'Trung tâm hành chính' tỉnh Nghệ An xây dựng tiêu tốn hàng chục nghìn tỉ đồng |
* TƯỞNG NĂNG TIẾN
Từ lâu, tôi vẫn nghe thiên hạ nói ở đâu có khói
ở đó có dân Tầu. Mới đây, tôi mới biết thêm rằng chỗ nào có người
Tầu thì cũng có cả người Việt nữa.
Hôm rồi, tôi mới gặp một người đồng hương ở Vientiane . Nhìn cái
nón lá là biết đúng đồng bào của mình rồi, muốn sáp lại nói
chuyện chơi nhưng bà chị ngó bộ không vui (đang “tâm tư” thấy rõ)
nên đành thôi vậy.
Rời thủ đô nước Lào, tôi quá giang xe tải xuôi Nam . Tài xế
dừng bánh ở Paske – một phố thị đông đúc, nơi giao lưu của sông Xe Don
và Mê Kong – và nói (y như thiệt) rằng “chỉ cần quẹo phải ngay nơi con
đường phía trước chút xíu thôi là sẽ thấy khách sạn liền.”
Tôi đeo ba lô lội bộ gần hai cây số giữa trưa
(nắng như đổ lửa) mà không gặp nhà trọ, guest house, phòng ngủ,
hay hotelgì ráo trọi. Mồ hôi nhỏ giọt long tong từ gáy xuống lưng
như đang bị mắc mưa. Chợt thấy quán ăn, tôi tắp vô liền. Lúc này mà
không có cái gì uống (ngay) chắc chết, chết chắc!
- Ở đây có bán Beerlao không?
- Sao lại không!
Ôi, thiệt là mừng muốn chết luôn. Xin tạ ơn
Chúa/Phật. May mà có bia, đời còn dễ thương. Lào, cũng như Miến
– có thể – thua kém thiên hạ về tất cả mọi mặt nhưng Beerlao và
Mayanmar Beer thì bảo đảm là nếu không nhất (chắc) cũng nhì Châu Á.
Tôi đang “trầm tư” về bia bọt thì chợt có một
thiếu nữ tay phải cầm một cây quạt và xâu mực khô, tay trái xách một
cái lò than nhỏ, đến đứng ngay cạnh bàn. Xâu mực và lò than, giữa
trưa hè hầm hập, làm cả quán như nóng thêm lên vài độ ... nhưng chiếc
nón lá tả tơi cùng ánh mắt (cũng buồn thiu) của người đối diện khiến
lòng tôi dịu xuống.
Lại thêm một người đồng hương nữa. Ở đâu có
khói nơi đó có người Việt mình mà!
- Việt Nam hả?
- Dạ.
- Quê ở đâu?
- Nghệ An.
- Em qua lâu chưa?
- Dạ lâu.
- Tết rồi có về không?
- Dạ không.
- Chú qua lâu chưa?
- Mới thôi.
- Bi chừ bên nớ ra răng?...
Câu hỏi thiệt bất ngờ nên khiến hơi bối rối.
Tôi rời Việt Nam lâu lắm rồi (trước khi cô gái bán mực này mở mắt
chào đời chắc cũng phải cỡ chục năm là ít) nên làm sao biết được
“bi chừ bên nớ ra răng” ?
'Bà chủ' còn nghèo đói, con trâu cũng gầy và đói |
Sự lặng im bất chợt của tôi, tiếc thay, đã gây
ra chút ngộ nhận vô cùng đáng tiếc. Có lẽ em nghĩ rằng tôi không
muốn mua hàng và cũng không muốn tiếp tục trò chuyện nên lặng lẽ
quay lưng, bước nhanh ra khỏi quán.
Tôi ngồi chết trân!
Tôi muốn gọi em lại, muốn mời em ngồi chơi một
lát, muốn nói với em đôi lời ... nhưng chả hiểu sao cứ như kẻ bị chôn
chân tại chỗ. Tôi nhìn theo dáng em đi khuất mà không dưng cảm thấy áy
náy, bất an và buồn muốn khóc luôn.
Tôi rất ít máu địa phương. Tôi thành thực yêu
mến tất cả mọi người, bất kể là ai. Tuy thế, nói thiệt tình (với
đôi chút xấu hổ) tôi vẫn thấy mình có phần trân trọng (hơn) khi gặp
được đồng bào.
