Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

GÃ ĐỚP THỜI THỔ TẢ

              
              Ngã ba làng Hạ, chỗ rẽ vào chợ Âm Dương, có nấm mộ chình ình choán cà lối đi. Một tay điêu khắc nửa mùa nào  đã tạc một bức tượng bán thân bằng đá ong người đàn ông miệng há hốc,bụng phưỡn ra như bụng Chư Bát Giới. Nhìn cái miệng háu ăn của gã  ai cũng ghét. Nhiều người lượm cục đất ném một phát,bảo : “Đớp đi” . Lâu ngày  cái mả cứ  cao vói  lên.Tiếng đồn mả ấy phát rất  thiêng,  khiến nhiều người  mang rượu thịt  cúng bái cầu tài lộc.
              Mà ấy là của lão Đớp.
Người làng Hạ  kể, trước cách mạng tháng tám, vợ chồng  Ba Mõ, sinh được hai đứa con trai, thằng anh tên  Đẹp, thằng em tên  Đẹn. Thắng anh đẹp trai, thằng em xấu xí. Đồn rằng, Đẹp và Đẹn là con của hai người đàn ông khác, không phải con Ba Mõ.  Ba Mõ nhiều lần tra khảo vợ,  chưa đâu ra đâu,  thì năm  Ất Dậu 1945, cả hai vợ chồng  lăn quay chết đói. Lúc đó Đẹp mười sáu , Đẹn mười bốn tuổi. Hai anh em  đi ở chăn trâu , mấy năm sau mỗi đứa đi một ngả . Đẹp đi lính chi Tây. Đẹn vào du kích.
               Nhờ đẹp trai , nhanh nhẹn, Đẹp được làm lính  hầu  viên quan  ba, bơ sữa chén thỏai mái, và biết vô khối tiếng Tây bồi.
               Đẹn vào du kích  chiến đấu rất hăng, lên tới chức xã đội phó.
               Năm 1954, hòa bình lập lại , hai anh em  đều sống sót trở về làng.
               Nhẽ ra Đẹp phải đi cải tạo, nhưng  nhờ thành phần cơ bản, lại có  em là cán bộ nên thoát. Nhưng chính quyền coi Đẹp như thứ rác rưởi bỏ đi, không  cho tham gia công việc gì trong làng xóm,  Dân làng cũng khinh ghét. Vì vậy dù đẹp trai khỏe mạnh  hắn vẫn không lấy được vợ. Ướm hỏi đám nào cũng bị chê.  Ngay  cái cô Chút sứt  cũng ngây nguẩy không thèm nhìn mặt hắn.
              Năm 1961,làng Hạ vào hợp tác xã nông nghiệp, Đẹn được bầu làm chủ nhiệm . Sợ thằng anh lêu lổng  ảnh hưởng uy tín của minh, Đẹn bố trí  Đẹp làm nhân viên phục vụ ban quản trị.  Cái chân điếu đóm ấy các xã viên  không  ai thèm làm. Hỏ  Có  bảo: “Để thằng Đẹp theo nghề   bố  nó!
             Nghe vậy Đẹp chửi bằng thứ tiếng Tây bồi:
             - Merde salaud! Sỹ  diện hão! Để xem mèo nào cắn mửu nào!
             Đúng như vậy thật!  Các ông bà xã viên tưởng mình danh giá lắm, nhưng có tiếng mà không có miếng. Suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngoài đồng mới  được mười điểm, trong khi  Đẹp nhởn nhơ ở văn phòng  pha trà, đổ bã điếu,lại ăn công nhất  mười hai điểm. Hơn nữa, gã  chẳng tốn đồng nào mà đớp ngập miệng! Ban quản trị thường xuyên bày vẽ họp hành khách khứa để đánh chén với nhau, rượu thịt mua bằng tiền của xã viên chừa mứa.  Một tay Đẹp nấu nướng, bày biện những bữa tiệc khách ba chúa nhà bảy. Bụng gã ngày một phưỡn ra, trong khi bụng các ông bà xã viên teo tóp lại. Từ đó người ta gọi Đẹp là Đớp.
              Năm ấy  tỉnh chỉ thị cho làng Hạ tổ chức đón đoàn nhà báo Liên Xô về thăm. Trưởng ty Văn hóa Thông tin về tận nơi trực tiếp chỉ đạo đón tiếp. Ông này đã dốt, lại mắc bệnh  háo danh, hình thức nặng. Ông ta  bắt phải tổ chức đón tiếp thật linh  đình. Ông ta nói:  “Làng  Hạ thay mặt tỉnh đón nhà báo quốc tế. Bộ mặt của làng  Hạ là bộ mặt của  tỉnh, .”
             Trong chương trình đón nhà báo , quan trọng nhất là chủ nhiệm hợp tác xã trả lời phỏng vấn.
             Trưởng ty văn hóa nhìn Đẹn không dấu nổi thất vọng. Thân hình Đẹn bé loắt choắt,đen như cột nhà cháy, mặt nhọn, miệng vẩu răng hô nói không nên lời.  Ông ta lắc đấu : “Chết! Đăng  ảnh ông này lên báo, thế giới họ tưởng thằng Mỹ nó đã đưa Việt Nam quay lại thời kỳ đồ đá thật!”   Đẹn xấu hổ cúi gằm mặt.Đớp nghe lỏm tức đầy ruột.
             Nhân có mấy vị  khách  trên huyện xuống,trong đó có một ông mới học ở Liên Xô về ,Trưởng ty văn hóa ra vẻ ta đây cũng biết tiếng Nga, chu miệng lại,chào bằng tiếng Nga :
             - Giờ-đờ-rát-stơ-vui-tre!            
            Chủ nhiệm Đẹn trố mắt, dỏng tai nghe,thấy tiếng tre tre,  tưởng cấp trên bảo cần tre dựng sân khấu, liền nhanh nhẩu thưa:          
              - Dạ, dạ tre thì làng em nhiểu  ạ!           
              Ông trưởng ty văn hóa phì cười:          
              - Thằng ngợm!           
              Đớp đang pha trà, thấy ông cán bộ tỉnh lại  khinh em mình ra mặt ,không kìm đươc bèn  sổ ra câu  tiếng Pháp bồi :
             - Chrymoier!” (đồ con nhặng).            
              Ông trưởng ty giật mình ngoái đầu lại, ngắm nghía  thân hình phương phi bóng bẩy của Đớp, chớp  mắt hỏi:  
             - Đồng chí biết tiếng Anh à?         
              Đớp  hiểu ngay thằng cha này thuộc dạng ngu, liền khinh khỉnh đáp:
              - Cũng đủ dùng!           
               Trưởng  ty văn hóa hỏi:           
              - Đồng chí tên gì?                      
              - Đớp-sờ-lờ!         
              Ông trưởng  ty văn hóa cười tươi rói. Trong đầu ông vụt lóe lên một sáng kiến cực kỳ táo báo.
.         Môt cuộc họp khẩn cấp  do  trưởng ty văn hóa chủ trì. Sau khi phân tích tầm quan trọng của cuộc đón  tiếp nhà báo Liên Xô, ông ta nói:
              - Vì bộ mặt của tỉnh nhà, tôi đề nghị để đồng chí Đớp-sờ-lờ, thay đồng chí Đẹn trả lời phỏng vần  nhà báo Liên Xô!
              Ông chủ tịch xã  giãy nảy lên:   
             - Ấy chết! Nó chỉ là chân điếu đóm!       
