Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nhật Bản: ‘Thuế ở VN phức tạp, mất thì giờ’

Ông Asusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội
 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO)
Có tới 50% doanh nghiệp Nhật Bản phàn nàn về thủ tục thuế tại Việt Nam, theo đại diện giới doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, ông Asusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng nói về một thông tư của Việt Nam về nhập khẩu máy móc cũ của Nhật gây tranh cãi.
Khi được hỏi về các bất cập chính mà doanh nghiệp Nhật đối diện khi làm kinh doanh tại Việt Nam, ông Kawada nói: “Hơn 50% các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cho rằng thủ tục thuế của Việt Nam phức tạp, mất nhiều thời gian. Đây cũng được coi là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Nhật Bản khi kinh doanh tại Việt Nam.”
Ngoài “sự phức tạp của chế độ thuế, thủ tục thuế”, khảo sát của Jetro năm 2014 cho thấy hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam đưa ra những rủi ro về môi trường đầu tư như “Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc vận dụng chưa minh bạch” và “Sự phức tạp của thủ tục hành chính trong cấp phép."
Trả lời câu hỏi của BBC về thực trạng cải thiện những vấn đề này, ông Kawada nói về điều ông gọi là “Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng đang nỗ lực để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính để sánh kịp với các nước ASEAN 6 (Sáu nước trong khối trừ bốn nước Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.”
Doanh nghiệp Nhật 'lo lắng'
Doanh nghiệp Nhật Bản đang lo lắng về việc Việt Nam áp dụng
 "Quy định về việc cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng".
Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang lo lắng về việc Việt Nam áp dụng "Thông tư về việc cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng".
“Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hy vọng rằng thông tư này sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến việc họ đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam,” ông nói.
Được biết đây là văn bản của Bộ Khoa Học và Công Nghệ ra vào tháng 7/2014 quy định khắt khe về việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũ như máy móc mới được sử dụng 3, 5 năm, và còn 80% giá trị sử dụng với lo ngại về điều được cho là hạn chế nguy cơ biến Việt Nam thành "bãi rác thiết bị cũ".
Thông tư này được mô tả là có ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp của Nhật Bản vì hầu như các doanh nghiệp của Nhật Bản nhập khẩu máy móc cũ sang Việt Nam cho hoạt động sản xuất nhiều.
Vì vậy các doanh nghiệp này gặp khó khăn trước qui định nói trên vì phải nhập máy móc mới khiến tăng chi phí đầu vào.
Do đó các doanh nghiệp Nhật đã có kiến nghị với JETRO và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt nam (JBAV) để nhờ các tổ chức này làm việc với Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đề nới lỏng quy định này.
Được biết nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản mặc dù rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và đang cân nhắc xem có nên đầu tư hay không sẽ lưỡng lự vì quy định mà họ cho là khắt khe này.
Một nhà quan sát thạo tin cho biết việc doanh nghiệp Nhật lên tiếng đã tới cả văn phòng chính phủ và Thủ tướng Dũng đã yêu cầu ngưng áp dụng thông tư này để sửa đổi.
Người này nói rằng “chẳng cứ doanh nghiệp Nhật làm ăn tại Việt Nam thấy khó mà ngay doanh nghiệp trong nước cũng mệt vì luật thay đổi liên tục.
“Đợt rồi khui ra nhiều vụ nhập khẩu thiêt bị y tế nói là mới và hàng châu Âu nhưng thực tế lại hàng cũ và hàng Trung Quốc. Mua về vứt xó hoặc dùng đo không chính xác.
“Nói chung luật đưa ra chỉ chết các ông làm đàng hoàng, còn hội làm ăn lậu nó vẫn qua được,” người này nói thêm.
Trong khi đó một quan chức từ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam muốn ẩn danh cho BBC biết "Thông tư 20 này đã được sửa rồi."
Truyền thông Việt Nam từng đưa tin "Thông tư sửa đổi Thông tư 20 sẽ được ban hành trong tháng 8 tới đây và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016 sau khi Bộ KH&CN báo cáo Chính phủ.
"Bộ KH&CN cho biết, với các hợp đồng nhập khẩu máy móc cũ đã xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển trước ngày Thông tư mới có hiệu lực thì sẽ không chịu sự điều chỉnh của thông tư này."
Bình luận về thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tại Việt Nam có tác động ra sao tới doanh nghiệp Nhật, ông Asusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) nói: “Tỷ lệ mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay chỉ đạt 33%, nếu so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia thì tỉ lệ này tương đối thấp. Nếu ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được chú trọng và nuôi dưỡng thì các Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có thể mua linh kiện tại chỗ, như thế sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.”
(Kinh tế-BBC)
 
-------------

8 nhận xét:

  1. Thanh Mai-Quán Làolúc 08:45 22 tháng 9, 2015

    Anh đang ở đâu đó, công việc thế nào rồi, bao giưo anh về

    Trả lờiXóa
  2. Cái anh Nhật này nói... ngớ ngẩn thế? Ở đây khác với thế giới nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 09:31 22 tháng 9, 2015

    Không phức tạp thì làm sao mà vòi tiền mấy ông Nhật được.

    Trả lờiXóa
  4. Phải cố tạo ra những vấn đề phức tạp thì mới ...kiếm được!

    Trả lờiXóa
  5. Một đất nước với mấy thằng học lớp một lớp hai nãnh đạo o phức tạp mới là lạ

    Trả lờiXóa
  6. không dám phân biệt đối xử, hàng cũ của nhat 10 năm còn hơn hàng mới của tq, nhưng trong luạt không ghi rõ điều này, vô tình chỉ khuyến khích nhập khẩu công nghệ tq như vậy sẽ làm ngu và nghèo hơn nữa phụ thuộc hơn nữa

    Trả lờiXóa
  7. Không chỉ riệng chuyện " luật thuế " nhiêu khê , rối rắm ... mà còn nhiều loại luật khác ở Việt nam cũng như vậy . Nào là nghị định , thông tư , văn bản dưới luật ... cứ rối như canh hẹ , cái ra sau " ... mẹ " cái trước ... Nhưng tại sao lại cứ phải " rối rắm " và lắm chuyện như vậy ? đơn giản là càng khó hiểu , càng phức tạp thì càng " có lợi " cho các quan từ nhỏ đến lớn , đó là CHÂN LÝ CỦA CÁC LUẬT ĐỊNH tại Vietnam ! Không hiểu thì phải hỏi , hỏi thì sẽ có " chỉ chỏ " và có các loại " cò " mách bảo , và rồi sẽ có " thù lao " , có " phong bì " , có " đi đêm " ... Nói tóm lại , luật càng khó hiểu , càng rối rắm thì ... càng có lợi cho các vị " đày tớ nhân dân " , " công bộc của dân " , có thế thôi !

    Trả lờiXóa
  8. Mấy ông, toàn "chuyen chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp", lãnh đạo nhà nước VN, thì kinh tế, là vậy thôi.
    Tuy nhiên, sống theo điều 4 hiến pháp, dân không có quyền chọn lãnh đạo nhà nước VN.

    Trả lờiXóa