Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được


Từ Nhật Bản, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda gửi đến VietNamNet phân tích của ông về những thành quả cũng như tồn tại của nền kinh tế VN sau 30 năm đổi mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện, đồng thời nêu ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. VietNamNet giới thiệu bài viết này như một góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12:
Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng so với tiềm năng, kể cả những thời cơ thuận lợi bị bỏ lỡ và so với kinh nghiệm của các nước Đông Á thì tốc độ phát triển của Việt Nam thấp và kém hiệu suất.
Các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến, từ đó chủ nghĩa phát triển và tinh thần dân tộc được đề cao, người tài được trọng dụng, tinh thần doanh nghiệp (DN) được phát huy. DN tư nhân là động lực đưa nền kinh tế phát triển.
Hiện nay Việt Nam trực diện ba thách thức lớn. Thứ nhất là nguy cơ chưa giàu đã già. Cơ cấu dân số vàng sắp qua đi, giai đoạn lão hóa dân số sẽ đến gần kề mà thu nhập đầu người còn rất thấp. Thứ hai là nguy cơ có sự phân hóa nền kinh tế thành hai khu vực, FDI và tư bản trong nước. Thứ ba là nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình thấp (bẫy thu nhập trung bình đến sớm khi thu nhập đầu người còn thấp).
Kết quả phân tích ở trên đã gợi nhiều ý khi bàn về phương châm, chiến lược, chính sách cần thiết trong tương lai trung và dài hạn của Việt Nam. Xuất phát quan trọng nhất, có tính cách quyết định là khát vọng, khí khái của những người lãnh đạo trong giai đoạn sắp tới.
Nhật Bản: Quan chức năng lực, thanh liêm
Hai giai đoạn quan trọng đã làm thay đổi nước Nhật là thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1911) và thời kỳ phát triển cao độ còn gọi là thời đại phát triển thần kỳ (1955-1973). Hai thời kỳ có những đặc điểm chung là tố chất yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của lãnh đạo chính trị, và năng lực, đạo đức của quan chức nhà nước.
Cuối thập niên 1950, nhà chính trị Ikeda Hayato thai nghén một ý tưởng về việc đưa nước Nhật vào thời đại phát triển mới, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Trong lúc tìm kiếm ý tưởng, ông đọc được bài viết của Giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro về khả năng tăng gấp đôi tiền lương thực chất tức mức sống của người dân trong vòng 10 năm. Ông lập nhóm nghiên cứu qui tụ các trí thức, các nhà kinh tế tâm huyết và có năng lực để bàn bạc, nghiên cứu việc triển khai ý tưởng đó. Chính Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.
Cuối cùng kết luận của nhóm là hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó kinh tế Nhật hy vọng sẽ bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ.
Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7/1960.
Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân (từ 1960 đến 1970) là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt, và đưa Nhật lên hàng các nước tiến tiến.
Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để DN tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.
Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. DN tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Kết quả là kinh tế đã phát triển nhanh, vượt xa kế hoạch rất nhiều. Bình quân kinh tế phát triển trên 10%, thay vì 7% như kế hoạch, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong 7 năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu.
Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970.
Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV...
Tầm nhìn chiến lược về dân tộc
Tại sao kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân thành công ngoài dự kiến? Một là bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược về dân tộc, về đất nước của lãnh đạo, từ đó có khả năng qui tụ người tài chung quanh mình trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể. Hai là đội ngũ quan chức có năng lực và thanh liêm, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước. Do 2 yếu tố cơ bản này, ta thấy họ đã đưa ra nhiều chính sách rất thiết thực và thực hiện các chính sách rất có hiệu quả. Đơn cử vài thí dụ:
Thứ nhất, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi DN, yểm trợ DN nhỏ và vừa bằng chính sách tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, hầu như không có tham nhũng nên đầu tư tăng rất nhanh.
