Thế là cái cần phải đến đã đến. Đến một cách ngoạn mục
hiện tượng lớn lao mà những đầu óc tỉnh táo và thức thời đã từng dự báo. Ấy vậy
mà vẫn không khỏi bàng hoàng với sự kiện Myanmar chấn động và đầy sức hấp
dẫn này.
“Một cuộc bầu cử sau 50 năm của chế độ độc tài quân sự
không phải là bước đi để khôi phục dân chủ, nhưng rõ ràng đây là một bước tiến từ địa ngục tới dân chủ ở Myanmar …
Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel giải thích, “bây giờ chúng tôi kỳ
vọng là các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Myanmar phải lắng nghe”.
Lắng nghe ai? Lắng nghe cái gì?
Lắng nghe ý nguyện của người dân Myanmar đang thực hiện những bước
tiến từ địa ngục tới dân chủ. Ý dân là ý trời. Bà Aung San Suu Kyi chắc là hiểu
rõ điều ấy vì đó chính là nguồn sức mạnh bất tận đã làm cho người đàn bà đầy
bản lĩnh ấy đã kiên cường trụ vững trước phong ba bão táp của cuộc đời, của
những đòn đánh trả tàn khốc của thế lực độc tài, quân phiệt trong giới cầm
quyền Myanmar.
>> Myanmar thành công vì ‘dám thoát Trung’
>> Myanmar thành công vì ‘dám thoát Trung’
Đừng quên rằng, bà Aung San Suu Kyi đã từng giành
chiến thắng trong một cuộc bầu cử vào năm 1990, khi lực lượng dân chủ do bà
lãnh đạo đạt số phiếu áp đảo trước đại diện của chính quyền quân sự Myanmar và
kiểm soát 80% số ghế trong Quốc hội như New York Times đã cho biết. Nhưng rồi
các tướng lĩnh quân đội cầm quyền đã bác bỏ kết quả bỏ phiếu đó. Họ giam lỏng bà
Suu Kyi tại nhà đồng thời với việc bắt bớ hàng nghìn người ủng hộ bà. Nhiều
người bị tra tấn, đánh đập. Hành động này của chính quyền quân sự đã đẩy Myanmar
vào một thời kỳ đen tối mới.
Người phụ nữ mảnh mai ấy đã không nao núng lùi bước.
Trong cuộc chiến kéo dài một phần tư thế kỷ này, bà đã trở thành biểu tượng của
khát vọng tự do và dân chủ của nhân dân Myanmar chống lại quyền lực của các
tướng lĩnh và chế độ quân phiệt đàn áp dân chủ, đẩy đất nước tươi đẹp này vào
nghèo đói, lạc hậu. Và rồi cái cần phải đến đã đến, “Bình minh của một kỷ nguyên mới, hàng triệu người
đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử” tờ The New Light of
Myanmar chạy một dòng tít lớn.
Ngày 9.11 lúc đang kiểm phiếu, bà Aung San Suu Kyi đã
nói với đám đông tụ họp trước trụ sở đảng NLD: “Tôi nghĩ rằng nhân dân đã đoán
biết được kết quả, dù tôi không nói gì cả”.
Ngày 10.11, Bruno Philips của báo Le
Monde nhận định: Đảng cầm quyền do các cựu tướng lãnh thành lập đã
nhìn nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật, kỳ bầu cử tự do đầu
tiên từ một phần tư thế kỷ.
Ngày 12.11 Tổng thống Barack Obama đã gọi điện thoại
cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình, chúc mừng bà đã “nỗ lực không ngừng
và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm
nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn.” Thông cáo của Nhà Trắng nói thêm
rằng “Tổng thống ghi nhận cuộc bầu cử và sự thành lập chính phủ mới có thể là
một bước tiến quan trọng trong cuộc chuyển tiếp dân chủ của Miến Điện, trong nỗ
lực xây dựng một tương lai hoà bình và thịnh vượng hơn.”
Tổng thống Obama cũng gọi điện cho Tổng thống Thein
Sein chúc mừng sau “cuộc bầu cử lịch sử” ngày 8 tháng 11. Nhà Trắng cho biết “Hai
nhà lãnh đạo đã khẳng định sự quan trọng của việc tất cả các đảng phái tôn
trọng kết quả bầu cử khi kết quả chính thức được loan báo và làm việc với nhau
trong tinh thần đoàn kết để thành lập một chính phủ bao gồm nhiều thành phần,
có tính chất đại diện, phản
ánh ý chí của người dân”.
Vâng, ý chí của nhân dân. Bước đột phá mở ra một kỷ
nguyên mới cho Myanmar
có thể đúc kết vào trong năm từ gọn ghẽ đó. Để nói rõ hơn sự đúc kết đó, xin
được trở lại vài dòng trích dẫn về tiến trình dân chủ trong một bài viết từ Minneapolis ngày 9.11.2015
[đã đăng trọn vẹn trong Điểm tin số 64 này]
Sau khi độc lập khỏi Anh năm 1948, Miến Điện trở thành
một nước dân chủ. Dưới sự dẫn dắt của thủ tướng U Nu theo mô hình phúc lợi xã
hội chủ nghĩa, Miến Điện từ một nước thịnh vượng dưới sự bảo hộ của Anh bước
vào một cuộc khủng hoảng kinh tế…Khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính
trị. Tướng Ne Win làm đảo chính năm 1948 và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa
trên toàn Miến Điện kể từ đó. Dưới quyền tướng Ne Win, chính quyền quốc hữu hóa
tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp, chỉ trừ nông nghiệp. Nhưng rồi
đói khổ và vô vọng dẫn đến các cuộc biểu tình liên tiếp. Chính quyền phản ứng
lại bằng cách đàn áp đẫm máu.
Năm 1962, sinh viên trường Rangoon biểu tình, bị đàn áp khiến 15 người
chết. Hơn mười năm sau, năm 1973, biểu tình lại một lần nữa diễn ra và lại bị
đàn áp. Các cuộc biểu tình sau đó lần lượt diễn ra trong các năm 1975, 1976,
1977 và đều bị dập tắt.
