* BÙI VĂN BỒNG
Báo cáo đánh giá nền kinh tế-xã hội
của đất nước thường là rất lạc quan, tăng trưởng, kinh tế đi ên, khả năng đẩy
lùi lạm phát. Trong các nghị quyết của đảng, phần kiểm điểm đánh giá măt manh,
còn ‘kêu vang’ hơn. Rồi thì rầm rộ, hoành tráng các Lễ khánh thành công trình
cầu này, đường kia, khu công nghiệp nọ. Nghĩa là “đất nước vẫn đổi thay từng
ngày” phơi phới theo mục tiêu và chí quyết “tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XCNXH”.
Nhưng, xét về thực tế, chúng ta đang
đi trên những cây cầu hiện đại, đắt tiền, những con đường cao tốc rộng rãi,
thấy những đô thị, những khu công nghiệp, dịch vụ mở tràn ra ruộng lúa, mà không an lòng. Không thể tự hào, mà trái lại: Vô cùng lo lắng! Bởi
những công trình lớn, hiện đại đó chưa phải tiền của ta, không phải khả năng,
tiềm năng nội lực, không phải hầu bao ngân khố chi ra…mà đang nợ đìa ra.
Có câu chuyện dạng như ‘trưởng giả học làm
sang’. Một anh nhà quê nghèo, nhưng khoái nổ, đã liều lĩnh thế chấp đất, nhà
vay tiền ngân hàng, xây nhà cao tầng giữa nông thôn, xe máy, tiện ngi trong nhà
toàn hàng xịn, vợ con bỗng nhiên “đổi đời”, ăn mặc xe xua. Anh ta tự xưng là tỉ
phú, do biết cánh ‘mạnh dạn, đổi mới làm ăn’. Nhưng nếu ai hỏi làm ăn cách gì
mà hay vậy? Anh ta chỉ cười trừ: “Bí mật”. Ai cũng khen. Nhưng một ngày kia,
ngân hàng xiết nợ, không lấy đâu ra trả, đành ra toà lãnh án. Vợ con không nơi
cư trú.
Sự “đổi mới” bộ mặt đất nước ta cũng
tương tự vậy. Tiền ở đâu? Chạy tứ tán đi vay nước ngoài.
Một số liệu thống kê không mới, nhưng
còn tính thời sự: Theo báo Dân Trí, tổng
nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ
thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được
Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an
toàn 60% GDP. Tại báo cáo nghiên cứu "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam ", Uỷ ban Kinh tế cho biết, tính đến hết
năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam
vào khoảng 54,9% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần
lượt là 30,9% và 24,0% GDP. Các con số tương ứng ước tính cho năm 2012 là 55,4%
GDP; 29,6% GDP và 25,8% GDP. Một số liệu mơi shơn: Theo ước tính, với tổng số
nợ công gần 70,6 tỷ USD hiện tại, mỗi người Việt Nam đang phải gánh 787,9 USD
nợ công. Dù vậy con số này thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực.
Tỷ lệ này rõ ràng đã vượt xa so với ngưỡng an toàn
(60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World
Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đồng thời, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được
công bố trên Đồng hồ nợ công thế giới của Economist. Uỷ ban Kinh tế của Quốc
Hội cho rằng, thách thức đầu tiên trong việc quản lý nợ công Việt Nam đó là
việc xây dựng một hệ thống cung cấp và quản trị thông tin nợ công/nợ nước ngoài
một cách minh bạch và nhanh chóng. Điều này cần có sự nhìn nhận đúng đắn của
các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Việt Nam về vấn đề quản lý rủi ro nợ
công hiện nay.
Còn đáng lo lắng nhiều hơn nữa, nợ nước ngoài tính
bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt. Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm
Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như IDA (24,9%) và ADB
(15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính
phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ
trọng lớn.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã phát hành được 7
kỳ Bản tin nợ nước ngoài, bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài
được Chính phủ bảo lãnh. Thế nhưng, con số cũng chưa thể tin được, khả năng lớn
hơn, rà lại các lần công bố đèu không khớp, khả năng con số ảo là không tránh
khỏi.
