BVB – Theo giới thiệu của WikipediaTV: Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý
giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng
Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.
Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại
lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi Cù Lao
Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo
Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn)
và An Bình (đảo Bé).
Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình
Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói
về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:
Trực nhìn ngó thấy Bàn Than;
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ
Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ,
cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo
địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn
núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi
lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên
bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
đồng thời còn tạo nên những rạn đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc
sinh sống.
Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng,
được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước
ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo.
Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới
thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào
đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi
là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền
thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải
đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà
không trở về.
Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc
gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không
chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất
công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra
biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên
là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa
phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa
(dân nơi đây gọi là Mộ gió).
Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn
hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước...
-- Liên quan đến âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc 'nhòm ngó' đảo Lý Sơn, năm ngoái - ngày 5/5/2014, đài BBC đã đưa tin bình: Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
-- Liên quan đến âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc 'nhòm ngó' đảo Lý Sơn, năm ngoái - ngày 5/5/2014, đài BBC đã đưa tin bình: Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Đáp
lại, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981 thêm 2 hải lý nữa.
Báo
trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời
gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng
công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29'
N/111 độ 12’E.
Đây
là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý
(221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.
Vị
trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri
Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc
hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền
tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định
phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông
Bình nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam
khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam
kiên quyết phản đối”.
Cùng
ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của
CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức
các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của
Việt Nam".
Khẳng
định đường chín đoạn
Cảnh
báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện "không được xâm
nhập" vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải
lý.
Sau
khi Việt Nam lên tiếng phản đối, nhà chức trách Trung Quốc tăng phạm vi bán
kính này lên thành 3 hải lý.
Vùng biển ngoài khơi đảo Lý Sơn là nơi thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc |
Hành
động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở
Singapore, "là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và
khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó
có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không".
Vị
trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường
'lưỡi bò'.
Ông
Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng
mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường
như đã lắng xuống đáng kể.
Ông
cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như Philippines
thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.
"Nếu
như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không
hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có
cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc."
Giàn
khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa
3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.
Giàn
khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn
30.000 tấn.
Đây
là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.
Nguy
cơ căng thẳng mới?
Giàn
khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước
trong khu vực.
Tốn
gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều
mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.
Lúc
đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông
thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan
nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.
Họ
gọi đây là "thách thức chủ quyền" mà Trung Quốc "ngang ngược"
áp đặt.
Trong
một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc
mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ
đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".
Họ
cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng
trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung
Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược
"gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.
Thực
tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo
Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ
tháng 5/2010.
Việt
Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung
Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm
2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực
thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm
vào một đợt căng thẳng mới?
* * *
CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn?
Tập đoàn CPG đã nhanh nhảu tiếp cận dự án quy hoạch đảo Lý Sơn khi
công việc này mới bước vào giai đoạn khởi động.
Tập đoàn CPG (đóng tại Singapore, thuộc Tập đoàn CAG của Trung Quốc)
hôm 14-9 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về đồ án quy hoạch huyện
đảo Lý Sơn.
>> Việt Nam 'mời TQ' quy hoạch đảo Lý Sơn
>> Việt Nam 'mời TQ' quy hoạch đảo Lý Sơn
Được các đơn
vị cấp trên giới thiệu!
Tại buổi làm việc, các chuyên gia đến từ Tập đoàn CPG đánh giá cao
vai trò và vị trí của đảo Lý Sơn. Vì vậy, họ cho rằng cần đánh giá, phân tích kỹ
thực trạng, từ đó đưa ra những ý tưởng, tầm nhìn dài hạn cùng giải pháp, chính
sách thiết thực để phát triển đảo Lý Sơn một cách bền vững trong tương lai, nhất
là về môi trường, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội… Các chuyên gia Tập đoàn CPG
mong muốn sẽ trở thành đơn vị tư vấn, lập quy hoạch phát triển đảo Lý Sơn.
Sau khi nghe các chuyên gia của CPG trình bày, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đánh giá cao ý tưởng của tập đoàn này, đồng
thời mong muốn các chuyên gia của CPG nghiên cứu thêm về tiềm năng, lợi thế của
Lý Sơn trong nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, cần
đưa ra chiến lược, quy hoạch đảo gắn liền với biển, đất liền… cũng như giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa trên đảo một cách tốt nhất.
