Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Bầu cử ở Myanmar và những bài học cho Việt Nam

Nhân viên giám sát bầu cử giơ một lá phiếu bầu
 tại điểm bầu cử 
MandalayMyanmar
 ngày 8-11
                                                                       Ảnh: Reuters
Trước nhiều chỉ dấu cho thấy, chính quyền Hà nội đang có một số động thái sẽ  nới rộng và đưa nền chính trị Việt nam xích gần lại các giá trị tiến bộ của thế giới hơn. Điều đó cho thấy, việc cải cách chính trị ở Myanmar, đưa đất nước này thoát ra khỏi chế độ độc tài quân sự để bước sang một nền chính trị đa nguyên, theo những tiêu chí của văn minh nhân loại là một bài học có giá trị rất lớn cho sự thay đổi tất yếu tại Việt nam trong thời gian tới.
Cụ thể, theo RFA cho biết, Luật sư Vũ Đức Khanh, hiện sống và làm việc ở Canada nói rằng ông nhận được điện thoại từ một lãnh đạo rất cao cấp của Đảng CSVN, đề nghị cho biết ý kiến về tiến trình dân chủ tại Miến Điện sau khi đảng đối lập thắng lớn. Không chỉ thế Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho biết thêm là cuối buổi nói chuyện, vị lãnh đạo Việt Nam nói với ông rằng, ông hy vọng một ngày không xa luật sư Vũ Đức Khanh có thể ra tranh cử tại Việt Nam.
Ủy ban Bầu cử quốc gia của Myanmar đã chính thức công bố kết quả cuộc bầu cử mang tính lịch sử ngày 8/11/2015, đây là một cuộc bầu cử Quốc hội được đánh giá rằng tự do, dân chủ nhất trong lịch sử chính trị của Myanmar. Theo đó, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi với 393 ghế trên tổng số 491 ghế, trong lúc đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết Phát triển (USDP) chỉ chiếm được 40 ghế. Theo dự kiến, việc chuyển giao quyền lực ở Myanmar sẽ hoàn tất vào tháng 4/2016, kể từ đó chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi sẽ chính thức nắm quyền lãnh đạo đất nước. Và người ta hy vọng lịch sử Myanmar sẽ bước sang một chương mới, kỷ nguyên của tự do, dan chủ và phát triển. Tuy nhiên trước mắt đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi còn những thách thức không nhỏ.
Sửa đổi Hiến pháp 2008 không dễ
Mục tiêu của NLD cũng như các đảng phái khác, cũng như của các nhóm sắc tộc tuyên bố trong thời gian vận động bầu cử là, họ sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008, mà họ cho rằng chưa thực sự mang tính chất dân chủ. Như việc quy định để không cho phép bà Aung San Suu Kyi giữ chức vụ Tổng thống, hay quy định về quyền của các nhóm sắc tộc ở các vùng hiện đang thuộc quyền kiểm soát của họ v.v... là những nội dung cần được sửa đổi. Nếu căn cứ vào nội dung thỏa thuận ngưng bắn giữa chính quyền Myanmar và các các nhóm sắc tộc, có ghi rõ việc ngừng bắn dựa trên nền tảng một Hiến pháp Myanmar trong đó có các cam kết tôn trọng quyền tự trị (ban hành một số luật trong vùng của mình) ở một mức độ nhất định của các nhóm sắc tộc. Thì đây cũng là một lối thoát, có thể buộc phe quân đội ủng hộ cho việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008.
Theo các nhà phân tích chính trị Myanmar đều thấy rằng, việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 là một việc hết sức khó khăn. Vì theo quy định, Hiến pháp Myanmar chỉ được sửa đổi khi có sự đồng thuận của trên 75% tổng số dân biểu, trong lúc theo quy định số ghế của quân đội trong cơ quan lập pháp đã là 25% . Trong lúc số ghế trong Quốc hội của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi cũng chưa đạt đến mức 75%.
Do vậy, việc bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm chức vụ Tổng thống Myanmar là một điều hầu như không thể và cũng hết sức khó khăn nếu như chính phủ mới không tiến hành được việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008. Tuy nhiên, việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 còn là mong muốn của các nhóm sắc tộc ở Myanmar hiện nay, do đó nếu đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi biết liên kết với các nhóm sắc tộc và giành được sự đồng thuận của quân đội, thì việc này vẫn có thể xảy ra.