Tuy vậy, các cuộc biểu tình là một môi trường tốt đã
rèn luyện và gắn bó những người dấn thân cho dân chủ của Miến Điện lại với
nhau. Để rồi mười năm sau, năm 1988, phong trào phản kháng của sinh viên Rangoon một lần nữa lan
ra toàn quốc và qui tụ mọi thành phần xã hội. Do bắt đầu từ ngày 8/8/1988, cuộc
phản kháng được lấy tên gọi là 8888. Cuộc phản kháng kéo dài được chừng một
tháng thì đảo chính quân sự xảy ra, chính quyền quân nhân thiết lập và như mọi
lần ra tay dập tắt.
Cuộc phản kháng bị dập tắt nhưng một hệ quả to lớn của
nó là sự hình thành một đảng chính trị, với các thành viên nòng cốt được tôi
luyện từ các phong trào biểu tình trước đây: đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ
(NLD) hình thành với Aung San Suu Kyi đóng vai trò một biểu tượng. Sự hình
thành một tổ chức đối lập ở Miến Điện cùng với các áp lực quốc tế khiến giới
cầm quyền Miến Điện lúc bấy giờ phải tìm một giải pháp thoát hiểm. Họ mạo hiểm
tổ chức một cuộc tổng tuyển cử nhằm chọn ra các thành viên cho một ủy ban soạn
thảo hiến pháp.
Trong tổng số 492 ghế, đảng NLD của Aung San Suu Kyi
chiếm 392 ghế. 392/492 hay 80%, một tỉ số áp đảo thể hiện sự phẫn nộ của nhân
dân với giới cầm quyền. Chính quyền quân nhân không công nhận kết quả bỏ phiếu
và đặt NLD ra ngoài vòng pháp luật. Các lãnh tụ NLD tiếp tục bị bắt giam và
Aung San Suu Kyi bị giam lỏng tại gia.
Đàn áp chính trị ở Miến Điện khiến chính phủ các nước
phương Tây gia tăng cấm vận và nền kinh tế Miến Điện trở nên bi đát hơn. Hàng
hóa khan hiếm cùng với quản lý kinh tế yếu kém khiến kinh tế ngày càng lún sâu
vào khủng hoảng. …Nghèo đói, vô vọng và các cuộc phản kháng không đủ để làm
chùn bàn tay đàn áp của chính quyền quân nhân cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 2007-2009 diễn ra. Lúc bấy giờ giới quân nhân mới lựa chọn cửa thứ
hai của ván bài: cải cách có kiếm soát, thay cho tiếp tục đàn áp… Vì rằng, cuộc
khủng hoảng kinh tế sâu đậm 2007-2009 không những làm cho các khoản thu của
chính quyền suy giảm mạnh mà còn làm cho thu nhập của giới doanh nghiệp trong tay gia đình các tướng
lĩnh trở nên điêu đứng.
Và chỉ khi có sự đồng thuận của hội đồng tướng lĩnh,
tướng Than Shwe và người kế nhiệm Thein Sein mới có thể nhanh chóng triển khai
các cải cách một cách có kiểm soát một cách trôi chảy. Gọi là các cải cách có
kiểm soát vì giới quân nhân vẫn còn nắm trong tay quân đội và tự cho mình quyền
giữ 25% tổng số ghế trong quốc hội…Dù cuộc cải cách dân chủ Miến Điện chưa trọn
vẹn, những tiến triển trong quá trình dân chủ hóa Miến Điện đã đi những bước
dài và khó có thể quay trở lại… Điều đáng nói là, các cuộc phản kháng là môi trường
gắn kết các cá nhân dấn thân cho đất nước. Cuộc gắn kết đó cuối cùng dẫn đến sự
hình thành một tổ chức đối lập qui tụ đủ mọi thành phần. Và cuối cùng, đối diện với một
chính quyền độc tài đang chơi bài nhiều cửa, đối lập áp lực và thuyết phục
chính quyền rằng cải cách dân chủ hóa hòa bình là con đường thoát hiểm của giới
cầm quyền và cũng là con đường đem lại lợi ích của dân tộc.
Vấn đề đặc biệt cần lưu ý là cái bóng ma Trung Quốc vẫn đang lởn vởn và ám ảnh
đất nước Myanmar cho dù nhờ người Myanmar đã sớm nhận ra bộ mặt ghê tởm và thủ
đoạn thâm độc của “siêu cường hung đồ” này nên từng bước rời xa cái quỹ đạo mà
Trung Quốc đã áp đặt cho họ. Đó là một tiền đề có ý nghĩa quyết định của những
gì mà nhân dân Myanmar
đạt được hôm nay. Xin được trích ra đây một đoạn trong bài “Myanmar là nước nhược tiểu nhưng
không làm chư hầu” [đã đăng toàn văn trong Điểm tin 64 này] :
Mục tiêu Bắc Kinh là biến Myanmar thành một bàn đạp vệ tinh,
một vùng đệm giúp hỗ trợ phát triển kinh tế cho các tỉnh Tây và Nam Trung Quốc.
Nói cách khác, đầu tư hạ tầng cho Myanmar là đầu tư cho tương lai phát triển
cho chính khu vực phía Nam và Tây Trung Quốc, để không chỉ có thể giúp các tỉnh
này san bằng khoảng cách thu nhập với các tỉnh giàu có phía Đông mà còn tạo nên
ưu thế cạnh tranh kinh tế với láng giềng Ấn Độ.
