Đường lưỡi bò bành trướng vô lý của Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông sẽ tiếp tục mơ hồ bất chấp công luận. |
Chiếc thòng lọng pháp lý cuối cùng cũng đã xuất hiện
đế siết tham vọng của Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông
lại, ít nhất nó đã siết được một chút khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The
Hague, Hà Lan ra phán quyết hôm 8/10.
PCA tuyên bố có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines
kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Động thái này của PCA đang mang lại những hiệu ứng
tích cực khi Indonesia
tuyên bố sẽ xem xét khả năng kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ra tòa.
Ngoại trưởng Indonesia hôm Thứ Năm cho biết, Jakarta
đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách đường lưỡi bò của họ ở Biển Đông, nhưng
Indonesia đã không nhận được câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
Nguyễn Thứ Sơn, chuyên gia bình luận thời sự đài Phượng Hoàng, Hồng Kông, Trung Quốc cho rằng Việt Nam không dám khởi kiện?! Ảnh: Time Weekly. |
Theo tường thuật của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông
ngày 13/11, trong cuộc họp báo ngày hôm qua 12/11, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc nói: Indonesia không có yêu sách chủ quyền lãnh thổ đối
với quần đảo Trường Sa. Chủ quyền quần đảo Natuna thuộc về Indonesia và Trung Quốc không có ý
kiến gì về điều này?!
"Xung quanh tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ở Biển
Đông, Trung Quốc chủ trương nhất quán giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp
với nước liên quan một cách hòa bình trên cơ sở "tôn trọng sự thật lịch
sử", căn cứ vào luật pháp quốc tế.
Điều này phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thực
tiễn quốc tế, đồng thời cũng là cam kết giữa Trung Quốc với ASEAN trong Tuyên
bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC.
Hiện nay quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện
Trung Quốc - Indonesia đang
phát triển ổn định lành mạnh, chúng tôi hy vọng cùng với phía Indonesia nỗ lực thúc đẩy quan hệ
hai nước phát triển lên tầm cao mới", ông Lỗi nói.
Cứ theo những gì truyền thông Indonesia và Trung Quốc tường thuật thì Jakarta hỏi một đằng, Bắc
Kinh lại trả lời một nẻo. Indonesia không hỏi Trung Quốc về chủ quyền quần đảo
Natuna - vấn đề đương nhiên, mà yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách đường lưỡi
bò bành trướng vô lý, phi pháp hòng chiếm 90% diện tích Biển Đông, trong đó
"gặm" cả một phần vùng đặc quyền kinh tế Indonesia xung quanh quần
đảo Natuna.
Hồng Lỗi cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa
biết điều này, nhưng lảng tránh. Tảng lờ, lập lờ đánh lận con đen không chỉ còn
là thủ đoạn ngoại giao, mà đã trở thành chiến lược của ngoại giao Trung Quốc.
Nói theo dân gian là Trung Quốc đang cố tình giả điếc trong vấn đề Biển Đông,
đường lưỡi bò.
4
chiến lược ngoại giao tiếp tục giả điếc
Giả điếc trước dư luận không phải ai đó gán ghép cho
Trung Quốc mà là một trong 4 thủ đoạn được Hiệp Khách Đảo, một tài khoản mạng
xã hội weibo công khai của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng
sản Trung Quốc ngày 13/11 đưa lên mạng internet.
Đây được cho là thủ đoạn hiệu quả mà Nhân Dân nhật báo
nêu ra, công khai đối phó với áp lực dư luận quốc tế và Hoa Kỳ trước các hành
động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa lại bài
bình luận này của Hiệp Khách Đảo, trong đó nhấn mạnh 4 thủ đoạn Bắc Kinh cần áp
dụng triệt để để thực hiện cho được đường lưỡi bò bành trướng.
Thứ nhất, Trung Quốc chủ trương tiếp tục gây áp lực về mặt
ngoại giao với Hoa Kỳ, tích cực tuyên truyền việc Mỹ tuần tra tự do hàng không
hàng hải, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông là "hành vi phá hoại hòa
bình, ổn định trong khu vực"?!
Thứ hai, Bắc Kinh vẫn phải bảo đảm giữ liên lạc thông suốt
với Washington
đề phòng các sự cố chạm trán, đối đầu trên Biển Đông.
