Thế giới đang quan tâm về chuyến công du Mỹ đầu tiên
của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 9.2015, liệu có gì
mới trong quan hệ giữa 2 cường quốc này?
Chuyến đi lần đầu tiên của ông Tập đến Mỹ được tiến
hành trong bối cảnh 2 nước có nhiều căng thẳng, đặc biệt từ đầu năm đến nay. Từ
đó có nhiều đồn đoán về nội dung mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ
Barack Obama sẽ hội đàm vói nhau.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sẽ không có nhiều
đột phá từ chuyến đi này, theo South China Morning Post hôm nay 9.9.
Cho đến nay, lịch trình cho chuyến đi của ông Tập chưa
được Bắc Kinh tiết lộ. Tuy nhiên, theo tờ báo của Hồng Kông dẫn các nguồn tin
uy tín, ông Tập sẽ tham dự nhiều cuộc gặp cộng đồng ở Seattle từ ngày 22.9
trước khi đến thủ đô Washington. Ông Tập cũng được nói là sẽ có bài phát biểu ở
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29.9.
Ở Seatle, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ gặp lãnh đạo các
tập đoàn Mỹ trong đó có Microsoft, Amazon và tham gia một diễn đàn các lãnh đạo
doanh nghiệp hàng đầu do cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Henry Paulson làm chủ
tọa.
Theo giáo sư Jin Canrong của trường đại học Renmin ở
Bắc Kinh, ông Tập sẽ phát biểu trong các buổi gặp gỡ với giới doanh nghiệp và
sẽ trấn an họ về những biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cùng với những
cải cách kinh tế mà Bắc Kinh sẽ thực hiện
South China Morning Post cho biết, chưa rõ cuộc
gặp của ông Tập có mở rộng cho nhiều lãnh đạo các tập đoàn, những người rất
quan tâm đến vụ phá giá đồng nhân dân tệ gần đây và chính sách bảo hộ của Bắc
Kinh.
Khi đến thủ đô Washington ,
ông Tập sẽ hội đàm với Tổng thống Obama. Hai bên sẽ đề cập đến nhiều vấn đề
đang cản trở sự phát triển trong quan hệ giữa 2 nước, trong đó có những hoạt
động của Trung Quốc ở Biển Đông và vụ tấn công mạng chính phủ Mỹ của tin tặc
Trung Quốc. Đây là những vấn đề được Washington
rất quan tâm và nhiều lần đặt ra trong các cuộc gặp cấp cao của chính phủ 2
nước.
Không có
nhiều đột phá
New York Times đưa tin, nhân chuyến thăm này của
ông Tập, Nhà Trắng sẽ công bố lệnh trừng phạt đối với những công ty và cá nhân
Trung Quốc liên quan đến vụ tấn công mạng, lấy cắp dữ liệu của các cơ quan
chính phủ Mỹ được Washington
tuyên bố hồi tháng 6.2015.
Ngay đối với những vấn đề mà 2 bên có thể hợp tác thì
theo các nhà phân tích cũng sẽ không có nhiều cơ hội đột phá.
Tuần trước, Nhà Trắng đã gửi Cố vấn an ninh quốc gia,
bà Susan Rice làm cuộc tiền trạm đến Bắc Kinh và 2 bên đạt được những thỏa
thuận về vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề được cho là “không xứng tầm như trông
đợi”. Biến đổi khí hậu cũng đã được lãnh đạo 2 nước tuyên bố sau cuộc họp ở Bắc
Kinh hồi năm 2014. Vì thế, giới quan sát ngạc nhiên về những gì 2 cường quốc đã
hội đàm với nhau.
Giáo sư Jacques deLisle, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông
Á thuộc trường đại học Pennsylvania
(Mỹ), nhận định rằng trong nhiều lĩnh vực mà 2 nước hội đàm với nhau trong năm
nay thì “đột phá lớn là khó có thể xảy ra”.
“Khi nhắc đến những cuộc gặp cấp cao, thường có những
vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự, nhưng cho đến nay chưa thấy có
gì đáng nói”, ông deLisle nhận xét về chuyến thăm tới đây của ông Tập, chuyến
đi được ông mô tả là “được trông đợi nhiều”.
Theo nhận định của South China Morning Post,
chuyến đi của ông Tập trong thời điểm được cho là không có nhiều thuận lợi về
mặt chính trị khi Trung Quốc đang là mục tiêu chỉ trích của các ứng cử viên
tổng thống Mỹ. Tuần trước, Thống đốc bang Wisconsin, ông Scott Walker kêu gọi
Tổng thống Obama nên hủy chuyến đi của ông Tập sau khi thị trường chứng khoán
Mỹ liên tục rớt đáy trước đà xuống dốc của kinh tế Trung Quốc.
Minh Quang/TNO
* *
*
Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii
trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ
sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
South China Morning Post ngày 8/9 đưa tin, mặc dù mối
quan hệ Trung - Mỹ đang căng thẳng và mặt bằng chung hợp tác còn hạn chế, Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ kéo dài
và phức tạp vào cuối tháng này.