Đó là một phần của “chính sách hai đại dương” mà giới
chính trị học thuật Trung Quốc cổ súy (phải làm chủ cả Thái Bình Dương lẫn Ấn
Độ Dương). Thế là hàng loạt dự án hạ tầng bắt đầu hình thành. Từ một xa lộ dẫn
đến một hải cảng mới toanh trị giá nhiều triệu đôla, phục vụ việc xuất khẩu
hàng sản xuất ở các tỉnh phía Tây và Nam Trung Quốc; đến một tuyến ống dẫn hơn
1.600 km đưa dầu Trung Đông và châu Phi đến các nhà máy lọc ở Vân Nam; đến một
tuyến ống dẫn nữa đưa khí đốt Myanmar đến thắp sáng cho Côn Minh và Trùng
Khánh; đến hơn 20 tỉ USD đầu tư cho một tuyến hỏa xa cao tốc giúp việc đi lại
xưa kia mất hàng tháng nay có thể chỉ còn không đến một ngày; rồi đến năm 2016,
sẽ có một hệ thống đường sắt đi suốt từ Yangon đến Bắc Kinh hoặc thậm chí tới
Delhi rồi từ đó sang châu Âu…
Quan trọng hơn cả là việc sử dụng Myanmar làm
trạm trung chuyển dầu hỏa từ Trung Đông và châu Phi vào sâu trong nội địa Trung
Quốc, giúp né được “cửa ải” Malacca. Do lệ thuộc tuyệt đối nguồn dầu nước ngoài
với 80% dầu nhập được đưa về ngang Malacca, một trong những eo biển nhộn nhịp
nhất thế giới mà nơi hẹp nhất chỉ rộng 2,7 km, Trung Quốc rất lo sợ một khi xảy
ra xung đột, Malacca có thể bị đóng cửa và nguồn cung ứng dầu bị ách tắc. Cho
nên, bằng mọi cách phải thiết lập được tuyến ống dẫn ngang Myanmar .
Một cách tổng quát, trước khi xảy ra cú bắn pháo hiệu
của Tổng thống Thein Sein vào tháng 9-2011 (về việc tạm ngưng xây đập
Myitsone), hay nói chính xác hơn là trước khi Naypyidaw thay đổi quan điểm đối
ngoại, Myanmar là sân sau của Bắc Kinh, là đất nhà của hàng chục ngàn di dân
Trung Quốc, là thị trường chuyên tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, là nơi giới
doanh nghiệp Trung Quốc mặc sức tác oai tác quái. Nếu nói không quá thì sinh
mạng kinh tế Myanmar
gần như hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Một sự nhìn
nhận lại vai trò và ảnh hưởng Trung Quốc đã âm thầm diễn ra. Năm 2004, theo bài viết của Bertil Lintner trên
YaleGlobal (5-11-2012), trung tá Aung Kyaw Hla – nhà nghiên cứu thuộc Học viện
quốc phòng Myanmar – bắt đầu thực hiện một khảo sát chi tiết. Bản báo cáo tuyệt
mật dày 346 trang này, với tựa đề “Một nghiên cứu về quan hệ Myanmar-Hoa Kỳ”,
đã phác họa những chính sách bắt đầu được áp dụng nhằm có thể cải thiện quan hệ
với Washington đồng thời giảm lệ thuộc Bắc Kinh. Nội dung báo cáo nói rằng, việc xem Trung Quốc là một
đồng minh ngoại giao và nhà bảo trợ kinh tế đã tạo ra một “tình huống khẩn cấp”
đe dọa sự độc lập quốc gia. Báo cáo viết rằng, chỉ bằng cách cải thiện quan hệ với Mỹ, Myanmar
mới có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ
quốc tế, giúp đất nước lần hồi thoát khỏi “chủ nghĩa khu vực”, nơi họ phải lệ
thuộc vào ý chí và quan hệ với những láng giềng trực tiếp trong đó có Trung
Quốc, để “bước vào một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa”…
Sự kiện Myanmar vì thế mà có ý nghĩa trực
tiếp đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta hiện nay. Có thể nêu lên 3 vấn đề
sau :
1. Dân
chủ hoá là một xu thế không thể đảo ngược được trong bối cảnh hiện nay.
Đương nhiên, tiến trình dân chủ hoá diễn ở từng nước không hoàn toàn như nhau
do đặc thù về văn hoá, lịch sử và tương quan lực lượng giữa thế lực thống trị
phản dân chủ quyết giữ chặt cái ghế quyền lực và sức mạnh của khối nhân dân,
quần chúng bị áp bức đã nhận thức được đến đâu về sức mạnh của chính mình.
Cho
dù vậy thì sự tương tác giữa nội lực bên trong nước mình và sức tác động của
bên ngoài mà sự kiện Myanmar
là một đột biến có ý nghĩa hết sức lớn. Đây sẽ là một nhân tố mới tạo nên một
thay đổi mang tính đột phá, mở đường cho tiến trình dân chủ hoá, bất chấp lực
cản lớn đến đâu.
Hơn nữa, với nước ta hiện nay, thế lực chống lại tiến trình dân chủ hoá một cách
quyết liệt lại gắn liền với cái bóng ma ý thức hệ với mười sáu chữ và bốn điều
bịp bợm của Tập Cận Bình. Chính sự câu kết này đang ngày càng tự phơi
bày bộ mặt xấu xa đáng kinh tởm mà nhân dân ta, ngay những người ít hiểu biết
nhất, cũng đã dần dần nhận ra và phỉ nhổ. Đấy là tử huyệt của thế lực toàn trị phản dân chủ
hiện nay.
Đang diễn ra thảm trạng “độc trị độc”. Càng nhận ra là
đang bị cô lập vì mất chỗ dựa nhân dân, chỉ có thể dựa vào sự hà hơi tiếp sức
của quan thầy cho dù biết làm như vậy sẽ gặp phải sự phẫn nộ của nhân dân nên
phải dựa vào bạo lực để tồn tại. Đây là cách tự giải khát bằng thuốc độc. Càng
sử dụng bạo lực càng cô lập, càng đánh mất niềm tin của dân và của chính những
kẻ núp bóng quyền lực để kiếm chác, khi thấy sự sụp đổ là nhỡn tiền.
Như con bạc khát nước đang dốc hầu bao đặt cửa may
rủi. Bối rối và lúng túng như gà mắt tóc, “nhả chẳng ra cho nuốt chẳng vào”,
sạch túi là điều có thể thấy. Những sự kiện gần đây nhất như sử dụng thế lực xã
hội đen để hành hung người lương thiện ngay giữa thủ đô, hành xử thô bạo dằn
mặt luật sư đúng vào dịp kỷ niệm “Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” khiến
đại biểu Quốc hội đang họp phải kêu lên “hành hung luật sư, xã hội sẽ loạn” [VnExpress].