NLD phải làm gì để tồn tại?
Đến nay, việc xác định ai sẽ là Tổng thống mới của Myanmar vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ biết rằng gần đây, bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố rõ ràng rằng, nếu Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành thắng lợi và nắm quyền lãnh đạo nhà nước thì bà sẽ nắm vai trò người lãnh đạo tối cao, trên cả Tổng thống Myanmar. Nhiều nguồn tin cho rằng, bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm giữ chức Chủ tịch Quốc hội Myanmar theo thỏa thuận với các lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia.
Việc sửa đổi Hiến pháp Myanmar năm 2008 chắc chắn phải nhận được sự đồng tình của phe quân đội thì mới có thể tiến hành được. Do vậy, một gánh nặng được đặt lên vai của bà Aung San Suu Kyi là phải xử sự thế nào để giành được sự đồng thuận từ phe quân đội.
Tuy nhiên, việc thành lập chính phủ của đảng NLD sẽ không dễ dàng và thuận buồm xuôi gió, khi mà phe quân đội Myanmar vẫn nắm vai trò chủ đạo theo quy định của Hiến pháp Myanmar năm 2008. Theo đó, số ghế của quân đội trong cơ quan lập pháp là 25% theo quy định; cũng như các vị trị Bộ trưởng các bộ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ An ninh Biên giới phải do các tướng lĩnh Quân đội nắm giữ; hay cơ quan tối cao là Hội đồng An ninh Quốc gia Myanmar sẽ có 11 thành viên, trong đó 6 nhân vật là tướng lĩnh quân đội được chỉ định và 5 vị trí còn là do dân cử. Điều đó cho thấy quân đội Myanmar vẫn giữ một vai trò quan trọng trong chính trường của Myanmar. Nghĩa là con tàu Myanmar do đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo là người cầm lái sẽ gặp không ít sóng gió từ phe quân đội, một khi chính sách của NLD tỏ ra trái ý và có nguy cơ mang lại những bất lợi cho họ. Kể cả đánh đắm "con thuyền" này.
Tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar hiện nay khó có thể đảo ngược, vì kết quả bầu cử vừa qua ở Myanmar đã cho thấy đã số cử tri Myanmar đã nói không với sự nắm quyền của quân đội và họ đã dồn toàn bộ sự ủng hộ cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Tuy vậy, việc cử tri Myanmar dồn toàn bộ sự ủng hộ cho đảng NLD, hoàn toàn không phải vì tất cả đều ủng hộ đảng của bà Aung San Suu Kyi, mà vì họ đã chán ghét chính quyền độc tài quân nhân Myanmar đã cai trị trong hơn 50 năm qua ở đất nước này nhưng không còn lựa chọn nào tốt hơn.
Gác lại quá khứ, nhìn về tương lai là nhiệm vụ của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sau khi nhận chuyển giao quyền lực. Điều đó cho thấy, chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể có các chính sách nhằm "trả thù" chính quyền quân sự về những việc làm trong quá khứ. Mà quan trọng nhất là đảng NLD phải khôn khéo, biết dựa vào ảnh hưởng của phe quân đội để tiến hành các cải cách và quan trọng nhất là phải kéo dài thời gian cầm quyền của mình.
Bài học cho Việt nam
Kết quả bầu cử vừa qua ở Myanmar là kết quả mà phe quân sự không thể ngờ tới, vì trước ngày bầu cử họ vẫn công bố các kết quả điều tra xã hội học, mà theo đó cho thấy họ (đảng USDP) đã nhận được sự ủng hộ của dân chúng tới 60%, thậm chí có nơi là 80%. Lúc ấy, dư luận cho rằng vài tháng trước bầu cử đảng đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết Phát triển (USDP) đã lợi dụng danh nghĩa của chính quyền, để tiến hành các chính sách an sinh xã hội như: cho dân chúng vay một khoản tín dụng, thậm chi là chia tiền. Tuy vậy kết quả cuối cùng thì họ vẫn thất bại.
