Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM (?)

* Zachary Abuza
 Đàn áp bất đồng chính kiến của giới cai trị đất nước ngày càng thông minh và có mục tiêu hơn. Vào ngày 19 tháng 9 (trong nguyên bản ghi nhầm là 19 tháng 7), Việt Nam trả tự do cho một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, Tạ Phong Tần, người cựu sĩ quan công an đã thay đổi trở nên một blogger về pháp lý và trục xuất cô đến Hoa Kỳ.
Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào tháng 11/2015 và nêu bật tình trạng khó khăn ngày càng tăng về nhân quyền của Việt Nam.
Cuộc viếng thăm chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Washington DC và Tokyo là dấu hiệu rõ ràng rằng Hà Nội nhìn thấy cả phát triển kinh tế và an ninh đều gắn với phương Tây.
Hy vọng ngây thơ của phe muốn đi theo nước hàng xóm Xã hội chủ nghĩa anh em Trung Quốc, trong nỗ lực muốn thỏa mãn nỗi thèm muốn thống trị biển Đông của họ đã được Đảng cho yên nghỉ. Đảng đã cam kết một chính sách đối ngoại đa phương.
Nhưng sự hội nhập lớn hơn vào quốc tế sẽ đến với sự xét nét hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam.
Trên nhiều phương diện, việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam vẫn còn rất không thỏa đáng; đất nước này đứng hạng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về các quyền tự do dân sự, chính trị, bảo vệ pháp lý, tự do tôn giáo và tự do lập hội.
Kiểm soát chặt chẽ
Đảng CSVN không cho phép bất cứ ý kiến bất đồng hoặc thách thức nào đối với độc quyền quyền lực của mình. Việt Nam có một trong những môi trường truyền thông bị kiểm soát nhất trên thế giới và là một trong những tên cai ngục hàng đầu của thế giới đối với các nhà báo và blogger.
Chính phủ đã từng đóng cửa các toà báo, chẳng hạn như tờ Người cao tuổi, vì những bài báo tích cực của họ về tham nhũng của chính phủ, sa thải và bắt giữ các biên tập viên, dẫn đến sự tự kiểm duyệt tràn lan. Gần đây nhất, một nhà báo nổi tiếng đã bị sa thải khỏi tờ Thanh Niên, nhật báo tiến bộ nhất của đất nước vì những ý kiến châm biếm Hồ Chí Minh của ông.
Giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã cố gắng để kiểm soát Internet, mặc dù họ đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ 3G, 4G và sự hiện diện khắp nơi của truyền thông xã hội. Xã hội dân sự vẫn còn yếu và đã bị suy giảm rộng rãi. Chính phủ vẫn dựa vào những ngôn từ mơ hồ của luật an ninh quốc gia, chẳng hạn như các Điều luật hình sự 88 và 258 lấn át các quyền thiêng liêng của Hiến pháp.
Tuy nhiên, về cơ bản, Việt Nam là một nơi chốn khác hơn so với chỉ năm năm trước đây, với những thay đổi sâu sắc trong việc tiếp cận thông tin, quyền tự do kinh tế, sự phát triển của xã hội dân sự, quyền thực hành đức tin, và những cải cách gần đây để chấm dứt các hành xử tra tấn ép cung buộc tội phổ biến của công an.
Và điều này thực đáng nản lòng: rất nhiều chỉ trích từ phương Tây, đặc biệt là từ các chính trị gia và các nhóm người Việt ở nước ngoài, vẫn không thay đổi kể từ những năm 1990.
Cam kết thực hiện các quyền con người?
Trong chuyến đi hồi tháng bảy tới Washington DC, Tổng Bí thư Trọng khẳng định: "Việt Nam rất coi trọng quyền con người", mặc dù ông thừa nhận có "những hạn chế”.
Dù nhận ra rằng nhân quyền là một chất kích thích trong mối quan hệ Mỹ-Việt, ông vẫn nói rõ ràng rằng nó “không nên cản trở đà phát triển của mối quan hệ song phương cũng như không nên ảnh hưởng đến việc xây dựng lòng tin giữa hai nước”.
Với việc Đảng hiện tụt hậu sau những cải thiện quan hệ với phương Tây, Chính phủ đã phải tìm cách để kiềm chế bất đồng quan điểm trong khi giảm thiểu các tác động bất lợi về ngoại giao. Lực lượng an ninh đang hoạt động với sự kiềm chế bất cập phi lý.
Các giải pháp hòa bình của một cuộc đình công chưa từng có trong tháng ba và tháng tư năm 2015 là dấu hiệu của áp lực quốc tế đối với Hà Nội khi cuộc đàm phán TPP đi vào giai đoạn cuối cùng. Tương tự, trong năm 2015 Việt Nam đã chỉ bắt giữ hai nhà bất đồng chính kiến, giảm mạnh từ năm 2014. Lực lượng an ninh đã trở nên khôn ngoan và có mục tiêu rõ hơn.
Nhưng giới bất đồng quan điểm lại ít được khoan dung hơn trước Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016