Thủ đoạn thứ
3 được Nhân Dân nhật báo cho là phải
áp dụng triệt để: Tiếp tục duy trì lập trường mơ hồ trong các phát biểu của Bộ
Ngoại giao cũng như Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Phải tuyệt đối tránh việc tranh
luận vấn đề hiệu lực pháp lý của đảo và các thực thể không phải đảo ở Trường Sa
(Khánh Hòa, Việt Nam) với Hoa Kỳ và các bên liên quan.
Nhân Dân nhật báo "dạy khôn" Bộ Ngoại giao,
Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng, chỉ được nói vấn đề Biển Đông chung chung. Với
phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp (bất hợp pháp) ở
Trường Sa, hai cơ quan này chỉ được gọi là vùng biển phụ cận, không được gọi là
"lãnh hải".
Tuy nhiên Nhân Dân nhật báo cho rằng, "một bộ
phận học giả, truyền thông Trung Quốc đã mắc bẫy Hoa Kỳ khi công khai thảo luận
thực thể nào ở Trường Sa có lãnh hải 12 hải lý, thực thể nào không có theo
UNCLOS". Tờ báo này viết: "Lần
này Mỹ đến là muốn ép Trung Quốc làm rõ các chủ trương liên quan đến Biển Đông.
Vấn đề đã nói rồi, hiện tại điều kiện trong nước (Trung Quốc) và quốc tế đều chưa
chín muồi, thế nhưng anh (một số học giả, báo chí Trung Quốc) lại cứ làm rõ cái
đó là mắc bẫy Hoa Kỳ".
Nhân Dân nhật báo cho rằng, tốt nhất là Trung Quốc cứ
tiếp tục mơ hồ, nói cách khác là "giả điếc" trong vấn đề pháp lý ở
Biển Đông.
Thủ đoạn thứ 4 được tờ báo này cổ súy, là hãy tăng
cường đẩy mạnh tuyên truyền (xuyên tạc) rằng Mỹ theo đuổi chủ nghĩa bá quyền,
lừa gạt?! Hành động của Mỹ ở Biển Đông theo Nhân Dân nhật báo phải được tuyên
truyền là "chính trị hóa vấn đề" chứ không phải pháp lý.
Nhưng dư luận thế giới văn minh ngày nay đâu có dễ lừa
như tờ báo này nghĩ. Cổ nhân thường nói, giấy không gói được lửa, đường lưỡi bò
tham lam, vô lý cực kỳ của Trung Quốc có ngụy biện kiểu gì cũng không thể che
dấu được thiên hạ vì "mùi bành trướng" của nó quá rõ.
Tạp chí Forbes ngày 12/11 nhắc lại, tháng Tư năm 2012
trang WikiLeaks đã tiết lộ thông điệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh báo cáo
về nước ngày 8/9/2008, trong đó cho biết các quan chức ngoại giao chính thức
của Trung Quốc cũng như những học giả nước này không thể xác định được hồ sơ,
bằng chứng "lịch sử" cụ thể để biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò,
cũng như chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam).
3 thủ đoạn phóng lao theo lao của Bắc Kinh và ảo tưởng
Việt Nam
không dám kiện
Nhân Dân nhật báo gợi ý, muốn đạt được mục đích khống
chế mâu thuẫn thâm căn cố đế giữa Trung Quốc với hoa Kỳ ở Biển Đông, Bắc Kinh
nên thực hiện 3 thủ đoạn: Thứ nhất, với các hoạt động tuần tra tự do hàng hải
của Mỹ ở Trường Sa, Trung Quốc nên quan tâm đúng mức và điều chỉnh ứng xử phù
hợp trước thái độ và mức độ quan tâm của dư luận, miễn là giữ được mục đích
cuối cùng.
Thứ hai, dần dần minh bạch hóa chiến lược và chính
sách của mình ở Biển Đông."Văn hóa Trung Hoa khá "hàm xúc", nên
có một số thứ không thể nói thật với nước khác, Trung Quốc lớn như thế, nếu một
lực lượng quân sự nhỏ ở Trường Sa cũng không có thì có nghe được không? Việt Nam
nhỏ thế mà có cả ngàn người ở đảo Nam Yết, một hòn đảo nhỏ như bộ đồ chơi",
Nhân Dân nhật báo tuyên truyền xuyên tạc.