Tính đến thời điểm 15 giờ ngày 17/1/2013, tổng số nợ
công của Việt Nam
theo tính toán của “Đồng hồ nợ công toàn cầu” là 70.576.229.508 USD. Với dân số
89.539.016 người, trung bình mỗi người Việt Nam đang gánh số nợ tương đương
787,9 USD. So sánh với GDP, số nợ công của Việt Nam tương đương khoảng 49,5% với
tốc độ tăng hàng năm là 13%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức nợ
công tính theo đầu người khá thấp. Con số này ở Indonesia
là 917,69 USD/người, ở Philippine là 1213,74 USD/người, ở Thái Lan là 2640,8
USD/người trong khi ở Malaysia
con số này lên tới 5936,87 USD/người. Số liệu của các quốc gia khác trong khu
vực không được công bố. Nếu xét theo tỷ lệ nợ công trên GDP, Indonesia là nước
có tỷ lệ này thấp nhất trong khu vực, chỉ khoảng 24,8%, chưa bằng một nửa tỷ lệ
của Malaysia (56,8%) hay Philippine (49,5%). Con số này của Thái Lan là
48%. Đối với Việt Nam
nợ công hiện được định nghĩa bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh
và nợ chính quyền địa phương.
Phát triển kinh tế đất nước, bài
toán cho ngân sách quốc gia bằng ‘công nghệ đi vay, chịu nợ dài hạn’, rồi lấy
tiền đó vẽ ra các dự án, công trình, để
tham nhũng, thì chắc rằng trên thế gới chỉ có Việt Nam dám ‘chơi’
độc đáo và liều lĩnh như vậy. Thành thử,
‘khánh thành’ một công trình nào đó là thêm một hồi còi báo động về ‘kháh
kiệt’. Không thể vơ vào những công trình
mới khánh thành là “thành tựu đổi mới” dưới sự lãnh đạo của Đảng! Cho nên, với
kiểu ‘độc nhất vô nhị’ này, với đà này, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã dự báo rất thật lòng: “Đến hết thế kỷ 21, Việt Năm chưa hẳn đã có
CNXH hoàn thiện!”.
BVB
-----------------
Ở Việt Nam lũ chuột là sướng nhất. Đầy nơi trú ẩn, mèo, rắn, cú đều bị lên đĩa cả.
Trả lờiXóaNợ này ai trả?người vay và người xài phải trả?không ,một vạn lần không.Vậy ai trả?xin thưa,dân trả ,con,cháu chắt chút chít của dân có trách nhiệm và nghĩa vụ phải trả
Trả lờiXóaTa vay ta xài có người khác trả tội gì không vay.Nợ là nợ chung mà...đỉnh cao trí tuệ là đây chứ ở đâu nữa
Một chính phủ chỉ biết ngồi dạng háng tiếp khách thì đất nước thế thôi...
Trả lờiXóakhánh thành ---> khánh kiệt ---> khánh tận
Trả lờiXóaCảm ơn anh Bồng, anh viết thực tế quá, đúng quá. Qua đợt lấy ý kiến sửa đổi HP vừa rồi, sau đó QH thông qua HP mới với tỷ lệ cao ngất ngưỡng, sao không sẵn đà này, tổ chức tiếp cuộc lấy ý kiến " đi lên CNXH là khát vọng của ND Việt Nam ". Sau đó trịnh trọng tuyên bố 99,9% dân VN tán thành, dập tắt luận điệu của mấy thằng "thù địch ', cứ hay thắc mắc là dựa vào công trình nghiên cứu nào, cuộc khảo sát nào để khẳng định như vậy. Chúng nó cứ nói là ông Trọng vu khống dân Việt, nay thì rõ rồi nhé, thông qua bản HP mới, tức là dân ta đã tự nguyện lựa chọn sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, tỷ lệ đồng ý là tuyệt đại đa số đấy nhé
Trả lờiXóaBảo đảm 120% ý chứ! Đồng bào Việt Kiều hải ngoại cũng ủng hộ, ùn ùn kéo về xứ tràn đầy nhân quyền để sống cho sướng!
