Phiên họp của Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng |
Ngày 1.10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã thảo luận, cho ý kiến về kết
quả thực hiện Kết luận Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo ngày 18.4.2016 và một
số nhiệm vụ trọng tâm về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư - Trưởng Ban
Chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Từ sau Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo đến
nay, nhiều nội dung quan trọng về PCTN được các cơ quan chức năng tích cực,
khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, như: Bổ sung một số nội dung
trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để PCTN; cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng Trung ương và cấp tỉnh trong điều tra, truy tố, xét xử
sơ thẩm các vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo
và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; nâng cao hiệu quả công tác PCTN
thông qua hoạt động kiểm toán, thanh tra; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Điều tra; đẩy
nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng,
phức tạp…
Thường trực Ban Chỉ đạo biểu dương sự nỗ lực, cố gắng
của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Viện
kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ, tích
cực, khẩn trương đưa vụ án Phạm Công Danh giai đoạn I ra xét xử kịp thời,
nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Nhất là, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm
đã khởi tố 03 vụ án hình sự, kiến nghị điều tra làm rõ 10 nhóm hành vi của
những người liên quan; đã quyết định tịch thu 6.577 tỷ đồng (đạt 72% số tiền
thiệt hại), là số tiền đặc biệt lớn.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian
tới cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh
tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Với quyết tâm chính
trị cao, các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động, thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật; chú trọng nâng cao chất
lượng công tác điều tra, giám định; chú ý phân loại để xử lý nghiêm đối với
người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, cố ý gây hậu
quả nghiêm trọng; khoan hồng đối với người thành khẩn khai báo, tự nguyện sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra…; chú trọng các biện pháp để thu hồi tài
sản tham nhũng; khẩn trương xét xử phúc thẩm các vụ án có kháng cáo, kháng nghị
và điều tra, xử lý các kiến nghị của Hội đồng xét xử theo đúng quy định của
pháp luật.
Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất chủ trương đưa 06
vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ thẩm từ nay đến
cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017, gồm:
1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribank;
2. Bụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng Công ty xây dựng đường
thủy Việt Nam ;
3. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại
Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh;
4. Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty
TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin;
5. Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cho vay lãi nặng” xảy ra tại Phòng
Giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh (Phần nội dung bị tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều
tra lại về hành vi chiếm đoạt 1.085 tỷ của 05 công ty);
6. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương.
Đồng thời, khẩn trương đưa ra xét xử phúc thẩm 06 vụ
án có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực
của Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo tiến độ, kết
quả thực hiện.
(Lao Động)
------------
Thập cẩm!
Trả lờiXóaHiến pháp ghi Nhà nước pháp quyền, thực tế là đảng quyền bao trùm. Chủ tịch nước đứng đầu hơn 90 triệu dân hay Tổng bí thư một đảng có hơn 4,5 triệu thành viên quyết định sinh mệnh người dân. Tòa án Nhân dân hay Đảng quyết định bắt người, đưa ra xét xử công khai và kết tội...?.?.? Tất cả những câu hỏi đó thật vô nghĩa, khi báo chí đưa tin và dân chúng nghe chính tiếng nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố quyết định: "Cần đưa ngay 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử".
Đúng là nhà nước "thập cẩm" và "lẩm cẩm"; treo biển nhà nước pháp quyền, đảng quyết định bắt và thịt kẻ tham nhũng!
Thật hết biết nói và không muốn nói!
Trước hết phải xử tội bán nước, tội rước họa Formosa về hại dân tộc đã. Chỉ có xử tội bán nước trước mới có thể làm các việc về kinh tế sau thắng lợi được. Bằng không thì chó nằm chổi hoàn chó nằm chổi
Trả lờiXóaChính là từ bán nước
Trả lờiXóaMới đẻ nạn tham ô
Có xử bọn rhaan Khựa
Mới dựng nên cơ đồ
Theo tôi thì tội lừa dối nhân dân là lớn nhất.
Trả lờiXóaCàng ngày cái đảng súc vật cộng sản của bọn điên lú ngu đần do thằng rửa chén cho tây nhập về làm lắm trò hề cho thiên hạ coi.cả cái đảng này ngập trong thối tha bệnh hoạn vậy mà chúng cứ thằng to giết thằng bé để tỏ ra mình sạch!!!
Trả lờiXóaCó lẽ TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng : Nhà nước, Chính phủ không chịu chống TN thì Bộ chính trị ĐCSVN ra tay . Điều đó phần nào đáp ứng bức xúc của nhân dân trước quốc nạn TN như nước lũ hiện nay.Nhưng nhà nước VN với danh nghĩa là pháp quyền XHCN thì đây là hành vi đá lộn sân, rối loạn kỷ cương của hệ thống PL hiện hành. Nhân dân hiện đang căm phẫn kiện vụ Formosa thải chất độc hại ra gần 250 km biển miền Trung và yêu cầu đóng cửa Formosa thì Bộ chính trị không đả động tới là vô trách nhiệm với nhân dân. Cương lĩnh ĐCSVN vẫn hô to rằng " Đảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của nhân dân và quốc gia Dân tộc VN.." . Chương trình hành động của Đảng là đánh 6 vụ tham nhũng mà quên vụ Formosa là Đảng đã không làm đúng Cương lĩnh, tôn chỉ , mục đích ra đời và hoạt động của ĐCSVN.
Trả lờiXóachánh tổng quẫn cơm mẹ nầu rồi
Trả lờiXóaQuyền xử ai là của ông Phúc bên chính phủ. Ông Trọng là đảng, chỉ được xử đảng viên của ông. Can cớ gì ngứa mồm " Như ngứa ghẻ" lại đòi xử tội nhà nước, hử?
Trả lờiXóaTổng TRọng đừng tưởng cứ hô lên một câu đânh kẻ này kẻ kia trong bộ máy Đảng tham nhũng là người dân vui mừng, phán khởi. Cái thời ngây thơ dễ bị lừa bịp ấy đã qua rồi. Giờ đây, nhân dân đòi hỏi phải đưa cả thể chế chính trị với toàn bộ hệ thống bị lỗi nghiêm trọng ra xem xét, tháo dỡ và làm lại. Bởi chính cái hệ thống máy cái đó đã và đang đẻ ra,dung dưỡng, bao che cho không phải chỉ 6 ,600,mà là 6 vạn đứa con tham nhũng mang danh CS.
Trả lờiXóaTrong 6 vụ chỉ có 2 vụ tham nhũng (chiếm 33,3%) thôi cụ tổng ơi!. Như dzậy là Ban chống tham nhũng của cụ khoonh hoàn thành nhiệm vụ rồi.
Trả lờiXóathưa ông tổng: thế cái thằng nhận hối lộ của Ciputra 2 căn biệt thự rồi bán sang tay, nhận hôi lộ bức tượng ông hồ bằng vàng ròng của formosa thì có bị khởi tố không ạ?
Trả lờiXóatheo tôi thì đập vào mõm cái lũ gà đẻ gà cục tác "quyết liệt chống tham nhũng" đi ông ạ, chẳng phải chống chèo đéo gì, giải tán đảng cs, đa đảng, tam quyền phân lập rõ ràng là tham nhũng tịt ngòi.