Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Ai không thích cải cách tư pháp?

* Luật sư NGÔ NGỌC TRAI
Hôm 26/8 diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Đỗ Văn Đương lại có phát biểu về quyền im lặng, ông dẫn ra ví dụ về vụ thảm án 6 người chết ở Bình Phước rồi đặt vấn đề rằng nếu nghi can đòi quyền im lặng thì sẽ ra sao?
Ông Đương là người phản đối quyền im lặng, ông đã nhiều lần phát biểu đưa ra đủ mọi lý do phản đối.
Với khẩu khí hùng hồn và kiến thức am hiểu, những phát biểu của ông đã tạo được ảnh hưởng tới nhận thức của nhân dân lao động.
Không chỉ vấn đề quyền im lặng, ông cũng phản đối đề xuất quy định ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can, ông cho rằng việc ghi âm ghi hình để chống bức cung nhục hình là lạc quan tếu.
Từng là cán bộ ngành kiểm sát nên ông Đương là đại biểu đại diện cho giới cán bộ tư pháp. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ông Đương hiểu rõ các vấn đề của nền tư pháp. Mặc dù vậy ông lại phản đối những chế định pháp lý tiến bộ giúp cho nền tư pháp được công minh.
Điều này là vì những ý kiến của ông xuất phát từ động cơ quyền lợi của nhóm người mà ông đại diện.
Ví như giới cán bộ điều tra chẳng hạn, những đề xuất mới về quyền im lặng hay quy định buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung sẽ là những kiểm soát trói buộc khiến việc làm của họ không được tùy tiện phóng túng như trước, cho nên hẳn là họ không thích.
Và chính đại biểu Đỗ Văn Đương là người đại diện nói lên thay quan điểm cho giới cán bộ điều tra về những vấn đề này.
Cho nên cải cách tư pháp sẽ gặp phải trở lực từ chính giới cán bộ tư pháp, những người muốn giữ nguyên trạng và không muốn thay đổi vì quyền lợi. Không nhận ra điều này là nể nang tránh né sự thật, không thừa nhận điều này là không trung thực trước các vấn đề của nền tư pháp.
Từ một vụ án thực tế
Năm 2005 ở Bắc Giang xảy ra vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em, bị can là Hàn Đức Long đã nhiều lần bị tuyên tử hình và nay vụ án đang trong quá trình điều tra lại. Thời điểm xảy ra vụ án vào lúc chập tối và không ai nhìn thấy hung thủ, cơ quan điều tra thu giữ được ở hiện trường một số lông tóc và tinh trùng nhưng giám định lại không cho ra kết quả.
Vụ án do vậy không có nhân chứng vật chứng, cơ quan điều tra kết tội chỉ dựa vào lời khai nhận của bị can. Hồ sơ vụ án trước đây thể hiện bị can đã khai nhận và tự viết đơn xin đầu thú, nhưng đến khi ra tòa lần đầu và cho tới bây giờ bị can kêu oan khai rằng đã bị đánh đập buộc phải nhận tội.
Bản thân tôi là luật sư bào chữa, trong khi cố gắng xác định đâu là sự thật của vụ án đã nhiều lần tiếc rẻ, giá mà lúc bị can tự thú được ghi âm ghi hình lại thì tốt biết mấy. Khi đó sẽ biết được ngay việc tự thú có phải tự nguyện không, bị can có phải thủ phạm không, vụ án có lẽ đã không kéo dài tới 10 năm, các cơ quan tố tụng đã không vất vả xác định sự thật như hiện nay.
Đó là điều nhận thấy từ thực tế một vụ án cho thấy tác dụng hữu ích cần thiết của việc ghi âm ghi hình khi hỏi cung, chỉ một việc làm không tốn kém bao nhiêu nhưng có khả năng giúp ích rất nhiều. Những trang thiết bị cơ sở vật chất trở thành nguồn bổ trợ cho hoạt động điều tra, bù đắp cho năng lực có giới hạn của con người.
Tác dụng hữu ích cần thiết của việc ghi âm ghi hình là không thể phủ nhận, song nền tư pháp hiện nay mặc dù còn tồn tại nhiều bất cập dễ chỉ ra nhưng vẫn có những người muốn giữ nguyên trạng từ chối mọi thay đổi.
Chính do mối bận tâm quyền lợi nội tại nằm trong giới cán bộ tư pháp là chướng ngại cản trở những cải cách đổi mới, những chính sách trái quyền lợi rất khó được những người bị ảnh hưởng chấp nhận triển khai.
Ngay khi chính sách còn đang trong giai đoạn xây dựng đã có những ý kiến lên tiếng ngăn cản thông qua những đổi mới cải cách. Là những người am hiểu ngành lĩnh vực của mình nên tiếng nói phản đối không dễ gì phản bác.
Đến khi quyết sách đã thành luật rồi thì việc triển khai thực hiện cũng phải qua những người phản đối. Với thẩm quyền lớn họ có thể tự ban hành thêm những văn bản như thông tư, đưa thêm những quy định bổ sung khiến những tiến bộ tích cực theo tinh thần của luật bị méo mó xóa bỏ.
Bản chất của cải cách tư pháp