XóaĐất nước ơi!. Người là hoa của đất; Đất nước ta là nước nông nghiệp Đất có vị trí rất quan trọng cho dân tộc. Thế mà lũ quỷ tam đa : Tà quyền, doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng sâu xé cướp đất của dân lành hỏi rằng đất nước phát triển được không ? dân nghèo đói lạc haaujj thì không thể sánh vai với ai được cả làng ạ. hu hu hu
Trả lờiXóa“Đến hết thế kỷ 21, Việt Năm chưa hẳn đã có CNXH hoàn thiện!”.
Trả lờiXóaKhai trừ đ/c lú???
Suy thoái là đây, phải tìm đâu xa.....
Đề nghị cấm phát cải lương trên ti vi. Có thể đó chính là thế lực thù địch: họ cứ ca rằng "Đất nuớc còn nhiều cay đắng... Ta tin vào tương lai..." !
Trả lờiXóaBên Pháp có vụ một ông cả đời sáng sáng giả bộ đi làm (lừa cả vợ con), nhưng không hề. Vay đủ mọi nơi để đóng kịch "Gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc." Ngày nọ, sự việc vỡ lở - cảnh địa ngục tới tức thì!
Trả lờiXóaNước: GDP bình quân đầu người các nước năm 2012 (USD)/ nợ công chia bình quân đầu người theo ngày 17/1/2013 (USD)
Trả lờiXóa(GDP lấy theo số liệu của IMF)
Indonesia: 3.594 / 917,69
Philippines: 2.611 / 1.213,74
Thái Lan: 5.390 / 2.640,8
Malaysia: 10.345 / 5.936,87
Việt Nam: 1,753 / 787,9
Ủa, thế thì nợ công (so với GDP) của VN vẫn là ít!
XóaThực ra, số liệu cần phân tích là khả năng trả nợ. Người cho vay phải xem xét "con nợ" vay để làm gì và tiền thu được từ vốn vay có đủ khả năng trả gốc+lãi hay không?
Ở góc nhìn này, chắc VN tạo được lòng tin của các chủ nợ thì họ mới tiếp tục cho vay và chưa ...xiết nợ (liên hệ với thời kỳ sau GP, VN bị các tổ chức TCQT phong tỏa mới thấy khiếp!).
Có điều tôi chưa lý giải được là tại sao dự án vay CP nào cũng có giá thành ...trên trời!
Do lợi nhuận làm ăn ở VN quá lớn chăng!
Thế thì "miếng bánh" lợi nhuận này phải được "chia xẻ", để "hoa thơm mỗi người hưởng một ít".
Cứ theo truyền thống anh hùng báo cáo láo thì GDP của VN không thể trên 1000 USD. Nhiều chuyên gia kinh tế phân tích như vậy, xét theo mức độ đói khổ của đa số nhân dân VN.
XóaSự tuyên truyền giả dối có hại như vậy đấy. Sau khi dân "tin tưởng tuyệt đối" mọi thứ được nghe, nay không còn tin cái gì "họ" nói!
Ầy, số liệu công bố sao chỉ biết vậy thôi.
XóaNội cái GNP (Tổng sản lượng quốc gia) ta công bố mà bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là đủ hiểu rồi đó. GNP của mình nó lệch rất nhiều so với GDP, do GNP chỉ tính sản lượng của chính quốc gia đó tạo ra thôi. (Như thằng Mỹ qua Việt làm nhà máy cocacola, doanh thu nó kiếm được được tính vào GDP của Việt Nam nhưng lại không được tính vào GNP vì nhà máy đó của người nước Mỹ, không phải của người nước Việt Nam làm. Cũng vì thế nên doanh thu của nhà máy cocacola của Mỹ ở đất Việt Nam được tính vào GNP của Mỹ.
Đã có "Nguyên lý nhân/chia đôi" ở VN (tùy theo xấu hay tốt)- công bố nợ nước ngoài, phải nhân với 2; công bố GDP, phải chia với 2.
XóaCó một tỉnh ở VN dám công bố tỉ lệ phát triển kinh tế gần 30%/năm! Thế là Siêu Rồng rồi nhỉ?
XóaNo cong vn hien nay theo chuan quoc te da vuot100% gdp roi, de coi dcs se xu ly sao, di dau cung thay lam cac dai lo thenh thang ton kem tien cua dat dai nha cua cua dan qua lang phi
Trả lờiXóaNợ quá nhiều mà mặt cứ bơ bơ, chỉ có ở loại người không đàng hoàng. Tôi từng chứng kiến nhiều người ngang ngược: "ĐM! Tao không có tiền trả đấy! Làm gì mà đòi hoài vậy!" (?)
