Một chuyên
gia nước ngoài vừa cho rằng Đại hội Đảng toàn quốc tại Việt Nam có thể tổ chức muộn hơn vì Đảng
Cộng sản chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề.
Trong bài viết mới trên Policy Forum, Giáo sư Carl
Thayer, người Úc nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam, nêu quan điểm: "Có
những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong
đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương
lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một
thời điểm muộn hơn".
Bài viết, được trang Nghiên cứu Quốc tế dịch sang
tiếng Việt, cho rằng: "Theo Điều lệ Đảng, Ban chấp hành Trung ương phải
họp ít nhất hai lần một năm, nhưng đôi khi Ban chấp hành họp thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, trong năm 2014, Ban chấp hành Trung ương chỉ họp một lần. Đây có thể
là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về chính sách Biển Đông và quan hệ với
Trung Quốc theo sau cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc Bắc Kinh triển khai một
giàn khoan khổng lồ tại vùng biển tranh chấp từ tháng 5 tới tháng 7."
Diễn ra lặng
lẽ
Giáo sư Thayer nhận xét thêm về cách thức nhà nước và
đảng cộng sản chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến được nhóm vào đầu
năm 2016 từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau: "Việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12 cũng diễn ra rất lặng
lẽ so với 8 đại hội trước được tổ chức kể từ khi thống nhất đất nước. Các
phương tiện truyền thông Việt Nam đã vô cùng yên lặng, và chỉ xuất hiện các báo
cáo xác nhận rằng các khâu chuẩn bị cho Đại hội đang được tiến hành. Đảng cũng
chưa công bố chính thức ngày tổ chức Đại hội.
"Thông
thường các tài liệu dự thảo chính sách như Báo cáo Chính trị và Báo cáo Phát
triển Kinh tế-xã hội sẽ được lặng lẽ chuyển cho các nhóm thảo luận tập trung để
bàn thảo và cho ý kiến.
"Sau khi
được chỉnh sửa, các văn bản dự thảo chính sách sau đó sẽ được công khai cho
công chúng nhận xét. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế-xã hội
mười năm cho Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức vào tháng Giêng năm 2011 đã được
công bố vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, tức chín tháng trước khi diễn ra đại hội.
Nếu Đại hội lần thứ 12 sẽ họp vào đầu năm tới thì Việt Nam chỉ còn bốn
tháng để hoàn tất quá trình này."
Cho rằng việc 'chậm trễ' và 'lặng lẽ' trong chuẩn bị
đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam cùng việc đưa ra các chính sách có mối 'quan
hệ' với nhân tố được gọi là 'Trung Quốc' của Việt Nam, bài báo viết tiếp: "Điều gì giải thích cho những diễn tiến
này – như sự chuẩn bị lặng lẽ một cách bất thường cho Đại hội Đảng, chậm trễ
trong việc tổ chức hội nghị tiếp theo của Ban chấp hành Trung ương, và hoãn
công bố Sách trắng Quốc phòng? "Lời giải thích khả dĩ nhất là sự trùng hợp
của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch/ Tổng Bí thư Tập Cận
Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn
ban lãnh đạo mới của Việt Nam."
Có một ngoại
lệ
Bài viết của Giáo sư Thayer cũng đặt vấn đề với nhấn
mạnh về người mà nhà quan sát này cho là một ứng cử viên vào chức vụ Tổng Bí
thư trong Đại hội lần thứ 12 vào sang năm, ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ
tướng Việt Nam, cũng như đưa ra nhận định về một số điều được cho là 'lợi thế'
của ứng viên này.
"Quy tắc
hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc
của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy
định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội
năm tới.
"Điều
này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc
trong những trường hợp đặc biệt.
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy
định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam .
"Ông Dũng sẽ mang lại các kinh nghiệm kinh tế và
quốc tế chưa từng có cho vị trí Tổng Bí thư Đảng nhờ vào hai nhiệm kỳ thủ tướng
của mình.
"Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ
ràng buộc tay chân của mình trong việc đối phó với Trung Quốc.
"Ông đã thẳng thắn bảo vệ chủ quyền Việt Nam
trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm ngoái và nêu lên khả năng sẽ thực hiện
các hành động pháp lý quốc tế chống lại Trung Quốc.
"Ông Dũng nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của các Ủy
viên Trung ương nhưng Bộ Chính trị hiện nay lại đang chia rẽ sâu sắc. Không chỉ
có sự ganh đua cá nhân mà còn có sự khác biệt về việc làm thế nào để quản lý
mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ."