Kết quả này càng làm cho người ta hy vọng rằng, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar sẽ thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ sở cho sự chuyển mình của đất nước Myanmar sau hơn 50 năm được cai trị bởi tập đoàn quân sự. Dù rằng, sự so sánh giữa phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam với Myanmar còn quá khập khiễng, vì sự khác nhau cơ bản về đẳng cấp và bài bản. Trong bài viết này, xin sẽ bỏ qua việc phân tích các nhược điểm cũng như sự tồn tại của lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở VN, để đưa ra 03 bài học sau:
1. Sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo
Đây là vấn đề quan trọng và mang ý nghĩa quyết định nhất, nếu không có sự thay đổi về nhận thức của ban lãnh đạo đương quyền thì tiến trình dân chủ hóa sẽ khó có thể xảy ra vì nó sẽ gặp phải muôn vàn các trở ngại từ phía chính quyền. Tuy vậy, sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo cũng phải xuất phát trên nền tảng đòi hỏi cải cách chính trị của người dân. Như lời của ông Thein Sein, Thủ tướng Manmar nói với báo giới rằng “Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của (đất nước) chúng tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”
Bài học các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị xảy ra vào năm 1988, mà đỉnh cao là việc quân đội Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình ngày 8 tháng 8 năm 1988. Máu đã đổ và biết bao nhiêu người đã ngã xuống, song cuộc biểu tình năm 1988 đã đẩy đất nước Myanmar tới bờ vực của một cuộc cách mạng. Để đối phó, các tướng lĩnh Manmar đã tiến hành một cuộc đảo chính nhằm để xoa dịu dân chúng. Và sau đó Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar -  Union of Myanmar. Tuy vậy, cuộc cách mạng 2008 cũng đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 với kết quả Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990. Đây là một cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự. Và tuy rằng kết quả của cuộc bẩu cử này sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Nhưng đã cho thấy rằng đòi hỏi cải cách chính trị của đông đảo người dân là yếu tố hết sức quan trọng. Điều này ở Việt nam mới ở mức nhen nhóm.
Như vây cho thấy, sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo các chính quyền độc tài chỉ xuất hiện khi họ phải đối mặt với sức ép, cũng như sự thách thức của dư luận xã hội và sức ép của các tổ chức chính trị đối lập ở một mức độ cao, buộc họ phải chấp nhận sự thay đổi các chính sách về hệ thống chính trị. Đây là điều hiện còn thiếu ở Việt nam.
2. Chuyển đổi trong trật tự trên tinh thần xây dựng
Lịch sử chính trị thế giới trong những năm gần đây cho thấy, đa số các cuộc cách mạng nhằm chuyển đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ luôn bị ảnh hưởng của bạo lực và xung đột vũ trang, không chỉ từ phía nhà cầm quyền mà còn xảy ra giữa các lực lượng làm cách mạng với nhau. Từ đó diễn ra tình trạng nội chiến và xung đột kéo dài không có hồi kết. Đây là nguy cơ trầm trọng và là sự thất bại, khi người ta đánh đổi sự độc tài bằng một cuộc nội chiến.
Ở Myanmar đã tiến hành chuyển đổi thành công trong trật tự và hòa bình, cho dù hiện nay ở Myanmar vẫn tồn tại tới 23 nhóm vũ trang của các sắc tộc ít người, đang hoạt động ở vùng rừng núi, cũng như việc Myanmar đã chịu sự nắm quyền của tập đoàn độc tài quân sự trong thời gian hơn 50 năm. Song các giá trị về dân chủ và khát vọng của người dân về một nền chính trị tiến bộ vẫn không hề bị dập tắt, bất chấp sự đàn áp không thương tiếc của nhà cầm quyền quân sự.