Vì vậy, không
thể không tìm một lối thoát, đó cũng là điều dễ hiểu. Các tướng lĩnh cầm quyền
trong chế độ quân phiệt Myanmar
đã dạy cho những nhà độc tài toàn trị phản dân chủ ở Việt Nam bài học về
tìm đường thoát, và rồi người ta sẽ “sáng tạo” tuỳ theo từng chặng đường mà
người ta đang cân nhắc. Nhưng sẽ không thể có sự “kiên định” như câu đầu lưỡi
bịp bợm khá yếu ớt của họ.
2.Thoát khỏi cái vòng kim cô của Trung Quốc là điều kiện tiên quyết để
Việt Nam
có thể phát triển bền vững trong một thế giới văn minh. TPP đang là chìa khoá
mở ra con đường mới cho dù cái giá phải trả sẽ rất lớn, song không thể khác.
Phải
trên nền tảng của một nền kinh tế được cơ cấu lại để phù hợp với những nguyên
tắc hoạt động của TPP, thể chế chính trị buộc phải thay đổi, đó là một tất yếu
không bàn cãi. Tiến trình dân chủ sẽ thúc đẩy cho việc thay đổi thể chế chính
trị, đồng thời thể chế chính trị sẽ mở đường cho tiến trình dân chủ phát triển
và ngày càng hoàn thiện.
Đó là một quá trình không thể đảo ngược được, chỉ có thể nhanh hay chậm mà
thôi.
Đã đến lúc Việt Nam cần phải biết phải liên minh với ai để bảo vệ đất nước
khi nền độc lập bị đe doạ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm,
nền kinh tế nước ta đang bị lệ thuộc khi mà kẻ xâm lược đang tìm mọi cách biến
nước ta thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Con
“quái vật Frankenstein thế kỷ XXI” Trung Quốc của Tập Cận Binh đang phơi bày bộ
mắt xấu xa, nham hiểm trước công luận và lương tri của thế giới. Chính vì vậy, tập đoàn tướng lĩnh của chế độ
quân phiệt cầm quyền ở Myanmar
đã sớm nhận ra bộ mặt ghê tởm ấy nên đã có một quyết định nhằm cải thiện quan
hệ với Washington ,
giảm lệ thuộc Bắc Kinh.
Vì gió
đã xoay chiều, không có gì ngạc nhiên khi Tập Cận Bình vội vã mời bà Aung
San Suu Kyi sang thăm Trung Quốc dạo tháng 6.2015 nhằm “giao lưu hai đảng” còn
báo Hoàn Cầu thì luơn lẹo giải thích “dân chủ hóa tại Miến Điện không phải là
Cách mạng Màu”. Khi họ Tập hỏi ở Myanmar , quân đội hay đảng NLD mạnh
hơn, bà Aung San Suu Kyi không chút ngần ngại trả lời: quân đội! Nhưng là một “quân đội” của các tướng
lĩnh đã chấp nhận một cuộc chuyển đổi hòa bình mà Tổng thống Thein Sein là
một biểu tượng tuyệt vời.
Trong thư gửi tổng thống và tổng tư lệnh quân đội bà Aung
San Suu Kyi đã đặt vấn đề về cơ sở "hòa giải đất nước" và nhấn mạnh
rằng "điều đó rất quan trọng đối với phẩm giá của đất nước và nhằm đem lại
hòa bình trong tâm tưởng cho người dân" vì bà biết sẽ nhận được sự tiếp
nhận của Tổng thống Thein Sein. Ai đó đã viết rất đúng: khi nhà độc tài vẫn
đang nắm trong tay quyền lực, lại được bảo kê bởi nhà độc tài lớn hơn là Trung
Quốc, quyền tự do dân chủ có thể còn phải đổi bằng bao nhiêu máu xương nữa mới
có được chứ không dễ gì cho không. Thế nhưng, do hiểu được khát vọng cháy bỏng
của dân tộc mình, vị Tổng thống xứng đáng được gọi là vĩ đại ấy - như có người
dùng từ này để nói về ông- đã dám từ bỏ quyền lực khi mà, thật ra với quyền lực
đang có, ông có thể có cách ứng xử không như thế giới đã chứng kiến.
Phải chăng vị Tổng thống thức thời ấy đã hiểu ra sự
sụp đổ tất yếu của chế độ độc tài và đã dám vì lợi ích của đất nước đồng
thời tránh cho nhân dân mình khỏi rơi
vào thảm cảnh mới, ông đã có một
hành động cao thượng, thúc đẩy cho tiến trình dân chủ dấn tới. Nhờ có
một “quý bà” Aung San Suu Kyi mà đất nước Myanmar, Đông Nam Á và châu Á cũng
như cả thế giới hiểu được một vị Tổng thống có tên là Thein Sein. Nhưng đồng
thời cần phải có một Thein Sein thì một Aung San Suu Kyi mới kết thúc được cuộc
chiến đấu thầm lặng trong 25 năm với “bình minh của một kỷ nguyên mới ” trên
đất nước Myanmar?
Nhân
sự kiện Myanmar đang làm chấn động tâm tư người Việt Nam, ai đó đã nhắc đến câu
nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh Asean : “Chuyến
thăm của tôi tới Myanmar, ngoài việc trao đổi hợp tác song phương, với
cương vị Chủ tịch ASEAN, tôi đã chuyển tới Chính phủ và Nhân dân
Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả
lộ trình Dân chủ vì Hòa bình và Hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử
công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó
sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước Myanmar”.
Hy vọng rằng đây không chỉ là thông điệp của ASEAN mà
phải là ý nguyện của chính người chuyển tải thông điệp ấy để làm sao trên đất
nước mình “Dân chủ vì Hòa bình và Hòa hợp dân tộc”cũng phải được thực
hiện được trong bản lĩnh hành động một cách khôn khéo và quyết đoạn chứ không
chỉ trong lời nói cho dù nói được cũng rất cần.
