... Tuy thế, những cuộc đấu đá nội bộ này cũng có mặt tích cực cho đại
cuộc. Trước mắt, nhờ Tư Sang đánh Ba Dũng mà chúng ta mới biết đến một Vinashin
nợ đầm nợ đìa, mới thấy một dự án tàu lửa cao tốc bị dừng lại…
Người dân Việt Nam được gì?
(Tiếp theo phần 1)
Trềnh A Sáng (DCVOnline) – Vào thời điểm xung quanh Đại hội,
các nhà báo nắm vai trò chủ chốt ở các tòa soạn luôn phải thuộc nằm lòng một điều:
không đụng gì tới chính sách kinh tế của chính phủ, khác rất xa với các màn
đánh đấm mà báo chí được “tự do” thi triển trước đó không lâu.
Cũng phải kể đến một nguyên tắc mà dân làm báo phải thuộc nằm lòng
ở Việt Nam, và Ba Dũng cũng hiểu rất rõ, đó là trước thềm mỗi Đại hội Đảng, báo
chí không được đề cập quá nhiều đến chuyện tiêu cực của chính quyền. Cho nên,
dù Tư Sang vẫn đích thân hoặc cho tay chân đi ủy lạo các đầu mối báo chí, nhưng
những mũi tên bọc chữ đã không thể phát huy tác dụng trong hoàn cảnh này.
Lép vế, nhưng phe Tư Sang vẫn cầm cự dai dẳng với những cú đâm ở hậu
trường, chủ yếu nhằm vào chính sách kinh tế và phong độ tả tơi của các tập đoàn
trong nhiệm kỳ vừa qua của Ba Dũng. Trong các cuộc họp kín của Bộ Chính trị, đã
không ít lần Tư Sang và Nguyễn Văn Chi lật bài ngửa, quăng hồ sơ chống lại phe
Ba Dũng lên bàn kèm theo những điều kiện thỏa hiệp. Cho nên rốt cuộc đã phải tiến
hành thêm một cái hội nghị nữa: Hội nghị 15, trước khai mạc Đại hội XI chỉ có
hai ngày!
Ai cũng biết cái hội nghị này, cũng như hai cái 13 và 14, có trọng
tâm là nhân sự. Chính ông Mạnh cũng đã nói điều đó, rằng: “tại Hội nghị Trung ương
15 lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét và quyết định các nội dung:
giới thiệu bổ sung nhân sự Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI…”
Đây là lúc chốt lại những thỏa hiệp cuối cùng. Và rốt cuộc thì mọi
việc diễn ra như chúng ta đã biết. Ba Dũng cài cắm người vào hết các chức vụ
quan trọng, rải đều từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, anh Ba Kiên Giang
rốt cuộc cũng phải có một số nhượng bộ cho ông Chi và ông Sang. Đồng chí
Trương Tấn Sang của chúng ta – tức Tư Sang – được trao một chiếc
ghế mà theo truyền thống là có ít quyền lực nhất trong tứ trụ – chủ tịch nước.
Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Tôi nhớ ông giáo sư Carl
Thayer người Úc từng nhận định, đại ý rằng trong chính trường Việt Nam hiện tại
thì chỉ có Tư Sang mới may ra kiềm chế được Ba Dũng. Quả đúng như vậy. Như kiểu
Tào Tháo nói với Lưu Bị thuở xưa, rằng trong gầm trời này chỉ có Lưu Huyền Đức
huynh và Tào Mạnh Đức đệ là anh hùng.
Khi vừa ngồi yên trên chiếc ghế chủ tịch nước, ông Tư Sang lập tức
biến vị trí chủ tịch nước vốn là nơi ngồi chơi xơi nước như thời Trần Đức
Lương, hay là nơi tấu hài như thời Nguyễn Minh Triết, trở thành một chiếc ghế
quyền lực như thời Lê Đức Anh. Vào tay cao thủ thì lá cỏ mong manh cũng có thể
thành vũ khí, một thành trì nhỏ cùng dăm ngàn quân sĩ ở Tân Dã cũng được Lưu Bị
biến thành nơi phát khởi của một đội quân hùng mạnh. Tư Sang chính là Lưu Bị thời
nay. Một chính trị gia kỳ tài hay là một kẻ bụng dạ hiểm sâu, tùy góc nhìn của
người phán xét.