Tỉ lệ đầu tư trên GDP tăng từ 20% năm 1955 lên 30% năm 1960 và 35% năm 1970. Trong tổng đầu tư có tới 75% là của DN tư nhân. Những công ty tư nhân nổi tiếng sau này như Honda, Sony, Toyota, v.v. đều lớn mạnh trong giai đoạn này. DN nhỏ và vừa vay vốn đầu tư dễ dàng, thậm chí những DN có số lao động dưới 20 người vẫn dựa chủ yếu vào vốn vay ở các ngân hàng và cơ quan tín dụng hiện đại.
Thứ hai, ngoại tệ được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm tối đa, hạn chế việc đi du lịch nước ngoài và kiểm soát gắt gao việc quan chức dùng ngoại tệ đi tham quan nước ngoài.
Thay vào đó, ngoại tệ chủ yếu để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. DN hăng hái cách tân công nghệ, sản xuất sản phẩm đã có với giá thành và phẩm chất tốt hơn hoặc sản xuất những sản phẩm mới, cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới.
Do cách tân công nghệ và do việc quản lý hành chánh, quản trị doanh DN có hiệu suất, nên  kinh tế phát triển rất có hiệu suất. Tuy đầu tư nhộn nhịp như vậy nhưng độ cống hiến của tư bản trong tăng trưởng chỉ có độ 25%, trong khi cống hiến của công nghệ, của quản lý tức năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là 65%.
Ngoài ra còn nhiều chính sách khác về giáo dục, khoa học công nghệ, về đẩy mạnh xuất khẩu, về tổ chức thị trường… Nói chung lãnh đạo và quan chức khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách để đạt mục tiêu của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân; và DN đã hưởng ứng tạo nên khí thế đầu tư mạnh mẽ.
Nói về tố chất của quan chức Nhật Bản, tôi muốn giới thiệu trí tuệ, hành động và tác phong của các quan chức Bộ Công Thương (MITI) vào giữa thập niên 1950 mà tôi gọi họ là những anh hùng trong thời đại phát triển.
Lúc đó một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào giá rất đắt, tương đương 5 năm tiền lương của một quan chức trung cấp. Các quan chức ở Bộ Công Thương lúc đó mơ ước có ngày người dân bình thường cũng sẽ có xe hơi và cho rằng phải phát triển ngành xe hơi mới làm cho Nhật giàu mạnh.
Có nhiều ý kiến khác nhau về điểm này, kể cả một số lãnh đạo trong đảng cầm quyền sợ kế hoạch sản xuất xe hơi sẽ không thành công và có thể gây va chạm trong quan hệ Nhật-Mỹ. Nhưng các quan chức Bộ Công Thương đã tích cực vận động lãnh đạo chính phủ và DN để thực hiện cho được kế hoạch này vì tin sự quan trọng của ngành xe hơi đối với Nhật trong tương lai.
Nhưng ý chí là một chuyện còn khả năng có thực hiện được không và làm sao để thực hiện có hiệu quả là một chuyện khác. Lợi thế so sánh của Nhật lúc đó là các hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như vải vóc, giày dép… 
Đang phân vân về khả năng sản xuất của nước mình, các quan chức đọc được bài viết của giáo sư Shinohara Miyohei (1919-2013) bàn về lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh trong tương lai) và các điều kiện để biến lợi thế so sánh động thành hiện thực. Họ vui mừng và liên lạc ngay với giáo sư Shinohara xin gặp để hỏi chi tiết hơn.
Trong hồi ký viết hồi tháng 6/2009, Shinohara kể như sau: “Hồi đó 4-5 quan chức Bộ Công Thương đến nhà tôi vào buổi tối. Chúng tôi trò chuyện mãi đến khuya vẫn còn muốn tiếp tục, cuối cùng gần 5 giờ sáng họ mới ra về”.
Còn rất nhiều câu chuyện tương tự về sự cầu thị, nhiệt tình lo việc nước của quan chức Nhật thời đó.  
Sau đó, Bộ Công Thương tự tin là Nhật có thể sản xuất xe hơi được và đã đặt ra các chính sách yểm trợ DN xúc tiến sản xuất. Những chiếc xe đầu tiên ra đời còn xấu về hình dáng nên một số người Mỹ trong ngành xe hơi có vẻ chế nhạo. Nhưng quan chức Bộ Công Thương kiên quyết với phương châm “Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được”. Như ta đã biết, ngành xe hơi Nhật phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960.
Có thể nói tinh thần dân tộc là động lực đưa đến hành động của quan chức nhà nước và kết quả là nền công nghiệp Nhật đã phát triển mạnh mẽ.
GS Trần Văn Thọ(Đại học Waseda, Nhật Bản)/VnN
 
----------------

16 nhận xét:

  1. Ikeda thắng cử vị trí chủ tịch đảng và trở thành thủ tướng. Đó chính là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc. Ở Việt Nam thì đây là hai người khác nhau nên mọi viêc thúc đẩy chỉ cầm chừng, đó là cái khác căn bản so với Nhật Bản.