Việt Nam hiện chưa xuất hiện một “quý bà” như Aung San
Suu Kyi, nhưng khát vọng dân chủ, hoà bình và hoà hợp dân tộc thì cũng mãnh
liệt không kém nơi đã sản sinh ra “quý bà” tuyệt vời đó. Chính khát vọng mãnh liệt đó
được nuôi dưỡng và kế thừa truyền thống quật khởi của dân tộc đang âm thầm dấu
kín trong nó những bản lĩnh kiểu Aung San Suu Kyi để rồi bật dậy mãnh liệt với
khí phách Bà Trưng, Bà Triệu từng làm kinh hồn bạt vía bọn xâm lược phương Bắc.
Vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải có những
Thein Sen. Điều này thì Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Dẫu cường nhược có lúc
khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Vả chăng, chẳng ai muốn sẽ trở thành
tội đồ của lịch sử mà đều nung nấu ý nguyện làm người thúc đẩy lịch sử đi tới.
Không thiếu những bộ óc tỉnh táo và trái tim nồng cháy
ngọn lửa yêu nước và khát vọng dân chủ kiểu Kim Ngọc, Trần Xuân Bách, Trần Độ
từng bị những đầu óc mụ mẫm bởi mớ giáo điều rách nát, tầm nhìn thiển cận và
tính cách đố kỵ hẹp hòi bóp chết. Những tội đồ lịch sử kiểu ấy vẫn đang tác oai
tác quái, nhưng chúng không còn giữ được thế lấn át như mấy thập kỷ trước đây
nữa. Tình hình hiện nay không còn cho phép cách hành xử kiểu Nguyện Văn Linh
thời Trần Xuân Bách.
Cách xử lý tình huống theo kiểu các tướng lĩnh cầm
quyền ở Myanmar
đương nhiên mang tính đặc thù tương thích với điều kiện lịch sử cụ thể của họ.
Nhưng thực hiện một bước đột phá trong cải cách thể chế để mở đường cho tiến
trình dân chủ dấn bước một cách hoà bình, không manh động, tránh bạo động chính là con đường thoát hiểm
của những người đang nắm quyền biết rõ là uy tin và quyền lực của họ
đang lung lay trước tâm thế bất an của xã hội và sự phẫn nộ của dân đang được
tác động của bối cảnh quốc tế mới. Đó
cũng chính là bài học của sự kiện Myanmar .
15.11.2015
Gs.T.L (Tác giả gửi
BVB)
---------------
Sau khi độc lập khỏi Anh năm 1948, Miến Điện trở thành một nước dân chủ. Dưới sự dẫn dắt của thủ tướng U Nu theo mô hình phúc lợi xã hội chủ nghĩa, Miến Điện từ một nước thịnh vượng dưới sự bảo hộ của Anh bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế
Trả lờiXóagiống y VN
Thì giống khúc đầu XHCN thôi , chứ khúc sau thì ngược lại .
XóaNếu chiến tranh xãy ra , dân Miến Điện sẽ cầm súng theo Đồng Minh Tự Do , còn VN cũng còn là Cộng Sản , nên phải cầm súng đánh theo lệnh của Tàu .
Thế mới thấy , nếu không thoát CS , không thoát Trung được thì sẽ chết ngắc , mất nước , diệt Tộc .
Ông Thein Sein được mọi người trên thế giới khen ngợi quá trời . Có lẽ năm tới , giãi Nobel Hoà Bình rất đáng tặng cho ông này . Lúc đó dân VN nhìn cảnh đó chắc thèm quay quắc , chảy nước miếng . Chảy nước miếng thèm mà không dám làm gì vì sợ Côn An đàn áp , nên bộ mặt nhìn giống như chó dại chảy nước miếng . Nhưng nếu chỉ tội nghiệp như chó dại chảy nước miếng thì cũng nhẹ tội .
XóaVì làm nô lệ của 1 dân tộc mất nước để rồi dần dần bị đồng hoá thì nhục , đau còn hơn là bị ung thư giai đoạn cuối .
Trong thực tế VN đang bị lệ thuộc kinh tế nặng nề , cán cân thâm hụt thương mại ngộp thở , biển đảo đã mất đứt , từng phần đất bị người Tàu xâm nhập . Thành Đô đã ký kết , ngay cã Quốc Hội cũng không dám nói về ngày VN sáp nhập vào TQ năm 2020 . Thế thì có ai dám nói VN không bị mất nước không ? Giơ tay lên ! Tôi sẽ chỉ cho đường đi vào Bệnh Viện Tâm Thần .
Khác cái này
XóaTướng Aung San, cha của bà Suu Kyi, là người sáng lập ra đảng Cộng Sản Miến . Sau đó từ bỏ con đường Cộng Sản . Điều đình (bằng đàm phán & thuyết phục) để Anh trả lại độc lập không tốn 1 viên đạn . Sau đó lập ra tam quyền phân lập, Miến khá được 1 thời gian . Rồi bị những người theo khuynh hướng Cộng Sản bắn chết để đưa đất nước vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa .
GS TL nói : cái bóng ma Trung Quốc vẫn đang lởn vởn và ám ảnh Myanmar .
Trả lờiXóaNhư vậy nước này quá may mắn và rất khác biệt , so với VN .
Ma là người đã chết rồi , không còn khả năng giết hại người như người còn sống , ma chỉ có thể hù doạ mà thôi .
Phải chi VN chỉ có Ma TQ lởn vởn thì quá đở khổ , đàng này VN đầy nhóc người TQ còn sống , từ đất liền cho tới ngoài biển truyền thống của VN , chúng nó tung hoành ngang dọc giống như đất nước này đã là phần đất sáp nhập của Tàu rồi vậy , mặc dù chưa tới ngày sáp nhập 2020 như Hiệp Ước Thành Đô mà các lãnh đạo đời trước đã ký kết .
Hơn nữa Myanmar chưa chưa hề dâng hiến 1 phần đất nào cho TQ như VN đã dâng HS-TS qua công hàm 1958 , các phần đất ranh giới, vùng biển , rồi 1 loạt Tây Nguyên , Vũng Áng , các cảng Hải Phòng , Hà Tĩnh , Cà Mau cho con đường tơ lụa trên biển ….. nhiều lắm kể không hết , TQ nắm hết cã rồi những điểm quan trọng .