              Trưởng ty tỉnh bơ:        
             - Không sao! Đóng vai chủ nhiệm một lúc chả chết ai!
            Thế là nhất trí!  Cấp trên  đã quyết thì phải nhất trí cao.  Miễn bàn.
             Đớp được trưởng ty văn hóa gấp rút huấn luyện, bồi dưỡng  đóng vai chủ nhiệm hợp tác xã thay  Đẹn trả lời phỏng vấn  nhà báo Liên Xô và công việc tổ chức đón tiếp được thực hiện theo tinh thần “Tốt phơi ra xấu xa đạy điệm!”  
            Theo kịch bản của Trưởng ty văn hóa thông tin,những đứa bé suy dinh dưỡng phải đưa ra khỏi nhà trẻ, giấu biệt.  Trại  chăn nuôi dột nát, trống huyếch trống hoác  được che chắn lại,rồi sang  làng Thượng, làng Trung thuê  trâu, bò, lợn, gà về nhốt thật đầy vào. Trưởng ty trực tiếp  điều mấy  chục cô văn công  xinh đẹp trên tỉnh về, bắt  tập cấy, tập bắn súng  làm “gái ba đảm đang” , thay  những chị em chân quê làng Hạ.
            Đoàn nhà báo về, cả làng đón rước linh đình, cờ hoa khẩu hiệu căng đầy đường,  Các nhà báo được dẫn đi thăm quan  nhà trẻ , trại chăn nuôi, rồi ra cánh đồng xem con gái làng Hạ sản xuất chiến đấu. Trưởng ty văn hóa chỉ chỗ nào tới chỗ đó. Chỗ nào cũng  tốt, đẹp. Một ngôi làng Việt Nam đẹp như tranh,  vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu  kiên cường! Cuộc trả lời phỏng vấn của Đớp càng làm cho các nhà báo hài lòng.  Đớp nói năng lưu loát, đúng bài bản, thỉnh thoảng lại chêm tiếng Pháp rất sành điệu. Tay trưởng đoàn nhà báo cứ giơ ngón tay cái lên  “Ô-chin-khra-xô!”
          Cuộc đón tiếp thành công tốt đẹp. Hình ảnh những đứa trẻ bụ bẫm, đàn trâu bò gà lợn béo nung núc, những cô dân quân tay súng tay cày đẹp như tiên và anh chủ nhiệm hợp tác xã hào hoa phong nhã được đăng trên tờ  Pra-vda.  Bí thư tỉnh ủy gửi điện khen ngợi ban lãnh đạo xã và ban chủ nhiệm hợp tác xã làng  Hạ.
           Từ ngày đó mặt thằng Đớp  vênh lên. Gã treo tấm ảnh chụp chung với mấy nhà báo Liên Xô  lên tường văn phòng hợp tác , làm nhiều cán bộ, đảng viên tức ứa máu.
           Ông bí thư đảng ủy bảo:         
           -Thằng Đớp được ông trưởng ty cho làm vua giả, giờ nó tưởng nó là vua thật,  nhờn mặt, chả coi ai ra gì?  
           Ông chủ tịch xã  chỉ thị:
            -Tống  cổ thằng điếu đóm  ra đường cho tôi!
            Đớp dọa sẽ đi khắp nơi  nói  sự thật cho mọi người nghe. Trưởng ty Văn hóa Thông tin tỉnh lập tức phóng về, vỗ  vai chủ tịch, bí thư xã:         
          - Bây giờ mà  lộ ra thì chết cả nút?         
          - Nhưng nó láo quá! Để lâu không ổn         
          - Bình tĩnh nào! Lâu cứt trâu sẽ hóa bùn! 
                Chuyện ấy rồi qua đi thật.
                Chiến tranh ắc liệt kéo dài , đàn ông làng Hạ nối nhau ra mặt trận. Hết đợt này đến đợt khác. Hết lớp này đến lớp khác. Họ lũ lượt ra đi , không mấy người trở về. Làng xóm  trơ lại toàn đàn bà .  Phụ nữ vừa phải làm những việc nặng nhọc như cày bừa, đập lúa thay đàn ông, vừa phải lo giữ  lời hứa thủy chung với người ngoài mặt trận.
              Nhưng dù đề cao tinh thần ba đảm đang, rèn luyện ý chí kiên cường, bản năng con người vẫn tồn tại. Sự đòi hỏi sinh lý  trỗi dậy khó kìm nén. Căn bệnh thèm  khát đàn ông lây lan khắp làng. Lợi dụng đục nước béo cò,  Đớp đã tung hoành trong bối cảnh ấy. 
              Gã ngễu ngện đi khắp làng khoe thân hình rắn chắc,  mắt láo liên,  khua khoáng những cô gái lỡ thì và những người vợ trẻ vắng chồng. Ngoài mục đích hưởng thụ, gã còn muốn trả thù cho quá khứ của mình!           
              Dư luận  Đớp hủ hóa, làm mất phẩm chất chị em phụ nữ  ảnh hưởng chính sách hậu phương quân đội đến tai đảng ủy. Bí thư đảng ủy phân công  Chủ tịch hội phụ nữ xã, một tấm gương về lòng chung thủy với chồng, giáo dục Đớp. 
              Chủ tịch hội phụ nữ  gọi Đớp  lên văn phòng,  lên lớp một hồi, rồi hỏi:
              - Anh đã hủ hóa bao nhiêu người rồi?         
              Đớp nhăn nhở:        
              - Không nhớ!         
               Gã nhìn xoáy vào ngực bà chủ tịch.  Mặt bà chủ tịch phụ nữ ửng đỏ, bộ ngưc nây nẩy phập phồng thở gấp.  Hơn ba chục tuổi, chồng đi B gần mười năm không có tin tức gì, người phụ nữ này đã cố kìm nén nhưng càng ngày càng khó khăn. Biểu hiện đó không lọt qua con mắt tinh đời của Đớp. Hắn để ý những bữa liên hoan,  bà này ngốn rất nhiều rau răm  và lúc nào cũng nai nịt thân thể, cứng như ép giò.           
             Bằng động tác mơn trớn, Đớp  đặt bàn tay lên đùi non bà chủ tịch hội phụ nữ xoa xuýt.  Bàn tay gã như có nam châm hút vào làn da nóng ran dưới quần nhíp mỏng.  Đớp phán đoán không nhầm, bà chủ tịch phụ nữ ngã vào lóng gã.           
             Những lớp nai nít  bị xé tung, phơi tấm thân trần truồng với bản năng vốn có của con người, một  hình mẫu  về lòng chung thủy bị bóp nát bởi một tên lưu manh!
              Bà chủ tịch phụ nữ có chửa,  Đảng ủy lôi ra  kiểm điểm, bắt khai kẻ nào là bố đứa bé trong bụng?   Mấy ông già chuyền nhau chiếc điếu cày, vừa hút thuốc lào sòng sọc, vừa căn vặn .
              Ông bí năn nỉ:          
              - Ngủ với ai, đồng chí phải khai ra ?
               Chủ tịch  tịch Hội phụ nữ, cũng như nhiều phụ nữ làng Hạ, không dấu được chuyện mình hủ hóa.  Cái bụng chình ình và những đứa con tòi ra rồi, dấu làm sao được?  Nhưng ngủ với ai chứ với thằng Đóp thì nhục! Ngày xưa  khinh hắn như rác , giờ ngủ với gã, thì có mà đeo mo vào mặt!