    Trả lờiXóa
  2. Nhật Bản : quan chức có năng lực và thanh liêm // chứ VN,quan chức không năng lực và không thanh liêm sao ??? quan chức VN năng lực và thanh liêm GẤP 1000 lấn quan chức Nhật Bản ấy chứ ! cụ thể,quan chức VN,khi mới lãnh chức vụ thì nghèo rớt mồng tơi,nhà ở thuê,nhưng độ 10 năm sau,biệt thự năm bảy cái,mỗi cái trị giá vài chục tỷ,xe ô tô con đời mới 2,3 chiếc ...chưa kể tiền ở ngân hàng + dollars Mỹ + vàng 4 số 9 đầy tủ (thỉnh thoảng ăn trộm phát hiện giùm đấy !) - Như vậy mà nói quan chức VN không năng lực là nói sai rồi,họ có năng lực cực kỳ,năng lực nhất thé giới đấy ! Còn nói về thanh liêm thì quan chức VN cũng thanh liêm vô địch,cũng nhất thế giới luôn,này nhé - phòng làm việc của họ cố nhiên là rất sang trọng,đặc biêt là ở góc tường phía trên đầu họ có tấm bảng viêt chữ rất đẹp " CÀN KIỆM LIÊM CHÍNH- CHÍ CÔNG VÔ TƯ " và nhất là,họ luôn miệng,hầu như suốt ngày nói đến từ THANH LIÊM => Để kết luận,chúng tôi nhận thấy QUAN CHỨC VN CÓ NĂNG LỰC NHẤT THẾ GIỚI,VÀ CŨNG THANH LIÊM NHẤT THÉ GIỚI ! chúng ta hãy vui sướng lên,vui sướng lên chứ ! vì đất nước chúng ta được có đầy rẫy những quan chức năng lực và thanh liêm nhất thế giới !!!

    Trả lờiXóa
  3. Người Nhật ghét nhất là ngồi nói phét!

    Trả lờiXóa
  4. Dân , trí thức, việt kiều ...góp ý một đằng . Dự thảo báo cáo CT vẫn y trang báo cáo CT mấy khóa trước. Đừng mong chờ gì sự tự nhận thức và thay đổi tiến bộ của đcs. Thừa nhận Enxin nhận xét đúng thật : cs không thể cải tạo , chỉ có thể thay thế !

    Trả lờiXóa
  5. Ông này nói đúng lắm . Tiếc thay đàn gảy tai trâu. Rất nhiều người như ông (trong và ngoài nước) đã chắt lọc và gạn kiệt tâm can để góp ý rồi. Trang của bác Bồng đã tổng kết: Bọn thống trị thay đổi khi và chỉ khi tính mạng của chúng bị đe dọa mà thôi. Cũng như con trâu chỉ biết nghe theo lệnh của cái roi vậy.

    Trả lờiXóa

  6. https://www.youtube.com/watch?v=vEn_29AHtMU


    Nhìn đi nhìn lại Thế Sử Cận đại và Hiện đại trôi đi qua những Thập kỷ - Thập niên vừa qua
    ******************************


    https://www.youtube.com/watch?v=GCjv93KdIp4

    Thập kỷ - Thập niên 1950 :

    Tưởng chừng như Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ
    Thành trì xã hội chủ nghĩa
    Tiếng dội vệ tinh Sputnik ngoài không gian vũ trụ
    Hôm nay Liên Xô chẳng còn nữa !
    Chỉ là bóng ma trong Thế Sử lãng du

    https://www.youtube.com/watch?v=p59pbpwoRJw


    Thập kỷ - Thập niên 1980 :
    Người ta quan sát Nhật Bản vượt nhanh qua Bắc Mỹ
    Sau hai Thập kỷ dậm chân tại chỗ
    Kịch bản Đông Kinh gần như số không chẳng còn mơ hồ



    https://www.youtube.com/watch?v=QF337DKa6d0


    Thập kỷ - Thập niên 1990 :
    Liên hiệp Tiền tệ đẩy con tầu Âu châu bay vút Đỉnh Thế giới
    Kinh tế châu Âu trên măt báo chí hàng đầu
    Nhưng thực tế thực lực vẫn chưa làm Ông Giời !


