Cuối tháng 10 năm ngoái, Tổng Thanh tra Chính phủ
Huỳnh Phong Tranh cho biết: “Kết thúc giai đoạn cuối năm 2009 thì nợ của Tập
đoàn Vinashin là 86.000 tỷ chứ không phải là thất thoát”. Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ, nói:
“Đối với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin thì Chính
phủ đã chỉ đạo, thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra, thanh tra từ
tháng 7 đến tháng 11 năm 2010, thời điểm thanh tra là 4 năm, 2006 - 2009 và
thanh tra 3 nhóm vấn đề".
Ông Tranh nói tiếp: "Số nợ phải trả của Tập đoàn
Vinashin đến ngày 31/12/2009 là 86.745 tỷ. Về số lỗ của Tập đoàn Vinashin, tổng
số lỗ 4.985 tỷ trong thời gian lũy kế cho đến cuối năm 2009. Ngoài ra các khoản
lỗ tiềm ẩn khác có thể gây lỗ 8.512 tỷ.
Như vậy, trong hai khoản thực lỗ 4.985 tỷ và có khả
năng gây lỗ 8.512 tỷ nữa thì cộng lại khả năng lỗ sẽ có thể lên tới 13.400 tỷ.
Vậy, trong cái lỗ khả năng tiềm ẩn này thì chi phí là 2.787 tỷ. Chi phí cho sản
xuất dở dang chênh lệch các khoản thu nội bộ không xác định được là 4.688 tỷ và
1.035 tỷ phải phạt trả lãi tiền đặt cọc do các chủ tàu Tập đoàn vi phạm hợp
đồng.
Về bảo toàn vốn, đến 31/12/2009 thì Tập đoàn Vinashin không bảo toàn được vốn nhà nước để
thâm hụt là 5000 tỷ đồng vốn điều lệ. Như vậy, con số chính xác đến thời điểm
thanh tra cho đến kết thúc giai đoạn cuối năm 2009 thì nợ của Tập đoàn Vinashin
là 86.000 tỷ chứ không phải là thất thoát. Cho nên chúng tôi cũng muốn nói rõ
con số này, riêng lỗ là trên 4000 tỷ”.
Trước đó, trong phần phát biểu của mình về tham
nhũng và lãng phí, đại biểu Lê Như Tiến (Đoàn Đại biểu tỉnh Quảng Trị, Phó
chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)
nói: “Chưa tính đến các tập đoàn, tổng công ty khác, chỉ riêng Vinashin đã làm
thất thoát khoảng 107 nghìn tỷ đồng (trên 40 nghìn tỷ nợ nước ngoài, hơn 60
nghìn tỷ nợ trong nước). Trong
khi đó một suất đầu tư một phòng học của chương trình kiên cố hóa trường lớp
học là khoảng 500 triệu đồng, suất đầu tư nhà văn hóa xã khoảng 1 tỷ đồng, trạm
xá xã khoảng 2 tỷ đồng. Nếu Vinashin không thất thoát nợ đọng thì chúng ta sẽ
có thêm 214.000 phòng học hoặc 107.000 nhà văn hóa, 53.000 trạm xá xã… Trong
khi đó cả nước có khoảng 11.000 xã, phường.
Nếu Vinashin không rơi vào tình trạng nợ đọng thì
chúng ta không phải băn khoăn, trăn trở, buộc phải lùi thời hạn tăng lương do
không bố trí được nguồn”.
Cũng tại phiên thảo luận này, nhưng dưới góc độ quản
lý nhà nước về kinh tế, đại biểu Hà Minh Huệ (Đoàn Đại biểu tỉnh Bình Thuận)
nói: “Năm 2012 cũng nhận rõ những yếu tố khách quan tác động đến tình hình nước
ta nhưng cũng bộc lộ rõ nhiều yếu kém, hạn chế mang tính chủ quan về hệ thống
trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỷ cương, phép nước không được tôn trọng.