Bởi vì Myanmar chỉ bị TQ lôi cuốn , chèn ép thôi nên họ quay đầu vào bờ dễ dàng . Còn VN đã có biết bao thế hệ cán bộ được đào tạo nồng cốt từ TQ , để mai sau làm lãnh đạo , đưa VN đi đúng theo quỹ đạo sáp nhập vào TQ .
VN thua đứt đuôi , hết trốn thoát Trung nổi nữa rồi , đã ký kết biết bao hiệp ước thề trung thành với Tàu .
Thôi hãy chẩn bị tinh thần làm dân nô lệ mất nước .
Thế mà, đảng CSVN đang chơi, ăn nằm, ôm hun...ma quỷ Trung Nam Hải!
XóaBài viết của Gs Tương Lai đã phân tích rõ.
Trả lờiXóaMyanmar đã trải qua những ngày tháng gian nan đen tối vì chế độ quân sự độc tài, nhưng Myanmar may mắn hơn Việt Nam là Myanmar không bị ĐCS nhồi sõ 85 năm qua trong đó bà tay ĐCSTQ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta đã thò tay vào lũng đoạn từ phút đầu tiên có ĐCS, khiến cho dù đã nhìn thấy rõ bộ mặt của kẻ thù, rất nhiều người cho đến nay vẫn cố biện bạch rằng ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÃ BIẾN CHẤT.
Thực sự ĐCS không biến chất. ĐCS chỉ thể hiện rõ bản chất.
Bởi vậy
MUỐN THOÁT TRUNG THÌ PHẢI LY KHAI ĐCS.
Đấy là lối thoát của VN.
Aung San Suu Kyi : "Tài sản lớn nhất của quốc gia là sự không sợ hãi của tuổi trẻ"
Trả lờiXóaChỉ có sự không sợ hãi của mọi tầng lớp nhân dân,đặc biệt là tuổi trẻ,thì mới buộc được chế độ độc tài trả mọi quyền lực về cho nhân dân.
VN đang dần có đấy!
Xóaai bắt ngày trước myan ma theo chủ nghĩa mác le nin , theo mao nên mới khổ thế
Trả lờiXóaThương GS Tương Lai nhiều lắm ! cho tôi kết luận : THEO MYANMAR THÌ SỐNG / KHÔNG LÀM GIỐNG NHƯ THẾ THÌ CHẾT ! // HẾT !
Trả lờiXóazimbabwe, sau khi quốc hữu hoá toàn bộ tài sản thì từ là một nước giàu thứ 2 châu phi thành một nước mất luôn đồng tiền do lạm phát quá lớn, khoảng 100 triệu đôla /1 ổ bánh mì
Trả lờiXóaVenezuela, sau khi chuyển sang mô hình xhcn, quốc hữu hoá các xí nghiệp thì dân phải xếp hàng mua giấy vệ sinh và tổng thống phải lên tv kêu gọi dân tắm 3 lần / tuần
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Myanmar nhiều lần, đã động viên khuyến khích TT Thein Sein thực thi nền dân chủ trên đất Myanmar.
Trả lờiXóaHôm nay TT Thein Sein đã thực hiện xuất sắc sứ mạng của mình rồi.
Cả thế giới đang hướng vào Myanmar chúc mừng. TT Nguyễn Tấn Dũng có làm được như vậy không?
Ông thực tâm có muốn nước VN thoát trung và thoát Cộng sản hay không?
Chúng tôi đang theo rõi từng bước đi của ông.
Ông Lòng này chịu khó Rõi nhỉ? Vô ích thôi.
Xóa"Tài sản lớn nhất của quốc gia là sự không sợ hãi của tuổi trẻ" nhưng Lệ Thuỷ thì lại ắp xuống lỗ rồi mà kích động hoài chẳng người trẻ tuổi nào thèm nghe nên uất. Coi chừng đột tử đó Lệ Thủy ạ.
Trả lờiXóaở vn có bao nhiêu ng bị mời lên CA xong .... đột tử .... lạ thật
Xóanhứng thằng DLV sẽ ko đột tử mà bj xử tử như những thằng bán chóp bu bán nước
thấy kiểu nói là biết ngay DLV hoặc là Côn An , hăm doạ , lén lút hảm hại người .
XóaNên đọc trang : Huynh Tam blogspot
để tìm cách đối phó với những thành phần cốt cán được huấn luyện từ bên Tàu về .
Lệ Thủy đâu thể đột tử vì lũ DLV quái vật trẻ tuổi nhỉ!
XóaViệt nam là một nước có nền dân chủ hơn hẳn nhiều nước TBCN, là quốc gia độc lập không việc gì phải học theo Miến Điện một đất nước nghèo rớt mùng tơi và độc tài cả. Đừng bao giờ nghe luận điệu xấu bà con ạ.
Trả lờiXóavì hơn hẩn TBCN nên mới phải ngủa tay xin cơm thừ canh cặn ODA về để cha con chia nhau đáy
Xóachống mất xem khi nào Myannar này vượt qua Vn như các quóc gia DNA khác
luận điệu hay nhất của DLV óc bã đậu là "tiép tục bán nước cho tàu đi" lấy tièn tiêu xài hả
Thưa bạn,
Xóa1/-Nếu VN có một nền dân chủ hơn hẵn nhiều nước tư bản thì tại sao VN không tổ chức được một cuộc trưng cầu ý dân,câu hỏi như thế nầy:"Bạn có thích CS không?-Có.Không".
2/-Miến Điện nghèo rớt mùng tơi thì VN rớt gì ?-Bạn có thấy một người Miến Điện nào đi ở đợ bên Mã,Thái,Hàn,Đài ,Trung......không?-Bạn có bao giờ thấy gái Miến ở truồng cho người ngoại quốc lựa chưa ?-Còn VN.....?