              Ông bí thư gắt:
              - Sao cứ câm như hến thề hở?
              Bị truy rát quá, bà chủ tịch hội phụ nữ nói liều:
             - Cái ấy của tôi cũng như cái điếu cày kía, mỗi người  hút một chút một chút  biết ai mà khai? 
               - Láo! Láo quá!. Đồng chí dám ví cái ấy với cái điếu của chúng tôi à? Láo !            
              Ông bí thư hét toáng lên, hất vội cái điếu ra, lấy mu bàn tay quệt miệng.  Các đảng ủy viên khác cũng vô tình  đưa tay chùi miệng. Ông trưởng công an cáu tiết, chỉ  vào mặt  chủ tịch Hội phụ nữ nói:
            -Tôi biết tỏng đồng chí  ngủ với thằng Đớp. Đứa con trong bụng đòng chí là con thằng Đớp. Cái con chó dái ấy chạy rông gieo họa khắp làng ta rồi!           
               Đúng là gã Đớp đã gieo họa. Hàng chục đứa trẻ ra đời không có cha lóc nhóc khắp làng Hạ ! Những phụ nữ trước kia danh giá  ngẩng cao đầu, giờ mỗi khi ra đường phải  trùm kín khăn  che mặt. Nhũng bà mẹ chồng  khóc cạn nước mắt vì nàng dâu trót dại. Không khí ngột nhạt bao trùm làng xóm.
             Từ bí thư đảng ủy, trưởng công an đến chủ nhiệm hợp tác xã  đều bất bình, nhưng  bất lực không xử lý được   gã  Đớp.  Bởi không cô nào bà nào tố cáo Đớp, không ai thừa nhận ngủ với gã. Hơn nữa, trưởng ty văn hóa thông tin , giờ đã lảm chủ tịch tỉnh, vẫn còn  bao che Đớp, để ém nhẹm chuyện cũ. Được thể, Đớp càng tác oai tác quái.
              Đớp tuyên bố:            
             - Ta là vua!            
              Gã làm  vương miện  bằng giấy,đóng kiệu và ngai vàng bằng tre  mua  kẹo , rủ bọn trẻ con ra sân kho hợp tác chơi trò rước vua. Bọn trẻ vô tư rất thích, rước gã quanh sân kho.
              Một  hôm có người đàn ông lầm lủi về làng lúc chạng vạng tối. Bộ quân phục lỏng lẻo trên thân hình cao ngỏng, mũ cối  che khuất nửa khuôn mặt lưỡi cày sứt sẹo. Đó là anh Qúy,chồng cô Tho.
               Gần mười năm trước, Quý đi bộ đội, Thơm mới đẻ đứa con gái đầu lòng. Trong buổi liên hoan tiễn chân, Thơm thay mặt chị em  hứa quyết tâm đảm đang việc nước việc nhà, một lòng chung thủy chờ chồng.
              Những năm tháng ngoài mặt trân, nhiều lúc cận kề cái chết, Qúy vẫn nhớ hình ảnh ấy, càng yêu thương, tin tưởng Tho. Những năm chiến tranh, người lính ngoài mặt trân luôn nghĩ về hậu phương với tình cảm chân thành nhất. Cây đa, giếng nước sân đình, người mẹ, người vợ, những đứa con , và tình làng nghĩa xóm luôn rạo rực trong lòng họ, đó là điểm tựa tinh thần vững chăc nhất đề  họ yên tâm chiến đấu.
              Qúy có một điềm tựa như vậy. Nhưng  khi  bị thương nặng được đưa ra hậu phượng điều trị, rồi về an dưỡng thương binh của tỉnh, thì anh  nghe tin ở nhà vợ mình đã có đứa con hoang! Vết thương trên da thịt chưa  lành vết thương lòng toác ra nhức nhối!
             Quý dừng chân ở quán nước ngã ba đầu hàng. Nghe Quý hỏi dò, bà bán  nước  kể hết chuyện này chuyện khác . Rồi bà nói vô tình:
             - Ai nết na bằng nhà chị Tho? Thế mà cũng tòi ra đứa con với thắng chó dái!          
              Quý ở quán từ nhập nhoạng đến lên đèn.  Các vết thương trong người Quý càng lúc càng  tấy lên đau nhức.
             Bỗng bà bán nước chỉ ánh lừa lấp loáng phía sân kho, nói với Quý:
             - Bọn trẻ con đang rước vua đấy!           
             Qúy  nuốt nước bọt đánh ực, đứng dậy.  Anh nhìn  về phía sân kho, càm thấy như những lưỡi dao khứa vào tim. Máu của mình và đồng đội đổ xuống cho một thắng khốn nạn như gã Đớp lên làm vua ? Nó đã biến cái làng Hạ, vốn đẹp đẽ hiền hòa thành  thành địa ngục! Những người già cả ở hậu phương  kia bất lực, một người lính từng trải trận mạc như mình để yên vậy ư?
              Qúy bước nhanh về phía sân kho hợp tác.
              Ánh lửa đuốc bập bùng. Tiếng trống ếch đổ dồn. Những  đứa trẻ con khiêng cái kiệu làm bằng tre đi vòng quanh sân reo hò:
                        - Vua Đớp! Vua Đớp!
              Đớp mình mặc “ long bào”, đầu đội “ vương miện” chễm chệ trên “ngai vàng”, bụng gã phưỡn ra,  cầm chiếc quạt phe phẩy.
                Máu trong người Qúy  sôi réo! Hình ảnh những đồng đôi ngã xuống trận địa  hiện lên trước mắt anh. Qúy thét lên:
               - Thằng khốn nạn!
               Bằng thái độ dứt khoát như xông vào hỏa điềm, Qúy nhày xồ vào sân, kéo gã Đớp ngã vật từ trên  “ngai vàng” xuống.
               - Này thì vua này!
               Qúy giật phăng chiếc vương miệng đạp dưới chân :
               - Nay thì vương miện này!
               Qúy sé nát bộ long bào cùa Đớp, cho đến khi gã chỉ còn trơ cái thân thể trần truồng như một con lợn cạo,  Qúy trói gã vào gốc đa, đề mỗi người đi qua nhổ một bãi nước bọt vào mặt gã.
              Gã Đớp chết sau đó ít lâu.
              Cái mà gã chính ình ở ngã ba mấy chục năm nay.
              Vừa qua tôi về thăm quê, nghe nói mấy đứa con lão Đẹn chuẩn  bị xây mả và miếu thờ gã Đớp, Chúng nó bảo bác chúng nó thiêng phù hộ chúng nó làm ăn phát tài phát lộc.  Những đứa con cùa Đớp thì giờ tản mát khắp nơi.
             Lai nghe  nói cái ông trưởng ty thông tin văn hóa lên đến chức chủ tịch rồi về hưu.  Có lần ông ghé thăm làng Hạ, nhắc lại chuyện cũ với mấy ông cán bộ xã ngày xưa, rồi lại cười bảo : “ Để lâu cứt trân hóa bùn !”
    M D