Bên cạnh cuộc đấu tranh vũ trang của các lực lượng phiến quân thì cuộc đấu tranh bất bạo động vẫn tồn tại, phát triển và giành được các kết quả ngoạn mục. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, dựa trên nền tảng hòa hợp để xây dựng và phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Myanmar. Có những lúc một số đông sinh viên Myanmar, bị đàn áp đã không lựa chọn con đường định cư ở quốc gia thứ 3, mà họ lựa chọn tỵ nan tại Thái lan để tiếp tục tranh đấu với hy vọng cho sự chuyển biến chính trị cho Myanmar.
Đây có lẽ là điều khác hoàn toàn với phong trào tranh đấu cho dân chủ ở Việt nam, khi mà đến lúc này nhiều người chưa thấy ở họ một chủ trương cụ thể: đấu tranh để buộc nhà cầm quyền chuyển đổi hay đấu tranh để lật đổ chế độ hiện tại?
3. Hóa giải mối quan hệ với Trung quốc
Các nhà phân tích chính trị quốc tế đề có một nhận xét chung rằng, sự thay đổi chính trị ở Myanmar sẽ khó xảy ra, nếu ảnh hưởng và sự ủng hộ từ Trung Quốc vẫn tồn tại. Tuy vậy ban lãnh đạo của chính quyền quân sự Myanmar đã chuyển đổi chính sách đối ngoại, từ chính sách đóng cửa và dựa hẳn vào Trung quốc sang chính sách quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Đặc biệt là cở mở hơn với phương Tây, tuy nhiên mối quan hệ với Trung quốc vẫn được họ xử lý một cách khéo léo và hài hòa.
Chủ trương của chính quyền Hà nội đến nay đối với Trung quốc hiện nay cũng đã rõ ràng hơn, cho dù chỉ là ở mức khiêm tốn, song cũng cho thấy sự thao túng của Trung quốc vào nền chính trị Việt nam cũng chỉ ở mức độ, mà không có tình trạng làm mưa làm gió như trước đây. Đặc biệt là thái độ cứng rắn và cương quyết hơn của ông Nguyễn Tấn Dũng, người được đồn đoán rằng sẽ nắm chức vụ cao nhất của Đảng CSVN trong năm 2016. Đây cũng là một tiền đề cần thiết cho sự chuyển đổi chính trị ở Việt nam nếu có trong tương lai.
Kết
Hiện nay ở Việt nam cho dù chưa có một khảo sát xã hội học nào khẳng định tỷ lệ % người dân ủng hộ Đảng CSVN là bao nhiêu? Song có ý kiến  cho rằng sự ủng hộ đó ít nhất sẽ trên 50 %. Tuy vậy, sự chần chừ trong việc cải cách chính trị của ban lãnh đạo Việt nam cho thấy, nhận xét đó ít có khả năng thuyết phục. Vì nếu như sự ủng hộ của dân chúng cho Đrng CSVN ở mức như vậy thì lý do nào khiến họ không dám cải cách chính trị? Hay là họ biết rằng sự ủng hộ của dân chúng ở Việt nam cũng sẽ theo như kết quả bầu cử ở Myanmar vừa qua?
Dù sao đi chăng nữa, tiến trình dân chủ hóa ở Việt nam là con đường tất yếu và đúng đắn. Nhất là trong lúc nền kinh tế Việt nam đang chao đảo bởi nợ nần, do sự hoạt động kém hiệu quả của các doang nghiệp nhà nước và sự quản lý yếu kém. Trong lúc xã hội bát nháo, các quan chức nhà nước ngày một lộng hành trong việc bắt nạt dân, cũng do hậu quả của một hệ thống luật pháp không nghiêm minh, công lý không được tôn trọng thì việc cải cách chính trị để chuyển đổi từ nền chính trị độc tài một đảng sang đa nguyên dân chủ là việc làm hết sức cần thiết. Nó cũng là giải pháp nhằm tháo ngòi nổ cho quả "bom", khi mà mọi áp lực xã hội và sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng cao.
Đổi mới thể chế chính trị, xóa bỏ độc tài chuyên chế theo mô hình nhà nước XHCN của chủ nghĩa Marx - Lenin để tiến tới một nền chính trị dân chủ, tự do như hầu hết các quốc gia trên thế giới đã theo đuổi và đạt được những thành tựu to lớn. Nền chính trị dân chủ thực chất là sự tôn trọng và coi quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, và phải do nhân dân quyết định và lựa chọn. Trong nhiều chục năm trở lại đây, Đảng CSVN đã đưa đất nước đi từ hết sai lầm này đến sai lầm khác. Và đến nay Việt nam đã chính thức tụt hâu với thế giới và khu vực, kể cả Lào, Campuchia... cũng đã vượt chúng ta. Do vậy, Đảng CSVN không còn bất kể lý do gì để bám chặt vào quyền lực một cách độc tôn như hiện nay.
Kami/(Blog RFA)
-------------