Vậy mà tôi vừa làm cho một người đồng hương,
một cô gái nhỏ, phải buồn bã quay lưng. Tôi giận tôi hết sức.
Khi hỏi “bên nớ ra răng” – có lẽ – em chỉ muốn
biết xem thành phố quê hương (Nghệ An) của mình “bi chừ” ra sao?
Có chi thay đổi nhiều không? Mọi người vẫn bình an chứ?
Em ơi, đất nước chúng ta “ra răng” là điều tôi
cũng rất quan tâm nhưng chưa bao giờ được tường tận lắm, nói chi riêng
đến Nghệ An – nơi mà tôi chưa đặt chân đến lần nào! Đã thế, những
thông tin về quê em mà tôi được biết lại (thường) hoàn toàn trái
ngược với nhau.
Khi tôi vừa sinh ra đời, vào những năm đầu của
thập niên 1950 (lúc cuộc cách mạng vô sản vừa mới thành công ở nửa
nước V.N) thì Nghệ An sắp trở thành ... thiên đường – theo như hứa hẹn
của một vị cán bộ địa phương:
“Chúng ta, toàn dân tộc ta, toàn giai cấp ta, toàn
Đảng ta đã lạc quan đánh giặc thắng lợi, bắt địch phải kí với ta hiệp định
Genève. Như thế là kẻ địch đã phải công nhận chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà là một chính phủ đàng hoàng đứng ngang hàng với tất cả các chính phủ
trên thế giới. Lạc quan đánh giặc xong, chính phủ ta, Đảng ta, toàn dân tộc ta,
toàn giai cấp ta lại lạc quan xây dựng đất nước không kém gì các cường quốc
trên thế giới…
Nhà của ta ở hiện nay sẽ phá sạch sành sanh, phá sạch
không còn một dấu vết gì của nghèo nàn lạc hậu. Tất cả mọi nhà đều xây thành
nhà cao tầng. Từ nhà đi ra đồng có ô tô đưa đi. Làm ruộng mệt mỏi thì ngừng tay
xem xi-nê…” (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất
bản Hội Nhà Văn và Công Ty Văn Hoá & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện
tử do talawas
chủ nhật thực hiện).
=> Nhà bán trú cho học sinh miền núi Nghệ An |
Những lời hứa hẹn kể trên, tuy nghe có vẻ hơi
quá “lạc quan” nhưng đã trở thành hiện thực – theo tường thuật của
tác giả Võ Hoài Nam, báo Dân
Trí :
“Thành phố đã trở mình thay da đổi thịt thật sự! Nhà
cao hàng chục tầng chót vót, nhà 4, 5 tầng như đan cửi. Cửa hiệu, hàng quán
nhan nhản sáng đèn với những bảng quảng cáo sặc sỡ đủ các loại. Công sở hoành
tráng. Ga Vinh, Bến xe Vinh…cũng khác hẳn ngày xưa.
Hàng cây xanh ven đường cắt tỉa gọn gàng bắt mắt.
Đường phố rộng mở thênh thang và nhiều hơn trước, với những tên phố lạ hoắc mà
tôi chỉ biết đọc và để đọc mà thôi! Xe máy đủ loại sắc màu nội ngoại nườm nượp
hoa cả mắt! Ô tô xịn ngoại quốc bóng nhoáng lướt nhẹ trên đường phố …”
Người đi ăn xin ở T.p Vinh (Nghệ An) |
Thảo nào mà liên tiếp trong nhiều năm qua, tỉnh
Nghệ An đều có tổ chức lễ
dâng bánh chưng nặng hàng ngàn ký lô để tri ân thân mẫu bác
Hồ.
Cùng lúc, UBND
tỉnh Nghệ An đã tổ chức bắn pháo hoa tại Quảng Trường Hồ Chí
Minh để mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân năm 2016.
Hoà với nỗi hân hoan chung của cả tỉnh là niềm
vui riêng của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nghệ An – như tin
loan của báo Người
Lao Động:
“Chiều 25-2, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố
quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư huyện ủy
Yên Thành - giữ chức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN
& PTNT) nhiệm kỳ 2015-2020.
