Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Ba – Tư đại chiến - 1

Vũ khí của Tư Sang – đám báo chí tay sai lề phải – đến giờ phút này đã không còn sử dụng được nữa. Một bộ phận bị lực lượng công an của Ba Dũng khống chế, như Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị, Công Huynh ở Tiền Phong; một bộ phận khác thì lui về với phương sách an toàn là bạn.
DCVOnline | Trềnh A Sáng tiếp tục phơi bày những màn đấu đá hậu trường của các thế lực tối cao trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam cùng các đối tượng được lôi kéo vào để phục vụ cho những cuộc thanh toán lẫn nhau này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nhận định về bản chất của những màn đấu đá này cũng như có hay không tác động đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Bài này không nói về một cuộc chiến tranh nào đó ở xứ Persia (Ba Tư) mà bàn về những màn đấu đá liên miên giữa hai lãnh đạo nằm trong bộ tứ trụ của Việt Nam: Ba Dũng và Tư Sang.

Ngay trong giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình làng nội các mới giữa mùa hè 2011, nhà báo Huy Đức viết: “Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.”
Huy Đức quả là một phù thủy chính luận. Chỉ với hai câu, ông đã nói trúng chóc một điểm yếu (cũng có thể là thế mạnh) của ông Ba Dũng: Thủ tướng không sử dụng được người trí thức.
Không chơi với trí thức ở một mặt nào đó được coi là điểm yếu. Nhưng mặt khác, thực tế ông Dũng đang rất thành công trong việc thao túng công an, quân đội, doanh giới để phục vụ cho cơ đồ quyền lực của mình, cho thấy ông không có nhu cầu cậy đến những kẻ dài lưng tốn vải. Chơi với đám chữ nghĩa rất phiền, vì chúng nhiều chuyện và dễ phản trắc. Công an, quân đội có súng, có đất, có máy ghi âm, quay phim, có dùi cui, roi điện… lợi hại hơn nhiều.
Đặc điểm này của Ba Dũng rất khác với đối thủ chính trị của ông – Tư Sang.
Sau khi rời Sài Gòn để nắm các vị trí chủ chốt (nhưng hạng hai) ở Trung ương Đảng, ông Tư Sang một mặt xây dựng hệ thống sân sau gồm các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mặt khác sử dụng và lợi dụng giới trí thức – gián tiếp hoặc trực tiếp – để tiêu diệt các đối thủ chính trị cũng như củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo quyền lực, cấp tiến trong một hệ thống Đảng đang ngày một trì trệ vì cơ chế cán bộ phi khoa học, không trọng người tài.
Nếu như Ba Dũng nhận thấy quân đội, công an, doanh giới như là những công cụ đầy sức mạnh thì Tư Sang, ngoài việc “làm kinh tế” để có được lực lượng, đã coi giới trí thức như một vũ khí đắc lực cho mưu đồ của mình.
Trực tiếp, ông Sang sử dụng ngay đội ngũ báo chí vốn là công cụ hiển nhiên của Đảng, hay chính xác hơn, là công cụ của những Đảng viên thượng đỉnh như ông. Gián tiếp, ông dùng các biện pháp rò rỉ tin tức cho cộng đồng mạng, những trí thức ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chính thức từ đội ngũ cấp cao của Đảng nhưng lại rất dễ dàng tin vào các thông tin có tín chất chống lại một “ai đó” trong chính quyền. “Ai đó” càng có giá trị hơn nếu nằm trong Bộ Chính trị. Nếu “ai đó” là Ba Dũng thì càng hay. Chứ sao?
Ông Sang, từ vị trí Thường trực Ban Bí thư, đã tận dụng “quyền miễn trừ” của Đảng, để tấn công Ba Dũng trên mặt trận báo chí chính thống và ngoài chính thống. Trong khi mà bộ máy chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên thiếu hiệu quả, nhất là trong thời buổi kinh tế nhiều biến động như hiện nay, thì việc phê phán chính quyền bùng lên như một phản xạ tự nhiên, một khát vọng cháy bỏng, như cách thức để người ta giải tỏa ẩn ức trong lòng; như là một que diêm được vứt vào khu rừng khô vậy. Và trong khi Đảng là một khái niệm bất khả xâm phạm (đối với báo chí lề phải), thì những bộ phận khác trong chính quyền, chẳng hạn Chính phủ, đã trở thành nơi để người ta trút giận. Tư Sang đã tận dụng triệt để thực tế này để hạ Ba Dũng.
Cách đây vài năm, khi vụ bauxite Tây Nguyên trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, qua các trang mạng, người ta đã dễ dàng bắt gặp hình ảnh một Thủ tướng Dũng thân Tàu, “nhận 150 triệu USD từ Tàu” để thông qua dự án; người ta cũng bắt gặp một Ba Dũng với chú con rể Henry Bảo Hoàng thao túng đầu tư tại Việt Nam bằng những dự án thâm thâm u u.
Trên mạng, người ta dễ dàng chửi “Dũng và Mạnh bán nước”. Còn Tư Sang, ở vào vị trí Thường trực Ban Bí thư, có Nông Đức Mạnh hứng mũi dùi từ “lề trái” giùm, đã tìm thấy một nơi trú ngụ an toàn, để từ đó tiếp tục tung ra các đòn độc triệt hạ đối thủ chính trị. Còn báo chí “lề phải” thì, chửi gần chửi xa chẳng qua chửi Dũng, đâu có dám đụng trực diện vào Đảng, mà Tư Sang đang nắm vai trò Thường trực Ban Bí thư.
Vụ Posco Vân Phong, ký rồi lại hoãn, hoãn rồi lại ký năm nào cũng là màn đối chưởng giữa hai cao thủ võ lâm: Tư Sang và Ba Dũng. Ba Dũng ký thì Tư Sang chống, đến khi Tư Sang ừ thì Ba Dũng chặn. Luôn luôn vậy, ngay trong nội bộ Bộ Chính trị, sự đối đầu cứ chan chát, nhưng cũng có lúc hai bên tìm đến giải pháp thỏa hiệp.
Cuộc chiến càng trở nên cam go hơn với Ba Dũng khi các vụ Vinashin, đường sắt cao tốc được phe Tư Sang tung ra, vừa trên mặt trận báo chí chính thống, vừa trên các trang mạng “lề trái”. Trên nghị trường Quốc hội, vài ông nghị hoặc giả có chút tâm huyết, hoặc giả là người của Tư Sang, đứng lên chửi Ba Dũng chan chát. Có ông, ăn phải gan cóc tía, còn đòi lập ủy ban điều tra Ba Dũng.
Viên cựu quân nhân đến từ vùng U Minh tối tăm mặt mũi trong một cuộc chiến mà Tư Sang đã tận dụng rất tốt các mũi tên bọc chữ, tức giới trí thức. Những người trí thức, một số rất ít biết được bản chất của vấn đề và là công cụ chính thức của Tư Sang, còn đại đa số chỉ vô tư tấn công Ba Dũng như là một cách xả hết giận dữ vào cái chính thể mà họ chán ghét, hay trần tục hơn, để trở thành một ngôi sao bất đồng chính kiến.