    https://www.youtube.com/watch?v=KRAnL82xfDM


    Thập kỷ - Thập niên đầu 2010 :
    Từ nay lại đến lượt Trung Cộng
    Mới đó tưởng là con Trời dẫn đầu thế giới như không
    Ai ngờ hôm nay Viễn cảnh kinh tế Trung Cộng
    Bấp bênh bất định chẳng phải huyền thoại kinh tế mầu hồng !

    https://www.youtube.com/watch?v=5ky6vgQfU24

    ''Khi Trung Hoa thức dậy !
    Cả Thế giới địa chấn .. ..'' (1) nhưng chỉ trên khắp Thị trường Chứng khoáng
    Thôi đã đang qua rồi Thời Kim hoàng !
    Chắc chắn, Trung Cộng vượt trội hàng xuất cảng
    Gia tăng tăng tốc sản xuất hàng chép nhái hàng
    Nhà máy Thế giới hội nhập chuỗi cung cấp toàn Hành tinh
    Người Tàu biết tái tạo mặt hàng cực rẻ giá bèo tài tình !
    Ba ngày tháng Tám vừa qua liên tiếp ba lần phá giá
    Phá trinh Chệt tệ từ Bắc Kinh bởi các tay Mã Giám Sinh bố già
    Từ nay lại đến lượt Trung Cộng
    Mới đó tưởng là Ông Giời con dẫn đầu thế giới như không
    Ai ngờ hôm nay Viễn cảnh kinh tế Trung Cộng
    Bấp bênh bất định chẳng phải huyền thoại kinh tế mầu hồng !
    Ấy thế từ nay Hoa Thịnh Đốn chứ chẳng phải Bắc Kinh

    https://www.youtube.com/watch?v=2G0WjFtOcuM

    Vẫn cứ từ Thập kỷ 1950 xa xôi từ ấy :
    Quyết định nhiều chuyện quan trọng trên Hành tinh ! .. ..


    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    (1) Đại đế Nã Phá Luân ....

    https://www.youtube.com/watch?v=NbA89YbWoL8

    Trả lờiXóa
  7. Trời ơi , lo gì , nước Nhật phát triển nhờ có lãnh đạo tài giỏi và những nhà khoa học , kinh tế cũng tài giỏi và tâm huyết với đất nước thì Việt nam chúng ta có kém gì đâu ? chúng ta có hẳn một " hội đồng lý luận trung ương " qui tụ toàn những " già làng , trưởng bản " lý luận như giời , toàn những vị " cái gì cũng biết và ... cái gì cũng không biết " ( kể như vậy cũng hơi quá lời song đúng là như vậy ) ! Các nhà lý luận đó đang khẳng định và vẫn khẳng định : rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo , rằng " kinh tế thị trường định hướng XHCN " là đúng đắn - bất diệt ...v v và v v ! Chúng ta kém gì nước Nhật , chẳng qua do đất nước ta phải trải qua bao năm chiến tranh " thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ " và rồi " thiên tai , kinh tế thế giới suy thoái " ... nếu không thì ...chẳng phải bàn . ( Xin lỗi bác Bồng , tếu táo một chút cho nhẹ người , nhưng quả có thế thật )

    Trả lờiXóa
  8. Người ta không phản đối cũng không nghe giáo sư đâu. Chưa giàu mà được đồng nào cũng xây tượng đài, bảo tàng, toàn những công trình tốn hàng nghìn tỉ nhưng không đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân.Nghe cứ như chuyện NGÀN LẺ MỘT ĐÊM " một anh chàng dược cha mẹ chia cho phần tài sản , đó là đồ thủy tinh đắt tiền. Anh ta bày ra chợ bán rồi ngồi tưởng tượng tương lai giàu có...đến đoạn cô vợ bị anh ta đá cho một cái thật mạnh..Khi nghe choang một cái thì toàn bộ hàng thủy tinh đắt giá đã thành đống mảnh vỡ. Những người cộng sản đặc biệt là VN rất tự kiêu, tự phụ ...họ không nghe ai đâu! Mọi thứ duyệt cả rồi có biên bản nghị quyết cả rồi giáo sư ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin góp ý với bác về mấy chữ "rất tự kiêu,
      tự phụ" : theo tôi thi điều nguy hiểm nhất
      là KHÔNG BIẾT MÌNH,ngu dại mà cứ lầm
      tưởng mình giỏi và khôn !
      Đó là lý do tại sao VN.ta không thể tiến bộ
      vi bị đám chóp bu... hút máu nhân dân ta !