Chiều và tối cùng ngày, tại Nhà khách Nghệ An đã diễn
ra tiệc giao lưu ăn uống chúc mừng vị tân Phó giám đốc này.”
Em gái bán mực khô mà tôi gặp trưa nay – tiếc
thay – không thể có mặt trong “đêm giao lưu ăn uống chúc mừng”
đình đám này. Em cũng không có cái “diễm phúc” được tham dự buổi lễ
dâng bánh chưng tri ân thân mẫu Hồ Chủ Tịch, và lỡ dịp xem bắn pháo
hoa (tại Quảng Trường Hồ Chí Minh) để mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân năm
2016.
Em không phải kẻ duy nhất bị bỏ quên hay bị
đứng ngoài mấy cuộc vui chơi, lễ lạc, hay những “bữa tiệc đời” của
tỉnh Nghệ An đâu. Ở Lào, cũng như ở Thái, tôi đã gặp vô số những
thanh niên và thiếu nữ Việt Nam đang tha phương cầu thực y như em vậy.
Họ lầm lũi đi sau những chiếc xe kem, xe nước dừa, xe bán trái cây...
Họ tất bật suốt ngày trong những quán ăn nóng bức. Họ nhễ nhại mồ
hôi giữa những công trường ngập nắng. Tất cả nếu không phải là dân
Nghệ An thì cũng quê ... Hà Tĩnh!
Hôm 28 tháng 2 năm 2016 vừa qua, tôi có đến nhà
thờ St. Joseph, Bangkok, để tham dự lễ tạ ơn với sự hiện diện của
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, OP. Tôi đứng giữa sân giáo đường, bao quanh
bởi hàng ngàn đồng hương từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mà tưởng
là mình đang lạc giữa một rừng người ngoại quốc. Các em phát âm
nhanh quá nên tôi nghe (tiếng Việt) mà không hiểu gì ráo trọi!
Qua một bài tiểu luận ngắn (Những Cơ Hội & Thách
Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan) Linh Mục Antôn Lê Ngọc
Đức, SVD, cho hay:
“Lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan ... hầu hết đến từ
các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số.”
Trong danh sách 200 người trúng cử Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá XII, rất nhiều người (hơn hai mươi
vị) cũng đều quê quán ở Nghệ An hay Hà Tĩnh. Dường như có sự trùng
hợp, và tương đồng, giữa số lượng qúi vị đảng viên “trúng cử Trung
Ương” với đám con dân địa phương phải sống đời phiêu dạt!
Chỉ tay của các em, chắc chắn, đều có đường
xuất ngoại nhưng (e) thiếu đường may mắn. Tuy thế, nghĩ cho cùng, các
em vẫn còn may hơn nhiều người còn ở lại tại làng quê. Báo Tuổi
Trẻ Online vừa ái ngại cho hay:
“Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp
không thu tiền 1.566 tấn gạo hỗ trợ tỉnh Nghệ An để cứu đói cho nhân dân trong
thời gian giáp hạt ... Được biết, việc xuất cấp gạo cứu đói này xuất phát từ đề
nghị của UBND tỉnh Nghệ An, có sự nhất trí của ba bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư.”
Nghệ An vừa bắn pháo hoa, vừa tổ chức đủ thứ
lễ lạc/tiệc tùng, vừa lái những chiếc “ô tô xịn ngoại quốc bóng
nhoáng,” và vừa xin cứu đói. Em ơi, từ phương xa, làm sao chúng ta
biết được “bi chừ bên đó ra răng!"
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
(Tưởng Năng Tiến’s blog)/TTHN
-----------
"Bi chừ bên nớ ra răng?"=>Bi chờ bên nớ tan hoang cửa nhà / nhà nước lấy đất làm đường / xây công thự mới,xây nhà cho quan / hết tiền thì móc túi dân / dân ta nghèo xác nghèo xơ /cửa nhà đã mất,nghiệp nghề cũng không!/ tương lai vô định về đâu ? "thiên đường đâu thấy,thấy đường lầm than !...
