Tuyên bố của Trung Quốc về khu vực ADIZ vẫn là chủ đề
gây tranh cãi và căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều nước liên quan.
Phóng viên VOV đã phỏng vấn Tướng Pháp Daniel
Schaeffer – nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Pháp tại Trung quốc, Việt Nam
và Thái Lan, nay là chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu châu Á 21
của Pháp, về vấn đề này.
Phóng viên: Ông đánh
giá như thế nào tuyên bố thành lập khu vực ADIZ của Trung Quốc?
Ông Daniel
Schaeffer: Tôi cho rằng đây là
vấn đề cực kỳ phức tạp. Cần phân biệt không phận của một quốc gia có phần khác
so với các vùng lãnh thổ khác.
Một quốc gia có quyền kiểm soát các máy bay bay vào
vùng không phận của mình, nhưng bên ngoài không phận của quốc gia đó, mọi nước
khác đều có quyền bay, theo các quy định quốc tế và các quy định về an ninh
quốc tế.
Tướng Pháp Daniel Schaeffer |
Nếu
nhìn vào luật biển, chúng ta sẽ thấy không phận trên biển của một quốc gia được
thiết lập không chỉ trên các vùng lãnh hải mà còn trên cả vùng biển bên trên
phần thềm lục địa kéo dài. Đối với Trung Quốc, vùng không phận trên biển kéo
dài tới 24 hải lý tính từ đường bờ biển của nước này. Khi đó, sẽ xảy ra một số
vấn đề.
Trước hết, đối với việc phát hiện từ xa, bất cứ nước
nào có đủ khả năng và phương tiện thì có thể phát hiện một phương tiện bay sắp
đi vào vùng không phận của mình, dù các vùng phủ sóng radar có thể bao trùm lên
các vùng phát hiện của nước khác. Điều này không quan trọng và các nước đều có
quyền làm như vậy. Và nếu Trung Quốc có một hệ thống phát hiện ở khu vực như
vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói.
Điều đáng nói là khu vực Trung Quốc thiết lập vùng
phòng vệ hàng không trên biển Hoa Đông không nằm trong giới hạn của vùng không
phận. Vậy thì Trung Quốc không có quyền kiểm soát hàng không đối với các báy
bay từ Nam lên Bắc và từ Bắc
xuống Nam .
Nếu đối chiếu những quy định của luật pháp quốc tế về tự do hàng không với
những tuyên bố của Trung Quốc và việc xác lập đường giới hạn vùng nhận dạng
phòng không mới của nước này, thì vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc
là không phù hợp với các công ước quốc tế và Trung Quốc không có quyền kiểm
soát đối với các máy bay bay qua khu vực này, bên ngoài không phận của Trung
Quốc.
Phóng viên: Phải
chăng việc thiết lập khu vực ADIZ là một hành động muốn thể hiện sức mạnh của
Trung Quốc?
Ông Daniel
Schaeffer: “Đúng là Trung Quốc
muốn thông qua việc thiết lập vùng phòng không để thể hiện sức mạnh quân sự
đang gia tăng của nước này, nhưng hành động này sẽ chỉ thách thức Nhật Bản, Mỹ,
Hàn Quốc và một số nước khác.
Tuy nhiên, có quản lý được hay không lại là một chuyện
khác. Đối với vùng phòng không, trong một khu vực do mình thiết lập và đặt yêu
cầu thông báo 24/24 giờ, thì hiển nhiên Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp
thực thi, nhất là khi hành động này của Trung Quốc chưa phù hợp với các công
ước quốc tế.
Để thực hiện, Trung Quốc cần có các phương tiện phục
vụ cho việc phát hiện hàng không có tầm hoạt động lớn hơn. Các radar mà Trung
Quốc hiện có chỉ có tầm phát hiện trong vòng 300 km, trong khi khu vực nhận
dạng phòng không này lại rộng lớn hơn nhiều so với khoảng cách này.
Phóng viên: Hành động
này của Trung Quốc liệu có nhằm vào quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư?
Ông Daniel
Schaeffer: “Rõ ràng việc Trung
Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao phủ cả quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư là hành động “tiến thêm một bước” nhằm khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Thông qua việc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo
này, Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ vùng biển
Hoa Đông.
Hành động của Trung Quốc sẽ khiến quan hệ giữa Trung
Quốc với Mỹ, Nhật Bản và ngay cả với Hàn Quốc thêm căng thẳng. Quyền lợi của
Hàn Quốc cũng bị đụng chạm khi khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc
cũng bao trùm lên đảo Ieodo của nước này.
Ngay cả với một số nước khác trên thế giới cũng vậy,
chính phủ Australia cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc ở Canberra để thông báo
hành động của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong
số các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Đức cũng đã chính thức phát
đi tín hiệu phản đối hành động này của Trung Quốc. Nhiều nước khác trên thế
giới cũng đã lên tiếng phản đối hành động đơn phương này của Trung Quốc”.