Thứ ba, Nhân Dân nhật báo cho rằng Trung Quốc cũng nên
"chiếu cố" lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đông, ví dụ như tự do hàng không
hàng hải. Hiện dư luận Mỹ cũng có nhiều luồng quan điểm, ý kiến khác nhau về
hoạt động bảo vệ tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông, nên đừng để người Mỹ
cảm thấy Trung Quốc không muốn đối thoại .Miễn là không liên quan đến chủ
quyền, những cái khác có thể thương lượng với Hoa Kỳ.
Nguyễn Thứ Sơn, một nhà bình luận thời sự Trung Quốc
thường được biết đến với tên gọi Anthony Yuen ngày 13/11 nói trên đài Phượng
Hoàng, việc Tòa Trọng tài Thường trực ngày 8/10 ra phán quyết tòa này có thẩm
quyền xét xử vụ kiện đường lưỡi bò khiến ông Sơn lo ngại nhiều nước khác trong
khu vực sẽ học theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc. Ngay cả Indonesia ,
một bên không có yêu sách ở Trường Sa cũng đã úp mở khả năng này.
Tuy nhiên về khả năng Việt Nam
kiện Trung Quốc ra tòa, Nguyễn Thứ Sơn cho rằng: "Trên thực tế Việt Nam
thừa hiểu chuyện này, họ chỉ dám khua chiêng gõ trống chứ không dám gia nhập
lực lượng khởi kiện Trung Quốc ra tòa"?!
Có thể ông Sơn quá tự tin dẫn đến tự mãn rằng Trung
Quốc nước lớn muốn làm gì thì làm, gây sức ép với Việt Nam không được
kiện Trung Quốc. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng khẳng định rất rõ về
giải pháp này.
Theo website Chính phủ (chinhphu.vn), ngày 21/5 Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP, Reuters khi đang
ở thăm Philippines về khả năng kiện Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng
định: "Việt Nam đã chịu quá nhiều đau thương
mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết và
làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp
quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị
bắt buộc phải tự vệ. Việt Nam
luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh
đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết
sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là
Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi
liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ảnh: VGP/Nhật Bắc |
"Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì
mà Trung Quốc nói. Những hành động xâm phạm, sai trái của Trung Quốc trên vùng
biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến
hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở
khu vực và thế giới.
"Tôi
muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền
quốc gia và lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền
biển đảo là thiêng liêng.
"Việt Nam
đã chịu quá nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng
tôi luôn mong muốn và làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị để xây dựng,
phát triển đất nước và chăm lo cải thiện đời sống của người dân, nhưng hòa
bình, hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này
để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
"Có lẽ cũng như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi
đã chuẩn bị và đang cân nhắc các phương án để bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả
phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế."
Thiết nghĩ phát biểu của Thủ tướng là câu trả lời đầy
đủ cho những ai quan tâm đến việc Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền
và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông như thế nào. Cái
gọi là "không dám kiện" chỉ là những ảo tưởng hão huyền của một số
học giả nhà nước Trung Quốc như ông Nguyễn Thế Sơn mà thôi.
Để bảo vệ Biển Đông thực sự hòa bình ổn định, giải
quyết bất đồng bằng pháp lý đảm bảo công bằng, văn minh và khả thi hơn cả
Tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên bởi các phát
ngôn và hành động leo thang từ phía Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này cố
sống chết hiện thực hóa đường lưỡi bò mà chính họ cũng thấy nó vô căn cứ. Để
Biển Đông thực sự được hòa bình, ổn định trong tình hình hiện nay, thiết nghĩ
có mấy khả năng.
Thứ nhất, Trung Quốc hiểu ra vấn đề, làm rõ yêu sách
đường lưỡi bò, thiện chí hiệp thương đàm phán với tất cả các bên trên tinh thần
cầu thị, khách quan, chỉ dựa theo luật pháp quốc tế, thậm chí đàm phán không
giải quyết được thì cùng nhau ra cơ quan tài phán quốc tế thích hợp để phân xử.
Tuy nhiên khả năng này khó có thể xảy ra, ít nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Bởi lẽ gần nhất vào ngày 7/11 ông Tập Cận Bình vẫn
nhắc lại lập trường của Trung Quốc rằng các đảo ở Biển Đông thuộc "chủ
quyền" của họ từ thời cổ đại. Máy bay, tàu chiến Trung Quốc vẫn hoạt động
tấp nập ở Biển Đông, việc bồi lấp xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo vẫn tiếp
tục.