Các quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp xét cho cùng cũng chỉ bao gồm một cơ số các quyền nhất định, nhưng lâu nay việc phân bổ thực hiện các quyền không hợp lý dẫn đến nền tư pháp còn xộc xệch.
Ví như quyền bắt giam giữ nằm trong tay cơ quan cảnh sát điều tra, điều này dẫn đến tình trạng lạm dụng bắt bớ khiến quá tải ở những trại giam giữ.
Cải cách tư pháp thực chất nhằm căn chỉnh phân bổ lại việc thực hiện các quyền sao cho hợp lý, điều này tất yếu dẫn đến hệ quả là cơ quan nào lâu nay nhiều quyền thì phải giảm bớt (như cơ quan điều tra), cơ quan nào yếu quyền thì tăng lên (như luật sư và tòa án).
Cần phải nhận thấy điều này để giới luật sư và cán bộ tòa án có động lực tích cực tham gia vào cải cách tư pháp, không chỉ vì quyền lợi của giới mình mà đó còn vì sự nghiệp chung, vì một nền tư pháp được trở lên công minh tiến bộ.
Từng thẩm phán và thư ký tòa án cần tích cực tham gia tránh tình trạng thụ động tiêu cực trông chờ sự thay đổi đến từ bên ngoài, ỉ lại vào cấp trên, tự nguyện đặt vận mệnh của giới mình vào tay người khác.
Ngoài việc hành nghề chuyên môn xét xử, các thẩm phán và thư ký tòa án cần chịu khó học hỏi xem những vướng mắc bất cập hiện nay có nguyên nhân từ đâu, giải pháp thế nào. Vì thực tế trong nền tư pháp hình sự hiện nay tòa án có vai trò rất yếu trong việc phán quyết hình phạt cho bị cáo, lẽ nào không nhận ra?
Một mặt tòa án làm việc phụ thuộc vào kết quả hồ sơ điều tra (quá trình này không được tham gia kiểm soát), nên khi hồ sơ xây dựng theo hướng kết tội thì tòa án hầu như không thể làm gì khác ngoài việc tuyên có tội.
Tòa án yếu kém nên ít dám tuyên án vô tội, khi vụ án có điểm chưa rõ thay vì tuyên án không kết tội bị cáo thì tòa lại trả trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Điều này không chỉ bộc lộ yếu kém mà còn thể hiện nhận thức coi trọng theo đuổi xử lý tội phạm mà xem nhẹ quyền công dân. Tòa án phải dám tuyên vô tội mới giữ được ‘phẩm giá’ của mình.
Mặt khác, phán quyết về hình phạt của tòa án lại bị làm suy yếu ở khâu thi hành án bởi hoạt động ân xá thả tù trước thời hạn, hoạt động này cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát của tòa án.
Ví như dịp Quốc khánh mùng 2 tháng 9 vừa rồi cả nước có tới 18.000 phạm nhân được đặc xá tha tù trước thời hạn. Hoạt động này bản chất là cơ quan khác đã lấy đi một phần quyền phán quyết hình phạt của tòa án, tranh giành một phần quyền phán quyết hình phạt với tòa án, làm suy yếu vai trò của tòa án.
Giới cán bộ tòa án cần nhận ra điều này và thúc đẩy cho loại hình phạt tù không giảm án, có như thế mới giữ được vị thế của mình. Còn nhiều vấn đề khác nữa, giới cán bộ tòa án cần nhìn sâu vào lại bản thân mình nghĩ xem cần cải cách những gì.
Đẩy lùi ý kiến không thích
Cải cách tư pháp là thay đổi nguyên trạng, có người mừng ủng hộ có người lo chống đối vì ảnh hưởng quyền lợi. Vậy làm thế nào để thúc đẩy tiến bộ gạt bỏ đi những ý kiến thiên lệch xuất phát từ quyền lợi hẹp hòi?
Có thể đạt được thông qua bàn luận công khai. Bàn luận công khai giúp lộ rõ động cơ đằng sau mỗi ý kiến, giúp phơi bày các vấn đề bị che giấu. Ánh sáng của sự công khai giúp công luận thấy được nguyên nhân và giải pháp cho mỗi vấn đề.
Bàn luận công khai giúp những người liên quan nhận ra mối quyền lợi của mình được mất như thế nào trước những đổi mới. Khi những điều mất là mối quyền lợi không chính đáng nó sẽ bị bộc lộ đẩy lùi, ngược lại những mối quyền lợi chính đáng sẽ có động lực để thúc đẩy cho đổi mới.
Kết quả cuối cùng đúc rút ra sau khi đã trải qua thử thách tranh luận công khai, chính là những điều hợp lý đúng đắn là cơ sở xây dựng nên các thiết chế mới.
Bàn luận công khai cũng giúp lưu chuyển dòng tri thức, tránh tình trạng tự che mắt, tự ngu hóa mình do thiếu vắng bàn luận công khai. Trong khi cải cách tư pháp là làm mới làm khác, đòi hỏi những tư duy tri thức mới vượt quá những khuôn khổ tri thức chật hẹp trong hiện tại.
Bàn luận công khai còn giúp nâng cao hiểu biết của cộng đồng, giáo dục và khơi dậy tinh thần trách nhiệm của công chúng, hình thành thói quen quan tâm tham gia thảo luận các vấn đề sự nghiệp chung.
Khi cộng đồng có hiểu biết sẽ tăng cường khả năng kháng ngừa, tạo sức mạnh đẩy lùi những luận điệu ngụy biện mị dân của những người không thích cải cách tư pháp.
NNT/BBC
--------------