Mặc dù không có một ai phạm tội vi phạm an ninh quốc gia được tha trong lệnh ân xá 18.298 người trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm độc lập của Việt Nam, và mặc dù các lựa chọn nhân sự vẫn chưa hoàn tất trước Đại hội Đảng, rõ ràng có những giới hạn trong sự nhượng bộ mà Chính phủ sẽ thực hiện.
Các cuộc tấn công vào luật sư, nhà hoạt động và các blogger:
Vì việc bắt giữ và xét xử các blogger và các nhà hoạt động như Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Nghiên thu hút các chú ý bất lợi về truyền thông và ngoại giao, Chính phủ đang thực hiện năm chiến thuật để bịt miệng các nhà phê bình và ngăn chặn những người khác.
Đầu tiên, họ nhắm mục tiêu đến những luật sư đại diện cho các tù chính trị. Trong khi Trung quốc bắt giữ hơn 100 luật sư gần đây đã được báo chí đưa tin thì Việt Nam đã thực hành việc này trong nhiều năm. Việc sẵn sàng bắt giữ Lê Công Định, một luật sư nổi tiếng nhất từng thắng kiện trong vụ án thương mại lớn chống lại Hoa Kỳ tại WTO của họ là quyết liệt.
Định bị cầm tù từ năm 2009-2013 vì đã không làm gì ngoài việc bảo vệ những người bất đồng chính kiến khác. Bây giờ mặc dù được tự do, ông bị tước quyền luật sư, như lời nhắc nhở rõ ràng đến các luật sư khác khi muốn bảo vệ cho các trường hợp về nhân quyền.
Các luật sư khác như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn đã hoặc bị bắt, giam giữ, hoặc bị tước quyền luật sư cho các công việc bảo vệ quyền con người của họ, dẫn đến tình trạng thiếu các đại diện pháp lý cho những người khác.
Chiến thuật thứ hai là việc sử dụng các tội hình sự khác để làm chệch hướng lời chỉ trích rằng những người bị kết án là tù chính trị. Lê Quốc Quân, người Luật sư vừa được thả ra, cũng như Nguyễn Văn Hải, người từng bị kết án tù vì vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự vào năm 2008 đều đã bị buộc tội trốn thuế.
Tương tự như vậy, chính phủ đang bắt đầu sử dụng điều luật về tội phỉ báng để bịt miệng các nhà phê bình. Trong tháng 7 năm 2012, một phiên tòa đã kết án ba nhà hoạt động về tội phỉ báng ĐCSVN. Một khi luật được đưa vào hiệu lực, Chính phủ có thể lập lại những vụ kiện phỉ báng của Singapore và Malaysia để trấn áp các đối thủ chính trị.
Chiến thuật thứ ba, vì các phiên toà sẽ thu hút chú ý quốc tế, các cuộc tấn công đả thương bạo hành của công an không sắc phục đã trở nên phổ biến hơn so với các quy kết chính thức. Trong tháng 11 năm 2014, một nhà báo tự do đã gần như bị đánh đến chết ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng 12 năm 2014, Nguyễn Hoàng Vi, một nữ blogger, nhà hoạt động dân chủ đã bị đánh đập bởi những phụ nữ tình nghi là công an.
Và không chỉ đối với các blogger độc lập: trong tháng 9 năm 2014, bốn nhà báo thuộc phương tiện truyền thông nhà nước bị hành hung trong quá trình điều tra tại tỉnh Quảng Ngãi. Human Rights Watch báo cáo rằng trong năm 2014 có 14 nhà báo bị đánh đập.
Rồi còn có cả các cuộc tấn công vào các nhà hoạt động xã hội. Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã nhượng bộ một chiến dịch công khai bởi các nhóm kiến nghị trực tuyến, như "Vì một Hà Nội xanh" và "6.700 người vì 6.700 cây xanh" để cứu 6.700 cây xanh không bị cưa đốn và thậm chí còn sa thải một vài quan chức chính phủ, nhưng một số người tổ chức biểu tình đã bị đánh đập dã man. Gần đây nhất, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh "Mẹ Nấm", bị đánh trọng thương trong khi bị tạm giam - mặc dù không bị quy tội gì  - vào tháng Bảy năm 2015.
Hai nhà hoạt động đã bị giam giữ tại sân bay khi từ nước ngoài trở về là Đoan Trang, một nhà báo, công dân của Việt Nam Right Now, mạng thông tin nhân quyền và Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Mặc dù không bị buộc tội gì, vẫn đã bị giam giữ và thẩm vấn kéo dài với mục đích là để đe dọa.
Chiến thuật thứ tư là tập trung giám sát trực tuyến của Chính phủ vào các trọng điểm. Đội quân kiểm duyệt trực tuyến của Hà Nội hầu như không thể bắt kịp với 30 triệu tài khoản Facebook, cũng như các blog và phương tiện truyền thông xã hội khác ngày càng được nhân đôi trên các máy chủ ở nước ngoài. Do đó, chính quyền phải sử dụng các thuật toán riêng của họ để tìm các điểm mấu chốt. Cách tìm này dựa vào việc người sử dụng mạng tham gia vào các nhóm gì, hoặc những bài đăng nào được like, chia sẻ, bình luận, đọc nhiều nhất.
