cả đối ngoại lẫn đối nội, mà không chỉ là 'sẽ kết thúc trước khi Đại hội', mà có thể là còn ở 'tương lai', nhà báo Nguyễn Giang nêu quan điểm: "Trong thế giới ngày nay, tôi hiểu là, đây chỉ là một quan sát thôi, hệ thống chính trị Việt Nam họp rất có bài bản, Đại hội đảng, chuẩn bị nhân sự, báo cáo chính trị, tất cả những chuyện đó nó diễn ra theo như một thông lệ có lẽ từ mấy chục năm nay, năm năm, bốn năm một lần, bao nhiêu lần họp Trung ương trong một năm...
"Thế nhưng không thể nào lường trước được những yếu tố bất ngờ, không nói cái gì xấu xa, hay cái gì cả, nhưng có thể những yếu tố bất ngờ khác, ví dụ thiên tai chẳng hạn, hay là những yếu tố (khác) nó có thể có những tác động khá là cơ bản đến một quốc gia bây giờ.
"Thời gian vừa qua Trung Quốc, ai cũng nghĩ rằng sau một thời gian ông Tập Cận Bình cầm quyền là có quyền lực tối cao, mọi thứ đều diễn ra gần như không có vấn đề gì cả, nhưng đột nhiên lại có những vụ như vụ nổ ở Thiên Tân, do sơ suất thôi, chưa nói là phá hoại, sơ suất trong bảo quản hóa chất.
"Sau đó lại đến thị trường chứng khoán ở Thượng Hải, tất cả những cái đó làm cho nghề làm chính trị bây giờ là một nghề khá là bất an. Chúng ta không nên nghĩ rằng nó đơn giản và mọi việc có thể thuận tiến.
"Thì tôi muốn đặt một câu hỏi chung cho tất cả các quý vị ở đây là trong tất cả những sự chuẩn bị Đại hội Đảng ở Việt Nam sang năm tới, thì người ta có nghĩ đến những phương án A, B, C, D, E nào không?
"Cho 2016, 2017, 2018, những biến chuyển khác xảy ra trên thế giới mà có thể có tác động đến Việt Nam, hoặc biến chuyển ngay tại Việt Nam chẳng hạn?", Trưởng ban BBC Việt ngữ nêu vấn đề với Tọa đàm.
Đáp lời câu hỏi này, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà phân tích chính trị tham gia Bàn tròn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói: Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho rằng xác suất xảy ra 'bất ngờ' trong chính trị Việt Nam thấp hơn ở các nước dân chủ như Úc, Anh v.v...
"Tôi cũng chia sẻ ý kiến của ông Nguyễn Giang rằng là mọi việc có thể vẫn xảy ra một cách bất ngờ, không chỉ ở các nước mà còn ở Việt Nam...
"Tuy nhiên trong một hệ thống như ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng, trừ những cái như anh nói là những sự cố ngoài tầm kiểm soát, thí dụ như anh nói thiên tai hay các tai nạn, hay điều gì bất ngờ.
"Riêng hệ thống chính trị, tôi nghĩ hệ thống chính trị Việt Nam, một khi mà đã có các quyết định rồi thì xác suất xảy ra các diễn biến bất ngờ thì nó sẽ thấp hơn. Bây giờ trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng, chúng ta vẫn chưa biết rõ là các dàn xếp nhân sự sẽ có kết cục như thế nào.
Nhưng tôi nghĩ rằng một khi nó đã có được quyết định, thì việc xảy ra các tình huống lật ngược thế cờ hay có những thay đổi bất ngờ, thì nó sẽ thấp hơn rất nhiều so với những quốc gia dân chủ như là Úc hay là ở Anh, như ông Giang vừa nói tới."
Khách mời, câu hỏi
Tham gia Tọa đàm có các khách mời là Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Đại học Bình Dương, Tiến sỹ David Koh, Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tri thức về Đông Nam Á, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời, thỉnh giảng, Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại tại Singapore, nhà báo Đỗ Thông Minh đang có mặt ở Washington D.C (Mỹ), nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng ban BBC Tiếng Việt; và điều hợp tọa đàm, nhà báo Quốc Phương, BBC.
Một số câu hỏi được thảo luận tại Bàn tròn đề cập ý nghĩa chính của chuyến thăm Nhật Bản, cũng như chuyến thăm ba cường quốc cùng trong năm nay của ông Tổng Bí thư đối với vị thế của nhà lãnh đạo này của đảng cộng sản.
Có những chuyển biến, chuyển động gì đang diễn ra trong nội bộ của đảng chuẩn bị nhân sự, tổ chức, đường lối cho kỳ đại hội tới đây và đặc biệt là dàn nhân sự mới có khả năng xuất hiện sau đại hội 12.
Tin cho hay, có thể trong cuối năm nay, hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là các ông Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ và Tập Cận Bình, Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tới thăm Việt Nam, các sự kiện này nếu diễn ra, có tác động gì với việc Đảng chuẩn bị cho Đại hội 12 hay không?
Hôm 15/9, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa cho công bố lấy ý kiến dư luận về bản dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội 12, thời gian thu thập ý kiến sẽ từ ngày này cho tới 31/10/2015.
Bản dự thảo qua cung cách, lề lối xây dựng và nội dung của nó, có hứa hẹn gì không về một đại hội có các yếu tố mới như đột phá, cải tổ, hay sẽ không có những chuyển biến đáng kể gì về từ đường lối, chiến lược, chính sách chính?
Trên lộ trình dẫn tới các ghế nhân sự lãnh đạo cao cấp, các chuyển động mới nhất tới nay có cho thấy những chỉ báo gì về các cá nhân, nhóm nhân sự có thể ngồi vào các vị trí và cơ cấu quyền lực cao cấp nhất? (BBC)
---------------