Nhưng khác với đại tướng Lê Đức Anh, vốn chỉ giỏi đánh đấm nơi hậu
trường, ông Sang tỏ ra là một chính khách giỏi cả đối nội (kể cả đối đầu) lẫn đối
ngoại. Ông đã xây dựng cho mình hình ảnh một nguyên thủ năng động, lo cho dân
cho nước, và đặc biệt là có hơi hướm “chống Tàu” (như đã nói ở phần đầu). Ông
Sang đã bắt đầu củng cố uy tín bằng các chuyến công du trong và ngoài nước, bằng
những phát biểu ồn ào ngay khi ngồi chưa ấm chỗ.
Khác hẳn với người tiền nhiệm Sáu Phong đầy chất “u-mua” bưng biền,
Tư Sang mạnh mẽ hơn, chính trị hơn, nên dễ lấy lòng đám trí thức hơn. Một vài
chuyến công du, một vài phát biểu về hợp tác với Ấn Độ, Philippines khiến đám
trí thức “chống Tàu” nức dạ. Ồ, mạnh mẽ quá! Một lãnh đạo Việt Nam phải cương
như thế chứ!
Trên mạng, đã thấy không ít nhân sĩ trí thức trầm trồ, “Anh
Tư hay quá!”, “Hoan hô anh Tư!”
Dân trí thức Việt Nam, dù là hô hào dân chủ hay chống Tàu kịch liệt,
thì rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ mang nặng tư tưởng Nho giáo, tôn sùng lãnh đạo
một cách ngu ngốc mà thôi.
Trên mặt trận công khai là vậy, còn phía sau cánh gà, Tư Sang bắt
đầu sử dụng lại các chiêu thức cũ, một mặt chỉ đạo đám nhà báo tay chân viết
bài tấn công phe Ba Dũng, một mặt rò rỉ thông tin cho những cây bút tự do trên
mạng chửi ông Ba Rạch Giá và nội các của ông ta. Một số cây bút tự do gạo cội,
sau thời gian dài núp bóng trùng với giai đoạn tả tơi của Tư Sang, giờ lại hồi
sinh bằng các bài viết tấn công trực diện vào Ba Dũng và các đồng minh.
Cuộc chiến ở hiệp hai coi bộ gay cấn không kém ở hiệp một, khi Ba
Dũng bắt chước được một vài chiêu thức của Tư Sang, mượn dăm tờ báo của người
cao tuổi, cựu chiến binh tấn công một nữ dân biểu và là chủ một mạng lưới kinh
tế sân sau của Tư Sang.
Nhưng khác với Tư Sang vốn là một Lưu Bị trong việc dùng người trí
thức, Ba Dũng chỉ là một gã võ biền. Ngay cả khi sử dụng báo chí để đánh đối thủ,
ông Dũng vẫn quen với cách đánh đấm vốn là đặc trưng của công an, quân đội. Nếu
như khi Tư Sang đánh Ba Dũng, vụ Vinashin, vụ lạm phát…, báo chí có những bài
phân tích có thể coi là khá sâu sắc; thì giờ đây, khi Ba Dũng đánh Tư Sang, những
cây bút phường chợ búa đã được huy động, với những ngôn từ tương tự như báo
Công An Nhân Dân đánh “bọn phản động”.
Nếu như ở nhiệm kỳ trước, người ta thấy Tư Sang luôn chú trọng
đánh vào hậu phương của Ba Dũng – tức là những tập đoàn kinh tế do ông thủ tướng
chống lưng, thì ở nhiệm kỳ mới, người ta thấy Ba Dũng dùng chính chiêu thức của
Tư Sang để đánh Tư Sang. Mượn mấy tờ báo người già để đánh bà Đặng Thị Hoàng Yến
chỉ là một trong rất nhiều đòn mà Ba Dũng đã học được từ Tư Sang trong chiến dịch
đánh vào hậu phương của đối thủ chính trị.