31 nhận xét:

  1. Nói về " đại biểu quốc hôi " Đỗ văn Đương thì có nhiều giai thoại về tay này rồi , ví dụ hắn nói về " lạm phát " của chúng ta và hắn đưa một dẫn chứng về " giá tiền đĩa rau muống ở nước ngoài với giá tiền một bó rau muống ở chợ Việt nam " và từ đó hắn suy ra VN làm gì có lạm phát cao như thế ! Đấy , trình độ nhận thức của một tay ĐBQH của chúng là như thế đấy , và hắn cũng là tay hay phát biểu , có lúc nghe cũng " thuận tai " nhưng đa phần là " nghịch nhĩ " ! Nhiều lúc tôi nghĩ tay Đỗ văn Đương này sao giống " con kỳ nhông " quá vậy ta .Đa phần ĐBQH của VN chúng ta rơi vào hai trạng thái : " im như thóc " và hoặc " phát biểu văng mạng nhưng không trúng trật gì thậm chí hơi giống đám chợ búa " ( Hoàng hữu Phước ...) .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. may mắn cho những ai không là con cháu hắn -ĐVĐ

      Xóa
    2. Đương Phước ngu hết phần thiên hạ rồi

      Xóa
  2. Chắc là bọn cướp ngày không thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điên mà cải cách à?
      đang ăn trên ngồi chốc, tiền đè chết người, nói có người nghe đe lắm kẻ sợ...

      Xóa
  3. Nên đưa ĐỖ VĂN ĐƯỜNG vào bệnh viện tâm thần,để như vậy sửa lung tung như con chó ĐIÊN CANTRO BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thêm cho tôi Phan trung lý

      Xóa
    2. Tôi không biết ai bầu cho tên Đỗ Văn Đương này. Về quyền im lặng tên này tỏ rõ sự ngu dốt và bảo thủ. Ôi cán bộ của Đảng CSVN.

      Xóa
  4. Ai không thích cải cách tư pháp?
    Tat nhien la bon 'phan dong xin' roi. Con bon 'dan chu deu' chung em thi thich me ay chu

    Trả lờiXóa
  5. Từ ông nghị "rau muống" này mà dễ dàng suy ra ai (những ai) không thích cải cách tư pháp !