34 nhận xét:

  1. "Không để cho những thành phần xấu lọt vào trong đảng"

    Xấu theo tiêu chuẩn nào ?

    Tiêu chuẩn dân thì Tiến Sĩ Mác-Lê là dẹp, không làm được tích sự gì . Thế nhưng tiêu chuẩn Đảng lại cho Tiến Sĩ Mác-Lê là nâm bờ oăn, bê lên làm Tổng Bí ngay tắp lự .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Xấu" là ghen ăn tức ở ấy! Thấy "ai" ăn dày quá, lo cho đất nước tiêu vong, người ấy "thế nà suy thoái còn gề..."?!

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 03:19 19 tháng 9, 2015

      Được tiêu chuẫn Mác-Lê còn đỡ.Bọn nó có biết con mẹ gì Mác-Lê đâu.Miệng thì nói Mác-Lê (để có cớ mà bám ghế),nhưng thật sự chẵng có đứa nào có cái lý tưỡng gì cả."Làm theo năng lực hưỡng theo nhu cầu" mà vậy a?-Nhu cầu Trần Văn Truyền chĩ cần 1 cái nhà.Tại sao sở hữu cả mấy chục căn biệt thự?.

      Xóa
    3. Tiêu chuẩn là mặt trơ trán bóng, lấy mác lê dao làm công cụ bắn giết hăm dọa, là vô liêm sỷ khi làm bậy,
      MK ! ăn bám vào dân tộc này suốt bảy chục năm nay-ĐẢNG CSVN LÀ MỘT GIỐNG ĐỈA CỰC KỲ THAM LAM VÀ ĐỘC ÁC.

      Xóa
    4. Làm theo năng lực hưỡng theo nhu cầu" mà vậy a?

      Các quan đã đạt được "Làm theo năng lực (cỏn con) hưởng theo nhu cầu (vô hạn)" rồi . Cứ từ từ rồi dân cũng nhừ (đòn).