Chuyển đổi
lãnh đạo
Hồi tháng 8/2015, một nhà nghiên cứu chính trị và quan
hệ quốc tế của Việt Nam ,
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á ở Singapore ,
nêu quan điểm ở một bài viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế do ông chủ biên.
Bài viết với tựa đề "Tam giác Chiến lược Việt -
Mỹ - Trung" của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp phần liên quan tới chính trị nội bộ
của Việt Nam, có đoạn: "Về vấn đề
chuyển đổi lãnh đạo, nếu Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm
Tổng Bí thư mới của Đảng thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có thể trải qua
một bước tiến mới. Ông Dũng, người thường xuyên thể hiện mình như một nhà lãnh
đạo dân tộc chủ nghĩa, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối sự bành trướng
của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuyên bố nổi tiếng rằng Việt Nam sẽ
không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy “hữu nghị
viển vông” [với Trung Quốc].
"Chương trình nghị sự tương đối tự do trong nước
dưới sự lãnh đạo của ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối
quan hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói chung
và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách nhìn của ông về
Mỹ cũng như về mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington .
"Trong trường hợp một người khác lên lãnh đạo
Đảng Cộng sản thì các yếu tố đã được phân tích ở trên cũng có thể khiến vị Tổng
Bí thư mới có một thái độ ít nhiều nghiêng về phía Mỹ hơn."
Còn về liên hệ giữa tam giác quan hệ kể trên, trong đó
có nhân tố Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ, TS. Lê Hồng Hiệp bình luận: "Một
diễn biến trong nước khác có thể có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ tương
lai của Việt Nam với cả Trung Quốc và Mỹ là Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của
Đảng Cộng sản và cuộc bầu cử thế hệ lãnh đạo mới của Đảng diễn ra vào năm sau.
"Trong các tài liệu chuẩn bị cho đại hội được lưu
hành cho các đảng viên đọc và nhận xét, các tranh chấp trên Biển Đông được mô
tả cụ thể là “phức tạp, gay gắt và rất khó lường," bài viết của nhà phân
tích này nhận định.
(BBC)/TTHN
---------------
Không nhận xét! Chán!
Trả lờiXóaXuot ngay chi thay chung no 'hop chi bo' o moi cap. Chuyen quen thuoc voi dan VN may chuc nam nay roi
Trả lờiXóaXom hay muon van la 'hop chi bo', hop xong lai hop tiep, xong lai hop tiep.......
Ông nào lên lãnh đạo cũng có tật nhưng trong bó đũa nếu chọn ngọn cờ thì ông Dũng hơn ông Trọng và ông Sang nhiều nhất là quan điểm nhất quán công khai về Trung Quốc. Cần thoát Trung và chống tham nhũng cấc ông giầu có còn hơn nhiều quan chức phương Tây nên nghĩ đến quyền lợi của dân tộc và để tiếng thơm cho đời vì chết không mang được gì đi theo đâu.
Trả lờiXóaông nào lên lãnh đạo, thì cũng chỉ: chúng tôi "là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (điều 4 hiến pháp), tức là, tôi chỉ tay, dân tuân theo, không được tranh cãi,phản biện, hay làm cái gì, cũng phải xin phép chúng tôi.
XóaChán như con gián!
0910 nên im đi! Nói người ta tởm thêm! Không biết ai có tài sản lớn nhất VN hiện nay à?!
XóaCó một vấn đề dường như chắc chắn là TQ sẽ tiến đánh nốt Trường Sa để hoàn thiện "đường lưỡi bò" . Vậy thì quan điểm đối xử với TQ như thế nào làm các lãnh đọa VN rất cân nhắc . Ai vẫn còn muốn giữ nguyên giao hảo với TQ có nguy cơ bị loại ngay cả khi trúng cử trong ĐH12 . Cánh thân Tàu đang chưa biết "đi đâu về đâu" như rắn mất đầu vi tư tưởng nô lệ. Tuy vậy TQ vẫn nổi danh từ xưa về chiêu trò "bẩn" trong việc nhúng bàn tay can thiệp thô bạo vào VN .
Trả lờiXóaNếu đúng như GS Theyer nhận định thì xem như xong. Vấn đề còn lại là mấy ngài lãnh đạo sẽ như con rối dưới tay TQ. ai cũng hiểu nếu hợp tác thật sự với Mỹ thì trước sau cũng mất đảngr bởi vì Mỹ không ngớ ngẩn bảo vệ cho một thể chế mất nhân quyền, mất dân chủ, tham nhũng...