    Trả lờiXóa
  6. lương tâm thời đạilúc 18:14 21 tháng 9, 2015

    Không nền tư pháp nào tồn tại được trong một mảnh đất lpajn lạc cướp bóc.
    Cả đất nước Việt Nam hiện nay đến đâu cũng nạn cướp bóc hà hiếp người dân
    Không nền tư pháp nào tồn tại được trong xã hội đó.
    Không có
    Vậy trước khi muốn Cải cách tư pháp, phải có một xã hội ổn định trật tự

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói ngược rồì.
      Muốn có một xã hội ổn định, phải có một nền tư pháp ổn định, dân chủ, trong một nền chính trị phân chia quyền hạnh rạch ròi , không đạp lên nhau, giửa quyền hành pháp (chính phủ), quyền lập pháp (quốc hội) và quyền tư pháp (toà án) !
      Một nền tư pháp dân chủ có nghĩa là các ông quan toà cũng là do chính người dân bầu ra.
      Ông toà nào cà chớn, lần bầu tới người dân không bầu nửa, là về đi chăn lợn ngay !
      Toà án VN hiện nay, thực chất chỉ là toà án Kanguru, hầu hết chỉ phán quyết theo ý của đảng.

      Xóa
  7. Chỉ có Đ C S mới sử dụng tên Đương làm trò Điên của quốc hội của đảng còn Nhân Dân chúng tôi ....cảm thấy tên Đương này ... xúc phân bón cây cũng không được ...tên này làm nhục dòng họ ..

    Trả lờiXóa
  8. Ông Nghị nầy ngu và nhát ko hiểu gì nhiều về luật mấy . Hiện nay trên thế gới ko riêng gì nước nào muốn kết tội ai đúng pháp thì CA phải điều tra tìm chứng cứ bị cáo khai là 1 lẻ mới chuyển lên Tòa an xử Nếu bằng chứng ko xát đáng tòa sé yêu cầu điều tra lại Hoặc tuyên trắng án thả ngay tại Tòa vv.. còn tay nghị này Dốt mà nên nghỉ nghi phạm ko noi thì làm sao điều tra ông nghỉ Ai cũng ngu như ông ta hơn nữa đâu phải quyền im lặng chờ luật sư nghi phạm chắc bị Câm và các nước văn minh giử quyền im lặng nghi phạm bị bắt chắc CA ,cảnh sát họ bó tay hết Đúng là ngu đần mà bày ní với Nuận nghị ơi là nghị ,nghỉ về hốt phân lợn mà có ích hơn nghe

    Trả lờiXóa
  9. ĐẠI BIỂU ĐỖ VĂN ĐƯƠNG SAI RỒI
    Cuối 9-2014, Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình có nội dung trả lời phỏng vấn của Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội về quyền im lặng trong tố tụng hình sự. Ông Đương đã phát biểu rằng quyền im lặng không phải là quyền con người.
    Bằng những lời lẽ hùng hồn ông Đương cũng lập luận rằng: Số vụ bức cung nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Việc quy định quyền im lặng của bị can sẽ cản trở hoạt động điều tra trong việc truy tìm xử lý tội phạm. Rằng cần cân bằng hài hòa giữa nhu cầu điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.
    Sai thứ nhất
    Ông Đương cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người. Thế là sai, bởi lẽ quyền im lặng thực chất chính là một dạng thể hiện của quyền tự do ngôn luận, mà quyền tự do ngôn luận là quyền con người, do vậy quyền im lặng chính là quyền con người.
    Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 25 quy định Công dân có quyền tự do ngôn luận và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như thế có thể hiểu rằng việc quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự thực chất là sự diễn giải, luật hóa quyền tự do ngôn luận của công dân theo hiến pháp.
    Ngược lại, nếu bị can không được quyền im lặng, tức là để ngỏ khả năng bị can phải khai báo trái ý muốn, cũng tức là chấp nhận việc bị can có thể bị xâm hại về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm. Như thế sẽ trái với quy định của Hiến pháp được thể hiện tại Điều 20 rằng: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm.
    Cho nên nếu ông Đương và những người khác coi trọng những điều đã ghi trong Hiến pháp, thì phải luật hóa và truyền tải nội dung tinh thần của hiến pháp vào đời sống. Theo đó luật tố tụng hình sự phải quy định về quyền im lặng.
    Sai thứ hai
    Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, quy định bị can được quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra xử lý tội phạm. Ông cho rằng cần cân nhắc quy định hợp lý giữa việc điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.
    Đây thực chất là quan điểm đánh đổi hy sinh mục tiêu cho phương tiện.
    Vì quyền công dân là mục tiêu còn việc xử lý tội phạm là phương tiện.
    ... (còn tiếp0