      Xóa
  2. Dân thạo tin ở HN nhận xét trong tứ trụ triều đình khóa mới TBT là cuộc tranh đấu giữa 2
    vị là Trương Tấn Sang Và Nguyễn Tấn Dũng, Chức Chủ tịch Quốc hội nặng ký nhất vẫn là bà Ngân. Như vậy dân miên nam có 2 vị trí . Bà Ngân chỉ được cái trông tốt mã , có lần đòi thành lập Bộ phụ nữ bị công luận ném đá về trí lùn. Nhân sự chọn trong đám quy hoạch có sẵn cùng nhóm lợi ích, người tài có chính kiến còn lâu mới vào được BCT

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có đứa nào, thằng nào mà giỏi giang? nếu mà giỏi giang thông minh thì đã không thể làm việc cho một chế độ lưu manh ngu dốt như vậy. chỉ có bọn cơ hội lưu manh ngu dốt và vô liêm sỷ mới đủ phẩm chất để làm cán bộ lãnh đạo trong cái đảng lưu manh lừa bịp csVN này.

      Xóa
  3. Phải chờ hội nghị trung ương đầu tháng 10 sẽ rõ hơn nhưng nhân sự phải chờ đến phút chót. Đừng coi thường ý kiến của ông Trọng trước lúc nghỉ hưu cũng muốn e kip của mình được kế tục trong nhiệm kỳ tới. Đại biểu dự đại hội phân lớn qua sàng lọc như cừu non làm sao đủ bản lãnh để mà lên tiếng phản đối sắp sẵn của trung ương. Đọc dự thảo văn kiên chính trị đảng khóa 12 mà ngán ngẩm vừa dài dằng dặc vừa viển vông.

    Trả lờiXóa
  4. CÓ AI CÒN NHỚ CÁCH ĐÂY 2 NĂM ĐẢNG cs KÊU GỌI NHÂN DÂN GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP !!!! HÍC . phường tuồng !!!!

    Trả lờiXóa
  5. thằng nào lên thì cũng thế thôi chỉ khi nào không còn cộng sản thì đất nước này,dân tộc này mới có tự do thực sự

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàn toàn đúng !

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 03:11 19 tháng 9, 2015

      Không cần "không còn Cọng-Sản".Chĩ cần có một đảng khác cạnh tranh là được rồi.Thật ra thì bây giờ đâu còn "Cọng Sản".Chĩ là một đảng độc tài khốn nạn.Chúng nó đâu xứng đáng gọi là "Cọng-Sản".Cọng-Sản đâu phải vậy?-Karl Marx mà sống lại thì sẽ vặn cổ mấy thằng cà-chớn nầy chết hết.

      Xóa
    3. Chính xác một triệu phần trăm.

      Xóa
  6. Ông Nguyễn Giang gđ BBC Việt Ngữ đặt vấn đề..rồi nói lòng vòng..tự dối ý mình không dám nói toạt ra,?chẳng thể hiện tryền thống của BBC chút nào. Yếu tố nội bộ đến giờ này kể như đã an bài, nhưng tránh sao khỏi yếu tổ TQ tác động giờ chót..?

    Trả lờiXóa
  7. Nói cũng đã nhiều,chưởi cũng không ít,chán quá chẳng muốn nói nữa.
    Phải hành động thôi.
    Phải xuống đường để đòi công bằng,đòi giáo dục,đòi quyền làm người,đòi quyền mưu cầu hạnh phúc,như lời ông Hồ,mà mấy mươi năm qua đảng đã tước đoạt.
    Gia đình tôi đã có nhiều người sẽ tham gia,đi đầu là mẹ tôi,thương binh của chế độ này

    Trả lờiXóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 03:04 19 tháng 9, 2015

    Làm tới cỡ gì mà không có đa đảng cạnh tranh lãnh đạo thì cũng như vứt đi.

