Ngày 1/9/2015 Ủy ban Gíam sát Tài chính
Quốc gia ra khuyến nghị nói rằng Việt Nam chưa nên điều chỉnh chính sách lớn và
điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội sau việc Trung Quốc ba lần liên tiếp phá
giá nhân dân tệ và Ngân hàng Nhà nước cũng nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá. Nam
Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập về vấn đề
liên quan, cuộc phỏng vấn qua điện thoại đã diễn ra trong lúc ông đang có mặt ở
Cần Thơ để tham dự một cuộc hội thảo.
Chưa thể hiện một cách toàn diện
- Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, đã ba tuần sau khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ và
Việt Nam
cũng có hành động tương tự. Thưa cho đến nay có thể đánh giá sơ bộ mức độ ảnh
hưởng đối với Việt Nam
hay chưa?
- TS Lê Đăng Doanh: Cho
đến nay thì các tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đối với Việt Nam nó mới bắt
đầu lộ ra, chứ nó chưa thể hiện một cách toàn diện. Ví dụ như hôm nay thì mới
biết là bên Than Khoáng sản do điều chỉnh tỷ giá họ lỗ 1.200 tỷ, rồi thì ngành
điện cũng lỗ… họ dự kiến sẽ tính vào giá điện và như vậy sẽ tăng giá lên.
Một loạt các doanh nghiệp khác chắc cũng
sẽ gặp khó, vì vậy cho nên tôi nghĩ rằng, cho đến nay tác động của việc điều
chỉnh tỷ giá ở Việt Nam
nó mới dần dần lộ ra. Còn một tác động nữa không thể xem thường, là có sự buôn
lậu và biên mậu rất lớn từ Trung Quốc. Chúng ta đều biết chênh lệch nhập khẩu
từ Trung Quốc do Tổng cục Thống kê của Việt Nam công bố thì thấp hơn con số của
cơ quan thống kê của Trung Quốc khoảng 20 tỷ đô la. Với 20 tỷ đô la đó nhân lên
với tỷ giá 21.000 đồng/USD thì chúng ta có thể thấy rằng lượng hàng hoá
của Trung Quốc tràn vào Việt nam lớn như thế nào. Thế bây giờ hàng hóa đó lại
còn rẻ hơn nữa thì chuyện này chưa đánh giá được hết là tác động của biên mậu
và việc buôn lậu nó sẽ như thế nào.
- TS Lê Đăng Doanh: Việc
đánh giá như vậy là đánh giá dựa trên các biểu hiện cho đến bây giờ và cho đến
bây giờ thì nó mới bộc lộ ra dần dần. Tôi nghĩ rằng, hiện nay chưa có một tính
toán trên cơ sở mô hình hay định lượng nào về tác động của việc phá giá đồng
nhân dân tệ và điều chỉnh tỷ giá của đồng Việt Nam đối với các doanh nghiệp
Việt Nam và đối với kinh tế Việt Nam. Tôi nghĩ việc đó là cần phải làm trong
thời gian tới đây.
Nam Nguyên: Thưa, trong các khuyến nghị của Ủy ban giám sát tài chính Quốc
gia, thì cũng có nói là tâm lý thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu
phần lớn các nhà kinh doanh, nhà đầu tư có cùng cảm nhận và phản ứng thì sẽ tạo
một lực cung cầu rất lớn vượt tầm kiểm soát của các chính phủ. Thưa mức độ liên
thông của Việt Nam với thế giới hiện nay như thế nào, nếu như có một kịch bản
như thế xảy ra thì Việt Nam
sẽ ra sao?
TS Lê Đăng Doanh: Tình
hình kinh doanh của Việt Nam
từ nay đến cuối năm và đầu năm 2016 sẽ còn diễn biến và tôi nghĩ đấy là một ý
kiến đánh giá của Ủy ban thôi. Còn các anh em chuyên gia kinh tế của chúng tôi
thấy là cần phải tiếp tục theo dõi và tiếp tục xem xét diễn biến như thế nào,
chứ chúng tôi chưa dám có kết luận cuối cùng.