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tiếp) …Nếu không quy định quyền im lặng chắc chắn sẽ xảy ra bức cung, việc ép buộc người ta khai báo sẽ xâm hại tới quyền được bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe công dân. Vậy hy sinh quyền công dân ngay trước mắt để xử lý tội phạm cũng nhằm bảo vệ quyền công dân khác, thế thì việc điều tra xử lý tội phạm đã hoàn toàn mất đi ý nghĩa và là đánh đổi mục đích cho phương tiện.
      Đại thể có thể hiểu ý của ông Đương là trong xã hội có nhiều tội phạm nguy hiểm như cướp giết hiếp, nếu “nhẹ nhàng” với “bọn nó” thì làm sao truy bắt được đồng bọn, để chúng nó ngoài xã hội sẽ gây nguy hiểm cho những người khác.
      Xem ra quan điểm của ông Đương vẫn có chỗ đứng trong xã hội và đặc biệt thể hiện quan điểm của cơ quan điều tra.
      Tức là cần chấp nhận đôi khi phải “rắn” với tội phạm nguy hiểm, và đó chẳng qua cũng là việc chặng đặng đừng và chỉ nhằm tốt cho đời sống xã hội.
      Nghĩa là thôi thì phải du di một tý quyền công dân, hy sinh một lợi ích nhỏ cá nhân để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn là an toàn xã hội.
      Tức là chấp nhận một giải pháp khiếm khuyết để đạt mục đích.
      Nhưng nhiều khi giải pháp đưa ra bị hạn chế là bởi nguyên do năng lực.
      Thực tế vẫn có cách khiến bị can tự nguyện khai báo để bắt được kẻ đồng phạm trong khi vẫn tôn trọng các nguyên lý căn bản của tố tụng hình sự là bảo vệ các quyền công dân.
      Hãy để luật sư giúp đỡ trong việc đó bằng cách giải thích cho bị can rằng nếu anh hợp tác với cơ quan điều tra để truy bắt đồng phạm, thì đó là lập công và có thể được giảm án.
      Nếu bị can hiểu điều đó là chắc chắn, hắn không bị đánh lừa bởi đó có sự bảo đảm bằng người luật sư, khi đó lời khai sẽ là tự nguyện, và quyền im lặng vẫn được tôn trọng và mục đích vẫn đạt được.
      Đó chỉ là một chi tiết nhỏ cho thấy nhiều vấn đề vướng mắc khiến người ta loay hoay chẳng qua là do yếu kém trình độ hoặc là sự giả bộ để níu giữ thực trạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi ích kỷ.
      Hóa giải những trở ngại còn lại
      Nếu không quy định quyền im lặng thì chẳng có gì thay đổi cả. Trước nay đã có quy định rất rõ là nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình rồi, nhưng thực tế truy bức nhục hình vẫn diễn ra.
      Và đừng nói việc truy bức nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Tình trạng nhục hình thì không có cơ sở khẳng định nhưng tình trạng bức cung thì có thể nói là xảy ra ở hầu như 100% các vụ án.
      ...(còn tiếp)