=>   Xây dựng quân đội đi nhanh vào hiện đại  
Kết quả là, Ba Dũng, Nông Đức Mạnh đã được vẽ chân dung là những kẻ thân Tàu, bán nước, còn Tư Sang và một nhân vật đậm chất giải trí bưng biền – Nguyễn Minh Triết – trở thành những niềm hy vọng le lói còn sót lại cho những ai nặng lòng với Tổ quốc.
Ngay cả một trang blog nổi tiếng chống chế độ là Change We Need thời đó cũng từng viết: “Trong BCT (Bộ Chính trị – NV) chỉ có 3 người tỏ rõ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người còn lại thì không bày tỏ quan điểm rõ ràng.”
Một hình ảnh Tư Sang rất đẹp đẽ đã được hình thành, kể cả trong mắt dân “lề trái”.
Đó là trên truyền thông, cả lề trái lẫn lề phải. Còn trong thực tế chính trường, Ba Dũng còn nhận được những đòn đau đớn hơn nhiều.
Đại hội Đảng lần 9 tại Tp. HCM, một sự kiện quan trọng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa qua, con trai của Ba Dũng là Nguyễn Thanh Nghị – lãnh đạo một trường đại học lớn và nay vừa mới đi vào lịch sử với tư cách là vị thứ trưởng trẻ nhất của nước Việt Nam thống nhất – chỉ nhận được 17/400 phiếu bầu thành ủy viên. Tất nhiên tại nơi thành trì của Tư Sang, con trai Ba Dũng nhận quả đắng là điều dễ hiểu.
Điều đáng nói là, ngay sau đó, trong cuộc bỏ phiếu đặc cách tại Bộ Chính trị cho khả năng Nguyễn Thanh Nghị trở thành Ủy viên trung ương dự khuyết, con trai ngài thủ tướng cũng chỉ được 2/15 phiếu bầu. Tất nhiên, một phiếu là của “phụ hoàng”, nhưng phiếu còn lại của ai? Còn ai trồng khoai đất này nữa! Đó chính là Lê Hồng Anh, lãnh đạo lực lượng công an. Tới thời điểm này, Tư Sang dường như đã khuynh loát được chính trường Việt Nam.
Nhưng chưa đâu, từ từ cháo mới nhừ. Phe Tư Sang hãy đợi đấy. Ba Dũng có thể là một y tá, một sĩ quan quèn trong lực lượng bộ đội địa phương khu vực Kiên Giang – Cà Mau, nhưng trên chính trường, ông ta là một vị tướng có tài hô phong hoán vũ.
Một cuộc phản công mãnh liệt được tung ra, với nòng cốt là lực lượng của công an và quân đội. Những sân sau của Tư Sang, Sáu Phong ở Bình Dương và Sài Gòn, từ Tập đoàn Tân Tạo tới Phương Trang, bị một trận tơi bời. Song song đó là các áp phe chính trị – trong đó có việc cơ cấu ghế cho con em, đồng minh của các cán bộ cấp cao để tạo thêm vây cánh – được phe Ba Dũng thực hiện ráo riết.
Những nhân vật gần đây vốn lừng khừng, đã ngã về phe Ba Dũng theo sau những đảm bảo về cơ cấu nhân sự. Các chiến dịch “bão táp sa mạc” đã giúp phe Ba Dũng giành lại thế thượng phong trên chính trường. Ngoạn mục và chớp nhoáng. Ngay cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rốt cuộc cũng dành lá phiếu cho Ba Dũng, sau khi cậu quý tử Nông Quốc Tuấn đã tìm được bến đỗ khá khẩm ở một tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
Lúc bấy giờ, phe Tư Sang và cả những đồng minh nhất thời của ông như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt… đều khốn đốn. Hội nghị 13 vào đầu tháng 10.2010 đã chứng kiến một sự “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” của phe Ba Dũng. Hồ Đức Việt bắt đầu bị “out” từ đây. Nguyễn Văn Chi chuẩn bị về hưu, nhưng bi kịch hơn, những toan tính của ông Chi cho cậu quý tử Nguyễn Xuân Anh – cụ thể là một ghế Ủy viên dự khuyết ở Trung ương – cũng dần nhạt nhòa.
Tới hội nghị 14, cuộc chiến phân phối ghế vẫn nghiêng về phe Ba Dũng, trong khi phe Sang, Chi bị đẩy lùi tới miệng vực, người thì chuẩn bị nhận quyết định về hưu, như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Nguyễn Minh Triết; người thì vẫn còn cơ hội ở lại nhưng với một viễn cảnh bị cô lập ở Bộ Chính trị, như Tư Sang.
Các bậc phụ huynh là vậy, con đường hoạn lộ của lớp quý tử cũng bị tác động theo những chiều hướng này. Nguyễn Xuân Anh dường như không còn mơ tới ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, tức là có thể đành chấp nhận một ghế nào đó ở Đà Nẵng mà thôi, đừng mơ tới viễn cảnh dăm ba năm nữa đáp chuyên cơ xuống Hà thành.
Trong khi đó, Nguyễn Thanh Nghị từ chỗ tả tơi ở Sài Gòn và trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị như đã nói ở trên, giờ đây dưới sự nâng đỡ của cha và các đồng minh của cha, đang lên như diều gặp gió. Một ghế Ủy viên dự khuyết Trung ương đã chờ sẵn, một ghế thứ trưởng cũng đã xong, sau đó nữa thì sẽ là các bậc thang danh vọng theo con đường hoạn lộ mà phụ huynh Ba Dũng đã thiết kế sẵn, tất nhiên là với điều kiện Đảng còn.
Vũ khí của Tư Sang – đám báo chí tay sai lề phải – đến giờ phút này đã không còn sử dụng được nữa. Một bộ phận bị lực lượng công an của Ba Dũng khống chế, như Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị, Công Huynh ở Tiền Phong; một bộ phận khác thì lui về với phương sách an toàn là bạn…
(Nguồn:  DCV online  /TTHN) - /còn phần 2/