Có những lỗ hổng lớn trong quản lý để các nhóm
lợi ích thao túng trong hoạt động kinh tế, tài chính, ngân hàng với những
vụ vi phạm pháp luật nghiêm
trọng kéo dài như vụ Vinashin, Vinaline, tình trạng nợ xấu ở mức báo
động..”.(!?).
* * *
Trước đps, Vinashin đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài
chính cho phép dùng nguồn tiền tạm ứng liên quan đến việc chuyển giao doanh
nghiệp, dự án trong quá trình tái cơ cấu để hỗ trợ doanh nghiệp này trả nợ.báo
cáo vừa được Vinashin trình Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và Bộ Tài chính cho thấy
trong quá trình tái cơ cấu, có 5 đơn vị đóng tàu lớn của tập đoàn này phát hiện
nợ đọng thuế (nhập khẩu, VAT và một số loại phí khác) với số tiền lên tới gần
638 tỷ đồng.
Để giảm thiểu thiệt hại phát sinh từ việc chậm nộp
thuế và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác nhận nợ thuế
tại hải quan, Vinashin cho biết đã hỗ trợ 4 đơn vị trong số này nộp thuế và các
khoản phí với số tiền gần 353 tỷ đồng. Nguồn tiền được lấy từ số tạm ứng liên
quan đến việc chuyển giao doanh nghiệp, dự án theo Quyết định 926 của Thủ tướng.
Đơn vị còn lại là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
Nam Triệu (Hải Phòng) có số nợ thuế gần 285 tỷ đồng được Vinashin đề nghị Phó
thủ tướng và Bộ Tài chính tiếp tục sử dụng nguồn tiền tạm ứng nêu trên cũng như
các khoản thu hợp pháp khác để trả nợ thuế.
Trước đó, hồi đầu tháng 5/2012, Vinashin cũng đã có
văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho miễn tiền phạt chậm nộp thuế (tương đương lãi
suất 0,05% một ngày) do đang gặp khó khăn về tài chính và đang được hưởng chính
sách ưu đãi về thuế đến hết năm 2013 theo Quyết định 1393 của Thủ tướng.
Theo đó, các khoản thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng (VAT) đối với hàng nhập hoặc ủy thác nhập của Vinashin, phục vụ các hợp
đồng đóng tàu, công trình bị hủy, dở dang của doanh nghiệp với thời gian không
quá một năm.
Tuy
nhiên, quyết định này cũng nêu rõ việc miễn thuế chỉ được áp dụng nếu chậm nhất
đến ngày 31/12 của năm, Vinashin phải hoàn tất các nghĩa vụ thuế (bao gồm tiền
thuế và tiền phạt chậm nộp) của năm trước đó.
Do vậy, theo Bộ Tài chính, đến hết ngày 31/12/2011,
Vinashin và các đơn vị thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế trước đó thì
doanh nghiệp sẽ không tiếp tục được hưởng chế độ ưu đãi trong năm 2012.
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên của
Tổng công tyTài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) có ghi chú về khoản dư nợ
củaTập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hànghải
Việt Nam (Vinalines).
Công ty kiểm toán Deloitte cho biết, căn cứ vào văn
bản chỉ đạocủa cơ quan quản lý Nhà nước về xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại các
khoảnnợ của Vinashin và Vinalines, PVFC đã thực hiện ý kiến chỉ đạo giữnguyên
trạng thái nợ hiện tại đối với Vinashin kể từ năm 2009 và từ năm2011 đối với
Vinalines.
Đồng
thời, cũng theo chỉ đạo này, PVFC chưa trích lập dự phòng bổsung đối với một số
công ty thuộc Vinashin và một số công ty thuộcVinalines
PVFC tiếp tục làm việc với Vinashin,Vinalines và các
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương ánxử lý và thu hồi các khoản
cho vay này.
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên của
Tổng công tyTài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) có ghi chú về khoản dư nợ
củaTập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hànghải
Việt Nam (Vinalines).
Công ty kiểm toán Deloitte cho biết, căn cứ vào văn
bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước về xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại các
khoảnnợ của Vinashin và Vinalines, PVFC đã thực hiện ý kiến chỉ đạo giữnguyên
trạng thái nợ hiện tại đối với Vinashin kể từ năm 2009 và từ năm2011 đối với
Vinalines.