19 nhận xét:

  1. Tuy đất nước rơi vào tụt hậu nhưng tài sản của bọn chóp bu đảng cùng đám con cháu,dây mơ rễ má,"cô em kết nghĩa"...thì lại không ngừng thăng tiến.Đó là lí do bọn chúng chẳng bao giờ tự nguyện chuyển đổi qua chế độ dân chủ.
    Những chiêu bài "chống Trung cộng" mà 3X đưa ra chỉ là đánh lừa dư luận để nắm quyền lực thôi.Nếu ông ta nắm được quyền thì đất nước sẽ chuyển từ vua tập thể sang vua cá nhân.
    Cứ nhìn cách ông ta "cài cắm" 3 đứa con thì biết.Nếu ông ta chuyển đất nước qua chế độ dân chủ thì khác gì tự tay bóp cổ con mình.
    Phải có sức ép từ những cuộc đấu tranh quyết liệt,không lùi bước của các tầng lớp nhân dân mới buộc được mấy tay độc tài từ bỏ quyền lực

    Trả lờiXóa
  2. ......Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của (đất nước) chúng tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”......Đây là lời tổng thống Miến điện chứ không phải của lãnh đạo VN.Ở VN thì có nằm mơ giữa ban ngày thì người dân cũng không bao giờ nghe câu đó một cách thật lòng từ lãnh đạo đương thời,đơn giản vì HỌ LÀ CỘNG SẢN