Chiến thuật cuối cùng là Chính phủ tập trung sức mạnh cưỡng chế của mình trên các trang web đang cố gắng chuyển đổi từ blog cá nhân thành các cổng thông tin đa biên tập, một chuyển đổi quan trọng cho sự phát triển nền báo chí độc lập.
Dập tắt các cơ sở nền tảng của bất đồng chính kiến
Việt Nam có rất nhiều blogger dũng cảm, nhưng chính là việc tổ chức, chứ không nhất thiết là vì những bài viết, dễ đưa các cá nhân vào những rắc rối pháp lý nhất. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bày tỏ nhiều lo ngại rằng Mạng lưới Blogger của cô đe dọa nhà nước nhiều hơn là các bài viết thực tế của mình.
Cô ấy nói đúng. Nhà nước đang bị ám ảnh về sự phát triển của các tổ chức truyền thông độc lập.
Điều này được thể hiện trong các bản án tù của họ. Án tù trung bình cho 16 trong 23 blogger và nhà báo bị giam giữ trong năm 2014 là 8.1 năm. Các án trung bình đối với bốn blogger/nhà báo chủ yếu viết về các vấn đề tôn giáo và tham gia vào các hoạt động dựa trên đức tin là 11.3 năm.
Các án tù cho ba người từng cố gắng tổ chức xã hội dân sự độc lập, những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là 13.5 năm. Bất đồng chính kiến là một tội phạm nhưng tổ chức bất đồng chính kiến là một tội phạm lớn hơn.
Trong bối cảnh đó, quyết định ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam của 20 người cầm bút vào tháng 5 năm 2015 và thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập của mình là vô cùng dũng cảm. Sự phát triển của một xã hội dân sự mạnh mẽ và độc lập là mối đe dọa lớn nhất của chế độ.
Có hy vọng rằng sẽ có những cải thiện rõ rệt. Bất chấp những nỗ lực của mình, Chính phủ chỉ đơn giản là không thể theo kịp tốc độ và không thể giám sát tất cả các phương tiện truyền thông xã hội. Thâm nhập Internet của Việt Nam là 44 phần trăm, ở thành phố còn cao hơn nhiều - cao hơn các nước giàu và phát triển kinh tế khác trong khu vực.
Có không gian cho sự cải cách?
Mặc dù việc lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vẫn chưa được định hình, hiện nay tình hình vẫn sáng sủa cho những người chủ trương tiếp tục cải cách và hội nhập với phương Tây. Thật khó để nhìn thấy những người có tư tưởng bảo thủ tư tưởng có thể nổi lên như một thế lực thống trị. Như vậy, sẽ có những tiến triển dần dần của tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đang liên tục nói về tham nhũng như một "mối đe dọa sống còn" đến quyền lực độc quyền  của Đảng. Tuy nhiên, những nỗ lực hạn chế tham nhũng của họ bằng cách bắt giữ một vài khuôn mặt nổi cộm đã thất bại trong việc ngăn chặn tham nhũng trong một nền kinh tế vốn đa phần là bị mắc kẹt giữa kế hoạch và thị trường.
Hơn nữa, các nhà báo còn phàn nàn rằng khi được phép điều tra những nhân vật nổi cộm, chắc chắn có câu kết với một quan chức cấp cao nào đấy, thì đúng là họ đang bị sử dụng để hạ gục các đối thủ về chính trị chứ không phục vụ việc thanh tra thực sự.
Dù không phải là thuốc chữa bách bệnh cho tham nhũng, như Philippines rất tế nhị cho thấy, một nền báo chí tự do vẫn là một điều kiện tiên quyết. Nếu muốn duy trì tính hợp pháp của mình, Đảng phải cởi trói cho báo chí, vốn ngày càng phải đối diện với sự cạnh tranh từ con số ngày càng tăng của các blog và các trang web độc lập mới.
Cuối cùng, đã có những lời kêu gọi nhũn nhặn cho việc cải cách từ các cấp cao nhất. Ví dụ, vào giữa năm 2014, Chủ tịch nước Trương tấn Sang (tác giả viết sai tên là Trần Trường Sang trong nguyên tác) lên tiếng chống lại việc thực hành tra tấn ép cung. Kể từ đó, nó đã được ưu tiên sửa đổi.
Đã có một số trường hợp trả tự do, bồi thường cho các án oan sai và kết tội công an và thẩm phán. Việt Nam có một chặng đường dài để đi tới, nhưng trong năm qua đã có một sự cải thiện có ý nghĩa.
Trong tháng này, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam và là thành viên Bộ Chính trị, công khai kêu gọi sửa đổi các luật mơ hồ về an ninh quốc gia, những công cụ đàn áp chính: "Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được".
Nói quá đúng, nhưng để xem hành động như thế nào và để xem tất cả các blogger có được trả tự do hay không.
Z.A/Lê quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
 --------------------
*Nguồn:
** Nguồn bản tiếng Anh:
------------