Trong thời gian gần đây, một loạt dự án lớn của tập đoàn Tân Tạo
đã bị rút giấy phép, chẳng hạn các dự án đảo nhân tạo Hải Âu, khu đô thị – công
nghiệp chất lượng cao và dự án khai thác mỏ đá Hòn Sóc đều ở Kiên Giang, quê
hương của anh Ba Dũng. Ai cũng biết Tân Tạo vốn là sân sau của Tư Sang, mỗi một
thành công của tập đoàn này đều có dấu ấn của Tư Sang, mỗi một sự kiện của Tân
Tạo thì Tư Sang cũng đều tham dự để “pi-a”. Trong chuyến thăm Đại học Tân Tạo hồi
Tết Kỷ Sửu, ông Sang, khi đó là thường trực Ban Bí thư, nói rằng trường này sẽ
sớm đạt chuẩn quốc tế, vào top ASEAN, sau đó là Châu Á và thế giới.
Tân Tạo là “hổ tướng” của Tư Sang. Nên chi việc Ba Dũng cho báo Cựu
Chiến Binh và Người Cao Tuổi đánh thẳng vào Tân Tạo cũng giống như Tôn Quyền cử
Lã Mông đi tiêu diệt Quan Vân Trường vậy.
Phong độ chói sáng của Tư Sang trên chính trường ở đầu hiệp hai là
một bất ngờ lớn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên anh Ba Rạch Giá đã vội
vã sử dụng chiêu thức cũ của Tư Sang để triệt hạ đối thủ: đó là đánh vào các tập
đoàn sân sau.
Trận đấu mới tới phút 60, vẫn còn dài và sẽ còn nhiều gay cấn. Quý
vị hãy bình tâm theo dõi.
Nhưng đến đây, có một câu hỏi cần được trả lời, đó là: những màn đấu
đá thượng đỉnh nơi kinh kỳ sẽ ảnh hưởng gì tới vận mệnh đất nước, vận mệnh đảng
Cộng sản, tới cuộc sống của người dân Việt?
Tất nhiên, trong các cuộc đấu ấy, bất luận Ba Dũng hay Tư Sang thắng
thì chính trị Việt Nam vẫn không vì thế mà tốt lên. Tư Sang tốt hơn Ba Dũng và
khi Tư Sang lãnh đạo thì đất nước sẽ tốt hơn, Việt Nam sẽ cứng hơn với Trung Quốc
ư? Câu trả lời chắc chắn là không. Về mặt con người, Tư Sang không chắc tốt hay
xấu hơn Ba Dũng. Nhưng cái cơ chế chính trị này buộc họ phải xấu như nhau.
Các vụ phanh phui Vinashin, Tân Tạo… được các đối thủ chính trị, ở
đây là Tư Sang và Ba Dũng, tung ra để triệt hạ lẫn nhau, chứ không vì lợi ích
quốc gia. Một khi cuộc chiến đến lúc cần phải thỏa hiệp, thì họ sẽ ngồi vào
bàn. Chiếc bánh quyền lực sẽ lại được chia theo tỉ lệ mới.
Nhưng bất luận tỉ lệ nào, người dân luôn không có phần ở đó. “Bên
nào thắng thì nhân dân đều bại”, nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế khi nghĩ về
chiến tranh với hình thức nguyên thủy là súng đạn trên chiến trường. Còn ở Việt
Nam, cuộc chiến quyền lực đỉnh cao không cần đến súng đạn, nhưng hậu quả vẫn
giáng xuống đầu người dân một cách trầm trọng.
Tuy thế, những cuộc đấu đá nội bộ này cũng có mặt tích cực cho đại
cuộc. Trước mắt, nhờ Tư Sang đánh Ba Dũng mà chúng ta mới biết đến một Vinashin
nợ đầm nợ đìa, mới thấy một dự án tàu lửa cao tốc bị dừng lại… Ở các nước dân
chủ phương Tây, các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để giành quyền lực. Ở Việt
Nam, chỉ có một đảng, nhưng các ông ấy cũng đấu đá lẫn nhau. Đó là một dạng thức
vận động để cân bằng quyền lực. Còn về lâu về dài, những cuộc đấu đá này sẽ khiến
uy tín của đảng Cộng sản bị xói mòn.
Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Lenin mất đã liên tục chứng kiến những
cuộc đụng độ sau cánh gà, những màn triệt hạ lẫn nhau giữa các nhân vật chóp
bu. Stalin tống đuổi Trotsky và cuối cùng phang một nhát rìu vào đầu đối thủ.
Cuối đời, Stalin cũng thất sủng cố vấn của mình là “Cocktail” Molotov. Đến lượt
mình, Nikita Khrushchev đã làm tất cả để tiêu diệt tàn dư của Stalin, từ trùm mật
vụ Lavrentiy Beria đến bộ ba Nikolai Bulganin, Vyacheslav Molotov và Lazar
Kaganovich. Rồi cuộc chiến quyền lực tiếp diễn và Khrushchev trở thành nạn nhân
của nhóm Leonid Brezhnev, Anastas Mikoyan, Vladimir Semichastny và Nikolai
Podgorny.
Những cuộc chiến ấy cứ tiếp diễn, như những khối u không ngừng lớn
lên, di căn tứ phía trong lòng một cơ thể của gã khổng lồ Liên Xô với vẻ ngoài
rất cường tráng. Cho đến một ngày, khối u đó bùng phát ra bằng những tuyên bố của
Mikhail Gorbachev cách nay hơn 20 năm.
Câu chuyện ở Việt Nam được dự báo cũng sẽ diễn tiến theo chiều hướng
mà Liên Xô từng kinh qua. Nhưng trong kỷ nguyên mà thông tin chạy nhanh bằng tốc
độ ánh sáng này, tiến trình di căn của khối u trong lòng Đảng được dự báo là sẽ
rất nhanh.
--------------
Tổng kết: "Nhưng cái cơ chế chính trị này buộc họ phải xấu như nhau"!
Trả lờiXóaHiện nay tay chân của X còm ở blog này ở mức độ cấp tập, dưới vỏ bọc của "người dân chủ". Nhưng chúng lộ mặt khi ai đó không tin X, thì chúng tự nhiên gào thét: "Mày bênh Trọng, Sang!"?
Nhiều năm làm lãnh đạo ở Tp HCM, Tư Sang bênh che cho nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng, và cũng chỉ đạo đánh oan sai nhiều vụ, tham nhũng và phe nhóm của Tư cũng không nằm ngoài cái gọi là "phẩm chất gương mẫu" của ông ta. Tư S là điển hình nói hay, nói rất chi là tỏ ra cách mệnh, giỏi mị dân...nhưng không làm và làm chẳng ra gì.
Trả lờiXóaTháng 1- 2003, khi đã được điều ra Hà Nội làm Trưởng Ban kinh tế Trung ương, tại Hội nghị Trung Ương 7 khóa IX, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam kỉ luật khiển trách vì có những khuyết điểm liên quan đến vụ án Năm Cam và công tác cán bộ..
He...he...Đã "bộ phận không nhỏ -tức lớn- trong lãnh đạo thì bói cũng không ra "Trong sạch lành mạnh"!!
Những việc, người, cần có chính kiến phê bình , góp ý, Tư S không bào giờ trực diện, thẳng thắn, giấu chính kiến, không có bản lĩnh phê bình mà thường nói sau lưng, đi kích động người khác lên tiếng thay mình! Hà..hà...Rất chi khôn lõi!