      Xóa
    2. ... (tiếp) Bức cung không tệ như nhục hình nhưng nó góp phần làm mất niềm tin của người dân vào nền tư pháp, gây chán ghét và làm xã hội suy đồi bởi tính phổ biết rộng khắp về số lượng của nó.
      Vậy nếu muốn thay đổi thực tế hiện tại thì phải quy định khác đi so với trước.
      Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp, tức là trong nhận thức đã thấy rằng hệ thống tư pháp như hiện tại là không ổn, cần thay đổi.
      Đó là một động lực để đưa đến thay đổi một vấn đề cụ thể chi tiết là quyền im lặng trong tổng thể hệ thống tư pháp nước nhà.
      Đối với giới tư pháp thì đây không phải là thời điểm thích hợp thì còn là khi nào?
      Đối với Đảng và Nhà nước thì đây là một cách để thổi sinh khí khơi gợi sức sống niềm tin cho chương trình cải cách tư pháp.
      Nhưng vẫn có ý kiến rằng với số lượng luật sư ít ỏi như hiện nay làm sao đảm bảo được mọi hoạt động lấy lời khai đều phải có luật sư bào chữa? Mà không lấy lời khai được thì làm sao giải quyết được vụ án, thế thì để án tồn đọng ùn ứ à?
      Ở đây có một vài nhầm lẫn cần làm rõ.
      Nếu bị can được quyền giữ im lặng và không khai báo, thì số lượng buổi làm việc lấy lời khai sẽ giảm tụt xuống rất lớn so với hiện nay.
      Lâu nay cơ quan điều tra mất nhiều thì giờ với việc lấy lời khai, có những vụ án ma túy chỉ cùng một bị can mà có tới vài chục lần lấy lời khai. Nếu có quy định về quyền im lặng thì bản thân cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá lại xem hoạt động lấy lời khai có phải là hoạt động điều tra trọng yếu giúp giải quyết án hay không.
      Theo đó, khi quy định về quyền im lặng thì cơ quan điều tra sẽ phải thay đổi trọng tâm hoạt động điều tra, họ sẽ phải nâng cao trình độ để nhờ vào năng lực con người và các trang thiết bị máy móc hiện đại để có các hướng điều tra khác, giúp phát hiện và lần theo dấu vết tội phạm.
      Khi quy định về quyền im lặng thì cũng phải thay đổi nhận thức về chứng cứ.
      Lâu nay người ta vẫn cho rằng cái tờ giấy ghi lời khai của một người chính là chứng cứ, quan điểm này cần phải thay đổi.
      Cái biên bản ghi lời khai đó chỉ là một dạng vật chất chứa đựng ngôn ngữ, giúp ta hiểu được quan điểm ý kiến của một người về vụ án. Nó không phải là cái đã tồn tại khi vụ án xảy ra và nó không chứa đựng dấu vết của tội phạm nên không giúp ta thấy được tội phạm đã diễn ra thế nào.
      Cái giúp ta thấy được điều đó chỉ có thể là nhân chứng và vật chứng của vụ án. Nhân chứng là người đã chứng kiến và bản thân họ với cả thể xác và tinh thần mới là chứng cứ, đừng hiểu rằng cái biên bản ghi lời khai của họ là chứng cứ.
      Lâu nay luật quy định và giới tư pháp đều nhận thức rằng biên bản ghi lời khai là chứng cứ, do vậy đó là nguyên nhân khiến người ta xoáy vào việc lấy lời khai và cho đó là trọng tâm của hoạt động điều tra tội phạm, trọng tâm của hoạt động giải quyết án.
      Và đó là nguyên nhân dẫn đến bức cung nhục hình
      (Ngô Ngọc Trai)

      Xóa
  10. Đỗ Văn Đương-ông là ai?:
    http://liendoanluatsu.org.vn/vi/news/Dien-dan-44/Do-Van-Duong-ong-la-ai-856/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CẢ MỘT PHƯỜNG CHỈ CÓ KHỐN NẠN , CHỨ HỌ KHÔNG BỊ THẦN KINH !!!

      Xóa
    2. Đỗ Văn Đương ĐVĐ là ai ư? Ngoài cái tên ông Nghị rau muống ra, ĐVĐ còn là người đã đi nước ngoài. Việt Nam mấy người được đi nước ngoài nên đâu có biết gì. Phát biểu về việc xây đướng sắt cao tốc, ĐVĐ nói: "Cần có quyết tâm chính trị là làm được tàu cao tốc. Tôi đi nước ngoài rồi tôi biết, đường sắt cao tốc cho trẻ em đi học, đàn bà đi chợ rất là thuận tiện".
      Không có ĐVĐ thì guốc hội họp ít khi rực rỡ lắm.