XóaĐi vay để xây dựng, phát triển đất nước là truyện bình thường. Các nước nghèo như VN thì làm gì có vốn mà làm hạ tầng, mở cảng, sân bay, thậm chí đến cả bệnh viện, thoát nước đô thị...
Trả lờiXóaVay được rồi, xử dụng thế nào mới là vấn đề. Cảnh quan VN đã thay da đổi thịt nhiều nhờ vốn vay. Nhưng người Dân bình thường cũng rất dễ nhận thấy có nhiều cái đầu tư vô tội vạ, không hiệu quả mà chẳng ai chịu trách nhiệm kể cả Đảng lãnh đạo toàn diện triệt để- nếu thành công thường nghe thấy cụm từ :được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền- thất bại thì Đảng, chính quyền trốn biệt hêt. Thử điểm qua mấy cái sờ sờ :
- Nhiều quan chức cưỡi xe, đổi xe tiền tỷ. vượt quy định mà không ai nói gì (?)nếu báo chí không phanh phui thì coi như không có vấn đề gì
- Xây trụ sở cơ quan ( UBND, Đảng ủy, tòa án...) to vật vã chỉ để lấy oai. Tiếp dân thì qua lỗ tò vò. phục vụ nhân dân như thế mà là của dân, do dân, vì dân ư ?
- Hội trường Ba Đình còn dùng tốt thì đập đi xây nhà QH cho oai, cho kịp nhiệm kì (?)
- Mở rộng HN cũng tốn khối tiền chỉ để được tiếng là to. Để làm gì ?
- Nước nghèo lại đi mơ có tàu cao tốc cho bằng thiên hạ, quan đi họp cho tiện (sợ máy bay).
- Bôxit không có lãi sao cứ đâm vào làm ?
- Doanh nghiệp NN không hiệu quả sao cứ duy trì ?
- V.V....
Chỉ mấy cái nhỡn tiền ai cũng thấy , như vậy là lãng phí, không hiệu quả, tất yếu sẽ dẫn đến nợ nần chồng chất. Con số nợ là bao nhiêu, dân không được biết nhưng trả nợ chắc chắn là Dân. Công bố chính xác số nợ thì còn gì là uy tín lãnh đạo. Ấy là chưa nói đến thất thoát do bớt xén, bôi trơn, phần trăm, tham nhũng...
Các nhà quản lý, Đảng, nhà nước có biết điều này không? Có, biết sao không ngăn chặn? Cái này lại phải hỏi thằng Cơ chế.
Các nhà lãnh đạo VN đều là người CS, họ đúng đang là những trưởng giả học làm sang, chỉ khác là họ không phải lo trả nợ, xiết nợ, không lo phải hầu tòa. Tất cả sẽ đổ lên đầu người dân Việt. Vậy thì tội gì họ không vung vãi, vừa được tiếng lại có miếng.
"Đảng không có quyền lợi gì ngoài quyền lợi của nhân dân" Nói thì hay vậy mà không phải vậy đâu, riêng truyện nợ công đủ thấy chân tướng rồi.Bác Bồng than thở cũng đến vậy thôi, mọi thứ đã vào guồng, vào hệ thống rồi. Chỉ dân là lãnh đủ.
Hay! T.H mở rông dữ liệu, chứng minh đúng,,chính xác đang xảy ra trong thực tế "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc: lên CNXH".
Xóa"Đảng không có quyền lợi gì ngoài quyền lợi của nhân dân"?
XóaĐúng hơn là - "Nhân dân không có quyền lợi gì ngoài quyền lợi của đảng!!!"