XóaThực tế cho thấy làm gì có cái đảng cộng sản VN " quang minh chính đại " , " trong sạch vững mạnh " , " vì dân vì nước " ... Tất cả những điều đó chỉ là để " treo đầu dê , bán thịt chó " mà thôi ! Mỉa mai thay cho những lời căn dăn của cụ Hồ " trước lúc đi xa " rằng : " giữ cho đảng ta trong sạch như giữ con ngươi của mắt mình " , và rằng " đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết , thành công thành công đại thành công " ! Cái " tập đoàn cộng sản VN " này chung quy cũng chỉ là một lũ " lưu manh chính trị " mà thôi , thằng nọ đạp thằng kia để leo lên cái vị trí " ngồi trên đầu nhân dân " ... chứ có tử tế gì đâu . Cứ " đến hẹn lại lên " , mỗi kỳ đại hội của cái " tập đoàn cộng sản VN " là một lần các tay " võ sỹ " đủ loại bước lên " võ đài chính trị " để nốc - ao nhau đến tơi tả ! Chẳng thế mà mới đây để chuẩn bị nhân sự cho cái ĐH XII sắp tới , tổng Trọng đã lớn tiếng dè chừng " những thằng lưu manh chính trị " chớ có rắp tâm " chui vào " danh dách ứng cử , đề cử UVTW ... thậm chí tổng Trọng còn hô hào " các đồng chí trong đảng " phải cảnh giác , phải sáng suốt " nhận chân " những kẻ cơ hội , những kẻ " thoái hóa biến chất , suy đồi đạo đức " những kẻ " mị dân " không cho chúng lọt vào " hàng ngũ công bộc của dân " !!! Đấy bộ mặt thật của cái " tập đoàn công sản VN " là thế , nhưng khôi hài nhất là lâu lâu bọn họ lại trưng ra cái trò " học tập đạo đức bác Hồ " để ma mị dân chúng và để ... dân chúng làm theo ! Và vì vậy câu nói : CHỚ NGHE CỘNG SẢN NÓI HÃY NHÌN CỘNG SẢN LÀM ... Muôn năm đúng !
Trả lờiXóaTôi còm cho cả 2 bài.
Trả lờiXóaSơ sơ có thể kết luận rằng ĐCS chỉ đào tạo ra những người xấu, cho dù mức độ, hình thức, tính chất không ai giống ai.
70 Năm qua, ĐCS đã tạo ra ít nhất 3 thế hệ xấu.
Nhưng hôm nay, đất nước đang lâm nguy khi quân giặc bành trướng TQ đang muốn nuốt sống đất nước ta.
Vậy bất cứ ai, bất cứ ngày hôm qua họ phạm tôi gì?
Nhưng nếu hôm nay họ GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
BÁT CỨ AI THÀNH TÂM MUỐN GIẢI TÁN ĐCS THÌ TA CẦN ỦNG HỘ HỌ
Ai nào? Chính bạn đó! Đừng ảo tưởng vào những kẻ tham lam nhé!
Xóa"Tham lam là đức tính của kẻ bội tín" - Gandhi.
Có bài tiếp theo Ba Tư đại chiến tập 3, tập 4 không bác Bồng?
Trả lờiXóaĐây chỉ mới kể đến năm 2010 và sau đó it lâu của nhiệm kỳ 11 thôi.
Khó bình luận quá.ĐCS xâu thì lãnh đạo ĐCS xấu là tất nhiên
Theo Chương VI, điều 88, điểm 3 trong Hiến pháp, Chủ tịch nước có quyền về Tư pháp, LLVT, Nội chính: --- "3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;..".
Trả lờiXóaThế nhưng, từ khi làm Chủ tịch nước, ông Tư rất chàng màng với chức danh này, ít khi miễn nhiệm những lãnh đạo Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ tư pháp làm sai. Ân xá "tù nhân lương tâm" càng ít được quan tâm. Nhiều đơn thư oan sai, kêu cứu gửi Chủ tịch nước không được trả lời, giải quyết kịp thời, hầu như đơn thư của dân oan đều bị 'bỏ sọt rác', vì sợ "đụng chạm nội bộ" mất phiếu! Thế mới càng rõ: Chính trị là thủ đoạn! Một dạo thấy xuất hiện trang "Tư Sang nham hiểm", quả là có nham hiểm!
Tôi không thích văn phong , cách suy nghĩ và cách diễn đạt của tác giả bài viết này.
Trả lờiXóaHơn nửa thế kỷ ĐCS đã đào tạo ra những con người này, cả người đứng ra phê phán và bị phê phán đều là sản phẩm của ĐCS.