PV:
Xin cảm ơn ông./.
Đào Dũng/VOV-Paris
------------------------
TQ tuyên bố vung vít về ADIZ. Chắc cay cú vì Mỹ thực chất đã theo dõi hết động tịnh của TQ kể cả trong lục địa. Càng tức tối hơn vì Mỹ có tuyên bố tuyên biếc gì đâu.
Trả lờiXóaSau khi nốc hết 1 xị đế , Chí Phèo khoát một sải tay lên trời , bảo: " toàn bộ vùng này là của tao" . Cả làng Vũ Đại nghe thấy , không nói gì , chỉ phì cười.
Trả lờiXóa(Làng Vũ Đại Đông Á - Nam Văn Cao, quyển 2 , chương 1)
Bá Kiến và đồng bọn vẫn đi nghênh ngang qua Trí (tuệ) Phèo và Thị Nổ, coi như "pha". Ở quyển 2, người ta mới xác định ai tốt ai xấu.
XóaMấy ông lớn xử ép thằng trẻ con to xác quá!
Trả lờiXóaTàu phiệt ngày càng lộ rõ sự ngang ngược hiếu chiến của một nước đế quốc thực dân kiểu củ còn sót lại của thế giới hiện đại văn minh nhân bản , mang bản chất của một trọc phú địa chủ phong kiến và đang đi dần theo vết xe đổ của các nước đế quốc phương Tây ngày xưa , một kẻ giàu lên bằng cơ bắp và sự ăn cắp chứ không bằng trí tụê và tiềm năng thì việc họ xử sự với láng giềng theo kiểu "đại ca" giang hồ là chuyện thường tình , Tàu phiệt ngày nay đang là bản sao của Đức, Ý ngày xưa nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều vì có thêm chất CS vô thần, vô học cùng những mặc cảm nô thuộc trong quá khứ, vì vậy sự trỗi dậy đầy thủ đoạn thiếu văn hóa và hòa bình của Tàu sẽ bị thế giới phòng bị và cô lập trong tương lai , một khi chủ trương duy trì chế độ toàn trị hiện hữu đầy mâu thuẫn xã hội , kinh tế , sắc tộc bằng các chính sách đối ngoại mang màu sắc dân tộc cực đoan hướng ngoại của Tàu bị quốc tế cô lập phá sản thì đó là ngày tiêu vong của chế độ cs Tàu ,
Trả lờiXóaRất tiếc là vẫn còn nhiều người VN rất thích Tàu , giao lưu văn hóa văn nghệ , giao lưu thanh niên thanh nữ rất hữu hảo với Tàu , chửi Mỹ là đế quốc như Vẹt mà không hề nhận thức được rằng ai mới chính là nước thực dân đế quốc hiện nay .
trung quoc tuyen bo da so cac nuoc tren the gioi ung ho ma, la nuoc nao vay cac bac?sao khong dua viec nay trung quoc ra lien hiep quoc. thanh vien hoi dong bao an lam gi ky the
Trả lờiXóaÔng tướng Tây này đã bóc mẽ Trung cộng về cái gọi là ADIZ.
Trả lờiXóaViệt Nam hình như vẫn im re ?
Là nước lớn, luôn vỗ ngực tự hào là cộng sản nhưng tư duy thực chất vẫn là phong kiến đại Hán.
Cộng sản, nắm được chính quyền rồi sao không lo nội tình trong nước, lại cứ thích dòm ngó chiếm đât đai, biển, đảo của hàng xóm, Đến không phận quốc tế cũng muốn vơ vào làm của riêng ?
Cộng sản là như vậy ư ? Luôn mồm nói hữu nghị, hợp tác, mà hành động như lục lâm, thảo khấu. Chơi với nó, có ngày nó xơi tái lúc nào không biết.
Trung quốc đã "giàu, mạnh" hơn trước. Giàu mạnh mà bất chấp luật lệ quốc tế thì chỉ tổ làm cho cả thế giới khinh ghét. Quậy bên ngoài để ổn định bên trong là sai lầm lớn. Biết vậy nhưng vẫn làm vậy, chứng tỏ cũng đã hết cách, đành đem "uy tín Quốc gia"ra đánh bạc với quốc tế mong xoay chuyển được tình thế, vẽ lại bản đồ thế giới. Ấy vậy mà cũng đã nắn gân được ban lãnh đạo nước X rồi đấy.
Những người cộng sản, ước gì trước hết họ phải biết và tôn trọng hai chữ : ĐẠO LÝ. thiếu hai chữ này hành động của họ sẽ chẳng khác gì thực dân, phát xít. Bới lên, xài lại chứng tỏ họ đã mất hết lý trí.
Nếu biết đến đạo lý, có lý trí Trung cộng đã không hành xử như vậy.