Đố và nhờ bác Bồng xem thử Việt Nam ta lúc này , tất cả mọi lĩnh vực tích cực Từ kinh tế, văn hóa, xây dựng....có lĩnh vực nào Bác Bồng xem thử có phat triển không ? theo tôi thì không có - mà chỉ thấy lĩnh vực tiêu cực phát triển rất nhanh
Trả lờiXóaYES, với ND 18:22
Xóa> Có, nhiều: Phát triển nhanh và mạnh nhất là nghị quyết, văn bản pháp luật; Kế đến là gia tăng só lượng, đối tượng, tìm cách bòn rút tiền nhà nước, góp phần tích cực làm rỗng ngân khố quốc gia, kê khai man trá, hồ sơ giả, thông đồng 'hợp thức hoá hồ sơ' (cả thương binh giả, chất độc da cam giả), kêu làm ăn thua lỗ xin chính phủ gói cứu trơ,... tham nhũng triêu cực tràn lan, năng suất bớt xén, lương chui ngày càng gia tăng, Một Phát triển mạnh nữa là tăng cường mua việc, mua chỗ, gia tăng con số hưởng lương nhà nước, vượt khung biên ché nhiều lần, ăn lạm qúa nhiều tài chính công....Và phát triển mạnh đội ngũ cán bộ ngu dốt, kém đức, ít học, do chạy chức chạy quyền nắm các cương vị lãnh đạo.
Cán bộ thì béo tốt, đi khệnh khạng, nhà cao cửa rộng mấy căn, xe hơi xe 2 bánh hạng sang, chẳng ai phải tự tử vì nghèo, thi thoảng bọn trộm vào cuỗm vài tỉ cũng không tiếc.
Trả lờiXóaDân thì đói rách, ở nhà thuê, khổ quá chẳng tổ chức nào quan tâm, chỉ có nước đi tự tử.
Vậy cứ giao giảng dân phải tin?
Ama Kông Sơn thắc mắc từ cao nguyên.
Đặc sản xuống hố cả nút:
Trả lờiXóaĂn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như rồng lộn.
Ăn đậm là đám quan chức có vai vế quyền hành, đại đa số Đảng viên là nghèo đói, nghe đân chửi đám quan tham mà thấy no. Cũng phải im chứ nói ra họ khai trừ liền.
Trả lờiXóaBài viết quá hay, chuẩn không cần chỉnh.
Trả lờiXóaTặng BVB bài thơ:
ĂN CẢ TƯƠNG LAI
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Ăn rồi có nhớ những ngày cháo khoai
Bây giờ ăn cả tương lai
Nghĩ xem con cháu ngày mai ăn gì???
Tài nguyên rụông đất bán đi
Hỏi rằng con cháu làm gì sinh nhai?
Vay mượn thế chấp gia tài
Còn bao cuộc sống lâu dài về đâu?
Gió Lào - Vũ Ngọc Huyên
Đến ngay Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng chia sẻ khi tiếp xúc với cử tri TP HCM:
Trả lờiXóa" ... Trung ương đã phát hiện và đã có chủ trương là từ đây sắp tới sẽ không tăng biên chế nếu không có nhiệm vụ mới phát sinh, giấy trắng mực đen rồi. Bây giờ chúng ta vay không chỉ để đầu tư mà vay để chi thường xuyên một phần và vay để trả nợ đến hạn một phần nữa. Nguy hiểm, hết sức nguy hiểm mà cứ ào ào thế này thì chết".
Ối, nghe bác Sang nói thế thì hết hồn rồi, giống nhà tôi quá: trước đi vay để mua máy cày - đầu tư - tăng năng suất lao động, giờ vay chỉ để ăn và trả nợ - chết chắc rồi!
XóaBác ấy không nghĩ mình đang nói gì à? Tại sao bác không dùng quyền của chủ tịch nước? Bác đâu phải ở vị trí người yếm thế suốt ngày than thân trách phận?
XóaNước nhà còn lắm mọt sâu
Trả lờiXóaHỏi rằng dân chúng làm giầu sao đây.
Quan tham vơ vét thẳng tay
Vậy nên dân chúng thời nay đói nghèo
GDP của VN không thể trên 1000 USD đó là điều có thật. Bệnh thành tích mị dân của lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN cũng trầm trọng như tham nhũng hiện nay.
Trả lờiXóaXã tôi (Thuộc tỉnh Thanh hóa) trụ sở UBND xã 2 tầng mới sử dụng được 24 năm chưa có hiện tượng xuống cấp và đảm bảo rộng rãi thoải mái.