    Trả lờiXóa
  3. ĐCSVN chỉ học và vận dụng mẫu hình dân chủ của nền dân chủ Hoa Kỳ thôi.
    Ví dụ,Mỹ không cho một cái ghế xếp nào cho các đảng chầu rìa trong quốc hội,trong chính phủ.
    Dân chủ và Cọng Hoà có công dựng nước Mỹ với bao xương máu,thì họ thay nhau dân chủ tự do nhân quyền cầm quyền.Ai có gan chống lại thì theo diêm vương dù là tổng thống,đại tướng.
    Cái đảng NLD của bà quốc tịch Mỹ được bế vào và có ngày bị chôn sống là không tránh khỏi.
    Hồi xửa,khi rời đại tá sư 5 lên thiếu tướng làm tông tham mưu quân đội,Cụ nói như đinh đóng cột trước sĩ quan bự,rằng Mỹ viên trợ ngày nào đánh ngày ấy,hết thì tan hàng vác va - li lên máy bay di cư nước ngoài.
    Trước mắt Việt Nam có 1 kẻ thù nóng và lạnh,1 chú cũng còn thù đeo theo đến cả con cá con tôm....Ngoài ra còn kẻ thù truyền kiếp đó là các chú trong ruột,nguy hiểm vạn lần kẻ thù nước ngoài.
    NLD vốn không có đoàn kết,chỉ là bánh vẽ như 1955 ở MNVN.Vậy làm gì lao công cho nỗi ở nước vốn chưa đoàn kết,khi chưa xứng với vốn bỏ ra thì nó bị vùi .
    Không có độc lập dân tộc thì thôi mơ dân chủ,khi được trả công bằng USD hay TỆ...thì chớ xưng danh ta chính nghĩa.
    Chỉ 3 đô la thì chả dại mua vé hạng nhất đi Nhật....giải tán.
    CS

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha này đúng là mắc bệnh tâm thần nặng
      qúa rồi : bà này nếu có quốc tịch là ANH,
      chứ không phải Mỹ,đừng chống Mỹ kiểu
      "nhin gá hoá cuốc" như vậy nữa nhé !

      Xóa
  4. Việt Nam dân chủ cộng hoà
    Cái sân bán trước cái nhà bán sau.
    ăn cơm thì ăn với rau
    Đừng ăn thịt cá mà đau dạ dày
    Con ới nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
    Càng ngày càng lắm dân oan
    Cứu kiện đi mãi mỏi mòn đôi chân
    Dân thì mãi cứ là dân
    Mong gì quan lại chia phần lợi danh.
    Muốn công bằng phải đấu tranh...

    Trả lờiXóa
  5. Chất keo lý tưởng Cộng Sản để nết nối tổ chức Đảng đã mất hiệu lực . Lý tưởng Mác Lê Mao mất , lý tưởng Tổ Quốc mất , lý tưởng vì công nông nghèo khổ mất , lý tưởng vô sản mất . Tất cả mọi cốt lõi để xây dựng đảng hoàn toàn mất . Chỉ còn duy nhất niềm tin hình ảnh Bác Hồ le lói , không đủ sức để Đảng trường thọ .

    Nhưng khổ nỗi , chính Bác Hồ cũng từng tuyên bố Độc lập , tự do là hai yếu tố phải đi đôi với nhau thì nhân dân mới có hạnh phúc . Nên trên tất cả mọi văn kiện từ đầu phải ghi rõ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà , kế đó phải la Độc Lập Tự do Hạnh Phúc .

    Thế là cái khung sườn XHCN định hướng với Nhà nước xây dựng bởi bầu cử giả tạo lâu nay đến lúc bung sườn . Bốn vị Tứ trụ triều đình không đủ sức để níu kéo các Uỷ viên Trung ương Đảng trong giai đoạn phân hoá vì danh lợi và đạo đức suy đồi , tự diễn biến theo khung sườn lợi ích nhóm .

    Từ hình ảnh này cho thấy VN ở ngay trên điều kiện biến chuyển chính trị phải xảy đến bởi hai cách thời thế tạo anh hùng và anh hùng tạo thời thế chỉ là một . Kẻ nào biết kết hợp sức mạnh lãnh đạo và sức mạnh của ý dân , kẻ đó sẽ chiến thắng .

    Ý dân chọn tự do dân chủ đã quá rõ , tuy nhiên đạo đức xã hội suy đồi nên thể chế tiếp nối phải dùng đến sức mạnh cần thiết để tái lập trật tự xã hội khi Đảng tuyên bố tan rã , xã hội phải lâm vào đại loạn do những lợi ích can thiệp từ bên ngoài không sao tránh khỏi .