Sau cuộc làm việc nói trên, ngày 18-9, ông Lê Minh Huấn, Chánh Văn
phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Tập đoàn CPG đến Quảng Ngãi làm việc theo
sự giới thiệu của các đơn vị cấp trên. “Tỉnh vẫn chưa quyết định thuê Tập đoàn
CPG tư vấn lập quy hoạch đảo Lý Sơn và cũng nghe thông tin CPG không phải là
doanh nghiệp (DN) của Singapore. Tỉnh sẽ nghiên cứu kỹ trước khi quyết định có
thuê họ lập quy hoạch hay không. Đến nay, CPG mới trình bày ý tưởng và tỉnh mới
tiếp thu ý tưởng đó thôi” - ông Huấn nói.
Vị thế đặc biệt
quan trọng của Lý Sơn
Đại tá Nguyễn Tấn Lâm, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng
Ngãi, cho biết đến nay, việc quy hoạch Lý Sơn vẫn chưa chốt phương án cuối
cùng. “Quy hoạch Lý Sơn phải ưu tiên hàng đầu về bảo đảm an ninh, quốc phòng quốc
gia, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân địa phương… Hiện mới chỉ nghe
Tập đoàn CPG trình bày ý tưởng. Khi nào có quy hoạch chi tiết, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh sẽ có ý kiến trình Quân khu 5” - đại tá Lâm nói.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết
Lý Sơn là đảo tiền đồn phía Đông của đất nước, là căn cứ của đội
quân Hoàng Sa vào thế kỷ XVII. Vì vậy, đảo Lý Sơn liên quan đến rất
nhiều vấn đề như khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, Lý Sơn rất quan trọng không chỉ trong phát
triển kinh tế - xã hội mà cả quốc phòng - an ninh quốc gia. “DN của Singapore
đã được Trung Quốc mua lại có được tham gia lập quy hoạch đảo Lý Sơn hay
không là việc phải hết sức cân nhắc và thận trọng” - ông Trục cảnh báo.
TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Ngãi, cho rằng ngoài vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ
chủ quyền biển đảo Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng, Lý Sơn còn có nhiều yếu
tố rất quan trọng về văn hóa, lịch sử do đây là cái nôi của văn hóa nhân loại.
Chính vì thế, việc quy hoạch Lý Sơn phải giữ được vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng cùng hiện trạng và bảo tồn giá trị văn hóa.
Theo TS Lê Đăng Doanh, quy hoạch phát triển Lý Sơn trước tiên phải
phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Đặc biệt, phải chú trọng vị trí chiến lược
của đảo trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, trong đó cần bổ sung các yêu cầu về
chiến lược biển.
Phải qua thẩm
định của Bộ Quốc phòng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - ông Lê
Việt Trường - cho biết đảo Lý Sơn đã được Bộ Quốc phòng xác định là vị
chí chiến lược, khu vực phòng thủ quốc gia. “Nói chung, tất cả đảo
ven bờ đều được xác định là vị trí phòng thủ quốc gia, có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế. Đó là những khu vực phòng thủ từ
xa của đất nước. Các đảo này được coi như những tàu chiến không bao
giờ bị đánh chìm, bởi vậy những vị trí này có vai trò hết sức quan
trọng. Muốn lập quy hoạch, DN phải tìm hiểu kỹ về địa chất, khí tượng
thủy văn, con người, lịch sử và cả an ninh quốc phòng.
Ông Lê Việt Trường cho biết căn cứ vào hàng loạt văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành, quy trình thẩm định các dự án, quy hoạch ở khu vực
phòng thủ quốc gia phải được Bộ Quốc phòng, thậm chí Chủ tịch nước,
xem xét cụ thể để ra quyết định.
Âm thầm đổi
chủ
Theo báo Finance Asia của Hồng Kông, Tập đoàn CPG từng là một phần
của Sở Công chính thuộc Chính phủ Singapore trước khi được chuyển thành một
công ty thương mại độc lập vào năm 1999 và đổi thành tên như hiện nay vào năm
2002. Tháng 3-2003, CPG được bán cho Tập đoàn Downer EDI của Úc chuyên về các dịch
vụ xây dựng, cơ sở hạ tầng và nguồn lực.