Đồng thời, cũng theo chỉ đạo này, PVFC chưa trích lập
dự phòng bổsung đối với một số công ty thuộc Vinashin và một số công ty
thuộcVinalines…
(Theo GDVN)
---------------
Nợ công thì mặc nợ công,
Trả lờiXóaTiền của nhà tớ dồi dào là "êm"!
DKM, "...nợ 86 nghìn tỏi, chứ không phải thất thoát..."
Trả lờiXóaZỏi...zỏi...Tài tình, trí tuệ, đỉnh cao, .... thảo nào đế quốc mẽo cũng chào thua là đúng roài..
Bác nào tài zỏi tính zùm 86 ngàn tỏi, chở nhiêu xe công lông mơi hết...???
Thật đau lòng, đất nước lụn bại vì tham nhũng, hèn đớn cũng vì tham nhũng. Khắp nơi tham nhũng, càng những đứa "học tập tư tưởng HCM" nhiều thì càng tham nhũng khỏe. Dân đen nai lưng nộp thuế trả nợ cho các khoản vay nước ngoài để bọn chóp bu xà xẻo. Thật buồn...
Trả lờiXóaCầu mong Bác có linh thiêng, hãy vặn cổ bọn đem Bác ra làm bình phong để ngang nhiên ăn cắp của công.
XóaÔng Huỳnh phong Tranh trả lời đúng quy trình.Vinashin lỗ ,chứ không phải ăn cắp , tham nhũng, lỗ đúng quy trình.Gia đình Phạm thanh Bình vẫn ở nhà tập thể,Tiền Dương chí Dũng mua nhà cho bồ là do vay mượn chứ không phải tiền lại quả..v.v.Không biết cái lũ này bí quá hóa ngu hay quá mù ra mưa, mặt trơ đít thớt không còn tí liêm sỉ gì nữa?Xem hồi sau sẽ rõ.
Trả lờiXóaÔng bà cô bác ơi!
Trả lờiXóaThông cảm và tha thứ cho em đi.
Đang nái công lông, nó giao ngay cho em nái con cam rỳ ba chấm không, MK em không cho xuống hố là may nắm dồi.... ông bà phải khen mới đúng chớ......
Hết kết luận về điện EVN tới kết luận về Vinashin. Tất cả lũ chúng chẳng đứa nào sai cả!? Phong Tranh là của ai đây?
Trả lờiXóaHuỳnh Phong Tranh là của chế độ, mà chế độ thì do đảng CSVN sinh ra, do đảng CSVN lãnh đạo và lãnh đạo toàn diện...
XóaPhong Tranh là người của chúng tao: Chém gió (Phong) và Vẽ vời (Tranh). Tên của chúng tao "trí tuệ" lắm đấy, thế giới phải xếp thứ hạng cao. Hè hè...
XóaPhong Tranh: Chém gió (Phong) và Vẽ Vời (Tranh).
Trả lờiXóaCon số nợ 84 nghìn tỷ và lỗ 13400 tỷ cũng có lý.
Trả lờiXóaNhưng phải làm rõ:
1. Để tiêu được hàng trăm nghìn tỷ (trong đó nợ 83 nghìn tỷ) thì giá trị thực của cái tài sản "mua" được ấy là bao nhiêu - phần "lại quả" nằm trong khoản chênh này. Không biết TTCP có đủ "sức" đánh giá giá trị thực này không?
2. Khoản lỗ 13,4 nghìn tỷ kia thì ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp và/hoặc liên đới (lỗ đến gần tỷ đôla mà không phát hiện ra thì cũng ...xin thua năng lực và lương tâm của các "nhà quản lý". Không ai chịu trách nhiệm này mới ...lạ!
Từ đó mới lôi ra được cái 'tổ con chuồn chuồn".
Thanh tra con khỉ họ kìa!
Trả lờiXóaCó tiền cho nó, mọi việc êm xuôi?!