21 nhận xét:

  1. Người dân yêu nướclúc 17:42 24 tháng 9, 2015

    Câu kết luận bài viết dài lê thê nhắc đến câu phản ứng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về sự vô lối của luật pháp nước CHXHCNVN
    Có điều nếu còn ĐCS thì đất nước này sẽ không bao giờ khá lên được.

    Trả lờiXóa
  2. Thực sự theo dân đen tôi nghĩ, bảo thủ không phải là xấu. Thí dụm bảo thủ để giữ gìn nếp sinh hoạt gia đình, cách chào hỏi, hay cách ăn mặc cho những dịp lễ, tổ, giỗ. Bảo thủ để giữ gìn cái gì đặc trưng của dân tộc như phong trào văn, thơ cổ (cái này thậm chí TQ còn sợ bị mất đi. Chỉ 1 số ít, ít ỏi nhà văn hiện tại của TQ còn giữ được cái văn phong cổ đáng quý của TQ). Có thể nhìn người Nhật, người Hàn, hay Thái Lan thì bảo thủ về văn hóa, truyền thống là hoàn toàn phải được ủng hộ.
    Còn đảng CSVN, kể từ khi họ nắm quyền, chỉ riêng mảng văn học đã là thất bại toàn diện mà mỗi thế hệ tính theo 10 năm toàn bộ vô danh về mặt tác phẩm. Văn học thất bại thực chất kéo theo phản biện lịch sử thất bại, ghi chép phản biện lịch sử từ khắp các giới, khắp giai tầng tri thức, báo chí, nhật ký riêng tư đều đóng cửa. Chỉ nhìn từ hướng nhỏ nhoi của dân đen cũng thấy quốc gia tự hạn chế năng lực phát triển của mình. Giống như anh còi sợ mình cao thêm.