Trả lờiXóaXin thông báo cho đồng bào một tin vui :
Trả lờiXóaVới sự đỉnh cao trí tuệ,anh minh vô địch,"đãng ta" đã đàm phán thành công với Thái Lan để họ đồng ý mở cửa cho dân Việt Nam qua làm culi.Khỏi phải chui rúc,lén lút như bấy lâu nay.
Sướng nhé!Ơn đãng,ơn chính phủ nhé!
Trên cơ sở những thành tích đã đạt được,phát huy cao độ trí tuệ tập thể,thời gian tới,"đãng ta" sẽ tiến hành đàm phán với Campuchia,Lào,Myanma.
Tin tưởng rằng,với đỉnh cao trí tuệ,với lý luận Mác Lê vô địch,"đãng ta" sẽ đàm phán thành công từ nước này đến nước khác.
"đãng ta" lừa quá giỏi
XóaBi Chừ Bên Nớ Toàn Răng Său Hoặc Răng Giả!
Trả lờiXóaBạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
Trả lờiXóaSố phận hay do chế độ nay.
câu này nguyên chât thơ Tố Hữu đấy.
Tố Hữu được cho là đã làm 1 câu thơ khi bị thất sủng
Xóa"Sống là chó, chết cũng là chó!"
Cuối đời, ai thường cũng nhận ra Chân lý.
một con đường do Phan bội châu chọn canh tân văn hoá, kĩ thuật, theo Nhật bản. một con đường theo mác lê, cướp chính quyền lấy tiền tư sản chia người nghèo, được thời gian ngắn, bắp nộp vào htx , đất đai nhà nước quản lí, dân oan khắp nơi. Văn minh bây giờ là cùng thắng , win win solution, bọn dân đen tranh nhau sang Thái, hàn làm culi, bỏ chạy sang xứ tư bản giãy chết, ngu dốt + tích cực= phá hoại
Trả lờiXóaRất tán đồng với comment của nặc danh danh 07:27
Trả lờiXóaTội nghiệp cho em bé phải tha phương kiếm ăn, trong khi bọn CSVN, bọn quan lại ăn trên ngồi trốc, một bữa tiệc của chúng em bé này làm 5 năm cũng không được số tiền đó. Nghệ An là một tỉnh nghèo nhưng bọn quan ở đây thì ăn chơi và tham nhũng vào loại nhất VN.
Trả lờiXóaEm bé tuy nghèo nhưng vẫn còn lo và nhớ đến quê hương còn nghèo không? Để em hy vọng có ngày trở về.
Trả lờiXóaNghệ An vừa bắn pháo hoa, vừa tổ chức đủ thứ lễ lạc/tiệc tùng, vừa lái những chiếc “ô tô xịn ngoại quốc bóng nhoáng,” và vừa xin cứu đói. Em ơi, từ phương xa, làm sao chúng ta biết được “bi chừ bên đó ra răng!
Trả lờiXóaBi chừ bên đó vẫn còn những tên tham quan ô lại và dân thì vẫn nghèo như xưa.
Bi Chừ Bên Nớ Ra Răng? https://www.youtube.com/watch?v=yTUFHR-IxMo
Trả lờiXóaCHỈ THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI DÂN QUANH NĂM LAM LŨ , ĐẦU TẮT MẶT TỐI , RỒI CÒNG LƯNG CÕNG CÁC QUAN CHỨC cs TRÊN LƯNG !!!
Trả lờiXóa"Đất nước mình sao NGỘ lắm thế anh ?" ??????
Ông bố bà mẹ tôi là FAN ruột của CNCS , trước đây ông bà thường nói : Anh muốn đi đâu thì đi , chúng tôi sau này đã có đảng . . . lo ! Tôi mừng như vớ được vàng , thoát ra khỏi không khí sặc mùi CS . Hồi còn là lính đánh Tàu thời 79 , thỉnh thoảng có tranh thủ , cứ về đến nhà hỏi mẹ đâu là nhận được một câu trả lời không đổi : " Mẹ đi họp chi bộ " !
Trả lờiXóaGiờ sống ở châu Âu đã 33 năm , chưa một lần trở lại VN , vì cũng chẳng có nhu cầu gì , nhưng sợ nhất lúc về lại phải ngồi nghe ông bà khoe " thành tựu " của đảng , tốt nhất là không về .
Bây chừ bên nớ ra răng ?!