Nhưng đó là chuyện hôm qua,
Hôm nay tôi mong đi SỰ THỨC TỈNH
Trong nhiệm kỳ 11, từ Tổng Trọng đến Sinh Hùng, Tư Sang đều lắm chuyện tai tiếng chẳng ra gì.
Trả lờiXóaNhưng ít ra Ba Dũng là được một số việc bảo vệ chủ quyền đất nước và trước ba quân, ông này đã hô khẩu hiệu TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC
Còn Tư Sang?
Trống rỗng, nhạt phèo
Đề nghị, gơi ý của GS. Nguyễn Khác Mai với ông Sang và ông Dũng:
Trả lờiXóa..."Để cho việc “tiến vào Đại Hội XII của Đảng”, đặc biệt là việc trưng cầu ý kiến của nhân dân thể hiện tính chất quy mô nhà nước, có sự tôn nghiêm pháp quyền chính thống, thể hiện sự trọng thị của Nhà nước đối với Đảng CSVN, tôi tha thiết kiến nghị với Chủ tịch và Thủ tướng hai việc có ý nghĩa sâu đây:
Một là. Chính phủ cần có một văn bản chính thức yêu cầu nhân dân và các cấp thực hiện thái độ hưởng ứng ĐHXII . Cụ thể là nêu ra những vấn đề thiết cốt để trưng cầu ý kiến nhân dân, ví dụ: Nhân dân có tán thành đường lối tiến lên CNXH mà đảng Cộng sản VN đưa ra trong ĐHHXII này hay không. Tại sao có và tại sao không?
Đường lối và tư tưởng lấy chế độ kinh tế công hữu, kinh tế nhà nước là chủ đạo đúng hay sai, nên hay không nên, lợi hại đã rõ như thế nào.
Có nên giữ mô hình xô viết đã phá sản, tiếp tục chế độ một đảng toàn trị đã “hư hỏng, cũ kỹ” (như chủ tịch Hồ chí Minh nói) hay là làm theo Tuyên ngôn “cộng sản” do Mác và Ăng ghen công bố năm 1848, và được coi là “kinh thánh” của các đảng cộng sản, trong đó khẳng định: “Các đảng cộng sản phải phấn đấu để đoàn kết và hợp tác với các đảng Dân tộc, Dân chủ ở từng nước”.
Thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ, hội nhập quốc tế có cần phải thêm đuôi “định hướng xhcn hay không (thực tế là cái định hướng ấy đã là tác nhân làm trì trệ sự phát triển lành mạnh, tự nhiên của thị trường ở nước ta hiện nay).
Xây dựng Nhà nước pháp quyền, đúng đắn, xóa bỏ mô hình xô viết, thì nên thiết chế một hình thức nhà nước dân chủ, đa nguyên, đa đảng, tôn trọng xã hội dân sự phải đặt ra thế nào(K.Marx quan niệm rằng hình thức nhà nước dân chủ là sự tự do của nhân dân, là nhà nước đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội…)"...
(Theo trang BVB và một số trang khác đã đăng)
Càng ngày cái mặt nạ " đảng cộng sản Việt nam " càng rách tơi tả , phơi ra những bộ mặt thật của lũ " lưu manh chính trị " ! Thực chất cái lũ người này chẳng vì ai cả mà chỉ là vì chính nó mà thôi , chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ bày ra cho có vẻ , chúng chỉ tôn thờ một thứ chủ nghĩa duy nhất đó là : chủ nghĩa " vinh thân phì gia " ! Làm gì có cái thứ chủ nghĩa Mác - Lê trong đó , đó chỉ là cái trò " treo đầu dê bán thịt chó " thôi . Thằng nào cũng cố sống cố chết " ngoi lên " vị trí " đứng trên đầu nhân dân " , tóm lại thằng nào lên nắm quyền " đảng trưởng " cũng vậy thôi vì chúng đều được sinh ra từ cái nôi " đảng cộng sản " mà ra . Và chỉ một con đường duy nhất đưa nước Việt phát triển " sánh vai năm châu bốn biển " là : đập vỡ cái bình cũ , sắm bình mới ! Thế thôi .