    Trả lờiXóa
  9. Mọi người có tin vào một khả năng, rằng Đại hội 12 không thể tổ chức được vào đầu năm 2016, do chưa tìm thấy sự đồng thuận, nên phải kéo dài.?
    Kéo dài đến bao giờ? Thật khó trả lời quá.
    Sự đồng thuận chỉ được xác lập khi 18 thành viên của Bộ chính trị cũ mặc cả với nhau xong xuôi.

    Vậy họ mặc cả điều gì? Quanh đi quẩn lại vẫn là vấn đề NHÂN SỰ
    Nhưng nếu vấn đề nhân sự vẫn chưa mặc cả xong xuôi thì điều gì sẽ xẩy ra?
    Nếu trong vài tháng tới Tập Cận Bình sang VN giở trò mua chuộc, dọa dẫm và gây sức ép?

    Thì Bộ chính trị vẫn càng không có đồng thuận.
    Phần đông BCT đã già cả rồi, đã đến lúc hạ cánh rồi.
    Liệu đương kim TBT có chấp nhận cho một kẻ không phải đàm em của mình lên NGAI VÀNG CỘNG SẢN thay mình hay không?
    Và biết đâu chính ông TBT, một TIẾN SĨ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG sẽ chấp nhận kéo dài vô thời hạn.?
    Lúc đó chính là lúc Bộ chính trị hoàn tòan bị tê liệt

    Lúc đó ai sẽ nắm vận mệnh quốc gia ?
    Chỉ có thể là người nắm trong tay QUÂN ĐỘI & CÔNG AN.

    Lúc chỉ còn QUÂN ĐỘI & CÔNG AN với khẩu hiệu TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC. ĐẢNG COI NHƯ KHÔNG CÒN TỒN TẠI

    Thì thế sự xoay vần ra sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã có thông báo Đại hôi XII họp vào tháng 6/2016 rồi đó,chậm mất nửa năm so với kế hoạch ban đầu rồi.

      Chắc cũng chỉ liên quan phần nhân sự thôi,có những vụ việc chưa rõ thì cũng chưa kết luận nhân sự được,kẹo kéo thật!

      Xóa
  10. Liệu chuyến thăm của Tập Cận Bình có bơm được dũng khí của TBT sắp về vườn Nguyễn Phú Trọng và cái xác sắp thối rữa Phạm Quang Nghị trỗi dậy giành chức TBT ĐCSVN trong Đại hội 12 sắp tới hay không?
    Liệu sức ép quân sự của TQ có "khuyến khích" sự hợp tác quân sự với Mỹ của VN tiến thêm một bước ngoặt mới hay không?

    Tháng 9 này MY- HOA sẽ có thương thảo, nhưng TQ đang đối mặt với những khó khăn nội bộ. không dễ kênh kiệu với Hoa Ky như vài năm trước nữa.

    Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ là thước đo của tất cả những sự kiện đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Trung Thực không nên nói xấu LĐ cấp cao như vậy ! cụ Trọng đã chon người kế nhiệm là cụ Nghị là chuẩn , chính xác đấy vì dù sao cụ Nghị cũng là TS triết học Mác - Lê chứ không phải thường đâu. Mấy anh MN làm gì có học vấn TS GS mà đòi làm TBT. Tập Cận Bình mà được kết nghĩa anh em với cụ TS triết học thì còn gì bằng.

      Xóa
    2. Cụ Phạm Quang Nghị mà lên TBT thay cụ Trọng thì ngài Trung Thực chỉ có nước vào tù vì tội nói xấu LĐ cấp cao của ĐCS lại là GS TS. Tên nào bêu xấu cụ Nghị cụ sẽ cho vào nhà đá hết

      Xóa
    3. Chẳng qua cùng được Lê Khả Phiêu "hất lên", lại cùng Bí thư thành ủy Hà Nội, cùng "lò rèn Mác - Lê" nên Tổng Trọng muốn Tổng Nghị kế vị!!