 
-----------------

60 nhận xét:

  1. DKM. Lột tả chuẩn không cần chỉnh.
    Chỉnh là hết chuẩn!

    Trả lờiXóa
  2. Cái thứ này mà cũng đáng để thờ sao?? Thờ cho nhục mặt tổ tiên anh ling, thờ cho nhục mặt đất nước à?? Vì mấy cái đồng bạc cắc may mắn kiếm được thôi mà đã lo thờ nó ư? Hóa cha hàng triệu người hi sinh vì nước cũng đéo bằng một thằng lưu manh ư?? Chó má vừa vừa thôi chứ!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy...bình tĩnh...mà suy ra cái thâm ý của tác giả.......xã hội xưa có một thằng .....Đớp đáng ghét....nay có bao nhiêu...ÔNG ĐỚP...dễ thương...???? mà chả ai dám bêu......thế mới biết...cùng là có cái đầu tưởng như nhau...nhưng hóa ra...không phải....cho nên có nhiều ......ông ngu mà...tưởng ta đây là....số một, lên mặt dạy đời...thế mới....chết....

      Xóa
  3. Hôm sau MD viết về ĐỚP SỜ LỜ thời đồ giả để làng mạng còm cho vui nhé

    Trả lờiXóa
  4. Đừng nhổ bọt vào lịch sử.lúc 00:31 21 tháng 12, 2013

    Khốn nạn.Sao có cái làng quê Hạ nào mà tập trung toàn thứ khốn nạn vậy?Trong chiến tranh chống Mỹ, khi trên toàn miền Bắc những người mẹ , người chị, người em cắn răng, nuốt nước mắt ,trung thủy, lam làm đến khổ hạnh vì người con , người chồng , người anh, người em đang chiến đấu trên chiến trường xa thì ở địa phương nào tập trung toàn loại đĩ thõa vậy ông MD.Quê ông đấy à?Bà hội trưởng là mẹ ông được xây dựng làm nhân vật điển hình trong truyện ngắn của ông sao?Chị ông là cô Tho , hay cô Thơm?Nếu có vậy thì họ chỉ là những nạn nhân của dòng họ nhà ông thôi, chứ sao ông lại dám cả gan bôi nhọ người Phụ Nữ Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con nhà " Đớp " hay sao mà nhảy dựng lên thế .

      Xóa
    2. Đọc và cảm nhận ra sao là quyền của mỗi người . ĐỪNG NHỔ BỌT VÀO LỊCH SỬ sao vào đây nói láo lếu , văng mạng ở đây . Ông / Mày có dám chắc là không có điều này không.Với kiểu tranh luận cực đoan như ông , rất dễ ăn đập vào mặt đấy .

      Xóa
    3. Thôi cái trò này đi : Đừng nhổ bọt vào LS ơi , ông/ Bà cũng tởm bỏ mẹ còn vờ vĩnh , biết ông là ai rồi , lại còn bày trò " Dân vận " ......."chứ sao ông lại dám cả gan bôi nhọ người Phụ Nữ Việt Nam. " . Nghe tôi nên im bớt mồm cho lành ông ạ .

      Xóa
  5. Anh nào xưa nay vật vã vái lạy đồ giả song thâm tâm cứ "quyết liệt" đó là của thật, đọc xong bài này giãy nãy lên ngay !

    Trả lờiXóa
  6. CÓ MÔT NGÔI MỘ "GÃ ĐỚP"TO GẤP TRIỆU LẦN NGÔI MỘ " GÃ ĐỚP" CỦA CÁI LÀNG AN HẠ TRONG CHUYỆN NÀY ĐANG ĐƯỢC THỎ CÚNG LINH ĐÌNH VÌ RẤT INH THIÊNG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình biết nặc danh nói cái gì rồi

      Xóa
  7. Tiếng Nga bồi:
    Chào đ/c Bóc Cu Ra Đớp !

    Trả lờiXóa
  8. Một bài viết có tinh thần giai cấp và đối kháng địch/ta rất cao và rõ rệt. Hoan hô đồng chí Minh Diện đã giải thích tất cả những quái đản hôm nay cho một anh đi lính Tây . Còn ông tướng và ông chủ tịch xin học trường Tây nhưng Tây không cho thì được coi là vĩ đại .

    Đẹp phải đi lính cho Tây, nói tiếng Tây bồi rất chuẩn, cả làng phải khinh ghét hắn . Chưa đủ, phải để cho hắn "hủ hóa" với những người vợ "3 đảm đang" của các bộ đội Cụ Hồ và Tướng Giáp và xem hắn là lưu manh, phải thêm cho hắn tính ngông cuồng và phải để bộ đội cụ Hồ và tướng Giáp giết hắn .

    Đời đâu có đơn giản như chủ nghĩa Mác và những tiêu chuẩn văn nghệ của Đảng thế!