    Trả lờiXóa
  3. Đầu bài viết không chính xác, ơhari viết là
    ĐẢNG CỘNG SẢN NGÀY ĐÀN ÁP TÀN BẠO TẠI VIỆT NAM

    Trả lờiXóa
  4. khi ng ta bị kết tội vì cái luật mơ hồ đó ,sao không thấy lão hói hó hé gì ? bây giờ sắp hạ cánh an toàn, bày đặt lên tiêng yêu cầu này nọ ? đúng là thói hèn của đám lãnh đạo CS

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam giờ thua cả campuchia ah, đứng chót asean ah, thạt đau lòng quá đi, đất nước của nhũng thiên tài, giờ thì dân ngu quá lợn

    Trả lờiXóa
  6. Thế mà Ô Trọng nói" VN rất coi trọng quyền con người" ô hô , có biết con người có quyền gì không l tai sao những người đem tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc đi phân phát lại bị cho quân bắt? vu cho là "chống phá nhà nước" hả ?
    http://www.lexilogos.com/declaration/vietnamien.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cũng đồng kiểu như mụ ngu nói là VN dân chủ vạn lần hơn tư bản ...

      đó là cách nói trơ trẽn và vô liêm sỉ của CS ngu ngốc...

      Xóa
    2. Còn nữa :Ông ta tuyên bố ở Mỹ rằng " Ở VN kg có tù nhân lương tâm chỉ có tù nhân hình sự " . Ô hô ! Hóa ra ông ta tự vả vào mồm ông ta , hài vãi !

      Xóa
    3. Lão ấy nói phét không ngượng miệng!
      (Còm của 1 người không phải chân gỗ của X)

      Xóa
    4. không phải là nói phét, mà thằng ấy là thằng lưu manh, chuyên lừa bịp

      Xóa
  7. ở VN dân chỉ có quyền làm con cừu (còn thua con vật ở xứ tư bản dãy chết nữa)

    Trả lờiXóa
  8. còn thiếu nhiều trường hợp như bà trần thị nga v.v...đám dân oan biểu tình, các hội tin lành , cao đài v.v....

    đây là cũ quẫy tuyệt vọng của con chó dại sắp chết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vừa rồi, trong cơn điên cuồng tuyệt vọng, đảng lưu manh csVN cho quân đóng giả côn đồ đi bắt những người làm chương trình LuongtamTV -6 bạn trẻ bị bắt và câu lưu tại đồn côn an tới gần 2 ngày mới được thả.
      Rồi đây, người ta sẽ hỏi tội những kẻ đóng giả côn đồ và côn an này trong việc ném đá giấu tay cho đảng csVN để hành hung đàn áp người yêu nước, đàn áp người đấu tranh vì một VN tự do dân chủ đa đảng.- đấy là tội ác chống nhân loại mà đảng csVN đã vi phạm nghiêm trọng từ nhiều năm nay.
      Càng điên cuồng đàn áp thì tội chỉ càng nặng,

      Xóa
  9. Người CS.có thủ thuật NGỤY BIỆN rất tinh vi.Họ đưa ra
    một TIỀN ĐỀ (áp đặt) theo ý đồ của họ rồi dựa vào đó để
    biện minh cho việc đàn áp họ làm.
    Do đó,họ đã lừa bịp được rất nhiều người dân.Không phải
    chỉ người dân trí thấp mà còn cả đám "tiến sĩ giấy" của họ
    là những kẻ được đảng ra lệnh làm...watchdog !
    Tiền đề là đảng lãnh đạo toàn diện,cho nên không thể có
    đối lập và như vậy thì họ có quyền đàn áp nhưng ngay ở
    trong tiền đề này đã có sự ngụy biện vì sự lãnh đạo toàn diện
    này là do họ tự phong bằng cách phủ nhận hay tước đi mọi
    quyền tự do làm chủ của toàn thể nhân dân VN..