Nhưng có những nghi ngờ về khả năng cải thiện quan hệ
Trung - Mỹ sau chuyến thăm và rất ít khả năng tiến triển trong các cuộc đàm
phán song phương.
Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du chính thức của
ông tới Hoa Kỳ cùng với một loạt cam kết sẽ được công bố ở Seattle ngày 22/9,
trước khi đến Washington DC gặp gỡ Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama theo
thủ tục ngoại giao.
Ông sẽ kết thúc chuyến thăm bằng một bài phát biểu tại
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28/9, Kim Lạn Vinh, một học giả quen thuộc với
chuyến thăm này cho biết.
Trong khi ở Seattle ,
một trung tâm công nghệ nơi các tập đoàn lớn như Microsoft hay Amazon đứng
chân, ông Bình sẽ có sự tương tác với cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài buổi tiếp
các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có một hội nghị bàn tròn CEO do cựu Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Henry Paulson chủ trì. Ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách trấn an các doanh
nghiệp về quyết tâm của Trung Quốc thúc đẩy cải cách kinh tế.
Nhưng hiện không rõ hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp có
được mở cửa rộng rãi cho các nhà quản trị hay không, bởi hầu hết trong số đó lo
ngại về chính sách phá giá đồng nhân dân tệ cũng như chính sách bảo hộ thương
mại của Trung Quốc.
Tập Cận Bình cũng được biết đến là nhà lãnh đạo từ
chối những câu hỏi không được chuẩn bị trước ở nơi công cộng.
Tại Washington DC, hai nhà lãnh đạo sẽ hội dàm chính
thức và thảo luận các vấn đề làm căng thẳng quan hệ song phương, từ Biển Đông
cho đến an ninh mạng. Trong khi cả hai đang tìm kiếm khả năng làm nổi bật các
cơ hội hợp tác, nhiều nhà phân tích tin rằng ít có cơ hội cho một bước đột phá
nào.
Tuần trước, Nhà Trắng đã cử một đội sang Bắc Kinh để đàm
phán về kết quả hiệp định biến đổi khí hậu. Năm ngoái hai nhà lãnh đạo Mỹ -
Trung đã khiên thế giới ngạc nhiên khi công bố một thỏa thuận "đột
phá" về biến đổi khí hậu sau một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh. Nhưng
với những ma sát giữa hai nước, một bước đột phá tương tự khó xuất hiện trong
năm nay, giáo sư Jacques Delisle, Giám đốc Nghiên cứu Đông Á đại học
Pennsylvania bình luận.
Bầu không khí chính trị ở Washington
hiện nay không thuận lợi cho chuyến thăm cũng như thúc đẩy Bắc Kinh xúc tiến
các hợp đồng trong lúc ông Bình dừng chân tại Seattle , Kim Lạn Vinh cho biết. Trung Quốc đã
trở thành mục tiêu chỉ trích thường xuyên của các ứng cử viên Tổng thống đảng
Cộng Hòa.
Cuối tháng trước, Thống đốc Wisconsin ông Scott Walker
kêu gọi Tổng thống Obama hủy bỏ chuyến thăm chính thức của Tập Cận Bình sau khi
chứng khoán Mỹ suy giảm do lo ngại suy thoái kinh tế tại Trung Quốc.
Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm
dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì
đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng
trong chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông.
Hồng Thủy/GDVN
------------
Nhìn mặt thằng này,đứa con nít cũng biết nó là thằng "lừa thầy phản bạn",tham lam và nham hiểm cực kỳ,độc ác và lưu manh nhất thế giới ! tao đang cầu nguyện sao cho chuyến chuyên cơ chỡ mầy sang Mỹ bị sét đánh trên không- cho thân mày tan nát thành từng mãnh vụn !- thằng giặc Tàu cộng khốn khiếp !
Trả lờiXóaCo thang nay Trung cong moi chuyen bien nhanh duoc (de di den su diet vong cua CS)
Trả lờiXóaNo cu lam lui 'Thao quang duong hoi' moi la met moi bac a
Liệu cậu Tập và Ô có tung hứng điều gì bất lợi sau lưng VN không?
Trả lờiXóaĐọc bài viết của tương Lưu A Châu ( trên Kỳ Duyên Kim Dung Blog ) mới thấy hết Tập Cận Bình thực sự là TINH HOA THỐI NÁT nhất của thói xấu Trung Quốc
Trả lờiXóaNội dung phân tích của tướng Lưu A Châu là Châu Âu văn minh, dù địa hình đi lại thuận lợi, người ta cũng chia nhỏ từng nhóm người ra để sống riêng rẽ thành các quốc gia khác nhau, để con người phát huy được CAI TÔI của mình và tự do tìm hạnh phúc riêng tư....
XóaCòn như ở Trung quốc dở hơi kỳ quát người ta cố tình sát nhập các dân tộc có tiếng nói và phong tục rất khác nhau, cưỡng bức họ sống chung trong một cái lồng, ( gồm 1,3 tỷ người ) để luôn luôn có mâu thuẫn, luôn luộn va chạm xích mích và thù ghét nhau? trong một quốc gia mà họ còn muốn thêm nữa
Quái dị,