- TS Lê Đăng Doanh: Tôi
nghĩ cách tốt nhất là đẩy mạnh cải cách, kể cả cải cách thể chế và tái cơ cấu
nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh và các doanh nghiệp cũng phải có sự
điều chỉnh. Hiện nay tôi đang ở Cần Thơ và tôi vừa dự cuộc Hội thảo về kết nối
các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ. Tôi thấy là tinh thần các doanh
nghiệp ở đây là rất cố gắng, họ muốn nắm bắt tình hình và sẽ có sự điều chỉnh
để có thể cạnh tranh tốt hơn trong thời gian tới. Tôi thấy đó là tín hiệu rất
đáng mừng của 500 doanh nghiệp có mặt hôm nay (4/9/2015) ở Cần Thơ.
- Nam Nguyên: Thưa, Hội đồng tiền lương Quốc gia vừa chốt lại đề xuất tăng lương
tối thiểu 2016 là 12,4% thôi, nó rất khác biệt với mức 16,8% mà Tổng Liên đoàn
Lao động đưa ra và Phòng Thương mại Công nghiệp thì nói chỉ nên tăng lương 10%
thôi. TS nhận định gì về việc này?
- TS Lê Đăng Doanh: Tôi
nghĩ đấy là sự thỏa hiệp có lẽ là các bên có thể chấp nhận được. Còn đối với
doanh nghiệp thì nguyên tắc là chỉ có thể tăng lương trên cơ sở tăng năng suất
lao động; mà nếu chưa tăng năng suất lao động mà đã tăng lương thì doanh nghiệp
sẽ gặp khó khăn rất lớn.
-------------
Ai cha biet theo sau no la lam phat. Vay ma tang luong co may % ma khong lam noi
Trả lờiXóaKhong co tien de tang luong nhung co tien de lam tuong dai, bao tang the co khon nan khong
quá khốn nạn và đểu cáng.
XóaKhong tang duoc suc canh tranh bang gia tri cua hang hoa nen danh phai danh tut cong lao dong cua nguoi dan xuong thoi
Trả lờiXóaDe the ma suot ngay tu suong la 'sang suot, tai tinh' khong biet nguong mom
Co Mot lanh dao tam tu la hát quốc ca thi phai khóc moi la Yêu nuoc!!! Con lam Tường dai 1400 ti thi Dong y cai rụp Mac du học sinh va dan địa phường di học di lam phai du day qua song qua suối thì thương dân yêu nước cái nổi gì!!!' Ôi nãn lòng quá!!!!' Xem lại cái tâm và tấm lòng yêu nước thương dân của lãnh đạo trước đi đã rồi hãy lên lớp dạy dân nha!!!!!
Trả lờiXóaCó biết làm kinh tế gì đâu. Chỉ khua kboắng là "đỉnh" cao!
Trả lờiXóaKhông những không biết làm kinh tế mà còn không biết quản lý XH , không biết phát triển văn hóa,...Chỉ suốt ngày ngồi "bóp óc" nghĩ cách tham nhũng , moi tiền dân .
XóaNặc danh16:52 Ngày 05 tháng 09 năm 2015 nói hay. Sau khị bóp óc để có tiền bẩn, họ tới bia ôm cho gái nó bóp...
XóaTôi nghĩ ĐCS VN lúc này nên dũng cảm nhìn đúng và nói đúng sự thật: Thể chế chính trị hiện nay là lực cản lớn nhất của sự phát triển kinh tế đất nước (!).
Trả lờiXóaKhi lộ diện đầy đủ thì bọn dân đen chúng tôi chỉ còn cái quần đùi thủng đít ts Lê đăng Doanh nhỉ ?
Trả lờiXóaThì lại quay về năm 1945 !
Xóaquay về năm 1045 cho nó đỉnh cao!
XóaNgựa theo đường cũ đấy các bác ạ! Buông quyền là chết mất ngáp mà. "Lực lượng sản suất sẽ phá vỡ quan hệ sản suất lỗi thời lạc hậu. Nếu cứ để tự lực lượng sản suất phá thì sẽ đổ máu thôi các bác ạ! Buồn quá! Thư kí nó đã viết cho mà đọc còn chẳng được thì...sáng suốt cái con mẹ gì mà các bác mong chứ?
Trả lờiXóaCộng sản còn thì chửi cả đời cũng thế thôi nó là cái lò bát quái chỉ đẻ ra bất công mà!!!
Trả lờiXóa