    Trả lờiXóa
  9. Một truyện ngắn tính ẩn dụ rất sâu sắc của tác giả nói lên nỗi đau của người lính trong chiến tranh. Lão Đớp là hình ảnh tiêu biểu của những kẻ xấu xa lẩn quất ở hậu phương tham ô hủ hóa sống sung sướng nhờ xương máu của người lính ngoài mặt trận. Không chỉ một mà hàng vạn anh Qúy chịu nỗi đau mất mát. Hàng vạn người lính khi ở ngoài mặt trận nhớ thương người vợ chung thủy bao nhiêu thì khi sống sót trở về thất vọng bấy nhiêu vì vợ đã đi lấy chồng khác hoặc có con hoang. Chúng tôi không trách những người vợ , người chị, người em ấy vì sức chịu đựng của con người có hạn. Tác giả truyện này đã nói về chị hội trưởng phụ nữ : "Mười năm ch6ng đi B không có tin tức gỉ, người đàn bà này đã cố kìm nén sự đòi hỏi của bản thân nhưng càng ngày càng khó" Đúng là như vậy. Con người đâu phải gỗ đá? Chỉ căm thù bọn đục nước thả câu như gã Đớp. Và điều quan trọng hơn là đừng bao giờ để xảy ra chiến tranh nữa. Tôi nghĩ thông điệp mà nhà văn cựu chiến binh Minh Diện và Bùi Văn Bồng muốn gửi đến người đọc nhân dịp 69 năm thành lập QĐNDVN là như vậy, Xin cảm ơn hai anh ( Đại tá CCB Nguyễn Văn Thái, Quỳnh Phụ, Thái Bình)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi là một phụ nữ. Tôi cũng nghĩ và tán đồng với còm của bạn ND 06:51!

      Xóa
    2. "Tôi nghĩ thông điệp mà nhà văn cựu chiến binh Minh Diện và Bùi Văn Bồng muốn gửi đến người đọc nhân dịp 69 năm thành lập QĐNDVN là như vậy, Xin cảm ơn hai anh".
      Cảm ơn Đại tá Nguyễn Văn Thái đã có nhận xét rất sắc xảo giúp cho độc giả hiểu được thêm nhiều hơn.

      Xóa
  10. Bạn 00:31 kết tội tác giả "Nhổ bọt vào lịch sử" là vội vàng. Có lẽ bạn chả hiểu gì về chiến trang cà. Tôi cảm thấy thương hại một con người thiếu hiểu biết như bạn. Tôi tâm đắc với nhận xét cùa đại tá CCB Nguyễn Văn Thái trên đây. ( Bùi Minh Tâm , Hà Nội)

    Trả lờiXóa
  11. Gã Đớp ở đâu cũng có.
    Chuyện háo danh bệnh thành tích giờ vẫn đầy.
    Sao lại bảo nhỏ bọt vào lịch sử?
    Ông 00:31 chỉ thích tô hồng lịch sử . Lạc hậu rồi bố ạ!

    Trả lờiXóa
  12. ĐÂY LÀ MỘT TRUYỆN NGẮN HAY VỀ CHIẾN TRANH.
    VÀ MỖI NGƯỜI CÓ QUYỀN CẢM THỤ NÓ THEO CÁCH RIÊNG.
    CẢM ƠN TÁC GIẢ VÀ BLOG BUIVANBONG.
    (Lê Văn )

    Trả lờiXóa
  13. Xưa rồi?
    Giờ có đội quân đớp cơ.

    Trả lờiXóa
  14. Có lẽ đây chỉ là một câu truyện hư cấu, ẩn dụ. Cứ cho là như vậy nhưng khả năng xảy ra trong hiện thực là rất lớn vì nó rất hợp lý, rất lô-gic trong bối cảnh xã hội lúc đó. Mặt thật, mặt trái của xã hội đã bị bộ máy tuyên truyền ém đi thì tác giả MD đã bóc trần nó ra.
    Thời chiến tranh,thời bao cấp là vậy. Còn thời nay thì sao ?, còn bao nhiêu anh cu Đớp đã bị ém đi ? chắc còn nhiều, còn kinh khiếp hơn truyện cu Đớp gấp nhiều lần.
    Bối cảnh xã hội ngày nay đã khác nhưng cái nguyên cớ vẫn còn nguyên đó thì kết quả sản sinh ra những cu Đớp mới là đương nhiên.
    Có ai nhận mình giống với cu Đớp không ? Nếu không, lại phải nhờ MD chỉ giúp. Chỉ ra để giúp làm cho mặt trái của tấm huân chương bớt đi phần xấu xí, có khi vì nó mà làm xấu cả mặt phải. Xếp câu truyện này thuộc mảng văn học hiện phê phán chắc không sai.

    Trả lờiXóa
  15. Đây là truyền thống của đảng ta ...Một biện pháp tuyên truyền rất hiệu quả để đồng bào đồng chí học tập gương điển hình tiên tiến.

    Trả lờiXóa
  16. một chuyện ngắn thật hay cứ như chuyện của bác Nguyễn công Hoan vậy

    Trả lờiXóa
  17. Cái loại đàn ông "chó dái" như thằng đớp thời nay nhiều vô kể...Bây giờ do áp ụng các biện páp tránh thai, sinh đẻ kế hoăch vì vậy mà ít các chị các mẹ mang thai ngoài ý muốn do vậy mà các Đớp con ra đời ít hơn...Ngày chiến tranh cuộc sống tình dục còn mang tính tự nhiên hoang dã lắm nên mang thai ngoài ý muốn nhiều lắm. "lửa gần rơm" là bốc cháy liền.
    Cau chuyện hay, ý nhị, người đọc không nên bức xúc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đó cũng là một phần của lịch sử , cũng cần biết cách chấp nhận .

      Xóa
  18. Vị có tên Đừng nhổ bọt vào lịch sử đúng là đầu óc bã đậu. Chắc lúc đi học môn văn chỉ được nửa điểm vì biết chép đề bài.
    Gã Đớp trong câu truyện là một nhân vật đại diện cho những kẻ cơ hội, cặn bã của xã hội. Làng Hạ cũng là hình ảnh của bất cứ làng xã nào của VN thời đó. Tóm lại một truyện ngắn quá xuất sắc như thế này thì làm sao mà những kẻ ngu dốt hiểu đươc.