Theo Reuters, đến tháng 12-2012, Downer EDI thông báo đã bán CPG
cho Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG) - một DN nhà nước
Trung Quốc với giá 147 triệu đô-la Úc. (Người
lao động)
** Trên trang web chính thức của CPG có giới thiệu đầy đủ về nguồn
gốc từ Sở Công chính cũ của Singapore, đồng thời quảng cáo rằng tập đoàn này là
một trong những đơn vị chuyên nghiệp phát triển hàng đầu tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, cung cấp các dịch vụ quản lý, phát triển nhà và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, các thông tin liên quan tới những lần đổi chủ lại không được đề cập
tới. Theo Wikipedia, CPG hiện có rất nhiều văn phòng ở nước ngoài, trong đó có
Việt Nam. T.Hằng
---------------
Như vậy,bọn tay sai giặc Tàu nằm vùng rồi ! kế hoạch dâng đất của bọn nằm vùng bắt đầu rồi sao ?
Trả lờiXóaĐược cấp trên giới thiệu? ai là cấp trên, có phải là Phó TT tàu Hoàng Trung Hải
Trả lờiXóatq quy hoạch sẽ phá hết dấu văn hoá, quân sự, thêm vào mấy cái chùa tàu, rồi bảo là đảo của tàu rồi chiếm luôn, cho mấy ông lãnh đạo tỉnh một ít cộng với trên giới thiệu thì xong thôi
Trả lờiXóaNên để Bộ Quốc phòng Việt nam quy hoạch đảo Lý Sơn. Cố gắng định hình một sân bay dã chiến ở đó, chí ít là nơi cho trực thăng tấn công xuất phát. Không lo sớm sẽ muộn.
Trả lờiXóaTriệu đà Tập cận Bình đã cho Trọng thủy Hoàng Trung Hải sang kết hôn với Mỵ châu rồi thì việc lấy nỏ thần là chuyện dễ như lật bàn tay.
Trả lờiXóacầm đầu đảng Ngu toàn tập thì thất bại trọn gói còn kêu ca gì nữa.
Đề nghị Bộ quốc phòng vào cuộc và phong tỏa thiết quân luật khu vực này.
Trả lờiXóaPhùng Quang Thanh đã bị vô hiệu hóa nhưng bọn ôm chân Tầu đã đã mắc mưu chúng làm nhiều việc ngu xuân dâng giang sơn cho chúng ở khắp nơi.
Tuy vậy vẫn chưa muộn.
Trời của ta.
Đất nước của ta.
Xin hãy cảnh giác
Triệu đà Tập cận Bình đã cho kẻ tin cẩn gốc Tàu sang kết hôn với Mỵ châu rồi thì việc lấy nỏ thần là chuyện dễ như lật bàn tay.
Trả lờiXóacầm đầu đảng Ngu toàn tập thì thất bại trọn gói còn kêu ca gì nữa.
Đề nghị giải nhiệm ngay ông bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi,hành vi bán nước của ông này đã rõ ràng ! truy tố hình sự về tội danh bán nước,nhanh kẻo muộn !
Trả lờiXóaTôi đã tận tai nghe một vị đại tá gọi NGƯỜI MỸ LÀ ĐỒNG MINH CỦA TA.
Trả lờiXóaCó thể vì tế nhị chưa thể công bố.
Ngưng ta đã có quan hệ đồng minh với người Mỹ.
Đó là cách làm đúng đắn
Vậy xin hãy cương quyết đòi lại đảo Lý Sơn.
Hãy cách chức bộ máy lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi
Theo các tướng lĩnh nghiên cứu chiến lược kỳ cựu: Đảo Lý Sơn, Cam Ranh ven biển và Nhơn Cơ (huyên Đắk R'Lấp (Đăck Nông) - nơi Ngã ba biên giới 3 nước Đông Dương - Bô-xít Tây Nguyên - là Tam giác Chiến lược Nam Trung bộ-Tây Nguyên. Chiếm cứ được Tam giác chiến lược này sẽ làm chủ địa bàn rộng lớn Tây Nguyên, Nam Trung bộ - biển đảo ven bờ, đe dọa vùng Dầu khí Vũng Tàu và chi phối được 3 nước Đông Đương...
Trả lờiXóaThằng phản động bán nước nào chủ trò giúp chủ mưu Tàu khai thác, chế ngự Lý Sơn cũng gớm mặt đấy! Chí nguy, thậm chí nguy! Ai ơi, cứu nước với!!
Kể từ Hội nghị Thành Đô (1990)
Trả lờiXóaCơ đồ Nước Việt tựa hồ Tầu lai !