    Trả lờiXóa
  10. Các chế độ độc đoán đều mang tính chất bóc lột nhân dân, mang lại bất công xã hội. Các nhà nước ấy có thể mang tên là "nhà nước thú dữ" - predatory states" - có nghĩa là ăn thịt đồng loại, tất cả đều là chế độ tham ô, chuyên ăn cắp, ăn cướp của dân, phản dân chủ, phản dân tộc.
    (Thành Tín)

    Trả lờiXóa
  11. Day la tin hieu dang mung vi chung to phong trao phan khang dang phat trien
    Truoc khi sup do bon doc tai bao gio cung phai gio het nhung tro tan bao nhat, sao chung chiu ngoi yen cho chet

    Trả lờiXóa
  12. "ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM (?) ".
    Quy luật tất yếu của CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN - Đ/K tiên quyết để ĐCS VN Xây dựng Xã hội Xã hội NGUYÊN THỦY PHONG KIẾN dưới triều đại Hán hóa TÂP CẬN BÌNH.

    Trả lờiXóa
  13. Web của đảng csVN bị tấn công

    Phản đối nhà cầm quyền VN vi phạm nhân quyền-các Hacktivist trực tuyến đã tiến hành tấn công các trang web của nhà nước
    csVN để ủng hộ các tù nhân lương tâm và các nhà đấu tranh vì tự do dân chủ nhân
    quyền trong nước.

    Các thành viên của nhóm hacktivist trực tuyến, Anonymous, AntiSec và
    HagashTeam đã tấn công và tẩy xóa một số trang web của chính phủ Việt Nam.
    Anonymous nói rằng hackings đã thực hiện việc này để phản đối kiểm duyệt và vi
    phạm nhân quyền trực tuyến trong nước.

    Trong tất cả 8 website của chính phủ Việt Nam bị tẩy xóa bởi các nhóm
    hacktivist. Họ để lại một trang xé rách cùng với một thông điệp cho tuyên bố của
    họ chống lại việc giam giữ hàng ngàn tù
    nhân chính trị.

    Các tin còn lại của nhóm Anonymous nói rằng vào dịp kỷ niệm 70 năm độc
    lập, không ai trong số các tù nhân chính trị được thả bởi chính phủ csVN. Mặc
    dù chính phủ Việt Nam đã thả hơn 18.200 tù nhân thường phạm hình sự nhân ngày độc
    lập của họ, tuy nhiên, Anonymous tuyên bố rằng không ai trong số những người được
    thả là những tù nhân chính trị.

    Trong một cuộc trò chuyện độc quyền với một trong những Anonymous xử lý
    trên Twitter, HackRead đã nói rằng Anonymous đứng về phía các công dân bị kìm
    nén của Việt Nam.

    Thư được để lại bởi các hacktivists

    …….

    Vào thời điểm xuất bản bài viết này, tất cả các trang web bị hack vẫn
    còn hiển thị các trang tẩy xóa.

    HOAN HÔ CÁC hacktivists ĐÃ HIỆP THÔNG VỚI CÁC NHÀ ĐẤU TRANH , để cho
    csVN biết thế nào là lễ độ, nếu cứ tiếp tục ngoan cố chống lại cơn sóng thần
    dân tộc VN chống cs sắp nổ ra.

    Trả lờiXóa
  14. Nói rằng "Đàn áp gia tăng" là chưa chính xác, mà là ngày càng lố lăng và trơ trẽn, bất lực thì đúng hơn.
    Lấy ví dụ
    Hôm câu lưu Ts Quang A ở Nội Bài. Chúng không muốn cho ông A ra về vui vẻ, chúng lừa ông, nhốt ông lại, bắt ông phải trình bày, khai báo, xin xỏ.
    Ông không chịu, ông từ chối, chúng không làm gì nổi ông.
    Cho đến tối, ngày càng nhiều người đến đấu tranh đòi thả cho ông QA về, họ cô tình gây ồn ào, cãi vã để chúng bắt giao họ, tạo ra một vụ lớn, chúng không bắt.
    Đến khuya, một số bạn bè nữa lại đến đòi người, chuông điện thoại reo, có vài người hô to lên : "Quân tiếp viện đang đến"
    Bọn chúng sợ qua, phải ông QA ra.