Đúng rồi , nước VN dân chủ gấp vạn lần các nước Tư Bản , ví như ai có 10 ngàn thì họ coi 1 đồng chẳng có quan trọng gì cã , có quăng 1 đồng xuống sông hay xé nát đốt luôn , chẳng để ý làm gì . Bởi vậy VN chẳng cần 1 tí xíu dân chủ nào cã .
XóaVN là quốc gia độc lập nên VN không hề có sự lệ thuộc nào với TQ , không hề có Công Hàm PVĐ năm 1958 như đám phản động nói xấu , mà cũng không hề có Mật Ước Thành Đô như đám phản động xuyên tạc , bởi vậy Quốc Hội của Đảng ta không cần phải mở cửa tiếp đón dân để giãi thích là vậy .
Nước Miến Điện còn quá nghèo , hai người lãnh đạo cao nhất là TT và bà San sui kyi làm gì có bạc tĩ đô la gởi trong nhà băng Thụy Sĩ như người VN ,
Bà con đừng nghe bọn phản động nói xấu , nhất là thằng cha Gu Gồ , chỉ có Bác Mao là đáng bậc thần thánh , nên học tập theo bác Mao suốt đời , như thế tụi IS mới sợ xanh mặt , tôn làm sư tổ .
"...Việt nam là một nước có nền dân chủ hơn hẳn nhiều nước TBCN, là quốc gia độc lập không việc gì phải học theo Miến Điện một đất nước nghèo rớt mùng tơi và độc tài cả.
XóaTại sao nam thanh , nữ tú của nước cộng hào xhcnVN lại tranh nhau xin làm thuê , làm mướn, đi ở , làm vợ cho các nước trong khu vực và trên thế giới , mà không ở nhà để hưởng cái tự do , dân chủ và sự giàu có của chế độ xhcn ???.
sống ở thiên đường xhcn mà các chị em đua nhau đi lấy chồng, đàn ông thì đi làm lao động khắp nơi, xin người ta boc lột, thậm chí bọn tư bản gộc Anh Mỹ cũng chẳng thèm bóc lột, gái trẻ thì làm đĩ tận CAmbot, sing, malai, trẻ em con gái bị bóc cóc hàng ngàn trường hợp không chịu điều tra, tiền giả tràn ngập biên giới mà chẳng có ý kiến gì với đảng anh TC, giáo dục thất bại chỉ biết kính yêu lãnh tụ , chế độ nên bọn trẻ trâu không biết tử tế nhân bản là gì , giết người không gớm tay
Xóađây là sự khời khạo và u mê của người ít hiểu biết. VN dân chủ chỗ nào, ông có bao giờ bầu người lãnh đạo cho đất nước mình chưa. . . Cái gì có cạnh tranh thì có tiến bộ, độc đảng chỉ là độc tài
XóaNặc danh10:56 chắc lại là 1 sinh viên nhợt nhạt?
Xóa1/-Bài viết hay.
Trả lờiXóa2/-Myanmar và VN có nhiều điễm giống nhau quá.
3/-Thuận lợi hơn Myanmar,VN có mấy triệu kiều bào ở khắp thế giới.
Myanmar được.VN phải được.
Bài viết của giáo sư tương lai là tiếng kêu gọi:"Hay vùng lên, hỡi dân tộc VN". Chẳng lẽ dân tộc VN chịu nằm im dưới 1 chế độ độc tài, khát máu là Đảng cộng sản VN. Nó đã kiên định bán nước và ôm chân Bắc Kinh. Bài viết của bác là bài thuốc giải độc cho các cán bộ Đảng viên hiện nay khi còn u mê, thần tượng Đảng cộng sản VN. Mọi người hay nhìn bộ dạng của Nông Đức Mạnh và tổng lú Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn những dạng người này, nó không bao giờ bỏ được cái giáo điều chủ nghĩa XH 16 vàng và 4 tốt. Một cái thòng lọng, buộc chặt vào dân tộc VN bởi chủ nghĩa Mác - Lê, con đường xã hội nghĩa VN mà Đảng cộng sản ra sức, kiên trì định hướng các cán bộ Đảng viên phải học tập, quán triệt định hướng này, thuộc lòng như thầy chùa tụng kinh gõ mõ để cho Đảng giữ lập trường ấy, giáo dục bộ máy độc tài này, giữ vững chế độ để thu vén về quyền lợi cá nhân và phe nhóm, thì làm sao nó mở mắt, dỏng tai mà nghe nhìn đất nước Miến Điện được? Có lẽ hiện nay chỉ còn là tinh thần yêu nước để dân ta quật khởi mà thôi.
Trả lờiXóavùng lên ư, khó lắm , vì Việt Nam có quá nhiều bọn " ngu trung" lại có bọn TC chống lưng nên rất khó. Anhxtanh nói rồi: chúng ta không thể thắng bọn ngu vì chúng quá đông, vậy chỉ còn cách dạy chúng khôn ra
XóaNày,Nặc danh 10:56 là ai vậy ? là dư luận viên đúng không ? hãy cút đi ! những kẻ ngu ngốc,không hiểu biết và KHÔNG CÓ LIÊM SĨ ! bạn nói - " Việt nam là một nước có nền dân chủ hơn hẳn nhiều nước TBCN,là quốc gia độc lập ..." bạn vừa ở cung trăng rớt xuống đây,hay là bạn loạn trí rồi ? hay là bạn không có mắt để thấy,không có tai để nghe,không có đầu để suy nghĩ ? dân tộc VN đang sôi sục máu khi thấy những dư luận viên rẻ tiền và khốn kiếp như bạn xuất hiện,bạn có hiểu không ???
Trả lờiXóabọn dlv ếch ngồi đáy giếng, cố nói vài lời để kiếm chút cháo qua ngày, nhưng đến khi TC chiếm nước việt thì cháo cũng không có mà ăn, mất nước vì lòng dân oán hận và sự ngu muội của những kẻ tham quyền
XóaCó nhiều sinh viên nữ nghèo đành làm DLV kiếm thêm. Lỳ luận đần độn và ngơ ngác.Tôi nghiệp...