    Không nhận thấy được điều này , chỉ hy vọng một sự chuyển biến như Mynamar trong êm thắm sẽ dẫn đến thất vọng khi Đảng giải thể , để rồi lại trách cứ tự do , trách cứ dân chủ rồi lại tiếc nuối Cộng Sản , thì lại lâm vào một lầm lãn tai hại nguy hiểm khác !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ đi rồi sẽ biết! Đừng làm con rùa rụt cổ khi bị chế nước sôi!

      Xóa
  6. Một cái com lộn xộn, không hiểu tác giả muốn nói gì..Gần đây nhất , nhìn sang Myanma,thấy họ siết kỷ luật quan chức hay lắm.Tất cả đảng viên của Đảng mới lên cầm quyền đều phai kê khai tài sản cá nhân. Đảng CS hiện nay cũng đã đã đề ra như vậy nhưng có ai làm đâu, mấy con số đưa ra đều là nói dối, lừa dân. Vậy đừng nói chuyện xa xôi,, bước đi đầu tiên trước khi ĐH 12 là " mở đợt kê khai tài sản cá nhân đảng viên ĐSC VN,có giám sát chặt chẽ của nhân dân và vài tổ chức Quốc tế NGO". Rồi sau đó sẽ tính chuyện to tát. Nếu không dám làm như vậy thì mọi diễn văn diễn võ, định hướng này nọ đều là ..vô bổ! Dân không tin nữa rồi các vị ạ

    Trả lờiXóa
  7. Ông Nguyễn Trần Bạt có lối lý luận áp đặt suy nghĩ của ông
    lên một kẻ bá vơ nào đó rồi tha hồ nói hươu nói vượn.
    Trong bài mới nhất bàn về tái cấu trúc của ông thì ông gắn
    vào miệng ngừoi dân rằng "có người đòi thay hiến pháp VN.
    bằng hiến pháp Hoa Kỳ".Đúng là ông đã trắng trợn "vu oan
    giá họa" cho đa số người dân đang ước mong VN.cũng dân
    chủ hóa được như nước Myanmar !
    Tôi có góp ý ngay dưới bài của ông nhưng họ không đăng
    vì có lẽ tờ báo mạng này là của lề đảng thì phải ?
    Dư luận viên như ông này kể là "thượng hạng" vì tài áp đặt
    suy nghĩ của mình lên người khác !

    Trả lờiXóa
  8. Lãnh đạo CSVN không rút được bài học nào đâu. Đến "cái dây kinh nghiệm" cũng rút "nghiêm túc" bao năm nay mà cũng vẫn không rút được nữa là...

    Trả lờiXóa
  9. Mỹ không cho phép ĐCSVN giải thể,vậy nên hổng dám nhé.
    Cụ thể là TPP chưa kí và kí cũng còn lằng nhằn....
    Mỹ rất cần sự tồn tại của ĐCSVN,Việt Nam mà như Miến Điện thì Mỹ trông cậy vào nước nào ở Đông Nam Á,các bạn chỉ ra xem nào ?
    Hơn 90% dân số Việt Nam là Nông Dân và Công Nhân họ không dựa và tin ĐCSVN thì cái Đảng của tui tồn tại mấy ngày.
    Các bạn xem các nhà tù hiện nay chứa AI nào,Còn lùa thì cũng khá,5 tổng cuc trưởng lùa có 5 phút là điễn hình chứ.
    Bao nhiêu nước đa đảng có ra cái mắm gì đâu,còn mất đoàn kết dân tộc hơn gấp bội.
    Ông bạn bảo các UVTW đảng phân hoá,tứ trụ thua.... Ông nói chơi không nên.
    Bất kì ai trong hệ thống lãnh đạo của ĐCSVN mà dỡn mặt với Đảng là từ cho de đến an cư có lính gác ngay.Đã xảy ra nhiều rồi chứ nen lắm tay bất mãn chưởi Đảng là vét chanh bỏ vỏ.con cháu nó thì phá tàn canh gió lộng để trả thù .
    Người ta ví làm chính trị thì thủ đoạn...Mỹ thả bom rãi thảm Hà Nội và đê điều,lấy bom dọn sạch các thị trấn thị xã Miền Bắc chính là hành vi chính trị đó thôi,bom chỉ là công cụ.dù là huỷ diệt tàn bạo nhưng vẫn làm.
    Ở Miền Nam thì sao,hầu hết các sư ,các lữ của Mỹ và VNCH nó đẩy vào chiến khu đỡ đạn của Quân Giải phóng,chỉ 5 năm mà 400.000 ngìn trong 3 triệu lính Mỹ thương vong,Quân VNCH trốn cũng giỏi nhưng hơn gấp đôi số đó....Vì cái gì ? Vì thủ đoạn chính trị của nước Mỹ.
    Do vậy không thể so và lập lại như nước nào cả.Còn đa đảng,họ ở ÚC,ở Mỹ dại gì mà về Việt Nam,họ xúi chơi cho bỏ tức,và mượn cớ làm tiền Việt Kiều.
    Mua và bán xương máu Nhân Dân dù bên nào phe nào cũng là tội ác cả.Không tham gia vào các loại tội ác đó.Con rồng châu Á người Mỹ gốc me chỉ thoáng qua rồi lụi tàn như đã từng có ở Việt Nam.
    CS