      Xóa
    4. Rặt một lũ lưu manh lừa đảo ăn cắp với nhau cả, trên thế giới này người ta biết cái đéo gì là cái tiến sỹ triết học mác lê? người ta nghĩ rằng đó là những thằng tâm thần, những thằng điên. chỉ có 4 cái nươc mông muội mọi rợ do cs Tàu, Việt, Bắc Triều, Cu cai trị thì mới có cái "khoa" và cái "học" hàm học vị quái dị này,
      Luận thuyết Mác Lê của những người cs là một mớ lý luận hổ lốn hoang tưởng, nó vô căn cứ và không bao giờ thực thi được nhưng được những người cs đem ra làm mật nhử dân chúng. Thực sự đó là một tà thuyết bịp bợm mà thôi,.

      Xóa
    5. Người nào còn hi vọng vào một sự thay đổi của đảng csVN thì người đó là những người bị lừa mà sẽ còn bị csVN dắt mũi lừa tiếp.
      Khi còn điều 4, thì đừng có hy vọng gì.
      Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng bản chất lừa bịp lưu manh cướp giật tay sai Tàu của đảng csVN không bao giờ thay đổi.
      Thằng cs chó nào lên thì rồi cũng vậy thôi.Thậm chí tàn bạo hơn, độc ác hơn, tay sai đắc lực cho Tàu hơn. (xem lịch sử về nhân sự lãnh đạo của đảng thì biết: thằng kế nhiệm tham nhũng và độc ác hơn thằng tiền nhiệm, tay sai cho Tàu tích cực hơn thằng tiền nhiệm)
      Phải đập vỡ bình chuột (đảng csVN) thì những tên cướp giật lừa đảo đó mới không có đất dung thân.
      Còn csVN thì còn phải tham nhũng, còn phải làm tay sai cho Trung quốc.

      Xóa
    6. Xét về bằng cấp, học hàm, học vị và tuổi đời thì Tập Cận Bình thua đứt Cụ Trọng; Cụ Nghị của ĐCS VN rồi . Nếu kết nghĩa anh em thì Tập sẽ phải làm đàn em và chắc gì Tập hiểu biết nhiều về CN Mác - Lê Văn Nin kém hơn hai cu của ta là cái chắc cả về lý luận M-L và vận dụng thực tiển. Thua rồi Tập Cận ơi !

      Xóa
  11. Nhiều người vẫn quan tâm tới ĐH Đ, dù với hy vọng kiểu gì đó? Không biết định hướng cho bản thân rồi. Như vậy là hy vọng trong tuyệt vọng...

    Trả lờiXóa
  12. Gần đây lại thấy viên tướng "tâm tư" họ Phùng thoắt ẩn, thoắt hiện trên vũ đài chính trị. Liệu hắn có "ghế trên ngồi tót sỗ sàng" vào một trong 4 chiếc ghế tứ trụ trong dịp ĐH 12 tới không? Nếu thế thì đất nước này là của Tầu và sẽ loạn to!
    Cuối năm tên phát xít họ Tập sang, chắc thế nào chả trừng mắt với đám tay chân, yêu cầu phải cho thằng nọ, thằng kia ngồi vào ghế tứ trụ của Ba Đình.

    Trả lờiXóa
  13. muốn biết ai là lãnh đạo cao nhất ở VIỆT NAM trong khoá tới hãy hỏi TUNG QUỐC , vì từ ngày xửa ngày xưa đến nay vẫn thế ( cùng ý thức hệ MÁC LÊ mà lị )

    Trả lờiXóa
  14. Đã có đáp án chính xác 100%,mọi người chắc chắn sẽ thở phào nhẹ nhõm.Dân tộc VN sẽ đi về tương lai trên đôi hài vạn dặm,dòng máu Lạc Hồng đâu dễ xem thường hãy đợi tin vui .Kiên nhẫn một chút.

    Trả lờiXóa
  15. HỠI CÒM SĨ và BẠN ĐỌC !.

    VỚI TINH THẦN CẦU THỊ CỦA ĐẢNG cs VN.,CÙNG ÂM HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 2013 VẪN CÒN VANG VỌNG ĐẾN HÔM NAY .

    TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, HÃY MẤT ĂN , MẤT NGỦ SUY NGHĨ CHO KỸ , ĐƯA RA NHỮNG SÁNG KIẾN HAY NHẤT ĐỂ ĐÓNG GÓP BỔ SUNG VÀO VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG , VỚI MỤC ĐÍCH BẢO VỆ BẢO VỆ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN VỆN và TUYỆT ĐỐI CỦA ĐẢNG , DUY TRÌ CHẾ ĐỘ " xhcn" , ĐỂ LÀM GÌ ?. ĐỂ ĐẢM BẢO DUY TRÌ LỢI ÍCH QUAN CHỨC CỦA ĐẢNG và CÁC "NHÓM LỢI ÍCH" !!!

    Xin chân thành cảm ơn ! Lội Sông Dọc

    Trả lờiXóa
  16. Trong Đảng không thể chọn những ông chỉ có bằng y tá , cử nhân luật tại chức, cao cấp lý luận CT tại chức vào tứ trụ được mà nên chọn GS, TS chuyên ngành xây dựng Đảng như Cụ Trọng, TS triết học Mác Lê như Cụ Nghị, PGS TS như anh Chính

    Trả lờiXóa
  17. Nếu Đảng thật sự muốn lấy ý kiến nhân dân thì tôi cũng xin nói thẩng nói thật thế này cho gọn
    -Bỏ điều 4 hiến pháp 2013,thực hiện chế độ dân chủ,xã hội dân sự,lấy lợi ích dân tộc,độc lâp,toàn vẹn lãnh thổ làm kim chỉ nam thay vì chủ nghĩa max lenin.
    -Lấy lại hiến pháp năm 1946 thay cho hiến pháp 2013,lấy lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thay vì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ,lấyy lại tên Đảng Lao Động Việt Nam thay vì Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    -Phát triển kinh tế thị trường đúng nghĩa,bỏ cái đuôi định hướng xhcn
    -từng bước thoát Trung cả về chính trị,kinh tế và văn hóa...
    Làm được như vậy thì tự thân tham nhũng sẽ bị đẩy lùi,Mọi thủ tục rườm rà,khó dễ nhân dân sẽ được khắc phục,và như thế đất nước sẽ cường thịnh,độc lập,tự do,văn minh,dân chủ thật sự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đồng ý với quan điểm của bác ND 11:12.

      Xin bổ sung thêm rằng tất cả nhữn ý chính trong mấy cái gạch đầu dòng trên đây của bác đều là sản phẩn tinh thần,thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh.

      Nói là học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ,lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho cương lĩnh đường lối của Đảng mà không làm theo những việc Hồ Chí Minh đã đặt nền móng thì chỉ là lừa mị ích kỷ cá nhân, cục bộ không còn xứng đáng là lực lượng tiền phong đại diện cho dân tộc ,cho nhân dân Việt nam!

      Xóa
  18. Gọi là tư tưởng hồ chí minh nhưng thực chất cũng là Mác lê mao cả thôi, khi người dân đã ghét mác lê mao quá thì núp vào bóng ông hồ, chứ ông hồ cũng như đảng csVN đều do cs quốc tế dựng lên theo yêu cầu bành trướng cncs của những tên cs đầu sỏ lúc bấy giờ thôi.đảng csVN là một chi bộ (chi bộ Đôing phương, phái bộ Phương Đông)của cs quốc tế (quốc tế 3) lúc bấy giờ mà thôi.
    Không việc gì phải "cải lương" như vậy; cái gì sai, lầm lỡ thì cứ dũng cảm nhìn thẳng vào, có thế mới mong có hành động đúng và sửa chữa được. đừng bị ung thư dạ dày mà cứ tự lừa mình: có lẽ ta không bị ung thư đâu, chỉ viêm loét dạ dày thôi-ngu thì chết.

    Trả lờiXóa