Trả lờiXóaTrình của GS TS xây dựng Đảng người Bắc, hơn hẳn hai ông cử nhân luật tại chức (chuyên tu) có CCLLCT người Nam. Trước lúc nghĩ hưu để hai Ông MN xơi nhau và cho chết cả hai là chắc. Bước tiếp theo là dựng Ông TS triết học Mác - Lê lên kế vị...GS TS XDĐ vẫn tiếp tục làm cố vấn giêng ... đến lúc chết. Trình của Cụ còn trên cả GS TS và hợp ý đồ Tầu Khựa.
Trả lờiXóaD & S choảng nhau ( oánh nhau)
Trả lờiXóaNgh chiến thắng
Hai Ông TT Dũng và CTN Sang cần gì phải oánh nhau mà nên rút thăm... có như vậy thì TS triết học mới hết vị ...
Trả lờiXóaPhương án rút thăm nghe ra có vẽ hợp ý ông trời ...tránh đổ máu... Trăng cứ sáng, chó cứ sủa, người cứ tiến
XóaHai đc đủ mọi tiêu chuẩn tiêu chí, năng lực, trình độ, thời gian cống hiến.... để về hưu, đủ sức khỏe để nghĩ hưu...ĐCS không thể tận dụng các cụ già ở lại làm việc, cống hiến đến hơi thở cuối cùng được
XóaHình như mọi người nhầm về thời gian? Ông Ba ông Tư đánh nhau là hồi đấu Nhiệm kỳ 11, còn lúc này hai ông thân nhau rồi
Trả lờiXóaĐã ggeesn Tư Sang thân Ba Dũng rôi?
Tốt
" Đấu tranh này là trận cuối cùng" hãy cố lên anh Ba , Anh Tư nên hãy về thôi anh tư ơi... , vợ già đang đợi ...
Trả lờiXóa"Đánh nhau" bằng gối bông ý mà. Chỉ có dân vẫn chết!
Trả lờiXóa"Trâu bò goánh nhau, ruồi muổi chết!"
Tóm lại: Tên là Sang, nhưng sống rất hèn, cũng tham lam, thủ đoạn, không trung thực, háo danh, vụ lợi, chuyên gia chạy chọt chui sâu leo cao!
Trả lờiXóaXem ra , anh Tư cũng rất chi là Kách Mệnh:
Xóahttps://nhungthangnhamhiem.wordpress.com/
Còn 3 Tên Đẹp kia thì sao? Nói cho khách quan thử Huỳnh Kim Giảo?
XóaỦng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng !!! anh Dũng cố lên
XóaỦng hộ anh Dũng lên TBT ! tôi bỏ phiếu cho anh Dũng
XóaThật xấu hổ cho một đất nước có những vị lảnh đạo : - Ham tiền , quyền lực - Tranh dành nhau để thủ lợi phe nhóm - Họ xem nhân dân là rác rưởi bị trị - Họ đứng trên tất cả để xây dựng một gia đình quyền thế tối thượng - Tổ Quốc và Nhân Dân chẳng là cái gì -
Trả lờiXóaKết quả : - Đất nước tụt hậu - Nhân dân lầm than - Xả hội tha hoá - Côn đò lộng hành -
Lũ quái vật đánh nhau giành ăn! "Ông Xì cố nên! Độc tài rồi thì ăng 1 mình cho sứơng thân. Goăng cho đám đệ mấy cục xương nhớ!"
Trả lờiXóaNặc danh 10:19 nói đúng ! lũ chuột hôi tanh !
Trả lờiXóaNhìn mặt Tư Sang để đoán hình dong !
Trả lờiXóaTT Nguyễn Tấn Dũng chỉ cần thực hiện tuyên bố với nhân dân cả nước VN và thế giới " sẽ sát cánh cùng nhân dân VN chống bọn Tầu Khựa đến cùng giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ..." thì mọi sai lầm của Ông nhân dân bỏ qua hết...Ông sẽ là Tổng Thống đầu tiên của dân tộc VN, còn vị chí TBT kiêm CTN chắc chắn sẽ được nhân dân VN bầu trong lòng ...
Trả lờiXóa