    Trả lờiXóa
  19. Mời các bạn gõ từ Tam Nghiệp ( Thân, Khẩu, Ý). Cũng không cần "cãi nhau" nhiều làm gì. Độc giả BVB luôn có sự xét đoán, phân định từng vấn đề các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  20. Lính cựu binh F312lúc 15:37 21 tháng 12, 2013

    Bạn "Đừng nhổ bọt vào lịch sử"nói chính xác đấy.Những người lính chúng tôi hồi ấy ra đi chiến đấu, hình ảnh thân thương nhất là người mẹ và người vợ.Không có tình cảm thắm thiết, không có sự tin tưởng vào lòng trung thủy của người mẹ người vợ , người yêu , người lính mất gần hết động lực chiến đấu .Đối với những người lính bình thường như chúng tôi , người Mẹ , Người Vợ ,người Yêu, Người Phụ Nữ hậu phương chính là Tổ Quốc.
    Tôi không biết tác giả mẩu chuyện này viết ra nhằm mục đích gì?Những kẻ theo đuôi bình luận tán thưởng là hạng người như thế nào?Nhưng từ trái tim tôi hiểu :Đó là Bọn Đê Tiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đi bố cứ lên giọng đạo đức làm đếch gì , chuyện này đâu chẳng có , bố biết tuốt chắc .
      Mà cũng đừng nâng quan điểm làm gì , ông nghĩ người khác bình luận khác ông là theo đuôi à - nói xằng vừa vừa thôi , chúng tôi chỉ bình theo cảm xúc , ai không thích thì ra chỗ khác chơi . Tôi cũng là cựu binh đấy nhé . chắc còn cựu hơn cả ông .

      Xóa
    2. Thế vợ ông cựu binh Nặc danh21:32 Ngày 21 tháng 12 năm 2013 chửa hoang mấy lần rồi?Ông có đi khám ADN cho mấy đứa con của ông không?Tò mò hỏi tý?Ai chả biết chồng nào vợ nấy,thông cảm với nhau lắm.
      Cựu binh đoàn 226

      Xóa
    3. Thế vợ ông cựu binh Nặc danh21:32 Ngày 21 tháng 12 năm 2013 chửa hoang mấy lần rồi?Ông có đi khám ADN cho mấy đứa con của ông không?Tò mò hỏi tý?Ai chả biết chồng nào vợ nấy,thông cảm với nhau lắm.
      Cựu binh đoàn 226

      Xóa
    4. Chúng tôi đê tiện đối với ông F312, thì ông là cái chó gì? Ông chắc trong sạch vững mạnh trong sự ăn cắp, tham nhũng, hủ hóa, băng hoại. Xã hội này đang chán ngấy những kẻ ngợm như ông!

      Xóa
    5. "Nhưng từ trái tim tôi hiểu"
      Ông nên sử dụng đầu óc. Ông bị suy tim rồi!

      Xóa
    6. " .Đối với những người lính bình thường như chúng tôi , người Mẹ , Người Vợ ,người Yêu, Người Phụ Nữ hậu phương chính là Tổ Quốc. " Bác nói câu này chuẩn , không sai . Đàn ông ai chẳng mong thế , nhưng thực tế nó lại khác ( Thế mới dở ) Tôi thấy rất ít chuyện kể về các bà vợ thủy chung , đoan chính dám cắt dái một gã trai lơ định tòm tem mình rồi vứt qua bờ rào , mà chỉ thấy nhiều cái bụng lùm lùm - Thế là sao hả bác .

      Xóa
  21. Dung nho bot vao lich su chac bi cham noc. noi cac nhan vat phu nu trong truyen la me, la chi cua nha van la nhung cau noi vo van hoa

    Trả lờiXóa
  22. Có nhiều thằng giật mình và "nhảy dựng" lên!?!?!?

    Trả lờiXóa
  23. Chuyện trại chăn nuôi cho từng hộ mượn lợn về thả chuồng, xưởng gỗ cho mượn bàn ghế về kê ở từng nhà để đón cấp trên về thăm là có thật ( đó là bệnh thành tích của những năm 69,74) về thái bình hỏi những người hiện nay tuổi ( 60 -80) là họ kể cho mà nghe. Còn chuyện những chị, em quá lứa lỡ thì hoặc những chị em có chồng đi B ở nhà có con thì những năm ( 65 - 73) làng nào cũng có, chỉ khác là những loại ấy không phải như lão đớp xỏ nhầm giầy tây ở trên mà những loai người này ở quê tôi nó là những thằng có chức sắc hẳn hỏi ( có một cô có người yêu đi B ở nhà bị 2 thằng có chức sắc ngủ với). Bạn 00.31 mới lớn lên không biết được đâu.

    Trả lờiXóa
  24. Ở quê tôi hồi những năm 70 có 1 HTX tiểu thủ công có 17 cô gái có thai với ông chủ nhiệm ,điều oái ăm là 14/17 cô có chồng đi B.Ông này bị khai trừ đảng và buộc nhập ngũ và phải đi B

    Trả lờiXóa
  25. Chủ tịch hội phụ nữ xã đã là gì khối ả còn hơn nhiều , nhờ cái vốn tự có mà lên đấy nha .
    Một truyện hay và hợp ký của MD .

    Trả lờiXóa
  26. Người chiến binh ra xa trường , ai chẳng muốn có một hậu phương vững chắc và đẹp như mơ , như thơ :
    " Từ ngày anh đi Từ ngày anh đi việc đồng em giỏi giang
    Ruộng cấy chăng dây cây lúa thẳng hàng
    Đào đắp mương dẫn nước quanh làng
    Tiếng hát ba đảm đang ........ " ( Đường cày đảm đang – An Chung )
    Hay :
    “Anh ra đi tuyền tuyến, em vào dân quân
    Đôi chúng ta đã chung một lời nguyền
    Thế quyết đánh tan giặc Mỹ, Nam Bắc nối liền, ta sẽ gần nhau “ ( Tiễn Anh lên đường – Nguyễn Văn Tý )
    Lời hát nghe thì hay , phấn chấn lắm , ai cũng muốn xông ra phía trước cả , Nhưng rồi có ai biết trước được bi kịch đâu : Chồng mãi không về , “ Anh “ cũng không , đó chính là nỗi đau mất mát của chiến tranh . Tác giả truyện ngắn này muốn gửi tới độc giả thông điệp như vậy .
    Còn ở Hậu Phượng , trong những ông dân quân kia không có gì đảm bảo là họ sẽ không có những “ Hành Động “ như tay Đớp . Không có gì đảm bảo , chưa từng có ông nào cam kết điều này ( Mà cũng không có ai bắt phải cam đoan , ký cọt gì )
    Chuyện lằng nhằng , như bây giờ chúng ta chứng kiến chắc hẳn không phải là “ Độc Quyền “ của giới mày râu , và tại sao đàn ông lại tự nhận đặc quyền ấy nếu xét về góc độ sinh lý và tình dục . và trong những thời điểm bùng nổ ( không phải lúc nào cũng có rau răm để nhai ) thì điều gì đến , sẽ đến thôi .và đó chắc chắn cũng là nỗi đau không kém nỗi đau mất mát . Nhưng phải thừa nhận đó là một thực tế
    Chúng ta tất nhiên đã nói , nghe nhiều về đạo đức , thậm chí cao hơn một chút , đó là “ Đạo Đức Cách Mạng “ , “ chống hủ hóa “ Nghe cũng khiếp lắm ..…….nhưng rôi mọi chuyện vẫn xảy ra đấy chứ ( dù rất kín đáo và âm ỉ ) .
    Việc để cho Đớp chết trong đau đớn và nhục nhã là một thành công của tác giả , nhưng cũng không có nghĩa rằng những bi kịch đã chấm dứt , nó vẫn đâng diễn ra như chúng ta chứng kiến .
    Với tôi đây là một chuyện ngắn hay và có nhiều gợi mở .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  27. Thời chiến tranh , đi học bổ túc là một , tập văn nghệ là hai , họp tổ dân quân ....Bàn phương án tác chiến chống biệt kích là ba . ......đều là những cuộc tụ tập đáng ngờ cả , tôi biết rõ mà .