Nhưng, vừa qua họ đã phá để xây dựng trụ sở UBND xã 3 tầng rộng hơn rất nhiều. Dân làng thấy tiếc và vô lí quá.
Đúng lũ vẹt "Học tập tấm gương đạo đức HCM" chúng nói 1 đường, làm 1 nẻo.
Nước nào càng nhiều khẩu hiệu to vật vã càng... đểu: Đức Phát Xít, LX, TQ, Cuba, Bắc Hàn và...
XóaTrả lời bạn về hiện tượng trụ sở còn tốt vẫn đập bỏ xây mới: Đó là quán triệt tinh thần "đổi mới" - phần lớn "biến đổi" của công ra của riêng!
Với đà nợ công này , Việt Nam khó tránh khỏi cảnh vỡ nợ trong tương lai gần , vấn đề ở chỗ hậu quả của nó thì người lãnh đủ chắc chắn là người dân Viêt Nam , con cháu , và thế hệ sau này phải gánh chịu . Nhưng điều mà mọi người dân thắc mắc nhất , đó là ai , người nào , hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm đã gây ra mọi sự đổ vỡ hầu như không thể cưỡng lại được này .
Trả lờiXóaCó vay sẽ phải có trả , nhưng tiền đã cạn kiệt , chỉ vài năm nữa sẽ đến hạn của những khoản vay phải trả này . Những người gây ra thảm cảnh cho nền kinh tế nước nhà , thời điểm đó chắc đều hạ cánh an toàn cả , coi như phủi sạch trách nhiệm . Có một điểm rất …….”.Hay “ là : ở Việt Nam vốn không có thói quen nhận trách nhiệm cá nhân –Bởi đó là một khái niệm ....quá mới mẻ và đầy .xa lạ . và việc tìm ra kẻ nào đã gây ra thảm cảnh thường là sứ mệnh bất khả thi , vì vậy kẻ phải giơ đầu chịu báng sẽ là thằng ……Không ai cả .
Để gió cuốn đi
đại đa số Đảng viên vẫn nghèo đói. nhưng khổ nổi là hiện nay họ thiếu sức chiến đấu. Đó là điều nguy hại nhất cho xã hội. Chỉ có đám quan chức có vai vế quyền hành chúng tha hồ đục khoét , chà đạp, bóp cổ dân.
Trả lờiXóaƯớc gì VN có lực lượng khủng bố khá mạnh để đánh bom vào nhà bọn quan tham nhũng cho hả giận.
đại đa số Đảng viên vẫn nghèo đói. nhưng khổ nổi là hiện nay họ thiếu sức chiến đấu. Đó là điều nguy hại nhất cho xã hội. Chỉ có đám quan chức có vai vế quyền hành chúng tha hồ đục khoét , chà đạp, bóp cổ dân.
Trả lờiXóaƯớc gì VN có lực lượng khủng bố đủ mạnh để đánh bom vào nhà bọn quan tham nhũng cho hả giận.
Họ sợ những chiêu đòn thâm hiểm từ chính các đồng chí của họ.
XóaAi cũng biết "truyền thuyết":
Còn thương, gọi nhau bằng anh/tôi. Ghét nhau lôi ra cuộc họp chửi nhau bằng danh xưng "đồng chí"!
Vay tiền chi tiêu, ăn chơi vô tội vạ. Thực chất đầu tư công tại VN bị rút ruột khoảng 40% nên chất lượng công trình của VN làm đâu hỏng đấy.
Trả lờiXóa"KHÁNH THÀNH VÀ KHÁNH KIỆT" như bài viết của Đại tá Bùi Văn Bồng nêu trên là rất đúng
Thành tích ảo của lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN hiện nay sẽ gây họa rất lớn cho mai sau.
Không bao giờ có chủ nghĩa xã hội như Đảng cộng sản tuyên truyền, Nói cho cùng nó là một thứ chủ nghĩa không tưởng mà thôi. Khi người dân khốn khổ họ đã tin vào thiên đường, họ đã mơ một giấc mơ dài nhưng càng mơ thì họ càng mệt mỏi. Đừng nói, đừng vẽ vời, đừng hứa này nọ cho tương lại mà hãy xây dựng cuộc sống hiện tại cho tốt. Nói như nguyễn Khải "Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ"
Trả lờiXóa