Ngay khi rời khỏi Việt tuyên bố vô lý "các đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại" khi sang thăm |
Khả năng thứ hai để Biển Đông yên bình dưới quyền bá
chủ của Trung Quốc theo kiểu "trời không chịu đất, đất phải chịu
trời". Các bên liên quan bao gồm cả Hoa Kỳ đành chấp nhận cho Bắc Kinh
xưng hùng xưng bá, làm đại ca khu vực, ngăn sông cấm chợ thu tô ở Biển Đông thì
Biển Đông sẽ hòa bình! Đặt vấn đề này ra cho hết nhẽ, chứ thực tế điều này chắc
chắn không bao giờ xảy ra.
Khả năng thứ ba mà không người dân nước nào mong muốn,
đó là Trung Quốc ngày càng leo thang quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa, đe
dọa an ninh quốc gia, không gian sinh tồn của các dân tộc khác trong khu vực
buộc các nước liên quan phải liên kết tự vệ.
Phản ứng như vậy có thể lôi khu vực vào vòng xoáy
chiến tranh không lối thoát. Điều này cũng ít khả năng xảy ra, bởi ngay
bản thân Trung Quốc cũng thừa biết hậu quả, hệ lụy với mình lớn thế nào, không
chỉ về kinh tế thương mại mà còn nguy cơ bạo loạn, bất ổn từ trong nước, đe dọa
sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên khi các nước bị đẩy vào chỗ
buộc phải tự vệ thì họ phải đứng lên tự vệ.
Thứ tư, các bên liên quan buộc Trung Quốc hoặc ngồi
vào bàn đàm phán một cách thiện chí, giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế,
hoặc đồng loạt khởi kiện các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở
Biển Đông ra tòa. Chưa luận kết quả ra sao, nhưng nếu làm được điều này có lẽ
Bắc Kinh không thể không nhìn lại hành vi, cách ứng xử của mình để điều chỉnh.
Với phán quyết ban đầu của PCA trong vụ kiện của Philippines ,
các bên liên quan có đủ tự tin và căn cứ để nói chuyện phải quấy với Trung Quốc
tại cơ quan tài phán quốc tế.
Trong một thế giới phẳng, các quốc gia, các nền kinh
tế liên hệ, tác động tương hỗ với nhau ngày càng mật thiết, Trung Quốc không
dễ, nếu không muốn nói là không thể một mình một chiếu, muốn làm gì thì làm nếu
như khu vực, đặc biệt là các bên liên quan đoàn kết lại nói chuyện phải trái
đúng sai với Bắc Kinh trên cơ sở công pháp quốc tế.
Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của các bên liên
quan ở Biển Đông, mặc dù Trung Quốc sẽ ra sức phản đối và tìm mọi cách cản trở,
chia rẽ, gây sức ép ngăn chặn. Tuy nhiên khi bước chân leo thang bành trướng
của Trung Quốc vẫn không dừng lại trên Biển Đông, việc tính đến giải pháp pháp
lý và khởi động tiến trình tố tụng thiết nghĩ là việc nên làm.
Chí ít trong bối cảnh hiện nay khi Hoa Kỳ, Nhật Bản
lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải hàng không cũng như trật tự và
luật pháp quốc tế ở Biển Đông, có lẽ các bên liên quan cần lên tiếng mạnh mẽ
ủng hộ lập trường này của hai nước trong tất cả các diễn đàn khu vực và quốc
tế, đặc biệt là trong các hội nghị của ASEAN cũng như hội nghị thượng đỉnh APEC
sắp tới.
H.T/GDVN
---------------
Mọi thứ đã rõ.
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Việt Nam chân thành muốn giải quyết mọi tranh chấp tại Biển Đông bằng phương pháp hòa bình, trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và không loại trừ KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ.
Tác giả chọn hai bức ảnh thật hay, ông Thủ tướng VN già hơn nhưng ngửng cao đầu, hiên ngang, còn anh Tập Thiên tử trẻ khỏe to cao lại cúi đầu như một kẻ phạm tội.