    Trả lờiXóa
  28. Đàn ông Việt Nam có hai loại người:1-Người tôn trọng phụ nữ.Nghĩ đến phụ nữ là nghĩ đến mẹ, chị ,em gái mình trước tiên.Không hoàn toàn nghĩ phụ nữ là phái yếu, nhưng có xu hướng trân trọng và nhường nhịn.Loại người này thời kỳ trước nhất là trong chiến tranh đông vô kể, bây giờ hiếm dần.
    2-Người nhìn phụ nữ chỉ như một Giống Cái .loại này thích khoa trương với từ ngữ bản năng gốc,sự trần trụi tâm sinh lý, chủ nghĩa hiện sinh...hoặc trần sì là thích sướng cái cu, thấy người phụ nữ chỉ mỗi cái lỗ.Loại này để mô tả đơn thuần chỉ có một từ:dâm dục.có thể biểu hiện ở loại này theo các hình thức biểu hiện khác nhau:dâm ngôn , dâm khẩu , thủ dâm,ái dâm...Sau bài đăng này của bác Bổng hôm nay loại xuất hiện hơi nhiều và thực tế ở xã hội Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự xuống cấp đạo đức của xã hôị.Thời trước đâu có thế.

    Trả lờiXóa
  29. Bai viet Hay qua.Lot ta rat Chan thuc xa hoi MienBac-VN thoi ki 65-75

    Trả lờiXóa
  30. Một xã hội ngớ ngẩn do bởi bọn ngu dốt "lãnh đạo". Năm 1974, khi đang nghe một bài hát phản chiến, ca ngợi hòa bình của nhóm The Beatles, tôi phát hiện có người rình, ghé tai ngoài cửa. Mở nhanh cửa, tôi thấy lão tổ trưởng tên Hậu lấm lét nghe trộm. Đối với họ, tiếng Anh là phản động (?!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu có , hồi ấy ở miền Bắc , mọi tầng lớp xã hội đều đi học tiếng Anh.Cẩm nang tiếng Anh in phát vô tư.Tôi nhớ những năm 60 mới học phổ thông nhưng những từ tiếng Anh:Giơ tay lên! Bỏ súng xuống,anh sẽ sống!Anh bị thương ở đâu?Hãy đầu hàng đi, anh sẽ được về quê!
      Đứng lên!Ngồi xuống !Tháo giầy ra!...bằng tiếng Anh thì đến cả mấy ông bà lão nông thôn đều biết cả.chả ai bảo tiếng Anh là phản động.

      Xóa
    2. ND 0859 khéo đùa. Đến giữa những năm 1980, Sở VHTH TPHCM vẫn cấm các quán cà phê mở nhạc tiếng Anh đấy.

      Xóa
    3. ND08:59 không đùa đâu .Tôi nghĩ còm sĩ muốn nói đến cẩm nang gọi hàng phi công Mỹ bị bắn rơi phát hành vào cuối năm 1964.Cuốn cẩm năng đó gồm 85 câu hội thoại Anh -Việt có phiên âm việt ngữ.Điều này gợi lại cho tôi một kỷ niệm:làng tôi ở Từ Liêm Hà nội .Hôm đó khi máy bay Mỹ bị bắn cháy.dù vừa bung ra,, cả làng cả xã Phú Diễn, mọi người bất chấp bom đạn nổ ầm ầm , xách đòn gánh, cuốc thuổng gậy gộc.chạy đi bắt phi công Mỹ.Mà toàn đàn bà , phụ nữ , thiếu niên , phụ lão chứ thanh niên đi bộ đội hết rồi.Viên phi công Mỹ bị vây chặt khi còn chưa kịp tháo dù.Mạnh ai người nấy quát bằng tiếng anh:giơ tay lên, ngồi xuống , đứng lên , bỏ súng xuống , tháo giày ra...loạn xị ngậu.Viên phi công Mỹ chắc là cuống quá, không biết nghe lệnh ai, quì xuống lạy như tế sao.Nhắc lại kỷ niệm một thời đáng nhớ.

      Xóa
    4. Cựu dân quân Đan Phượng Hà Tây cũ.lúc 07:13 24 tháng 12, 2013

      Tôi chỉ được dạy "Hen Sấp! Giơ tay lên! Hand Up!" chứ đâu ra nhiều tiếng nhiều câu như vậy? Các ông đúng là vẫn đùa dai...

      Xóa
    5. Làm sao mà vừa "giơ tay lên" vừa "tháo giày ra"? "Bất cập" thế? Tôi từng tham gia bắt một phi công Mỹ ở Thanh Hóa, chỉ thấy nông dân chửi bằng... Việt ngữ, và nhào vào đánh phi công Mỹ.
      Các bạn sao không nói thêm: thấy phi công Mỹ đẹp trai các o nên hô "I love you!" cho đúng chính sách với tù binh chiến tranh.

      Xóa
  31. Năm 1968 tôi làm liên lạc đại đội. Chính trị viên trưởng đại đội là trung úy Thạch. Đơn vị đóng quân ở xã Bình Minh, Khoái chấu, Hưng Yên . Chúng tôi ở nhà chị Thời chủ tịch hội phụ nữ xã, có chồng đi B. Đơn vị đóng quân một năm và chọ Thời có chửa , truy mãi mới khai ra là ngủ với chính trị viên Thạch. Chuyện quan hệ lăng nhăng và chửa hang thời chiến tranh nhiều. Đừng lý tưởng hóa cái gọi là ba đảm đang và lòng chung thủy. (Vũ Ngọc Lý CCB )