      Xóa
  9. Thưa GS Trần Văn Thọ ! . Ở một đất nước giàu có , hiện đại và văn minh như Nhật bản, đảng nào lãnh đạo đất nước họ vậy . Ở hội nghị và đường phố có khẩu hiệu ca ngợi cái đảng đó nào tài tình , sáng suốt , nào là vô địch và muôn năm không ?

    Trở lại đất nước VN xin hỏi GS : Những người trong đầu với vốn kiến thức chủ nghĩa Mác Lê nin giáo điều , sáo rỗng , cùng với tính cách nhu mì như ông Nông Đức Mạnh , Nguyễn Phú Trọng , Đinh Thế Huynh , Tô Huy Rứa .v.v..Liệu những đảng đã và đang lãnh đạo nước Nhật cùng với nhân dân Nhật có bầu họ làm lãnh tụ không ?. Nếu không bầu họ làm lãnh tụ , thì xếp họ vào việc gì nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  10. Góp ý góp vui thì được, mấy ngài chữ nghĩa đầy mình mà còn không hiểu ... sao tui hiểu keke

    Trả lờiXóa
  11. GS Trần Văn Thọ sống ở Nhật bản đã lâu , xin hỏi bác mấy câu sau ! . Thế cái đảng nào lãnh đạo đất nước Nhật giàu có , văn minh đấy ?. Quan chức của họ một lòng vì đất nước, không tham nhũng . ĐẤY CÓ PHẢI QUAN CHỨC và ĐẢNG CỘNG SẢN NHẬT BẢN KHÔNG HẢ BÁC ?.

    Ngoài đường họ có kẻ khẩu hiểu ca ngợi cái đảng ấy "tài tình , sáng suốt và muôn năm " không hả bác ?

    Và liệu những bác lãnh đạo nước ta ", tài tình ,giỏi giang" học thuộc lòng chủ nghĩa Mác - Lênin như bác Mạnh , bác Trọng , Bác Hunyh , Bác Rứa .v.v.v. thì dân họ có bầu làm lãnh đạo cho đất nước như ở VN ta không hả bác ?

    Trả lờiXóa
  12. Cuộc đời của các quan chức. lãnh đạo Nhật hạnh phúc và thành đạt hơn vạn lần quan chức và lãnh đạo VN-mặc dù họ không giàu hơn quan chức VN( Tiền chỉ quan trọng với người nghèo chứ nó không quan trọng với người giàu).
    Trong gia đình thì quan chức Nhật hoàn toàn hãnh diện với con cháu họ, còn quan chức VN thì chỉ biết tẻn tò trơ trẽn.

    Trả lờiXóa
  13. Cái khác biệt cơ bản trong sự nghiệp xây dựng đất nước giữa Nhật và VN là người Nhật luôn đặt quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân Nhật lên hàng đầu, ngược lại ở VN sự tồn tại và quyền lợi của đcsvn (và quyền lợi riêng của nhóm lãnh đạo đảng) là việc tối quan trọng.
    Còn trình độ, khả năng lãnh đạo cũng như việc sử dụng nhân tài (ngoài đảng và ngoài gia đình) thì khỏi bàn đến.

    Trả lờiXóa
  14. Phải nói thẳng, quan chức lãnh đạo VN vào loại VÔ SĨ và VÔ CẢM !

    Trả lờiXóa
  15. Người Nhật lấy tinh thần Vị tha (Vì người khác; không phải Tha thứ) nên phát triển ổn định và bền vững.
    Họ nói: "Trao lợi ích cho nhau là ai cũng có lợi ích. Trong khi tranh giành lợi ích sẽ có đầu rơi máu chảy, phân biệt giàu nghèo, xã hội nát bét!".

    Trả lờiXóa