Trả lờiXóaNgày nay ý nghĩa về ĐẢNG CỘNG SẢN HAY NHÀ NƯỚC XHCN không có giá trị đích thực với mấy tay trùm phò, bởi theo TQ không những mất đảng lại kèm mất nước trong tương lai gần.Bởi khi TQ thôn tính xong thì đừng mơ cầm quyền để tham nhũng. Người có trí tuệ ngốc nhất cũng hiểu điều này. Nhưng hiện tại vẫn phải tranh giành để có cơ vơ vét lo cho hậu sự , con cháu, dòng họ... sau này.Bởi vì dù là Mỹ hay TQ cũng không dễ cướp trắng các tập đoàn như: Vạn Thịnh Phát, FLC,Tân Tao...nhưng các tập đoàn nhà nước thì sẽ sạch bóng dù nó mạnh hay yếu. Ngay hiện tại họ tích cực xây tượng đài, viện bảo tàng, sân bay, đường sắt... tức là các dự án lớn tính hàng trăm, hàng tỉ đô không ngoài mục đích chia chác. Người tinh ý sẽ thấy họ vội vã thực thi các dự án lớn như cuộc chạy đua với thời gian trong buổi chợ chiều.
Có lẽ nên mượn câu của Ngũ Viên người TQ thời chiến quốc là " tôi đường xa, trời chiều nên việc bất nghĩa cũng cứ làm". Biết làm sao đây các bạn? khi người lãnh đạo của mình còn không rõ thân phận trong tương lai gần thì người dân như tôi còn mong nỗi gì? đành mặc cho số phận vậy./.
Sao nghe nói ra rả suốt ngày : "trên dưới một lòng" , rồi " tập trung dân chủ " , " đại đa số nhất trí " cơ mà , nếu Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng xảy ra thật thì từ xưa tới nay Đoảng "quang vinh muôn năm " toàn lũ là dối trá , bịp bợm , bưng bít dân VN à ?
Trả lờiXóaTui ủng hộ các anh: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và anh Lê Hồng Anh nghỉ hưu để cho lớp trẻ lên thay. Mà cũng còn trẻ gì nừa, đa số cũng trên 50, gần 60 tuổi rồi. Những anh UVTW tuổi 60 cũng nên nghỉ theo luật công chức và luật lao động. Đừng bắt các anh/chị ấy làm việc đến hơi thở cuối cùng nữa. Quy luật của tuổi già làm sao cưỡng được. Các anh cứ nhuộm đen tóc là trẻ à? Đầu óc làm gì còn minh mẫn nữa, chân tay gân coosst cũng long lên sòng xọc rồi. Nghỉ thôi các anh ơi. Nghỉ về quê nghe bài hát "võng đay trưa hè" của nhạc sĩ Lê Mây cho nó nhẹ cái đầu.
Trả lờiXóaBiết là chú có lòng tốt nên nói với các anh như thế, cám ơn chú quan tâm đến các anh. Các anh hiểu tấm lòng của chú nhưng chú lại chưa hiểu tấm lòng của các anh. Chú thì sống bình dân nó quen rồi, các anh thì hoàn cảnh nó khác lắm em ơi!
XóaGửi Nặc danh18:55,
XóaBọn anh rất cảm động vì lời nói chân thành của chú. Đúng là cũng đã chân tay gân cốt long sòng sọc lên rồi thật nhưng "kiến giải nhất phận" em ơi. Chú thì quen ruộng lúa vườn khoai. Chia ngọt sẻ bùi thì có cô vợ già của chú. Ngày hai bữa rau cháo đạm bạc lấy nghĩa tình làm trọng. Chú quan tâm thế là rất tốt rồi. Còn phận bọn anh bọn anh sẽ tự lo được mà. Điều cốt yếu là chú luôn ủng hộ bọn anh là quý hóa lắm đấy!
Cám ơn chú một lần nưa, mà nhớ ủng hộ nhé, nhớ đấy, quý lắm đấy!
HuDuSaTro.
Các anh cũng muốn nghỉ lắm, về điền viên để vui vầy với đàn cháu nhỏ, với bà con, chiến hữu.
Trả lờiXóaNhưng ngặt một lỗi Nhóm lợi ích nó không cho nghỉ thì biết làm thế nào đây?!