    Điều đó chứng tỏ chúng muốn là chúng oai, có thể làm những chuyện rất ồn ào gây tiếng vang, nhưng chúng không dám.
    Chúng đích thực là đám tàn tuân phò tá Phạm Quang Nghị, ra oai một chút để ninh nghi, biết vài hôm nữa Nghị trúng TBT thật.
    Nhưng chúng vẫn sợ
    Thói coob đồ là thế

    Trả lờiXóa
  15. Đảng CS hiện nay rất xứng đáng được Lảnh đao thôi

    Trả lờiXóa
  16. "Chính quyền" Đắc Lắc lại giở trò đấu tố và Câu lưu Huỳnh Thục Vy và gia đình:
    Tác giả gửi tới Dân Luận
    Huỳnh Thục Vy, gần đây lại bị sách nhiễu trở lại sau một thời gian yên ổn bất thường. Chiều nay, ngày 28/9/2015, hai công an phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc đã mang đến cho tôi hai giấy mời: một dành cho chồng tôi Lê Khánh Duy và hai dành cho tôi. Họ hẹn 8 giờ sáng ngày 29/9/2015 hai chúng tôi có mặt ở trụ sở công an Thị xã Buôn Hồ để làm việc với công an tỉnh, như hình ảnh sau:





    ​Chúng tôi rất bận và thiết nghĩ không có điều gì cần trao đổi, hay "làm việc" với cơ quan an ninh của chính quyền CSVN nên chúng tôi sẽ từ chối mọi giấy mời từ phía họ như từ trước đến nay vẫn làm.
    Cũng cần nhắc lại, 14/9/2015, vợ chồng chúng tôi đã được công an phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc đưa hai giấy mời như dưới đây, mời cả hai đến Nhà văn hoá phường Thống Nhất để dự cái mà họ gọi là "Lễ phát động quần chúng 2015" nhưng thực chất là để đấu tố Huỳnh Thục Vy với người dân địa phương, nhằm đe doạ mọi người tránh tiếp xúc với vợ chồng Thục Vy. Đây là một trò bẩn thỉu nhằm cô lập chúng tôi với bạn bè và xóng giềng như cách mà họ đã thành công ở tỉnh Quảng Nam.
    Theo một người dân đến dự buổi đấu tố hôm 15 tháng 9 (khoảng 100 người tham dự) cho hay, mỗi người tham dự được phát cho 40 ngàn đồng tiền ăn trưa và họp đấu tố Thục Vy nguyên cả ngày hôm đó..

    Sắp tới đây, Thục Vy nhân trách nhiệm làm phát thanh viên tạm thời cho Lương Tâm TV thay cho Lê Yến trong lúc chờ nhóm làm viêc tìm người thích hợp hơn.
    Tôi e rằng chính quyền CSVN sẽ tìm mọi cách để trấn áp Lương Tâm TV và ngăn cản công việc của Thục Vy. Hôm nay viết bản tin thông báo tới quý thân hữu được tường và để quý vị lên tiếng cho Thục Vy phòng trường hợp xấu nhất.
    Gần đây, chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần. Dường như họ đang có những thoả thuận sau hậu trường, phóng thích các tù nhân lương tâm high-profile để đổi lại là những lợi ích kính tế, chính trị khác từ phía phương Tây.
    Thế nhưng điều đó không có nghĩa là hồ sơ nhân quyền Việt Nam sẽ được cải thiện. Chừng nào, chính quyền còn năng lực đổi chác trên tự do của người dân Việt Nam, chúng ta sẽ vẫn chưa có nhân quyền thực sự.
    Kính
    Huỳnh Thục Vy
    Buôn Hồ, ngày 28 tháng 9 năm 2015
    - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150928/chinh-quyen-dac-lac-dau-to-huynh-thuc-vy#sthash.ns2yVMYb.dpuf

    Trả lờiXóa