XóaNày,Nặc danh 10:56 là ai vậy ? là dư luận viên đúng không ? hãy cút đi ! những kẻ ngu ngốc,không hiểu biết và KHÔNG CÓ LIÊM SĨ ! bạn nói - " Việt nam là một nước có nền dân chủ hơn hẳn nhiều nước TBCN,là quốc gia độc lập ..." bạn vừa ở cung trăng rớt xuống đây,hay là bạn loạn trí rồi ? hay là bạn không có mắt để thấy,không có tai để nghe,không có đầu để suy nghĩ ? dân tộc VN đang sôi sục máu khi thấy những dư luận viên rẻ tiền và khốn kiếp như bạn xuất hiện,bạn có hiểu không ???
Trả lờiXóaPhải nói như thế chúng mới hiểu. đám dự luận viên thiếu hiểu biết lắm, u mê lắm
XóaHề hề,lâu rồi mới thấy mấy tay dlv xuất hiện lại trên trang bác Bồng
Trả lờiXóaChúng bị bác B đạp đít ra sân khấu để bà con chửi!
XóaNhiều người VN nay mơ ước mình được là người Myanmar.
Trả lờiXóaCười như cậu bé hỏng thi/ Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng. Đó là tâm trạng thực của Lệ Thủy khi cố rặn cười: "Hề hề"
Trả lờiXóaThằng này nói cái quái gì mà lố bịch thế?
XóaBạn nên đọc thêm bài "“Thiện ác báo ứng” đằng sau hàng ngàn quan chức Trung Quốc tự sát của trang bác B.
XóaĐúng,Nặc danh 14:01 nói chính xác,95% dân chúng VN ước ao mong sao được may mắn như Myanmar ( cố nhiên trong đó có chúng tôi !)
Trả lờiXóaNhìn sang Miến Điện, cán bộ lãnh đạo Việt Nam sẽ nói rằng: Lũ cán bộ Miến điện là một lũ ngu, tại sao không cố giữ quyền lực để mà làm giàu, sung sướng bản thân và gia đình mình chứ, nhân dân họ nghèo đói kệ họ. Sao không khôn ngoan như lãnh đạo Việt Nam nè. Nếu mà dân chúng có oán hận nói nọ kia hay biểu tình thì ta đặt ra luật là chống phá nhà nước, chống phá chế độ, qui vào là thế lực thù địch, muốn diễn biến hòa bình hả. Bỏ tù. Thế là xong.
Trả lờiXóaKhi nào câu ca dao " Vạn Niên là Vạn Niên nào: Thành xây xương lính, hào đào máu dân" lại sống lại với muôn trạng loại nhà tù kiềm soát người dân, lúc đó sự trả thù sẽ lên tột đỉnh. Họ đã nhìn thấy điều này chưa. Tôi vẫn nghĩ rằng họ hiểu được: Sống chỉ là tạm bợ--Chết mới là vĩnh cữu. Vâng ai cũng mong muốn qua thế giới bên kia được mát mẻ, không muốn bị con cháu trong nhà nguyền rủa suốt đời.
XóaBà Aung San Suu Kyi đấu tranh trực diện với chế độ độc tài , chỉ không lé tránh độc tài như các nhà lãnh đạo dân chủ VN.
Trả lờiXóaLãnh đạo cs VN đang mừng thầm vì đã có Trung cộng và HS-TS như tấm vải đỏ thu hút các chú bò tót dân chủ VN thi nhau húc đầu vào !!!
Hãy theo gương Myanmar mà thay đổi để đất nước tốt hơn !
Trả lờiXóaViệt Nam trước sau cũng sẽ traei qua các bước đi như Myanmar.
Trả lờiXóaKhó khăn đặt ra trước mặt nhân dân ta rất lớ,:
1- Chủ nghĩa cộng sản đã ăn sau vào khắp hang cùng ngõ hẻm của xã hội chúng ta, không dễ gì một sớm một chiều rũ sạch được ảnh hưởng của nó
2 - Là ĐCS tuy đã rất thoái hóa nhưng đang rất phụ thuộc vào ĐCSTQ, hơn thế nữa, TQ đã từng bước trắng trợn xâm chiếm biển đảo và đất liền của chúng ta
3- Nền Kinh tế VN đang suy thoái và đang lệ thuộc quá lớn vào TQ
Tuy vậy VN đang có những thuận lợi rất lớn. Đó là
1- Sau nhiều năm bị lừa và đổ xương máu cho ĐCS, nhân dân ta đã nhìn thấy hết bộ mặt thật của ĐCS bán nước hại dân, nên tuyệt đại đã số đã đồng lòng tiếp nhận sự chuyển hướng sang xã hội dân chủ công bằng
2- Quân đội ta đang được tăng cường cả chất lẫn lượng và sẵn sàng chống lại mọi thế lực xâm lược và bọn phản động trong nước.
3- Thế giới đang ủng hộ VN, đặc biệt là Mỹ và Nhật cùng cộng đồng Châu Á...
Ai sẽ đứng lên nhận trách nhiệm đứng đầu công cuộc cải cách này, sẽ được nhân dân VN và thế giới đồng tình.
Ai đi ngược lại xu thế đó sẽ bị trừng trị đích đáng.
Có những người thao thức đau đáu lo cho đất nước và dân tộc như GS TL, nhưng những kẻ cầm quyền vẫn chỉ lo cho quyền lợi của mình tham quyền, tham của vơ vét làm giàu, gửi con đi học các nước tư bản - giẩy chết đô la gửi đầy ngân hàng Thụy sĩ.
Trả lờiXóaThuận lợi lớn nhất của Việt Nam lúc này là
Trả lờiXóaCUỘC ĐẤU TRANH VÌ DÂN CHỦ GẮN LIỀN VỚI CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LY KHAI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐỂ CỨU VỚT NỀN KINH TẾ ĐANG SUY SỤP.
Chính bởi lẽ đó, rất nhiều người vốn ở trong nhóm lãnh đạo ĐCS & NHÀ NƯỚC đang tự phân hóa & đang quay đầu về với nhân dân.
Tôi chưa thấy ai "đang tự phân hóa & đang quay đầu về với nhân dân" ? Bạn chứng minh đi?
XóaÔng Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch.
Xóa