 
-------------

8 nhận xét:

  1. TÔI NÔN NÓNG CHỜ PHẦN 2 SẼ BÌNH LUẬN

    Trả lờiXóa
  2. Bác cả Trọng và bác Sinh Hùng Hạ cánh an toàn về vui thú điền viên.
    2 mảnh Hổ Hổ Ba - Tư căn nhau bác Quang Nghị ngồi xem chờ "Ngư ông đắc lợi"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc cho bác Nghị chưa được đứng chân trong tứ trụ...nên phải về thôi thôi cụ ơi...
      Đắc lợi nổi gì?

      Xóa
  3. Cuộc đấu 3 dê - 4 sói còn chưa tới hồi kết...

    Một ĐV nhưng mà tốt.

    Trả lờiXóa
  4. Khong can phai doc bai
    Thua hieu rang, trong bong toi thi chi toan lu qui su khong ha !

    Trả lờiXóa
  5. MÈO NÀO CẮN MIỂU MÈO NÀO (!!!).???.

    Trả lờiXóa
  6. Trần Hồng Khanhlúc 14:58 24 tháng 9, 2015

    Dự luận cho rằng: Nội bộ cứ rối tinh rối mù lên, hết chuyện này đến cái dzụ khác chủ yêu do Tư Sang rất mót , cực khoái cái chức Thủ tướng của Dũng, quyết đánh đổ để giành cho kỳ được cái chức đó mà Ba D đang nắm giữ.
    Sau Hội nghị TW 4 - 12/2011, triển khai từ đầu 2012, trang "Quan làm báo" và một số trang khác là của nước Tư đánh nước Ba. Đánh không được, đi đâu, nói chuyện với cử tri bao giờ cũng cạnh khóe, móc máy, ám chỉ phải trị Ba D. Cái biệt danh 3X cũng từ Tư Móm mà ra.

    Trả lờiXóa
  7. Thằng cha Nghị....tài gì mà làm cho hại nước....Ba ếch tham tiền nhưng sẽ phá đảng nhanh nhất...con đường nhanh đến dân chủ...

    Trả lờiXóa