      Xóa
  11. thằng Đỗ văn Đương này là con vật đầy thú tính , mày là đồ chó má ,nếu gặp mày tao mượn hàm răng

    Trả lờiXóa
  12. lãnh đạo cấp cao, đến tưóng tá côn an còn thếm ...huống hô ĐBQH (bù nhìn) như ĐVD thì có gì lạ

    trách nhiệm điều tra là của CA, không tìm được chứng cứ thì ráng chịu ...nên quốc tế có nhiều vụ án không điều tra ra ...có khi vài chục năm sau mới lật lại hồ sơ vì có chứng cứ mới

    tư bản dãy chết có 1 châm ngôn là khi kết tội ai thì phải toà án hay bồi thẳm đoàn phải "hors de tout doute raisonnable" nghĩa là không có còn 1 mảy may nghi ngờ nào nữa ... họ thà tha lầm hơn là kết tội oan (vậy mà còn có án oan)

    còn thiên dường XHCN VN thì gìao qiuyền cho côn an "thà giết lầm hơn bỏ sót", toà án chỉ là hợp thức hoá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khương Tài Diệnlúc 22:00 21 tháng 9, 2015

      Với công an, mọi vụ việc đều "phấn đấu" khám phá, điều tra, giải quyết nhanh, bằng mọi cách phải bắt được thủ phạm, dù chưa đủ chứng cứ pháp lý, oan ức, vẫn phải ra hầu tòa, phai bị tù tội, để CA lập thành tích cháo mừng ...Lại có tiền "bồi dưỡng" phá án, có thành tích nữa! Ôi, nếu cái"phong trào thi đua" phá án kiểu này thì thiên hạ còn thảm thiết biết bao tiếng kêu oan!?

      Xóa
  13. Đỗ Văn Đương là hiện thân của con người mới, con người XHCN vừa hồng vừa chuyên, thích làm vua, thích ban phát, thích đè đầu cưỡi cổ mọi ngườ; Đặc biệt Đương rất thích cuộc sống ăn lông ở lỗ của người thời tiền sử...Đã thế Đương còn say sưa ca ngợi cuộc sông hoang dã và muốn mọi người phải theo cuộc sóng ăn lông ở lỗ của Y. Thế mới quái đản chứ (!!!).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đặng Đình Đứclúc 22:03 21 tháng 9, 2015

      Đương là nòi giống thời Trung Cổ, có thể giết người như dí kiến! Không có nhân tính!

      Xóa
  14. Đương thực sự là kẻ ngu, dốt. Hắn tưởng đứng trước cờ đảng "xin thề" của đảng viên là thật sao?! 99,999% là đồ bịp bợm! Cứ xem đảng trưởng họ Nông thì biết! Vậy lời khai có ích gì khi không có bằng chứng??? Đương tương đương con lợn.

    Trả lờiXóa
  15. Việt Nam điều tra phá án giỏi nhất TG, sợ chưa, họ dùng công cụ gì hay đe doạ nhục hình, ai tin vào kết quả đó khi thiếu các thiết chế độc lập văn minh, tiến bộ của xã hội

    Trả lờiXóa
  16. Đỗ Văn Đương là thằng đần độn vỉ đại đuôi dài. Hàng trăm năm nay, cả thế giới đã sống theo nguyên tắc TRỌNG CHỨNG HƠN TRỌNG CUNG.
    Toà án xử theo nhân chứng vật chứng, không theo lời khai của bị cáo.

    Trả lờiXóa
  17. Có lẽ công an không thích cải cách. Khi công an trở thành một nghề thì tự nhiên phải có đạo đức và nguyên tắc nghề. Lúc đó lực lượng này phải học và bắt buộc tự lực tồn tại, tuân thủ tiêu chí nghề và luật pháp trước nhất. Sẽ không còn cái thời kỉ luật, luân chuyển theo kế hoạch mỗi khi gây ra chuyện.
    Đất nước này, ngoại trừ giáo viên vẫn còn giữ được chút lòng tin về đạo đức thì còn lại mấy anh lãnh bậc lương thấp đều đổ đốn ra cả.

    Trả lờiXóa
  18. cũng bởi vì dân ngu quá lợn
    nên bọn chúng mới được làm quan
    (tanda)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Tản Đà làm thơ phiến diện quá.
      Nếu "dân" hiền lành, "quan" phải hiền từ chứ? Người dân các nước tư bản phát triển rất hiền hậu, nhưng cán bộ các cấp của họ vẫn rất đàng hoàng!

      Xóa