Đúng là Tập Lập Cập khi ở Việt Nam thì vuốt ve mơn trớn, sang đến Singapore thì sủa ông ổng như chó sủa????
Cả thế giới ở bên ta.
Dũng cảm lên ông Thủ tướng ơi.
Chúng tôi biết ông đã thắng trong việc củng cố quân đội và ông đang né tránh cái gì
Nhưng trách nhiệm thiêng liêng trước Tổ quốc và nhân dân..
Ông vẫn được ủng hộ tuyệt đối.
Hãy vững tin.
Với quá nhiều "tiền án" của đảng,chẳng nên tin ông nội nào cả.
XóaLại phải dẫn lời ông Thiệu : "đừng nghe..."
DCS VN Tai Sao gia ngu ngo keo dai Cho TQ chiem dao De CS giu ghe. Cu noi la Muon Hoa binh va Trnh chap phap li On hoa V.v..Ko ai Hoi DCS muon Hoa Binh On dinh gi gi .Nhung TQ van cu Lan chiem va Danh dap Nhan dan ko cho danh bat .Tham chi giet Ngu dan Dang va Chinh Quyen phai xu li ra Sao Ko li Cu om Chan Tau Cong vay sao ? Con gi ? Ko thay Nhuc nha hay sao ai Kinh Trong Con the goi nhin Vao Ban mat mo Phai ko cac vi Xung danh tri tue.?
Trả lờiXóaTrung Quốc chưa kịp bịa đặt, nói dối, lừa bịp.... thì đã sụp đổ.
Trả lờiXóaCàng cố càng mau sụp đổ.
Liên Xô ngày trước cũng vậy.
Vá víu chẳng ích gì
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có cái lỗi nặng là đã ký kết công hàm Phạm Văn Ðồng! Một chiêu thức chữa được là đảng phải tự tiêu tan, để người có thẩm quyền với các đảo nàycất lên tiếng nói có danh chính ngôn thuận: Các đảo naỳ thuộc quyền sở hữu của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà , đây là một chính quyền tổ chức theo lề thói dân chủ và tự do,điều này làm toàn dân Việt cảm thấy rất vui mừng: Quốc gia sẽ hùng mạnh nhờ toàn dân đoàn kết một lòng, nhân tài gốc Việt ở mọi nơi trên thế giới sẽ đổ về cùng chung tay lo kiến thiết lại quốc gia. Tôi cho đây là một ý kiến đáng đượ quan tâm vì nhân dân Việt Nam đã chiụ qua bao nỗi khốn khó , phải sống trong chế độ tàn ác không giống ai của chủ thuyết điên rồ Cộng Sản!
Trả lờiXóaHôm Tập mò sang VN , ông Trọng tuyên bố " giữ nguyên trạng " , vậy nếu VN kiện là tự mâu thuẫn . Ông chẳng bà chuộc là điểm yếu chết người của lãnh đạo CSVN , thằng cha Nguyễn Thứ Sơn phát biểu cũng có lý của nó , vì nó đã nhìn thấy vết nứt trong giới lãnh đạo VN và TC cứ nhằm huyệt tử này mà đánh , trên thực tế thì đến giờ phút này CSVN cũng chẳng có phản ứng gì đặc biệt ngoài " phản đối " ! Cứ chậm một ngày là thêm một khó khăn , nhưng CSVN chờ cái gì ? chờ thằng Tàu nó trả vô điều kiện và kèm theo lời xin lỗi ? mơ hồ ! Không biết có ăn phải bùa bả gì của thằng Tàu nhưng cái lưỡi bò nó liếm đến mờ nhạt cả ý chí của CSVN .
Trả lờiXóaViêt quá đúng
XóaBánh xe lịch sử đang lao xuống dốc với tốc độ rất lớ.
Trả lờiXóaChạm đấy rồi thì nó sẽ bật lên.
ĐCSTQ sẽ phải thấm thía điều đó ngay trên đất TQ.
Nặc danh 0042 viết quá hay
Trả lờiXóaKhi thòng lọng của Mỹ và đông minh thực thi , Tàu chỉ còn một cách để hoàn chỉnh đường lưỡi bò (luc này đã thành lưỡi mèo): đó là chiếm được nốt các đảo Trường Sa còn lại của VN , vì VN yếu nhất do không có liên minh và lãnh đạo đcs đã bị sỏ mũi rồi .
Trả lờiXóa