    Trả lờiXóa
  10. Sang năm sẽ có bầu cử Quốc Hội và HĐND câc cấp. Nếu thực sự muốn chuyển đổi sang thể chế dân chủ tương tự Mianma mà không có xung đột ,đổ máu thì Đảng CSVN cần bắt đầu bằng một cuộc bầu cử công bằng, công khai, mở rộng cho mọi thành phần trong xã hội tham gia , không thể làm theo cách cũ kiểu "Đảng cử dân bầu" vô nghĩa..Cụ thể là : Phải cho mọi công dân được tự do ứng cử và tự do vận động bầu cử theo luật,định,,phải qui định bất kỳ ứng cử viên nào cũng phải tự thuyết trình chương trình hành động trước cử tri,trước đám đông người ủng hộ nhằm loại trừ những kẻ chỉ biết đọc diễn văn viết sẵn theo chỉ thị của trên; phải chấm dứt việc theo dõi bàu cử, phải có các đoàn quan sát quốc tế tham gia đánh giá,xác nhận v..v. Nếu không làm được như vậy thì mọi cuộc bầu cử theo đạo diễn của BCT, Bộ công an v.v. sẽ chỉ là trò hề tốn công tốn tốn tiền tốn thời gian vô ích.

    Trả lờiXóa
  11. Việt nam là một nước có độc lập, chủ quyền nên không cần bất cứ TC Quốc tế nào giám sát bầu cử cả. Nặc danh14:59 Ngày 30 tháng 11 năm 2015 nói ngu rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Stalin : "người bỏ phiếu không quan trọng,quan trọng là người kiểm phiếu"
      Nếu không có các tổ chức quốc tế giám sát mà cứ để cho "đảng ta" tự tổ chức ứng cử,bỏ phiếu,kiểm phiếu thì chưa "bầu cử" đã biết kết quả rồi.
      Tất cả các nước khi chuyển từ chế độ độc tài qua chế độ dân chủ thì kì bầu cử đầu tiên đều có các tổ chức quốc tế giám sát,mới đảm bảo công bằng cho các bên.
      Hoặc ông là một dlv hoặc là một người ngu dốt,cũng có thể là cả hai.

      Xóa
  12. Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển đổi em thấm nếu mấy anh CS biết điều. Nếu không thì sẽ có đổ máu.
    Ly khai ĐCS và thực hiện tự do dân chủ đi đôi với chống ngoại xâm.
    Khẩu hiệu đó sẽ được đại đa spps nhân dân hưởng ứng triệt để.

    Trả lờiXóa