    Trả lờiXóa
  32. Phải công nhận rằng thời chiến tranh ngành VHTT đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi là do họ biết hư cấu ...Bịa chuyện thật hấp dẫn để lôi kéo cả dân tộc vào cuộc kháng chiến, động viên được sức người và của cải để phục vụ cho chiến tranh. Những người Cộng sản bấy giờ thực chất là vô thần, không mê tín dị đoan,họ cho đập phá hết chùa triền miếu mạo, chỉ để lại một số những chùa triền mang tính chất di tích lịch sử đã tồn tại lâu đời. Đã nổi tiếng trong nhân dân...Còn VHTTTT bây giờ thì sao? Họ đang lợi dụng mê tín, lợi dung tâm linh để kiếm tiền và mê hoặc lòng người. Họ đang cố gắng tạo ra nhiều khu du lịch tâm linh để thu lợi, bòn rút ngân khố quốc gia và vơ vén từng đồng tiền lẻ của các khổ chủ đi cúng bái. Hãy nhìn xem, nhà tưởng niệm, tượng đài, chùa triền miếu mạo, nhà bảo tàng nhà văn hóa, nhà triễn lãm mọc lên như nấm khắp nơi. Hãy để ý mà xem, các nhà chùa bây giờ có rất nhiều các chùa con mọc ra xung quanh như đền mẫu, đền quan, đền cô đền cậu.Đền ông hoàng bà chúa...Tam cung lục phủ... Ai có dịp về đền cô bơ ở ngã ba bông sông Mã Thanh Hóa mà xem. Trước kia người ta dựng một cái miếu nhỏ bên bờ sông Mã để thờ vong linh những người chết trôi trên sông (Gọi là đền cô Bơ) Cô Ba Thoải...Bây giờ đền được tôn tạo rất quy mô hoành tráng nổi tiếng linh thiêng, khách Thập phương về cúng tế dâng hương, Cung tiến tiền, hàng nhiều vô kể.
    Có lẽ Cộng sản thời nay quan tâm việc âm phủ hơn việc dương trần...vì thế mà bỏ bê việc làm ăn, dạy dỗ cháu con để cho y tế giáo dục xuống cấp, đạo đức XH bị băng hoại, làm cho nền kinh kinh suy thoái, tụt hậu, Kẻ mạnh ăn hiếp người yếu, cướp bóc chém giết, hôi của xù nợ., tham ô hủ hóa khắp nơi, buôn bán ma túy buôn người đĩ điếm ngập tràn... còn thậm tệ hơn câu truyện này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tôi rất tâm đắc với còm này . Hay

      Xóa
  33. Chuyện này có thể hư cấu. Nhưng cơ bản là ĐÚNG!

    Trả lờiXóa
  34. Quả là u ám. Có những kẻ ngu xuẩn vẫn bênh thằng Đớp.

    Trả lờiXóa
  35. "Con người có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc" . Nhưng người ta có ép họ sống như siêu nhân, vượt lên trên con người, thật là khó. Quê tôi hồi năm 1968 cũng có vụ xử một ông ngủ hóa với 2 người vợ bộ đội , xử tại đình làng để răn đe. Tôi tin truyện trên là có thật, đó là một thời hy sinh, một thời ý chí, một thời hăng say, nhưng những khoảng trống riêng tư có mấy ai hiểu . Vậy nên các chính khách nói : Trong cuộc chiến tranh, hai bên đều thua.

    Trả lờiXóa
  36. Ăn uống, vui thú là bản chất cũng là ước vọng của con người. Vui, có vui vẻ, vui thú. Vui theo kiểu thú vật là vui thú. Làng tôi có bà vợ bộ đội, chồng đi Trường Sơn 10 năm chưa về. Ông đội trưởng toàn gọi bà vợ đi cày lúc 3 giờ sáng. Bà con biết tỏng tòng tong cái tổ ong ...bầu. Cày ruộng xéo, vui thú, rồi cày ruộng vuông của HTX lấy điểm. Chuyện thường ngày ở làng. .He..he..chuyện đời nêu trong bài của MD là có thật!

    Trả lờiXóa
  37. Coi ăn uống ,vui thú theo quan điểm của Trịnh Thắng , là ước vọng của con người,Chính xác hơn ước vọng của một loại người.Loại người này trong sách cổ Luận ngữ đã định nghĩa:Đó là loại Người Lợn hay Trư diện nhân.Tuy nhiên với ví dụ của Trịnh Thắng và sự vui thú của anh ta về thói quê nhà anh ta giữa ông đội trưởng và bà vợ bộ đội, ta nên định nghĩa sâu hơn:Trịnh Thắng là loại người Trư Dã Diện Nhân.

    Trả lờiXóa
  38. Trịnh Thắng nói cũng đúng đấy, đừng cố chửi bậy người khác một cách thô lỗ, 1954 ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Thắng thường bộc trực trong nhiều còm , tôi hiểu mà . Nhỡ bây giờ mà chiến tranh lại xảy ra thì chuyện hậu phương còn nóng hơn tiền tuyến ấy chứ . Bố nào chả muốn giữ vợ , nhưng ở tận đẩu đâu thì giữ vào mắt , càng đẹp càng lo , thế mới chết . Đời khỉ thật .

      Xóa
  39. Nói tóm lại,MD xây dựng nhân vật cu Đớp là nhân vật phản diện trong chiến tranh chống Mỹ .Tên này sống được sung sướng ,chết, được tôn thờ, vì 2 lý do:
    1-Vì hoàn cảnh-nó cũng là một dạng khác tương đồng với nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ trọng Phụng.Hoàn cảnh này là do chiến tranh mang lại,:là thanh niên đẹp mã nhưng không phải đi lính do lý lịch.Lợi dụng được thời cơ, có cái chim to, biết chút ngoại ngữ, nên đạt được đỉnh ước vọng của nhiều ông còm sỹ ở đây:Trịnh Thắng , Vũ ngọc Lý,Minh Đức ,...và nhiều ông Nặc danh khác.Thế đứt đuôi cuộc chến tranh này là phi lý rồi.Bao nhiêu của ngon , bướm lạ ai lại để cho mỗi một thằng xơi.Hoàn cảnh nhiễu nhương đấy là thông điệp của cuộc chiến tranh này mà MD muốn truyền tải có phải không ạ?
    2-Đức hạnh và sự hy sinh của người phụ nữ không thể lớn lao bằng cái "Nứng " của họ.Làm gì có sự trung thủy, khi cái gậy của cu Đớp có thể chọc vào hàng chục cái lỗ của những người phụ nữ vắng chồng.Ý tứ sâu xa của MD còn chỉ ra rằng:thế hệ sau chiến tranh đều là những đứa con hoang,Riêng một cu Đớp ở một làng quê nhỏ đã sản xuất ra được hàng chục đứa.Nhân rộng điển hình đó ra trên toàn miền Bắc ta có thể nhận định :Thế hệ sau chiến tranh là thế hệ con hoang.Đó là thông điệp thứ 2 của truyện ngắn này.MD quả là nhà văn hiện sinh tuyệt vời.
    Tôi muốn phân tích chút ít những điều gì đã được truyền tải qua truyện ngắn này ở góc nhìn của tôi, mong bác Bồng và nhà văn MD đừng giận.Nói thẳng , nói thật là cách nói của những người lính.

    Trả lờiXóa